You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


HỌC PHẦN NHẬP MÔN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Đề tài : VẤN ĐỀ TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG CỦA GIỚI TRẺ

MSSV SINH VIÊN THỰC HIỆN

211A210239 Trần Võ Thanh Huyền

Lớp học phần: PUR 30403 (chiều thứ 3)

GVGD: Nguyễn Thị Hồng Thủy

Nhóm: 3.3

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 1


MỞ ĐẦU.......................................................................................................................2
1.Lý do chọn đề tài........................................................................................................2
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu:................................................................................2
3.Mục đích nghiên cứu..................................................................................................3
4.Đối tượng nghiêm cứu và khách thể nghiên cứu.........................................................3
5.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4
NỘI DUNG...................................................................................................................5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm..................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu trầm cảm trên thế giới...................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu trầm cảm ở Việt Nam....................................................................5
1.2. Trầm cảm................................................................................................................5
1.2.1. Khái niệm.........................................................................................................5
1.2.2. Những biểu hiện triệu chứng của rối loạn trầm cảm.........................................6
1.2.3. Phân loại trầm cảm...........................................................................................6
1.2.4. Các nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm...........................................................6
1.3 Khái niệm trầm cảm học đường...............................................................................6
1.5. Biểu hiện trầm cảm học đường...............................................................................7
PHẦN 2 THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở MỐI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG VÀ GIẢI
PHÁP HẠN CHẾ TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.................7
2.1 Thực trạng trầm cảm ở môi trường học đường ở nước ta hiện nay..........................7
2.2. Nguyên nhân gây trầm cảm học đường.................................................................10
2.3 Hậu quả trầm cảm học đường................................................................................12
2.4 Giải pháp hạn chế trầm cảm ở môi trường học đường...........................................14
2.4.1. Cho các con tham gia hoạt động vui chơi theo sở thích..................................15
2.4.2. Quan tâm đến con hơn....................................................................................15
KẾT LUẬN.................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................17
1

LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên cho em xin gửi lời tri ân củng như lời cảm ơn đến với các thầy cô
của trường Đại Học Văn Hiến nói chung và cô Nguyễn Thị Hồng Thủy là giáo viên bộ
môn Truyền Thông Đại Chúng của khoa Xã Hội – Truyền Thông nói riêng. Em cảm
ơn cô vì đã đồng hành cùng chúng em qua những buổi học thú vị của học kì vừa qua.
Cô đã hỗ trợ cho tụi em rất nhiều không chỉ ở các bài giảng của cô trên onl mà cô còn
tận tình chỉ dẫn không chỉ riêng em nà còn tất cả các bạn sinh viên lớp PUR 30403 của
chúng em ở bài tiểu luận kết thúc học kì để chúng em có thể hoàn thành tốt và đạt
được những thành tích tốt nhất. Em xin gửi lời cảm ơn tri ân và trân trọng nhất đến với

2

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài


Thời gian gần đây, đặc biệt là sau dịch Covid-19, người trẻ mắc hội chứng trầm
cảm tăng lên, trong số đó có người đã tự tử. Việc học sinh, sinh viên hạn chế tiếp xúc,
giao tiếp và hạn chế ra đường trong thời gian dài đã khiến nhiều học sinh và giáo viên
rơi vào tình trạng trầm cảm, khủng hoảng tâm lý, để lại hậu quả nghiêm trọng. Hiện
nay tình trạng chạy đua thành tích, điểm số đã khiến không ít các em học sinh rơi vào
tình trạng bị áp lực học tập, stress, … “Điểm số là áp lực lớn nhất về phía nhà trường,
ai cũng mong con mình được kết quả cao. Chính vì vậy nó đã làm cho con bạn quá
căng thẳng, mệt mỏi và sợ thi cử. Lý thuyết cơ bản, bài tập nâng cao trong các chương
trình học hiện nay ngày càng nặng, các bài kiểm tra và các kì thi đã gây áp lực không
hề nhỏ cho con bạn. Điểm thi giờ đây không còn là động lực nữa mà nó đã trở thành
áp lực đối với mọi học sinh” Các con như nghẹt thở với đống bài tập, bài cũ hay bài
mới vì phải học quá nhiều, sức lực của con người chỉ có hạn, nhiều phụ huynh lo lắng
sợ con mình bị áp lực học tập đè nặng dẫn đến tình trạng stress căng thẳng và nặng
hơn nữa là bị mắc trầm cảm học đường.

Trầm cảm học đường hiện nay đang là vấn đề đáng báo động khi các em học
sinh, sinh viên ngày càng phải chịu áp lực từ việc học online cùng với những gánh
nặng điểm số và sự cạnh tranh cực gay gắt của các em cuối cấp. Nó không còn là một
vấn đề tâm lý bình thường mà là một vấn nạn của con người xã hội thế hệ mới. Các em
đã phải chịu 2 năm liên tiếp về việc học online, cùng với tình hình dịch bệnh đã khiến
cho việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Phải luôn ru rú trong nhà
cùng chiếc laptop, điện thoại để học onl cũng đã góp phần tạo nên vấn đề trầm cảm
học đường. Việc các em đã phải thức đêm để học với mong muốn được đậu vào những
trường tốt, để có được những con điểm tốt đã vô tình khiến các em bị trầm cảm, áp
lực. Em chọn đề tài này với mong muốn giúp mọi người hiểu hơn về trầm cảm học
đường là gì cũng như những nguy hại và phương pháp để giúp vấn nạn này có thể
được giảm bớt hơn trong tương lai, nâng cao nhận thức tuyên truyền.

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu:


Vấn đề trầm cảm học đường đang là một vấn đề được quan tâm khá nhiều trong
xã hội với ảnh hưởng dịch bệnh như hiện nay, các em học sinh ngày càng phải chịu
nhiều áp lực từ các nguyên do khác nhau. Đây là một vấn nạn gây nhức nhối nhưng
chúng ta vẫn có thể tìm hiểu nó thông qua những tài liệu như sau:

. Thanh Mai (2020) “Thực trạng trầm cảm ở học sinh sinh viên “đây là tài
liệu giúp chúng ta có thể biết thêm về vấn đề trầm cảm của học sinh sinh viên hiện
nay.
3

. Thiên Lam (2022) “Trầm cảm học đường: Đừng bỏ qua dấu hiệu nhỏ “đây
là tài liệu giúp chúng ta có thể để ý được những dấu hiệu của bệnh trầm cảm để từ đó
tìm ra giải pháp giúp các em

. Lê Văn – Lê Phú (2022) “Trầm cảm học đường: Góc nhìn từ nhà trường “tài
liệu chỉ ra những phương pháp để giúp các học sinh có thể tránh được bệnh trầm cảm

. Long Giang (2022) “Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, hậu quả,
cách phòng “tài liệu giúp mình hiểu ra về căn bệnh này và tác hại nguy hiểm của nó từ
đó tìm ra cách khắc phục khi mắc phải

. Yến Anh (2022) “Giải cứu Trầm Cảm, Stress” Cho ta biết được nhiều cách
phòng tránh và cứu bản thân mình khi gặp phải

. VUNGTRI.COM “Trầm cảm học đường là gì? Mối đe dọa của thế hệ trẻ
“Nguyên nhân, giải pháp cho các bậc phụ huynh

. Tin tức thông tin sức khỏe “Trầm cảm học đường: Đừng lơ là “bài viết này
cho ta biết được nguyên nhân từ đâu mà dẫn tới trầm cảm mà mối nguy hại của căn
bệnh trầm cảm này

. Trương Oanh (2022) “Trầm cảm tuổi học đường: Căn bệnh đang báo động
hiện nay “bài báo cho ta biết được cách điều trị trầm cảm tuổi học đường. Căn bênh
đang gây nhứt nhối trong xã hội hiện nay

. Bác sĩ Nguyễn Thị Ly (2022) “Cảnh báo hậu quả có thể xảy đến và dấu hiệu
của bênh trầm cảm “Bài viết của bác sĩ cho ta biết được hậu quả của bênh trầm cảm
khi mắc phải và những dấu hiệu chủ yếu của bệnh đó

. Hello Bác Sĩ “Trầm cảm và những sự thật đáng sợ “bài viết này giúp ta biết
được những ai dễ mắc bệnh trong khoản độ tuổi nào, khi nào thì cần gặp bác sĩ

3.Mục đích nghiên cứu


Tổng quan nghiên cứu về trầm cảm.

Vấn nạn của trầm cảm học đường (tổng quát)

- Trầm cảm học đường là gì?


- Biểu hiện triệu chứng của trầm cảm học đường.
- Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
- Hậu quả nguy hiểm của căng bệnh này và sự thật đáng sợ của nó
- Cách khắc phục, biện pháp phòng tránh bệnh trầm cảm

4.Đối tượng nghiêm cứu và khách thể nghiên cứu


- Vấn nạn trầm cảm học đường của giới trẻ
4

- Khách thể học sinh (ở lứa tuổi vị thành niên): Vấn đề trầm cảm học đường, trên
tất cả các học sinh, sinh viên trên phạm vi cả nước trong giai đoạn hiện nay,
không phạm phải các tiêu chuẩn loại trừ.

5.Phương pháp nghiên cứu


 Phương pháp lý luận.
 Phương pháp thực tiễn.
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp trắc nghiệm.
 Phương pháp phân tích tiểu sử.
 Phương pháp thống kê toán học.
5

NỘI DUNG
PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về trầm cảm


1.1.1. Nghiên cứu trầm cảm trên thế giới
Các công trình nghiên cứu về trầm cảm trên thế giới cho thấy một tỷ lệ khá lớn (2,6
- 8%) dân số mắc chứng trầm cảm. Đây là một loại rối loạn khá phổ biến, có thể xuất
hiện ở bất kì lứa tuổi nào, ở bất cứ ai. Đặc biệt lứa tuổi thanh thiếu niên được xác định
là giai đoạn độ tuổi tương đối nhạy cảm với loại rối loạn cảm xúc này. Trầm cảm ở lứa
tuổi thanh thiếu niên có thể liên quan đến các rối nhiễu tâm lý khác và có dẫn đến
nhiều nguy cơ khác nhau ở trẻ.

1.1.2. Nghiên cứu trầm cảm ở Việt Nam


Ở nước ta, trầm cảm thường được các phương tiện truyền thông nhắc đến như là
một hiện tượng xã hội. Nhiều nghiên cứu về trầm cảm cũng đã được tiến hành ở những
vùng dân cư khác nhau, với những độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Nghiên cứu của
Nguyễn Văn Siêm (2003) tại xã Quất Động, Thường Tín, Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc
rối loạn trầm cảm trong nhóm dân số trên 15 tuổi ở địa phương này là 8,35%.

Đã có khá nhiều các nghiên cứu về trầm cảm nói chung và trầm cảm ở học sinh nói
riêng, được tiến hành ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành
ở các tỉnh thành phía Nam hoặc các địa phương trung tâm Thành phố Hà Nội. Các
nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào độ tuổi học sinh THPT và sinh viên. Tỷ lệ trầm
cảm được xác định hết sức đa dạng tùy theo địa bàn nghiên cứu, độ tuổi và mức độ rối
nhiễu. Nghiên cứu của này của tác giả tập trung đánh giá các biểu hiện trải nghiệm khó
khăn liên quan đến RLTC ở học sinh THCS Trưng Vương, huyện Mê Linh, Thành phố
Hà Nội.

1.2. Trầm cảm


1.2.1. Khái niệm
Trầm cảm nhận được nhiều quan tâm nghiên cứu từ các nhà khoa học, chuyên gia
tâm lý, giáo dục, y học, Nhiều tổ chức cũng nghiên cứu và đưa ra những quan điểm,
cách tiếp cận về rối loạn trầm cảm như WHO, APA, Từ các định nghĩa tiếp cận nêu
trên, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, trong luận văn này, trầm cảm được
hiểu như sau: “Trầm cảm là một loại rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi sự suy giảm
về khí sắc, giảm hứng thú, và suy giảm năng lượng dẫn tới sự mệt mỏi và suy giảm
hoạt động. Các triệu chứng suy giảm này thường tồn tại trong một khoảng thời gian
nhất định và làm suy giảm các hoạt động chức năng (sinh hoạt, học tập, lao động, giao
tiếp) của cá nhân”.
6

1.2.2. Những biểu hiện triệu chứng của rối loạn trầm cảm
 Khí sắc trầm
 Mất quan tâm thích thú
 Giảm năng lượng tâm thần
 Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
 Ý tưởng và hành vi tự sát
 Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân
 Rối loạn giấc ngủ
 Rối loạn tâm thần hoạt động
 Biều hiện lo âu
 Khó tập trung suy nghĩ và đưa ra quyết định
 Các triệu chứng cơ thể
 Lạm dụng rượu và các chất gây nghiện, kích thích

1.2.3. Phân loại trầm cảm


 Phân loại theo nguyên nhân
 Phân loại theo mức độ
 Phân loại theo các triệu chứng lâm sàng

1.2.4. Các nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm


 Nguyên nhân sang chấn tâm lý
 Nguyên nhân di truyền
 Nguyên nhân bệnh thực thể ở não
 Nguyên nhân sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất tác động tâm thần và
nghiện game
 Nguyên nhân về giới tính, tuổi và tình trạng hôn nhân
 Nguyên nhân nội sinh

1.3 Khái niệm trầm cảm học đường.


Trầm cảm là chứng rối loạn tâm lý gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú.
Trầm cảm học đường có thể nảy sinh trong suốt quãng thời gian đi học. Học sinh, sinh
viên thường phải đối mặt với những kỳ thi quan trọng, áp lực và lo lắng về mặt thành
tích có thể khiến họ cảm thấy quá tải.

chúng tiếp tục kéo dài trong nhiều tuần Nếu lo lắng này nếu trôi qua trong vòng
vài ngày thì không thực sự đáng ngại nhưng nếu liền thì có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.
Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến cách trẻ suy nghĩ, cảm nhận và hành xử đôi khi sẽ là
những hành động tiêu cực.
7

1.5. Biểu hiện trầm cảm học đường


Biểu hiện mất ngủ: Đây là biểu hiện phổ biến nhất khi học sinh, sinh viên bị
trầm cảm, khi đó người bệnh thường khó vào giấc ngủ hoặc tỉnh dậy vào giữa giấc và
cuối giấc sau đó rất khó để ngủ lại

Biểu hiện chán ăn: Khi căng thẳng thần kinh, stress sẽ khiến người bệnh mất
cảm giác ăn ngon, lâu dần dẫn đến chán ăn Mệt mỏi: Khi mắc trầm cảm các em học
sinh, sinh viên thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, nhất là vào các buổi sáng. Đến
buổi chiều cảm giác mệt mỏi này có thể giảm hơn chút ít nhưng vẫn còn rõ rệt. Cảm
giác mệt mỏi này là nguyên nhân khiến các em học sinh, sinh viên học hành sa sút.

Gặp khó khăn khi tập trung vào việc gì đó: Bị mắc trầm cảm khiến các em học
sinh, sinh viên khó có thể tập trung vào một việc gì đó, khó có thể ghi nhớ… dẫn đến
kết quả học tập giảm sút.

Luôn nghĩ bản thân mình kém cỏi, vô dụng, ý nghĩ chán nản, buông xuôi:
Người bệnh mắc trầm cảm thường có suy nghĩ bi quan về bản thân, luôn cảm thấy bản
thân mình vô dụng, kém cỏi từ đó có ý nghĩ buông xuôi mọi thứ, thậm chí là có cả ý
định tự tử

Cảm giác buồn rầu, khó chịu, dễ cáu gắt: Tâm lý không ổn định, căng thẳng,
mệt mỏi khiến người bệnh khó chịu, dễ cáu gắt với cả những vấn đề bình thường

Biểu hiện bứt rứt, lo lắng vô cớ: Khi mắc trầm cảm thì người bệnh thường đứng
ngồi không yên, luôn có cảm giác bứt rứt, khó chịu và thường xuyên cảm thấy lo lắng
không có lý do

Người bệnh có ý định muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Các em học sinh, sinh
viên bị trầm cảm sẽ có tất cả các triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, khó
tập trung…và đặc biệt là tâm trạng bi quan, suy nghĩ tiêu cực, muốn chết đi cho nhẹ
gánh từ đó ý định tự sát cứ ám ảnh trong đầu và gây nên những hậu quả đáng tiếc.

PHẦN 2 THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở MỐI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG VÀ


GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TRẦM CẢM HỌC ĐƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

2.1 Thực trạng trầm cảm ở môi trường học đường ở nước ta hiện nay.
Sinh viên, học sinh đang đối diện với rất nhiều áp lực. Đó có thể là trục trặc
trong gia đình, tình yêu, học tập, các mối quan hệ khác

Không ít sinh viên có ý định tự tử


Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát vừa qua, do không thể hỗ trợ trực tiếp, nhà
trường đã mở các đường dây tư vấn trực tuyến cho SV, không những SV của trường
mà ở khắp thành phố. Theo ông Trần Nam, trong quá trình hỗ trợ tư vấn cho SV, vấn
đề các em gặp nhiều nhất là stress, trầm cảm, không ít trường hợp còn có ý định tự tử.
8

"Đối với các trường hợp này, nhà trường sẽ chuyển sang tư vấn chuyên sâu kết hợp trị
liệu, vì không đơn thuần là stress bình thường" (ThS Trần Nam, Trưởng Phòng Truyền
thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM.)

Ông Nam cũng cho rằng SV đang đối diện với rất nhiều áp lực, dễ bị stress. Đó
có thể là trục trặc trong gia đình, tình yêu, học tập, các mối quan hệ khác. Những điều
này trong giai đoạn phải học trực tuyến càng khó khăn hơn, vì các em bị mất kết nối,
cả ngày ngồi trong phòng đối diện với máy tính, cộng thêm những lo lắng về dịch
bệnh, điểm kém…

Bên cạnh những mặt tích cực thì học trực tuyến kéo dài cũng có nhiều hạn chế
như lý thuyết lấn át thực hành, ít tương tác trong quá trình học, ít hoạt động nhóm, dễ
mất động lực học tập. Trẻ phải ngồi trước thiết bị điện tử thời gian dài khiến các em
cảm giác cô lập, xa cách, từ đó trẻ dễ gia tăng cảm xúc tiêu cực, hay cáu gắt, cãi lại
người lớn, luôn thấy mệt mỏi, buồn phiền, thậm chí trầm cảm, rối loạn hành vi và khó
tập trung chú ý…

"Trẻ không được đến trường, trong khi nhiều phụ huynh không có kỹ năng,
kiến thức chăm sóc trẻ, thời gian trẻ ở nhà dài dẫn đến áp lực, căng thẳng, dễ gây ra
mất an toàn cho trẻ. Những tác động đó đã ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần, thể chất
và hạnh phúc của các em và chắc chắn sẽ còn kéo dài hậu quả trong nhiều năm tới

Đặc biệt thời gian gần đây các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng kể
của bệnh nhân trầm cảm trẻ tuổi, đa số là học sinh, sinh viên. Việc thường xuyên gặp
áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ là 2 nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay.

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% -
29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe
tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về
sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ
y tế và điều trị cần thiết.

Đáng nói là một bộ phận thanh thiếu niên thường lạm dụng rượu, thuốc lá, chất
kích thích như một cách giải tỏa cho những rối loạn tâm thần. Điều này không những
không cải thiện được sức khỏe mà còn khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, thậm chí
có những hành vi gây nguy hiểm với xã hội.

Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử ở
Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm, gấp 2,5 lần
so với số người chết vì tai nạn giao thông.
9

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIHM), trầm cảm ở tuổi học đường
đang gia tăng. Dưới đây là một số thống kê năm 2016 từ NIMH.

 Ước tính 3,1 triệu thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi ở Hoa Kỳ đã có ít nhất một
giai đoạn trầm cảm lớn trong năm 2016.
 Con số này chiếm 12,8% dân số Hoa Kỳ trong độ tuổi đó.Tỷ lệ nữ giới mặc trầm
cảm học đường nhiều hơn nam (19,4% nữ và 6,4% nam).
 Chỉ 19% người trầm cảm ở lứa tuổi này nhận được sự chăm sóc từ một chuyên gia
y tế.
Còn tại Việt Nam đã có một cuộc khảo sát thực tết trên 1.727 học sinh THCS ở Hà
Nội thì có đến 25,76% trên tổng số học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Một cuộc
khảo sát khác khác chỉ ra rằng có 20,65% học sinh lớp 1 có lo âu học đường ở mức độ
vừa, trong đó tình huống kiểm tra kiến thức trên lớp học là nguyên nhân lớn nhất.

Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỹ năng quản lý thời gian và stress
trong học tập của học sinh lớp 12, do một khoa Tâm lý – Giáo dục, trường ĐH Sư
phạm – ĐH Huế thực hiện, kết quả cho thấy hầu hết học sinh lớp 12 trường THPT
chuyên Quốc học Huế đều đã từng trải nghiệm stress trong học tập ở mức độ tương đối
cao.

Gần 100% các em cho biết thường xuyên phải học tập và làm việc trong cả ngày
nghỉ. Gần 20% trong số đó thường học tập và làm việc mà quên ăn, không có thời gian
tập thể dục và nghỉ ngơi, thư giãn. Đặc biệt, hơn 53% các em tiết lộ rằng chỉ toàn nói
chuyện về công việc, việc học tập trong các cuộc họp mặt, tề tựu với người thân và
bạn bè….

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), khoảng 8-29%
trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm
thần. Nghiên cứu cụ thể với 202 trẻ em, trong đó có 22,8% số trẻ em trầm cảm; 23,7%
số trẻ muốn tự tử; 10,4% tâm thần; 4% tự kỷ và 2,5% lo âu. 

Như vậy, ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề
về sức khỏe tâm lý, tâm thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y
tế và điều trị cần thiết. Một bộ phận còn lại tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá và ma
túy để “tự chữa”, xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần dẫn đến bệnh tình ngày
càng nặng, thậm chí gây nguy hiểm với xã hội. 

Một thống kê cho thấy có đến 6% dân số tại TP Hồ Chí Minh bị bệnh trầm cảm.
Nếu trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì hiện
nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15-27 tuổi.

Điều đau xót đó là, thường những người thân, bạn bè, xã hội chỉ phát hiện ra
người bị trầm cảm khi họ đã để lại thư tuyệt mệnh. Tháng 11-2019, mạng xã hội lan
10

truyền bức thư được cho là của một bé gái 11 tuổi nhảy từ tầng 39 chung cư Goldmark
City (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) xuống.

Điểm chung ở những lá thư này là các em sống cô đơn trong chính ngôi nhà của
mình. Niềm vui, hạnh phúc, sự bình an trong tâm hồn dường như ở ngoài vòng tay với
của các em. Các em bị trầm cảm quá lâu nhưng không được ai phát hiện.

Theo báo cáo của Viện Sức khỏe tâm thần, mỗi năm Việt Nam có hơn 40.000
người tự tử do trầm cảm. Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm cao
hơn so với nhóm quần thể chung từ 4 - 6%, với tỉ lệ mắc bệnh có thể lên tới 16%. Nếu
không sớm xem đây là một căn bệnh, một hiểm họa đối với giới trẻ, có lẽ, những lá
thư tuyệt mệnh sẽ còn nối dài.

2.2. Nguyên nhân gây trầm cảm học đường


Thạc sĩ Nguyễn Thị Loan - nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản
lý Giáo dục) nêu nguyên nhân khiến tình trạng trẻ tìm đến cái chết ngày càng gia tăng:
"Một thực tế đang diễn ra, nhất là ở các thành phố lớn là các con thường bị cha mẹ ép
học tập, bị định hướng nghề nghiệp không theo ước mơ của chúng mà theo ước mơ
của bố mẹ. 
Một điều rất vô lý là những gì bố mẹ chưa thực hiện được thời trẻ, bố mẹ lại áp
đặt và bắt các con thực hiện thay mình mà quên rằng đứa trẻ có quyền được sống với
ước mơ của bản thân chúng. 
Và điều tất lẽ dĩ ngẫu là khi chịu áp lực học tập đến từ phía bố mẹ, nhà trường
trong một thời gian dài, nhiều học sinh đã bị trầm cảm, thậm chí tìm đến cái chết là
điều có thể lý giải được. Đó chính là chết trong kỳ vọng của bố mẹ".
Bà Loan gợi nhớ một hình ảnh có lẽ đã trở nên quá quen thuộc: Những đứa trẻ
vừa tan trường đã ăn vội cái bánh mì, cây xúc xích lót dạ rồi nhanh chóng tới lớp học
thêm tới tối muộn mới về. 

"Tôi chắc chắn rằng, không một đứa trẻ nào muốn có tuổi thơ là chuỗi ngày vội
vàng đi học như thế cả" - bà Loan nhấn mạnh. 
Đáng báo động là tỷ lệ trẻ em gặp vấn đề lo âu học đường thể hiện trên một con
số không nhỏ - 80%, theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Thành Nam (Trường ĐH Giáo
dục, ĐH Quốc gia Hà Nội). Đó là những lo lắng về mối quan hệ với bố mẹ, kỳ vọng
của phụ huynh, bị bắt nạt học đường, lo lắng trong quan hệ với thầy cô, áp lực trong
định hướng nghề nghiệp…

Sức ép từ học tập căng thẳng như vậy, nhưng đôi khi, điều mà trẻ nhận lại từ bố
mẹ không phải là những lời động viên, khích lệ mà là lời chì chiết, sự so sánh với một
hình ảnh "con nhà người ta" nào đó. 
11

Tiến sĩ Tâm lý Giáo dục Vũ Thu Hương nhận định, ở độ tuổi nhiều biến động,
sức ép từ gia đình, môi trường sống, hoạt động học tập cũng như vấn đề rối nhiễu tâm
căn, khi còn hạn chế kinh nghiệm, kỹ năng sống, khả năng tự cân bằng đời sống tinh
thần, các em chọn hành vi tự hủy hoại bản thân như một lối thoát.

Yếu tố tâm lý – xã hội

Rối loạn trầm cảm có thể là kết quả của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tâm lý –
xã hội là một trong những nguyên nhân phổ biến khởi phát bệnh trầm cảm học đường.

Đây còn là giai đoạn các em sẽ bước vào thời kỳ dậy thì nên tâm sinh lý ở
khoảng thời gian này đang thay đổi và chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về
một vấn đề gặp phải. Vì vậy nên dễ bị ảnh hưởng từ chính những suy nghĩ tiêu cực,
ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân. Trong trường hợp này nếu không được
định hướng đúng thì những suy nghĩ và hành vi tiêu cực sẽ ám ảnh các em gây nên
những hành động đáng tiếc.

Bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường không còn quá xa lạ nữa. Các hình thức bạo lực
như: bắt nạt bạn cùng lớp, cùng trường, thậm chí là cả đánh ghen, gato với những
người đẹp hơn, giỏi hơn, nói xấu, bêu rếu. Ngày nay, mạng xã hội phát triển, việc bạo
lực học đường còn phổ biến cả trên các trang mạng đó là việc lập hội trên các trang
mạng cộng đồng, tập trung nói xấu, bêu rếu một bạn nào đó trong lớp, trong trường.
Còn ở ngoài đời, nhiều trẻ nghèo hoặc mắc những căn bệnh quái dị thường bị trêu trọc,
hoặc bị tẩy chay, cô lập, không ai chơi cùng, thậm chí còn bị đánh tập thể ngay tại
trường học.

Áp lực học tập

Những áp lực học tập căng thẳng do cha mẹ, đặc biệt là vào mùa thi cử cũng
khiến cho các em phải chịu nhiều lo lắng, rối loạn tinh thần. Không những thầy cô giáo
mà nhiều bậc cha mẹ cũng kỳ vọng quá nhiều vào con mình, điều này cũng tạo áp lực
lớn cho con. Người lớn thường quá áp đặt, không có sự thấu hiểu, chỉ bắt con làm theo
ý mình sẽ dẫn đến cảm giác chán nản và xử lý sự việc rất tiêu cực.

Thói quen sống thiếu lành mạnh

Ngoài ra, những thói quen sống không lành mạnh, chẳng hạn như: những thói
quen xấu thường gặp phải ở lứa tuổi này là hút thuốc lá, uống rượu, không hoặc ít tập
luyện thể thao hay những thói quen không tốt khi ngủ (thức quá khuya, ngủ dậy
muộn), nghiện chơi điện tử ảnh hưởng đến chất lượng học tập, sức khỏe,… là một
nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe, suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm.
12

Thiếu sự quan tâm của gia đình, bạn bè

Cuộc sống bận rộn khiến cho rất nhiều phụ huynh lao vào vòng xoáy của công
việc, giao tiếp xã hội mà thiếu đi sự quan tâm đến con cái khiến con có cảm giác cô
đơn, buồn chán, cảm thấy bố mẹ không yêu thương mình. Hoặc sống xa gia đình,
không đạt kỳ vọng của bố mẹ… cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Sự thay đổi
trong các mối quan hệ bạn bè cũng là yếu tố stress dẫn đến các bệnh lý về tâm thần.
Có thể chỉ là một giai đoạn nhưng đôi khi cũng kéo dài tùy theo ý chí và sự nỗ lực của
bản thân.

Do yếu tố di truyền

Những người có người thân bị trầm cảm thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao
hơn so với những người bình thường.

Bị ám ảnh về tinh thần

Bị ám ảnh những đau thương từ lúc nhỏ cũng là nguyên nhân khiến các em bị
trầm cảm. Những việc đau thương thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác và tinh thần,
người thân qua đời, cha mẹ li hôn … gây thay đổi trong não bộ, khiến các em ở lứa
tuổi học đường dễ bị trầm cảm.

2.3 Hậu quả trầm cảm học đường.


Trầm cảm ở học sinh không chỉ đơn giản là biểu hiệu của rối loạn tâm lý khi
các em bước vào tuổi dậy thì. Bởi sự thay đổi về tâm sinh lý thông thường sẽ là các
dấu hiệu có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn chứ không lặp đi lặp lại hoặc tình
trạng có khả năng nặng nề hơn theo thời gian. Trầm cảm ở học sinh là chứng bệnh có
thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và cần có thời gian điều trị lâu dài với những
phương pháp hợp lý. Đối với hầu hết các trường hợp trầm cảm ở học sinh, các triệu
chứng không những rất khó để tự cải thiện hoặc khắc phục mà còn có xu hướng tệ hơn
nếu tình trạng kéo dài. Nhất là trải qua đại dịch kéo dài việc hạn chế hoạt động giao
tiếp vui chơi dẫn đến tâm lý của học sinh sinh viên bị ảnh hưởng ít nhiều nhất là sinh
viên với tâm lý yếu hoặc chịu quá nhiều sức ép học tập từ gia đình về mọi mặt xã hội
đã dẫn đến các trường hợp đáng tiếc như:

Gia tăng các hành ᴠi lệch chuẩn là một trong những hậu quả thường gặp của
bệnh trầm cảm học đường.
Để thoát khỏi những cảm хúc nàу, trẻ có thể lựa chọn dùng rượu bia ᴠà chất
gâу nghiện. Một ѕố trẻ có các hành ᴠi lệch chuẩn như hút thuốc lá, quan hệ tình dục
ѕớm, … do mắc chứng trầm cảm ᴠà các rối loạn tâm lý khác. Vì ᴠậу, gia đình cần chú
ý đến con trẻ để phòng tránh hậu quả do trầm cảm ở học ѕinh gâу ra.
13

Trầm cảm ở học ѕinh có thể gia tăng nguу cơ mắc các chứng bệnh tâm lý khác
như rối loạn lo âu, hội chứng Self-Harm ᴠà các rối loạn nhân cách. Ở những trường
đồng mắc, triệu chứng thường có mức độ nghiêm trọng ᴠà tiên lượng хấu. Nếu không
được điều trị ѕớm, trẻ có thể mất hoàn toàn khả năng học tập, ѕống phụ thuộc ᴠào gia
đình ᴠà trở thành gánh nặng của хã hội.
Những ảnh hưởng của bệnh trầm cảm khiến cho con trẻ đánh mất tương lai do
học tập kém, ít giao tiếp ᴠà không có các mối quan hệ хã hội. So ᴠới trầm cảm ở người
trưởng thành, trầm cảm ở học ѕinh gâу ra những ảnh hưởng nặng nề hơn. Bởi đâу là
giai đoạn con đang phát triển mạnh mẽ ᴠề thể chất, tinh thần ᴠà cũng là giai đoạn trẻ
có khả năng tiếp thu tốt nhất.
Trầm cảm хảу ra trong thời gian đến trường ѕẽ khiến con bỏ lỡ nhiều cơ hội,
mất kiến thức căn bản ᴠà thiếu hụt các kỹ năng ѕống. Thiếu hụt kỹ năng ᴠà kiến thức
khiến cho trẻ khó khăn khi tìm kiếm ᴠiệc làm, thiếu tự tin, dễ tự ái ᴠà phải đối mặt ᴠới
nhiều phiền toái trong cuộc ѕống.
Trầm cảm ở học ѕinh ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của con trẻ. Chính ᴠì
ᴠậу, gia đình ᴠà nhà trường cần quan tâm đến ѕức khỏe tinh thần của các con bên cạnh
ѕức khỏe thể chất ᴠà kết quả học tập. Bởi chỉ khi tinh thần ổn định, học ѕinh mới có thể
tìm thấу hứng thú ᴠà nỗ lực để đạt kết quả cao trong học tập.
Hành ᴠi tự hại, tự ѕát

Trầm cảm là nguуên nhân hàng đầu gâу tử ᴠong ở trẻ em ᴠà thanh thiếu niên
chỉ đứng ѕau tai nạn giao thông. Cảm хúc giảm thấp trong một thời gian dài khiến trẻ
mất đi hу ᴠọng trong cuộc ѕống, luôn đau khổ, chán nản, buồn bã ᴠà bi quan. Ngoài ra,
ѕuу nghĩ tiêu cực ᴠà các hoang tưởng tự buộc tội cũng khiến trẻ hình thành ѕuу nghĩ ᴠề
cái chết ᴠà lên kế hoạch tự ѕát.
Bệnh nhân trầm cảm cho rằng, cái chết chính là cách giải thoát bản thân khỏi
đau khổ ᴠà giúp những người хung quanh có cuộc ѕống tốt đẹp hơn. Trong những năm
gần đâу, tỷ lệ tự ѕát do trầm cảm tăng lên đáng kể. Do đó, gia đình cần có biện pháp
chăm ѕóc ᴠà điều trị kịp thời để giúp con ᴠượt qua chứng bệnh nàу.

Theo đó, khoảng 3h37 ngày 1/4, Công an phường Phú La nhận tin báo từ ban
quản lý toà nhà về việc phát hiện thi thể nam thiếu niên tại khu vực sảnh khu chung cư
Văn Phú Victoria, nghi rơi từ tầng cao xuống.

Ngay sau đó, công an phường Phú La đã có mặt phong tỏa hiện trường, phối
hợp với Công an quận Hà Đông khám nghiệm, điều tra sự việc.

Vào thời điểm trên, cháu L.N.N.M bước ra ban công rồi nhảy từ tầng cao xuống đã
không qua khỏi. Nguyên nhân được cho là do áp lực chuyện học hành. Quá trình điều
14

tra, cơ quan chức năng xác định, nạn nhân là cháu L.N.N.M (SN 2006) đang học
chuyên sinh tại trường THPT có tiếng tại Hà Nội.

Trước khi xảy ra sự việc, cháu L.N.N.M có viết lại 1 đoạn thư tuyệt mệnh.
(01/04/2022, Theo báo điện tử Vietnam.net)
Sự việc bé trai 12 tuổi, rơi từ tầng 22 chung cư Goldmark City (Hà Nội) xuống đất tử
vong tối 16/12 gây xôn xao dư luận. Bàng hoàng hơn nữa khi nguyên nhân dẫn đến sự
việc đau lòng trên là do bé gặp áp lực trong việc học hành, thi cử. 

Nghe đến đây, chắc hẳn không ít phụ huynh cảm thấy giật mình. Bởi có một thực
tế đang diễn ra, trẻ nhỏ hiện nay gặp rất nhiều áp lực từ việc học tập, thành tích ở
trường lớp, kỳ vọng ở cha mẹ, chưa kể những áp lực do phải học trực tuyến trong thời
gian qua. 

Trước đó đã có rất nhiều trường hợp trẻ tự tử vì áp lực học hành. Có bé qua khỏi,
có bé đã rời xa cõi tạm vĩnh viễn. Năm 2018, một nữ sinh lớp 7 đã để lại hai bức thư
tuyệt mệnh, xin lỗi vì kết quả học tập giảm sút, không được như kỳ vọng của thầy cô,
bố mẹ rồi tự tử ngay trong lớp học. Một nam sinh lớp 10 ở TP.HCM nhảy lầu quyên
sinh vì áp lực điểm số, áp lực vì bố mẹ muốn con đứng đầu khối. 

Hậu quả để lại sau những cú sốc tâm lý, áp lực đến từ gia đình, bạn bè, người
thân… không đơn giản chỉ là tâm trạng buồn chán, mệt mỏi làm trẻ bỏ bê học hành,
tình trạng học tập cứ thế tuột dốc, buông thả bản thân, khép kín với chính những mối
quan hệ xung quanh mình và rất nhiều những ảnh hưởng khác: 

 Suy kiệt về tinh thần và thể chất 


 Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ 
 Khó khăn trong vấn đề giáo dục và tiếp thu kiến thức 
 Rối loạn tinh thần 
 Tự tử hoặc xuất hiện ý muốn làm hại người khác 
 Ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình 

2.4 Giải pháp hạn chế trầm cảm ở môi trường học đường.
Với sự phát triển không ngừng của xã hội và thời đại, các gia đình thường
không dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của trẻ. Việc
này dẫn đến tình trạng thiếu hụt tình yêu thương và che chở của người thân trong cuộc
sống. Mỗi ngày, trẻ em trong độ tuổi học sinh cần được học tập, hoạt động và lắng
nghe, chia sẻ nhiều hơn để thấu hiểu, tiếp thu kiến thức mới, xây dựng, rèn luyện các
thói quen tích cực cũng như nhận lấy tình yêu thương, vỗ về của cha, mẹ, người thân.
Sự thiếu sót những điều đó theo thời gian khiến trẻ em trong độ tuổi học sinh ngày
15

càng cảm thấy trống rỗng, thiếu cảm xúc, không biết phản xạ… Ảnh hưởng trực tiếp
đến tâm sinh lý đang hình thành và phát triển mỗi ngày. 

Để có thể phần nào ngăn chặn tình trạng trầm cảm ở học sinh xảy đến với trẻ, mỗi
gia đình đều cần ý thức, chú ý hơn trong cuộc sống hằng ngày:  

 Quan tâm hỗ trợ con trong các hoạt động hằng ngày  
 Trò chuyện và lắng nghe con nhiều hơn 
 Dành thời gian vui chơi với con để thấu hiểu và chia sẻ 
 Luôn tạo cho con những thói quen lành mạnh 
 Hạn chế nổi giận hoặc cáu gắt với con 
 Sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ con 

Cha mẹ cần thể hiện tình yêu như thế nào để con cảm nhận được. Cùng với đó,
phải làm sao để các con nhận ra được giá trị của bản thân mình. Trò chuyện, giữ kết
nối với con là điều hết sức quan trọng". (Nhà văn Hoàng Anh Tú - Chánh Văn của báo
Hoa Học Trò, chuyên gia tư vấn tâm lý cho tuổi mới lớn)

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn cho rằng: "Nhiều người nói "tôi sống chỉ vì con",
"tôi yêu thương và sẵn sàng hi sinh cho con", "con là tất cả đối với tôi"... nhưng có
đúng như vậy không? Con mất ngủ, con lơ ngơ suốt thời gian dài, con thấy khổ tâm
điều gì mà bố mẹ không biết, vậy là yêu kiểu gì? Hãy là bạn đồng hành với con, cùng
con bước đi chứ đừng chỉ biết kiếm tiền, lo tương lai xa vời quá.

Hãy xem xét lại chúng ta nói với con thế nào, có phải nói chuyện hay chúng ta
đang tra khảo chúng? Đừng bắt trẻ con lớn như mình, hãy hạ mình xuống lắng nghe
chúng. Một hành động quan tâm của bố mẹ bằng vạn lời nói, để lưu lại thành ký ức
giúp trẻ trưởng thành. Hãy tạo ra những niềm vui, để con trở thành vĩ đại trong mắt
mình... Cuộc sống vui vẻ, nhẹ nhàng là cách phòng tránh trầm cảm tốt nhất".

2.4.1. Cho các con tham gia hoạt động vui chơi theo sở thích
Là người làm cha, làm mẹ bạn cần phải biết cân bằng giữa việc chơi và việc
học cho con. Bạn không nên tạo áp lực học tập cho con như là: đặt ra chỉ tiêu học tập
quá cao so với năng lực của con mình rồi bắt con thực hiện, thường xuyên nói với con
các kiểu tiêu cực nếu như con không học sẽ thế này thế kia,…
Ngoài việc động viên học tập treo giải thưởng cho con cố gắng, bạn cũng nên
cho con chơi các trò chơi con thích vừa mang tính giải trí, kích thích trí thông minh và
tránh tình trạng stress. Cho con tham gia các hoạt động thể thao, âm nhạc, … mà con
yêu thích hoặc vài ba phụ huynh tụ tập lại cho các con chơi cùng nhau để trẻ có thể
cùng nhau vui chơi thoải mái. Những việc làm như vậy sẽ giúp trẻ bớt căng thẳng, mệt
mỏi, giúp cho tâm lý được thoải mái thì sau đấy các con sẽ có hứng thú trong học tập
hơn.
16

2.4.2. Quan tâm đến con hơn


Việc hình thành các thói quen sinh hoạt lành mạnh tại nhà cũng giúp cho trẻ
giảm nguy cơ bị căng thẳng. Chẳng hạn như việc ăn uống của các con không điều độ,
giờ giấc ngủ nghỉ không hợp lý, thời gian chơi game nhiều hoặc thời gian học quá
nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị căng thẳng. Chính vì thế, cha mẹ nên để ý các thói quen đó của
con mình và tập hình thành cho con các thói quen sinh hoạt lành mạnh để có thể tránh
được nguy cơ bị căng thẳng và để có thể đảm bảo được khi đến trường con bạn có sức
khỏe và tinh thần tốt.
Nhiều khi chính bản thân phụ huynh cũng không biết mình chính là thủ phạm
khiến con căng thẳng và mệt mỏi. Biểu hiện như là: bạn thường xuyên so sánh lực học
của con mình với bạn bè, la mắng và quát nạt khi con bạn bị điểm thấp, ép con học bài
quá lâu,…
Chính vì thế, phụ huynh cũng có thể liên lạc với thầy cô, bạn bè khuyên nhủ
con bạn để có thể giúp con bạn có những định hướng tốt nhất trong học tập mà vẫn
không bị áp lực.
Tất cả những mong muốn con cái học tập tốt cũng chỉ vì muốn lo cho tương lai
của con mình sau này, nhưng nó lại vô tình trở thành thứ khiến các con bị áp lực. Càng
ép học trẻ càng không thích học, ép học sẽ khiến cho các con chán ghét học tập, bài
vở, thi cử, tất cả những điều này sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí trẻ. Hãy để cho
con bạn tự nhận thức được tầm quan trọng của việc học, tự yêu thích môn học khi đó
các con sẽ tự giác học tập mà không hề ép buộc.
“Học mà chơi, chơi mà học” chính vì thế các bậc cha mẹ không nên cấm đoán
những mối quan hệ bên ngoài của con, không nên chê bai những thứ con bạn yêu
thích. Bạn nên dung hòa sở thích của con vào việc uốn nắn con theo những định hướng
phù hợp. Trong những ngày nghỉ lễ, thời gian rảnh gia đình có thể tổ chức các hoạt
động vui chơi, ăn uống tụ tập cho các con cùng tham gia để rút ngắn khoảng cách của
mình với các con.
Con của bạn khi học ở trường có thể bị áp lực rất là nhiều từ thầy cô, bạn bè,
bài vở, thi cử. Những câu chuyện áp lực về học tập mà không biết san sẻ với ai. Là cha
là mẹ các bạn hãy chủ động quan tâm, chia sẻ, an ủi, động viên những câu chuyện đó
cùng con.

KẾT LUẬN
Tuổi học đường là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với
những tác động xung quanh. Các em dễ bị ảnh hưởng bởi những áp lực, suy nghĩ, lối
sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát. Cha mẹ đặc
biệt cần có sự quan tâm, chia sẻ để tránh xảy ra những nguy hại do chứng trầm cảm
tuổi học đường. Trầm cảm ở học sinh, sinh viên là một trong những vấn đề đáng quan
tâm hiện nay, các chuyên gia cho biết tình trạng này đang có xu hướng gia tăng đáng
kể. Bệnh lý sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, thể chất của người
17

bệnh, đồng thời làm suy giảm chất lượng học tập và cuộc sống của mỗi học sinh. Để
giúp các em học sinh tránh bị trầm cảm học đường thì gia đình và nhà trường có thể
giúp các em: Không nên tạo áp lực học hành quá lớn cho các em, tạo cho các em tình
thần thoải mái, hứng thú khi học tập…Giúp các em có một lối sống lành mạnh, tránh
xa các tệ nạn cũng như các loại chất kích thích. Quan tâm đến các em nhiều hơn đồng
thời chia sẻ với các em những vấn đề trong cuộc sống, hướng dẫn các em thoát khỏi
những vấn đề rắc rối gặp phải. Nhà trường cần quan tâm tới các em học sinh nhiều
hơn, không để xảy ra nạn bảo lực học đường

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Nguyễn Bá Đạt (2003). Kết quả chẩn đoán trầm cảm ở học sinh trung học phổ
thông Hà Nội. Tạp chí Tâm lí học, số 7, tr 57-63.

2. Nguyễn Bá Đạt (2002). Rối nhiều trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông
hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 42, tr 12-14.

3.Nguyễn Văn Nhận (2002). Trắc nghiệm tâm lí lâm sàng. NXB Y học.

4.Đặng Hoàng Minh (2013). Sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam: Thực
trạng và các yếu tố nguy cơ. Hội thảo về “Thực trạng và thách thức về sức khỏe tâm
thần ở trẻ em Việt Nam”, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 25-
32.

5. Nguyễn Đăng Dung - Nguyễn Văn Siêm (1991). Rối loạn trầm cảm (Bách
khoa thư bệnh học, tập I). NXB Y học.

6.Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên, 2008). Giáo trình tâm lí học phát triển. NXB
Đại học Sư phạm.
18

You might also like