You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI

TIỂU LUẬN
Đề bài:

Giải pháp cho thực trạng căn bệnh trầm cảm ở


học sinh, sinh viên.

Môn: Phương pháp nguyên cứu khoa học

Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Hải Yến.

Lớp: QTH - K21HH1.

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Ánh.

Mã sinh viên: 2111130006.

Hà Nội, 11/2022
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................... 1

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. 2

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 2

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................... 3

2.1: Tình hình nghiên cứu nước ngoài: ............................................................ 3

2.2: Tình hình nghiên cứu trong nước: ............................................................ 3

3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 4

3.1: Mục tiêu chính: ................................................................................................ 4

3.2: Mục đích cụ thể: .............................................................................................. 4

4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4

4.1: Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 4

4.2: Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................. 4

5. Mẫu khảo sát............................................................................................... 5

6. Vấn đề nghiên cứu...................................................................................... 7

7. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 8

8. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 8

8.1: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: .................................................................. 8

8.2: Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi: ...................................................... 8

8.3: Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: ..................................... 8

9. Kết cấu của đề tài....................................................................................... 8

PHẦN NỘI DUNG......................................................................................... 9

Chương 1: Cơ sở lý luận................................................................................ 9
1.1: Khái niệm.......................................................................................................... 9

1.1.1: Trầm cảm là gì? ............................................................................................ 9

1.1.2: Trầm cảm ở học sinh, sinh viên là gì? ........................................................10

1.2: Một vài con số đáng báo động về tự tử và trầm cảm ở HSSV.....................10

Chương 2: Kết quả khảo sát nghiên cứu..........................................................11

2.1: Trầm cảm là căn bệnh như thế nào? .............................................................11

2.2: Độ tuổi dễ mắc bệnh trầm cảm nhất..............................................................12

2.3: HSSV có phải là đối tượng dễ có khả năng mắc bệnh trầm cảm? .............12

2.4: Nguyên nhân khiến học sinh, sinh viên có thể bị mắc trầm cảm................12

2.5: Bệnh trầm cảm có phải loại bệnh nghiêm trọng? ........................................13

2.6: Trầm cảm có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày? ...................................13

2.7: Người mắc bệnh trầm cảm thường có biểu hiện gì? ....................................14

2.8: Có thể chữa khỏi bệnh trầm cảm không? .....................................................14

2.9: Phương pháp giúp hạn chế trầm cảm là gì? .................................................14

2.10: Có nên tìm hiểu về các vấn đề của căn bệnh trầm cảm? ...........................15

2.11: Nên làm gì nếu chính bản thân hay người nhà, bạn bè, anh chị em bị mắc
trầm cảm? ...............................................................................................................15

Chương 3: Các giải pháp tốt cho học sinh, sinh viên...................................16.

3.1: Về phái nhà trường...................................................................................16

3.2: Về phía HSSV...........................................................................................16

KẾT LUẬN....................................................................................................17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................18


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Tên viết đầy đủ


WHO World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới
HSSV Học sinh sinh viên
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Dịch bệnh Covid – 19 vừa mới trôi qua, việc các học sinh, sinh viên phải thích
nghi với cuộc sống, công việc, học tập trong thời kỳ đại dịch khiến nhiều người bị
ảnh hưởng lớn đến mặt sức khỏe tâm lý. Cùng với đó, xã hội ngày càng phát triển
kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong đời sống con người, cùng với nó là phát sinh ra
nhiều mối nguy hiểm tiềm năng cho sức khỏe tâm trí. Đó là một loạt các trạng thái
khác nhau, từ những rối nhiễu tâm trí như lo âu, trầm cảm, ám ảnh hay các chứng
hoang tưởng, tâm thần phân liệt, động kinh… Trong đó, trầm cảm là một hiện tượng
bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện nay.

Trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người: từ
nam giới đến phụ nữ, từ trẻ em đến người trưởng thành, người cao tuổi và đặc biệt
là sinh viên thì khả năng xuất hiện trầm cảm là tương đối cao vì đây là giai đoạn
sinh viên phải thích nghi với môi trường mới, bắt đầu cuộc sống tự lập với nhiều
khó khăn và bỡ ngỡ. Theo tác giả Brice Pith, từ lứa tuổi thanh thiếu niên trầm cảm
là chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất. Theo nhiều tác giả, trầm cảm chiếm tỉ lệ 3 –
5% dân số. Theo Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, có
tới 73.10% vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi từ 14 đến 25 từng cảm thấy
buồn, 27.70% cảm thấy buồn hoặc bất lực tới mức không thể thực hiện các hoạt
động bình thường, và 21.30% từng cảm thấy mất niềm tin vào tương lai.

Lứa tuổi thanh thiếu niên là một giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ trẻ em sang
người lớn: tuổi không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Đây là giai
đoạn phát triển đặc biệt với một loạt những thay đổi về thể chất, tâm lí và sự thay
đổi về các quan hệ xã hội, nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của lứa tuổi. Đây
cũng là giai đoạn dễ nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lí nhất so với các lứa tuổi khác.

Theo một số báo cáo về sức khỏe vị thành niên thế giới thì trầm cảm là nguyên
nhân phổ biến nhất của bệnh tật và tàn tật ở độ tuổi vị thành niên, độ tuổi từ 10 – 19
tuổi và hơn một nửa các rối loạn tâm thần xuất hiên trước 14 tuổi nhưng thường
được bỏ qua. Trung bình cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ bị trầm cảm khi 16 tuổi.
Từ những nguyên do đó mà em đã chọn đề tài: “Giải pháp cho thực trạng căn
bệnh trầm cảm ở học sinh, sinh viên.” Với đề tài này em muốn mọi người có thể
hiểu biết thêm nhiều nhận thức về bệnh trầm cảm và bên cạnh đó em muốn đưa ra
thêm những giải pháp nhằm hạn chế những trường hợp bị trầm cảm ở lứa tuổi học
sinh, sinh viên.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

2.1: Tình hình nghiên cứu nước ngoài:

Theo Forbes, tỷ lệ học sinh trung học cảm thấy buồn bã và tuyệt vọng đã tăng từ
36,7% vào năm 2019, thời điểm trước đại dịch lên 44,2% vào năm ngoái, nhiều học
sinh tìm cách tự tử. Cuộc khảo sát cũng cho thấy nguy cơ tự tử ở bé gái cao hơn gấp
đôi so với bé trai.
Đại dịch COVID-19 có tác động tàn phá đối với sức khỏe tâm thần của trẻ vốn đã
phổ biến trước đại dịch và rất khó để xác định rõ nguyên nhân chính nào tác động
tiêu cực đến sức khoẻ, tâm lý của trẻ.
2.2: Tình hình nghiên cứu trong nước:

Sau đại dịch Covid-19, số bệnh nhân là học sinh tới thăm khám về rối loạn tâm
thần, trầm cảm gia tăng.

Ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, năm 2019, Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) ước tính, cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm
thần, trong đó rối loạn lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất. Đại dịch Covid-19 đã
gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình
trạng căng thẳng cấp tính, mạn tính và phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu
người.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số́, nghĩa
là có gần 15 triệu người, trong đó tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt là 0,47% dân số; trầm
cảm, lo âu chiếm tỷ lệ cao, tới 5-6% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác. Ở
trẻ em, hơn 3 triệu trẻ có nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Có hơn 19% học sinh bậc tiểu học và trung học có vấn đề về sức khỏe tâm thần
trung. Trong số các ca tự sát thì có đến 10% thuộc lứa tuổi từ 10 – 17 tuổi. Nguyên
nhân cũng đến từ các tác động của cuộc sống, những áp lực từ việc học hành, thi cử,
ganh nặng từ những kỳ vọng của gia đình. Những áp lực này của các em không thể
giải tỏa được dễ dẫn đến trầm cảm và có suy nghĩ tự tử.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

3.1: Mục tiêu chính:

Đề xuất, đưa ra những giải pháp hữu ích cho học sinh, sinh viên nhằm giảm thiểu,
hạn chế những học sinh, sinh viên mắc bệnh trầm cảm. Đặc biệt là sinh viên ở
trường Đại học Nguyễn Trãi.

3.2: Mục đích cụ thể:

Để thực hiện được mục đích trên, em đã nghiên cứu và đưa ra những mục tiêu cụ
thể sau:

- Tìm hiểu nhận thúc của học sinh, sinh viên về căn bệnh trầm cảm: Mức độ, độ
tuổi, độ ảnh hưởng của căn bệnh, v.v…

- Xác định rõ nguyên do gây ra bệnh trầm cảm:

+ Áp lực học tập, thi cử.

+ Thói quen sống, sinh hoạt không lành mạnh.

+ Thiếu sự quan tâm từ gia đình và bạn bè.

- Đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về bệnh trầm cảm.

- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhất nhằm giúp đỡ cũng như hạn chế những trường
hợp mắc bệnh.

4. Phạm vi nghiên cứu:

4.1: Đối tượng nghiên cứu:

Để thực hiện được đề tài: “Giải pháp cho thực trạng căn bệnh trầm cảm ở học
sinh, sinh viên.” Em đã tiến hành khảo sát các sinh viên từ khóa K20 đến khóa K22
của trường Đại học Nguyễn Trãi từ tất cả các ngành học.

4.2: Phạm vi nghiên cứu:


Không gian: Các sinh viên từ khóa K20 đến khóa K22 của trường Đại học
Nguyễn Trãi từ tất cả các ngành học.

Thời gian: từ 14/11 đến 20/11/2022.

Số lượng người đồng ý tham gia nghiên cứu: 30 người.

5. Mẫu khảo sát:

Mẫu phiếu khảo sát

Thực trạng vấn nạn trầm cảm ở học sinh, sinh viên hiện nay và giải pháp hỗ
trợ, điều trị căn bệnh này

Tên: ................................................ Giới tính: ................

Câu 1: Theo bạn, trầm cảm là một căn bệnh như thế nào?

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Câu 2: Theo bạn, độ tuổi dễ mắc bệnh trầm cảm nhất là?

A. 12 – 14 tuổi. C. 18 – 20 tuổi. E. Khác: ....................

B. 15 – 17 tuổi. D. 21 – 22 tuổi.

Câu 3: Học sinh, sinh viên có phải là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm không?

A. Không phải. B. Có thể. C. Có.

Câu 4: Nguyên do gì có thể khiến học sinh, sinh viên bị mắc bệnh trầm cảm?

A. Áp lực học tập, thi cử.

B. Thói quen sống không lành mạnh.

C. Bạo lực học đường.


D. Thiếu sự quan tâm từ gia đình, người thân, bạn bè.

E. Khác: .............................................................

Câu 5: Theo bạn, bệnh trầm cảm có nghiệm trọng không?

A. Không nghiệm trọng. C. Nghiêm trọng.

B. Bình thường. D. Rất nghiệm trọng.

Câu 6: Theo bạn, bị bệnh trầm cảm có ảnh hưởng gì đến cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày không?

A. Không ảnh hưởng. B. Có thể bị ảnh hưởng. C. Cực kỳ ảnh hưởng.

Câu 7: Theo bạn, người mắc bệnh trầm cảm thường sẽ có những biểu hiện gì?

A. Mất ngủ. D. Buồn rầu, khó chịu, dễ nổi cáu.

B Chán ăn. E. Có ý định hoặc hành vi tự sát.

C. Mệt mỏi.

F. Khác: .....................................

Câu 8: Người mắc bệnh trầm cảm có thể khỏi bệnh không?

A. Không biết. C Hoàn toàn có.

B. Có thể. D. Tùy vào người mắc.

E. Khác: ...............................

Câu 9: Phương pháp có thể giúp hạn chế trầm cảm là gì?

A. Thường xuyên luyện tập thể thao nhằm nặng cao sức khỏe.

B. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế sử dụng rượu bia, các loại chất kích thích.

C Học cách suy nghĩ đơn giản về cuộc sống.

D. Làm những công việc mà mình cảm thấy thích thú như nấu ăn, đọc sách, du lịch,
v.v…
E. Khác: .....................................
A. Không cần thiết. C. Chỉ cần tìm hiểu một chút, sơ qua.
Câu 10: Có nên tìm hiểu về các vấn đề của căn bệnh trầm cảm như nguyên
B. có cũng được, không có cũng chẳng D. Cần tìm hiểu thật kỹ
nhân, giải pháp, v.v…
sao.

Câu 11: Bạn sẽ là gì nếu chính bản thân bạn hay người nhà, anh chị em, bạn bè
của mình bị mắc bệnh trầm cảm? ( Có thể chọn nhiều đáp án )

A. Ở bên cạnh an ủi. F. Không nói với ai cả.

B. Chia sẻ với mọi người. G. Tìm đến hoạt động thư giãn, giải trí.

C. Đến bệnh viện tâm thần. H. Tìm hiểu về trạng thái, cả xúc đó.

D. Mua thuốc uống. I. Khác: ....................................

E. Cúng bái.

Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng ý tham gia vào bài khảo sát để giúp đỡ
mình trong công cuộc nghiên cứu!!!

6. Vấn đề nghiên cứu:

Hiện nay có nhiều trường hợp HSSV bị mắc trầm cảm từ nặng, nhẹ đến vừa.
Nhiều trường hợp còn tự tử. Vậy nên vấn đề em muốn đặt ra ở đây là muốn mọi
người biết thêm về thực trạng bệnh trầm cảm có tầm ảnh hưởng như thế nào và
muốn đưa ra những giải pháp thích hợp để phòng ngừa và để HSSV tránh xa khỏi
bệnh trầm cảm, muốn tất cả những HSSV có nhiều kiến thức hơn về các xã hội
đang nổi trội để không chỉ giúp người khác mà còn có thể có phần nào hỗ trợ cho
bản thân mình, cuộc việc, cuộc sống, học tập và cả qiao tiếp xã hội.

7. Giả thuyết nghiên cứu:


Nhận thức của sinh viên về bệnh rối loạn trầm cảm còn hạn chế, cụ thể: sinh viên
chưa có hiểu biết đầy đủ về các nguy cơ, biểu hiện, hậu quả, các yếu tố ảnh hưởng,
cách điều trị và cách thức phòng ngừa rối loạn trầm cảm.

Các sinh viên theo các năm, các niêm khóa khác nhau, các ngành học khác nhau
của trường Đại học Nguyễn Trãi có nhận thức khác nhau về những thông tin cụ thể,
các phòng ngừa và điều trị bệnh trầm cảm.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1: Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu sau đó kết hợp với kết quả nghiên cứu thực tiễn.
Các tài liệu nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa sử dụng nhằm mục đích tham
khảo.

8.2: Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi:

Nhằm tìm hiểu về sự hiểu biết và nhận thức về bệnh trầm cảm.

8.3: Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:

Thống kê, xử lý các kết quả thu thập được từ bảng hỏi rồi sau đó đưa ra các kết
quả thực tế theo như phiếu trả lời khách thể nghiên cứu.

9. Kết cấu của đề tài:

Chương 1: Cơ sở lý luận.

Chương này sẽ đưa ra các lý thuyết về trầm cảm và trầm cảm ở HSSV.

Chương 2: Kết quả khảo sát đã thu thấp được.

Các kết quả thu thập được sẽ được tổng kết và nêu lên một số ý kiến nhận xét của
cá nhân, những thông tin thu thập được.

Chương 3: Giải pháp.

Đưa ra những giải pháp mà bản thân biết và những giải pháp từ các nguồn thông
tin nghiên cứu, tham khảo.

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1: Cơ sở lý luận:

1.1: Khái niệm:

1.1.1: Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một loại rối loạn ảnh hưởng tới tâm trạng, gây ra cảm giác buồn bã
và mất hứng thú liên tục, dai dẳng kéo dài. Trầm cảm thường ảnh hưởng đến cảm
nhận, suy nghĩ và hành xử, cùng với một loạt các vấn đề khác về cảm xúc và thể
chất của người mắc. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi thực hiên các hoạt động
thường ngày, đôi khi họ cảm thấy cuộc sống này không đáng sống. Người mắc trầm
cảm không dễ dàng thoát khỏi cảm giác tiêu cực. Điều trị chúng bệnh này cần rất
nhiều thời gian và công sức.

- WHO (Tổ chức Y tế thế giới) định nghĩa rằng: “Trầm cảm là một rối loạn tâm
thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm
giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung”
(Lưu Thị Liên, 2020)

- Trong từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, ông nhận định: “Trầm cảm là
trạng thái xúc cảm mạnh đặc trưng bởi bối cảnh cảm xúc âm tính, bởi những thay
đổi của môi trường về những quan điểm của động cơ nhận thức và bởi tính thụ động
của hành vi nói chung” (Nguyễn Thị Bình, 2015)

- Theo bảng phân loại lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM – IV, 1984)
và Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD – 10): “Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm
xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn
đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố
gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần” (Nguyễn
Thị Bình, 2015)

- Trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc được biểu hiện một cách rõ rệt bởi
khí sắc, hành vi, ứng xử thể hiện sự buồn rầu, kèm theo cảm giác chán chường, bi
quan thậm chí có ý nghĩ tự sát, ức chế gần như toàn bộ các mặt hoạt động thể chất
và tâm lý. (Nguyễn Thị Bình, 2015)

1.1.2: Trầm cảm ở học sinh, sinh viên là gì?


Trầm cảm ở học sinh là một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay, các
chuyên gia cho biết tình trạng này đang có xu hướng gia tăng đáng kể. Bệnh lý sẽ
gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, thể chất của người bệnh, đồng thời
làm suy giảm chất lượng học tập và cuộc sống của mỗi học sinh. 

1.2: Một vài con số đáng báo động về tự tử và trầm cảm ở học sinh, sinh viên:

Các vụ tự tử ở thanh thiếu niên đã tiếp tục gia tăng đáng kể trong những năm gần
đây. Vẫn còn những con số đáng báo động sau:

- Cứ mỗi 100 phút, một thanh thiếu niên tự sát.

- Tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ ba đối với thanh niên từ 15 đến 24 tuổi.

- Khoảng 20% thanh thiếu niên bị trầm cảm trước khi đến tuổi trưởng thành.

- Từ 10 đến 15% bị các triệu chứng cùng một lúc.

- Chỉ có 30% thanh thiếu niên trầm cảm đang được điều trị.

Tỷ lệ học sinh trung học cho biết, các em có ý định nghiêm túc về việc tự tử đã
giảm từ 29% vào năm 1991 xuống 14% vào năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã tăng
lên kể từ thời điểm đó, đạt 17% vào năm 2017. Cũng tỷ lệ này đối với sinh viên cho
biết đã cố gắng tự tử vẫn tương đối ổn định trong những năm 1990 và đầu những
năm 2000 (từ 7 đến 9%) nhưng giảm từ 8% năm 2005 xuống 6% năm 2009. Xu
hướng này đảo ngược vào năm 2011, với tỷ lệ tăng lên 8%/năm và 9% vào năm
2015, trước khi giảm xuống 7% vào năm 2017.

Một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều, 2 đến 3% học sinh trung học cho biết, cần được chăm
sóc y tế do cố gắng tự tử và tỷ lệ này không đổi từ năm 1991 đến năm 2009. Tuy
nhiên, tỷ trọng này tăng từ 1,9% năm 2009 lên 2,8% năm 2015. Năm 2017, tỷ trọng
này là 2,4%.

Tỷ lệ nữ sinh cho biết các em đã có ý định nghiêm túc về việc tự tử (lần lượt là
22% và 12% vào năm 2017) cao hơn nam giới (tương ứng là 9 và 5%) và cần được
chăm sóc y tế (tương ứng là 3,1 và 1,5%). Tuy nhiên, nam giới có khả năng tự tử
thành công cao hơn nhiều.
Vào năm 2017, các nữ sinh lớp 9 có nguy cơ tìm cách tự tử cao gần gấp đôi so với
các bạn lớp 12 (11 so với 6%). Không có sự khác biệt đáng chú ý về trình độ giữa
các nữ giới thật sự nghĩ đến việc tự tử (20 đến 23%, theo cấp lớp) hoặc báo cáo nỗ
lực tự tử của các em cần được chăm sóc y tế (2,5 đến 3,8%). Trong số nam giới vào
năm 2017, học sinh lớp 12 có nhiều khả năng hơn học sinh lớp 9 báo cáo nghiêm
túc về việc tự tử, lần lượt là 15 và 10%.

Một số thanh thiếu niên có nhiều nguy cơ bị trầm cảm và tự tử hơn những người
khác. Những yếu tố bao gồm:

- Thanh thiếu niên nữ phát triển trầm cảm thường xuyên hơn nam giới gấp đôi.

- Thanh thiếu niên bị lạm dụng và bị bỏ rơi đặc biệt có nguy cơ.

- Thanh thiếu niên mắc bệnh mãn tính hoặc các tình trạng thể chất khác đều có
nguy cơ mắc bệnh.

- Thanh thiếu niên có tiền sử gia đình bị trầm cảm hoặc bệnh tâm thần.

- Thanh thiếu niên có vấn đề về tâm thần hoặc lạm dụng chất gây nghiện không
được điều trị: Khoảng 2/3 thanh thiếu niên mắc chứng trầm cảm nặng cũng phải đối
mặt với chứng rối loạn tâm trạng khác như rối loạn nhịp tim, lo lắng, hành vi
chống đối xã hội hoặc lạm dụng chất kích thích.

- Những người trẻ từng trải qua chấn thương hoặc sự đổ vỡ trong gia đình, bao gồm
cả ly hôn và cái chết của cha mẹ.

Chương 2: Kết quả khảo sát nghiên cứu:

2.1: Trầm cảm là căn bệnh như thế nào?

Theo như khảo sát sơ bộ thì những người được khảo sát đều cho rằng, Trầm cảm
là căn bệnh rối loạn cảm xúc, tâm trạng và suy nghĩ. Đây là một căn bệnh về mặt
tâm lý khi bị căng thẳng quá mức và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe về cả mặt
thể xác lẫn tinh thần.

Từ đó chúng ta còn có thể hiểu biết thêm rằng: Bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn
tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không
kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc,
kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm
giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.

2.2: Độ tuổi dễ mắc bệnh trầm cảm nhất:

Theo như kết quả đã thu thập được từ số liệu khảo sát đã cho thấy, có đến 50%
người đã chọn độ tuổi dễ mắc bệnh trầm cảm nhất là độ tuổi từ 18 – 20 tuổi, tiếp
theo đó là 15 – 17 tuổi với 33,3% và còn lại là 16,7% số người cho rằng số tuổi dễ
mắc bệnh trầm cảm nhất là từ 12 – 14 tuổi. Từ những thống kê này cho ta thấy rõ
hơn được không chỉ những người lớn tuổi mà còn rất nhiều HSSV trong mọi độ tuổi
đều là đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm, nhất là trong thời buổi xã hội phát triển
nhanh chóng như ngày nay.

2.3: HSSV có phải là đối tượng dễ có khả năng mắc bệnh trầm cảm?

Về câu hỏi này thì tất cả những người được khảo sát đều cho biết rằng là HSSV
đều là đối tượng dễ có khả năng bị mắc bệnh trầm cảm nhất. Điều này cho thấy
được rõ nhận thức của mọi người về căn bệnh trầm cảm, những đối tượng dễ mắc
phải cũng như những yếu tố khác.

2.4: Nguyên nhân khiến học sinh, sinh viên có thể bị mắc trầm cảm:

Theo số liệu thống kê được từ số liệu khảo sát thì với HSSV, áp lực học tập và thi
cử là điều khiến cho nhiều HSSV dễ mắc bệnh trầm cảm nhất chiếm tới 50%. Tiếp
theo đó là thói quen sống không lành mạnh với 16.7% và sự thiếu tình thương của
gia đình cũng chiếm 16,7%. Bên cạnh đó thì có rất nhiều người lại chọn ý kiến tất
cả các mục trên là bao gồm cả những ý kiến trước cùng với bạn lực học đường,
chiếm 16,7%.

Những áp lực, căng thẳng từ việc học hành, thi cử khiến cho mọi HSSV lo lắng và
bất ổn về mặt tinh thân, cộng thêm những ganh nặng từ sự kỳ vọng của gia đình,
thầy cô càng khiến cho các học sinh cũng như sinh viên lâm vào tình trạng áp lực về
tâm lý. Việc bị gia đình, thầy cô áp đặt vào vấn đề học tập quá mức cũng ít nhiều
khiến cho mọi HSSV cảm thấy mệt mỏi, tiêu cực,…
Sự thiếu quan tâm từ gia đình, người thân, hay cả bạn bè cũng khiến cho nhiều
HSSV trở nên dễ bị trầm cảm hơn. Ở lứa tuổi 16 – 18, đây có thể gọi là lứa tuổi
phát triển tâm sinh lý rõ rệt nhất nên nhiều những HSSV rất nhạy cảm với các thay
đổi của môi trường xung quanh. Không những thế đây cũng là lứa tuổi yêu đương
nên chỉ cần những va vấp nhỏ như thất tình, tình bạn rạn nứt, bố mẹ ca thán thất
vọng cũng dễ khiến cho nhiều người bị tổn thương tâm ký dẫn đến trầm cảm.

Bên cạnh những việc đó thì việc bạo lực học đường cũng không còn quá xa lạ gì
đối xã hội ngày nay. Ngày nay, không chi bạo lực bằng lời nói mà nhiều người còn
bị bạo lực học đường mạng. Những lời bêu rếu trên mạng xã hội, những lời nói xấu
của các bạn cùng lớp, cùng trường cũng khiến cho tinh thần của nhiều HSSV bị tổn
thương nghiêm trọng. Những người bị bạo lực học đường sẽ dần trở nên tiêu cực,
tác rời tập thể, xã hội và lâu dần sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như việc học
tập.

2.5: Bệnh trầm cảm có phải loại bệnh nghiêm trọng?

Theo như khảo sát thì có 66,7% người chọn trầm cảm là loại bệnh rất nghiêm
trọng và 33,3% người chọn là nghiêm trọng. Theo cá nhân em thấy thì để xem xét
về vấn đề giữa nghiêm trọng ở mức trung bình hay cực kì nghiêm trọng không quan
trọng vì chính bản thân mình thấy căn bệnh này ảnh hưởng thế nào thì chính là mức
độ ảnh hưởng của nó. Nhưng hầu hết thì chúng ta đều sẽ thấy rõ nhất được rằng
trầm cảm ít hay nhiều cũng đều ảnh hưởng đến người bị bệnh và còn đặc biệt hơn
nữa là khi HSSV bị, không chỉ ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống, công việc cũng
như học tập đến cả sau này nữa.

2.6: Trầm cảm có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày?

Chỉ cần nghe sơ qua nguyên nhân dẫn đến việc HSSV mắc bệnh trầm cảm thôi
cũng cho ta thấy rõ được ít nhiều sự ảnh hưởng của nó. Có đến 100% người khảo
sát đồng ý với ý kiến HSSV bị mắc bệnh trầm cảm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc
sống. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường hằng ngày mà nó còn
ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp, học tập. Người mắc bệnh trầm cảm thường sẽ
khép mình lại dần dần rồi muốn tác ra khỏi xã hội, thoát ra khỏi thế giới.

2.7: Người mắc bệnh trầm cảm thường có biểu hiện gì?
Theo khảo sát, những biểu hiện mà nhiều người cho rằng HSSV sẽ có khi bị trầm
cảm là cảm thấy buồn rầu, khó chịu và dễ nổi cáu gắt chiếm 50%, tiếp đó có ý định
tự sát cũng chiếm tỉ lệ cao lên đến 33,3% và cuối cùng là mất ngủ với 16,7%.

Bên cạnh những biểu hiện như mất ngủ, dễ nổi cáu gắt, khó chịu, buồn rầu hay có
ý định tự sát ra thì cũng còn rất nhiều biểu hiện khác như: không thể tập trung vào
một công việc cụ thể; khó ghi nhớ, kết quả học tập giảm sút nghiêm trọng; không
quan tâm đến các hoạt động giải trí, công việc hay sở thích cả nhân; cơ thể có nhiều
biểu hiện như đau đầu, đau cơ, ra nhiều mồ hôi, đau bụng, đau ngực, … đi khám
không ra kết quả.

2.8: Có thể chữa khỏi bệnh trầm cảm không?

Theo kết quả thu thấp được cho thấy có đến 66,7% người nói việc có thể điều trị
được hay không còn phù thuộc lớn vào người bệnh; 16,7% người thì chắc chắn rằng
có thể hoàn toàn (Có) điều trị được và cũng có 16,7% người không chắc chắn với
việc có thể điều trị được bệnh (Có thể).

Việc điều trị được hay không cũng cần sự hỗ trợ và cố gắng rất nhiều từ người
bệnh cũng như là từ người thân và bạn bè của người bệnh. Không chỉ cần quan tâm,
chia sẽ mà còn cần động viên để có thể giúp những HSSV vượt qua mọi rào cảm về
mặt tâm lý mang lại.

2.9: Phương pháp giúp hạn chế trầm cảm là gì?

Theo như các phương pháp được đưa ra thì có tới 66,7% người chọn phương pháp
để HSSV làm những công việc mình thích, cảm thấy hứng thú; 16,7% thì chọn
phương pháp ăn uống đầy đủ, hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích; và cũng
có 16,7% người chọn phương án là HSSV hãy học cách suy nghĩ đơn giản về cuộc
sống.

Việc HSSV bị trầm cảm ảnh hưởng rất nhiều đến sở thích cũng như cuộc sống
nên việc làm theo những điều mình thích, cảm thấy thú vị cũng là một liệu pháp vô
cùng hữu ích nhằm đem lại sự hứng thú với những việc mình thích làm; Bên cạnh
đó thì ngày nay, thế giới đang hội nhập nên việc HSSV sử dụng các chất kích thích
như thuốc lá, thuốc lá điện tử hay rượu bia từ sớm cũng không còn là một điều gì lạ
lẫm nhưng chính vì việc sử dụng những chất kích thích đó khiến cho nhiều HSSV bị
đánh mất chính mình rồi dần trở nên ít giao tiếp với xã hội sau đó là bị trầm cảm
vậy nên việc hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích thay vào đó là sống một lối
sống lành mạnh thì tốt hơn rất nhiều. Và việc học cách suy nghĩ lối sống đơn giản
cũng phần nào hỗ trợ cho người bị bệnh trầm cảm vì HSSV là đối tượng đang phát
triển về mặt cảm xúc và tình cảm nên thường suy nghĩ nhiều điều nên việc áp đặt
hay bị áp lực quá lớn về mặt tinh thần sẽ rất ảnh hưởng đến mặt tâm lý vậy nên cần
suy nghĩ đơn giản hơn về mọi điều một chút đề không cảm thấy áp lực tâm lý năng
nề.

2.10: Có nên tìm hiểu về các vấn đề của căn bệnh trầm cảm?

Theo kết quả đã thu thấp được, có 83,3% người nói cần tìm hiểu thật kĩ về mọi
vấn đề của bệnh trầm cảm và 16,7% còn lại thi lại chọn là có tìm hiểu cũng được
mà không cũng chẳng làm sao hết.

Thật ra tìm hiểu thêm về một vấn đề đáng nổi trội của xã hội cũng là một điều
đáng nên làm. Việc tìm hiểu thêm về vấn đề trầm cảm ở HSSV không chỉ giúp ích
cho bản thân mình tránh mắc phải cũng như là có thể giúp đỡ được người nào đó
đang có vấn đề tâm lý tránh khỏi trầm cảm, việc ngăn chặn kịp thời trầm cảm ở
HSSV cũng đang là vấn đề cấp thiết đang đặt ra hiện nay.

2.11: Nên làm gì nếu chính bản thân hay người nhà, bạn bè, anh chị em bị mắc
trầm cảm?

Tỉ lệ người chọn cao nhất chiếm đến 83,3/100% người nói là nếu bản thân hay
người nhà, anh chị em, bạn bè bị trầm cảm thì cần phải đi tìm đến bác sĩ tâm lý để
các bác sĩ có thể hỗ trợ, điều trị, đưa ra những liệu pháp thích hợp cũng như chia sẻ,
đưa ra những lời khuyên tốt cho người bệnh; Tiếp đến là tìm đến 66,7/100% người
chọn nên tìm đến những hoạt động giải trí thư giãn để giúp tinh thần, tâm trạng
được thoải mái hơn, hỗ trợ rất nhiều về mặt tâm lý; 50/100% người thì chọn sẽ ở
bên cạnh người bệnh để an ủi, sẽ chia, đưa ra các lời khuyên phù hợp để người bị
không cảm thấy tiêu cực; 33,3/100% người chọn sẽ tự tìm hiểu về cảm xúc mình
đang mắc phải sau đó tự tìm những hướng giải quyết thích hợp để bản thân không
mắc quá nhiều vấn đề tiêu cực.

Chương 3: Các giải pháp tốt cho học sinh, sinh viên
3.1: Về phía nhà trường và gia đình:

- Không nên tạo áp lực học tập quá lớn cho HSSV, tạo cho HSSV tinh thần thoải
mái , hứng thú trong học tập,….

- Giúp HSSV có một lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội cũng như các
loại chất kích thích.

- Nhà trường cần phát triển các chương trình, hoạt động ngoại khóa, tập huấn, hội
thảo về vấn đề rối loạn trầm cảm, từ đó nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề
này.

- Quan tâm nhiều hơn đến HSSV đồng thời cũng nên chia sẻ với HSSV các vấn đề
trong cuộc sống, hướng dẫn HSSV thoát khỏi những vấn đề rắc rối bản thân đang
gặp phải.

- Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến các HSSV để không xảy ra các tệ nạn bạo
lực xã hội cũng như bạo lực mạng.

- Phụ huynh cần theo dõi giấc ngủ của con em vì các rối loạn tâm thần thường gây
ra mất ngủ. Bên cạnh đó nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở trẻ và
tìm hướng giải quyết. Khuyến khích học sinh nói ra vấn đề của mình, cùng trẻ tìm
ra giải pháp để giải quyết vấn đề.Tránh đặt kỳ vọng quá cao ở trẻ, gây ra áp lực lớn
trong học tập. Tạo môi trường học tập thân thiện, thoải mái, lành mạnh, sắp xếp lịch
học tập và thi cử hợp lý, khoa học.

3.2: Về phía HSSV, để tránh các vấn đề của bệnh trầm cảm thì nên có những thói
quen sinh hoạt tốt như:

- Suy nghĩ đơn giản về cuộc sống

- Hòa đồng hơn với bạn bè và người thân

- Tham gia các hoạt động từ thiện

- Làm những công việc bản thân cảm thấy thích thú như đọc sách, nấu ăn, đi du lịch

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

- Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng

- Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi bạn đang cảm thấy chán nản
- Tập thể dục thường xuyên

- Bản thân học sinh cần xây dựng thời gian biểu học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp
lý, khoa học; tránh học quá nhiều, dồn nén sẽ dẫn đến kết quả học tập không tốt.
Rèn luyện cách suy nghĩ tích cực, cố gắng giải quyết vấn đề; học cách đối thoại,
trình bày vấn đề của bản thân với gia đình và nhà trường. Tăng cường các hoạt động
thể thao, ăn uống lành mạnh, tránh các thói quen không tốt như thức khuya, chơi
game, sử dụng các chất kích thích.

KẾT LUẬN

Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy việc HSSV ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống,
công việc, học tập. Việc HSSV cần tìm hiểu thêm về những biện pháp phòng tránh
là vô cùng cần thiết không chỉ giúp đỡ cho chính bản thân mình mà còn có thể giúp
đỡ được phần nào nếu xung quanh có người bị mắc bệnh trầm cảm.

Người bị mắc bệnh trầm cảm cũng nên tìm đến bác sĩ hay là nên chia sẻ với bạn
bè hay người thân để được hỗ trợ, giúp đỡ, sẻ chia; không nên để bản thân bị ảnh
hưởng tiêu cực quá nhiều dẫn đến làm việc không hay.

Có thể nói bệnh trầm cảm không phải là một điều gì xấu nhưng nó cũng đang và
sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhiều HSSV nên cần tìm nhiều biện pháp thích hợp để
không bị trẩm cảm.

Đã là HSSV thì nên xây dựng thời gian biểu học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý,
khoa học; tránh học quá nhiều, dồn nén sẽ dẫn đến kết quả học tập không tốt. Rèn
luyện cách suy nghĩ tích cực, cố gắng giải quyết vấn đề; học cách đối thoại, trình
bày vấn đề của bản thân với gia đình và nhà trường. Tăng cường các hoạt động thể
thao, ăn uống lành mạnh, tránh các thói quen không tốt như thức khuya, chơi game,
sử dụng các chất kích thích. “Cần tập một thói quen tốt để có một cuộc sống tốt.”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lưu Thị Liên (2020): Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo
âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm
2019. Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Y đa khoa, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Bình (2015): Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. Luận
văn thạc sĩ tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

3. Phạm Thị Vân (2015): Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của sinh viên trường Đại
học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiểu luận nghiên cứu, Đại học Quốc gia
Hà Nội.

4. Trương Oanh (2022): Trầm cảm ở học sinh: Dấu hiệu nhận biết và hậu quả khó
lương. Tạp chí Tâm lý học (26/07/2022)

5. Công Tùng (Phóng viên THVN tại Mỹ) (2022): Trẻ em Mỹ mắc trầm cảm có xu
hướng tăng sau đại dịch. VTV Báo điện tử New

6. Dương Ngân (2022): Báo động tỷ lệ trầm cảm tuổi học đường gia tăng. Y tế -
Sức khỏe, báo Đầu tư Online (27/10/2022)

7. Nguyễn Hà (2018): Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh. Bệnh lý trầm cảm
(28/12/2018).

8. Vinmec: Cảnh giác trầm cảm ở học sinh sinh viên.

You might also like