You are on page 1of 11

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên tại Việt Nam hiện nay

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, bệnh trầm cảm ngày càng trở nên phổ biến và có tác
hại vô cùng to lớn về mặt tinh thần của những người trẻ mắc phải căn bệnh trầm
cảm. Trẻ vị thành niên lại chính là một trong những độ tuổi có nguy cơ trầm
cảm rất cao, điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển và tư duy nhận thức của
những thế hệ tương lai đất nước. Trầm cảm là một căn bệnh của xã hội hiện đại,
đặc trưng bởi cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài liên tục. Người bị trầm
cảm khó có thể thoát khỏi trầm cảm và làm việc hoặc sinh hoạt bình thường với
gia đình và bạn bè xung quanh. Trầm cảm ở tuổi dậy thì đang trở nên phổ biến
trong những gần đây, nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi hormone, áp lực trong
việc học, bất đồng với gia đình, nhà trường, bạn bè. Để có thể phòng ngừa được
căn bệnh trầm cảm ở tuổi vị thành niên thì việc tìm hiểu về bệnh trầm cảm ở trẻ
vị thành niên đóng vai trò quan trọng.
Tại Việt Nam, trầm cảm chỉ mới được nhắc đến trong vài năm trở lại đây khi
chứng kiến tỉ lệ tự sát do trầm cảm tăng cao, đặc biệt là ở giới trẻ.
Theo thống kê, có khoảng 30% dân số Việt Nam có những bệnh về rối loạn tâm
thần, 25% trong số đó là trầm cảm. Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt
Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là
6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Nếu trước kia
người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì hiện nay trầm
cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 - 27 tuổi.
Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Trung bình cứ 2 bệnh nhân nữ mới có
1 bệnh nhân nam bị trầm cảm. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số lượng bệnh
nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20 - 30% mỗi
năm.
Nhằm đánh giá đúng tình trạng bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên, tôi chọn đề
tài: “Trầm cảm ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
khoa học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bệnh trầm cảm, đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần đưa ra một số biện pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm ở
trẻ vị thành niên tại Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tìm hiểu những nguyên nhân của bệnh trầm cảm đối với trẻ vị thành niên
tại Việt Nam.
Hai là, làm rõ thực trạng về bệnh trầm cảm ở trẻ bị thành niên tại Việt Nam hiện
nay.
Ba là, đề xuất các giải pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề về bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành
niên tại Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tại Việt Nam
Phạm vi thời gian: từ năm 2016 đến năm 2021
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề trầm cảm ở trẻ vị thành
niên tại Việt Nam hiện nay dưới góc độ tâm lí học. Từ đó đề xuất và thực
nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức ở trẻ vị thành niên về bản
thân và cách ứng phó với lo âu, căng thẳng nhằm phòng ngừa trầm cảm ở trẻ vị
thành niên tại Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận: Để giải quyết những vấn đề
do đề tài đặt ra, chúng tôi dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, các phương pháp liên ngành trong nghiên
cứu: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bảng
hỏi, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thu thập tài liệu, xử lý tài
liệu…

Nội dung nghiên cứu


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm trầm cảm
Trầm cảm hay rối loạn trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi khí sắc
trầm cảm, mất hứng thú, bi quan và buồn bã kéo dài. Người mắc chứng bệnh thường
giảm hoặc mất hẳn sự quan tâm đối với mọi thứ xung quanh, kể cả những thứ yêu thích
trước đây.
Ban đầu, trầm cảm chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần nhưng về lâu, chứng bệnh
này còn gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe thể chất. Về lâu dài, bệnh
nhân có xu hướng tự cô lập, tách rời với cộng đồng và thậm chí phát sinh hành vi tự
sát.
1.1.2. Khái niệm tuổi vị thành niên
Vị thành niên là cụm từ dùng để chỉ những người thuộc độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi. Đây
là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Biểu hiện nổi bật ở lứa tuổi này là
những thay đổi về tâm sinh lý, nhận thức và cảm xúc.
Về mặt sinh lý, trẻ vị thành niên có sự biến đổi như tăng chiều cao, sự phát triển của
các cơ quan sinh sản… khiến ngoại hình các em có những thay đổi, hormon thay
đổi nên tâm trạng của trẻ hay thay đổi, nhạy cảm hơn, dễ nổi giận bất ngờ, dễ
nhiệt tình nhưng cũng dễ chán nản.
1.1.3. Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên
Đây là giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự phát triển của
trẻ. Những diễn biến phát triển tâm lý trẻ em giai đoạn này cũng
khá phức tạp, bị ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan để chuẩn bị cho quá trình dậy thì, trưởng thành.
Có một điều không thể phủ nhận là ở giai đoạn này, trẻ có những
thay đổi rõ rệt về hình thức (lớn rất nhanh), tâm sinh lý, trẻ cũng
sẽ quan tâm đến những sự thay đổi này của bản thân, ý thức bản
thân được coi là một bước biến chuyển mới, giúp trẻ nhận thức,
đánh giá được bản thân. Trẻ sẽ dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá
của mọi người để sẽ xem xét hành vi và hoạt động của mình có
phù hợp với chuẩn mực của gia đình và xã hội hay không.

Ở giai đoạn này, trẻ cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của
mọi người xung quanh. Chính vì thế, đôi khi chỉ một lời khen nhỏ
cho thành công nhỏ cũng sẽ khiến trẻ trở nên tự cao, tự mãn và
đánh giá cao bản thân mình. Ngược lại, những thất bại nhỏ khi bị
chê trách cũng có thể khiến cho các em rụt rè, tự ti.

1.1.4. Biểu hiện của trầm cảm ở trẻ vị thành niên


-Người mắc bệnh thường có khi sắc buồn trầm, nét mặt ủ rũ, buồn bã
chán chường và bi quan.
-Người mắc chứng trầm cảm, cơ thể của họ dường như luôn ở trạng thái
căng thẳng liên tục dẫn đến mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài.
-Thường bị rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ.
-Mất khả năng tập trung và ghi nhớ.
-Dễ kích động.
-Có những hành vi làm tổn thương đến chính bản thân mình.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Các bệnh liên quan tới các bệnh tâm thần học hoặc lạm dụng chất gây
nghiện: Rất nhiều các nghiên cứu tâm lý đã xác định rằng phần lớn thanh
thiếu niên trầm cảm hoặc tự tử có dấu hiệu nghiêm trọng về tâm thần,
chẳng hạn như rối loạn giảm áp lực, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc,
rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ…
Xu hướng tính dục: một yếu tố cá nhân có liên quan tới việc thanh thiếu
niên tự tử là câu chuyện đồng giới. Xu hướng này tăng lên trong khoảng
10 năm trở lại đây ở các em thanh thiếu niên LGBT bất kể các em có
quan hệ tình dục đồng giới hay không. Kỳ thị, trở thành nạn nhân, sự cô
lập và sự từ chối chấp nhận của cha mẹ là những yếu tố dẫn tới hành vi tự
sát.

● Môi trường gia đình: Chẳng hạn như thiếu sự hỗ trợ của cha mẹ, quan
hệ cha mẹ - con cái tiêu cực, không có sự kết nối là một trong các yếu tố
góp phần và tăng nguy cơ dẫn tới trầm cảm.

● Những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống: Chẳng hạn như từng bị lạm
dụng tình dục, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như đột ngột mất
người thân, xung đột quá lớn với cha mẹ hoặc mất đi một mối quan hệ
lãng mạn. Bắt nạt cũng là một trong các yếu tố quan trọng. Ngoài ra, các
vấn đề liên quan tới pháp lý, kỷ luật, khó khăn trong học tập cũng là
những nguy cơ khác của trầm cảm.

● Ngoài ra còn có yếu tố về di truyền học, sinh học: Có những thanh


thiếu niên trầm cảm có liên quan tới bệnh lý tâm thần của cha mẹ. Các
bất thường về sinh học thần kinh, đặc biệt là nồng độ serotonin của hệ
thần kinh trung ương thấp hơn có liên quan tới tính bốc đồng và trầm
cảm ở người lớn.
1.3. Hậu quả của bệnh trầm cảm đối với trẻ vị thành niên
Hậu quả của bệnh trầm cảm về mặt thể chất
 Thay đổi cảm giác ngon miệng: ăn quá ít hoặc quá nhiều
 Mất ngủ: vì liên tục lạc lối trong những suy nghĩ bất an, tiêu cực nên khó có
thể yên tâm ngon giấc
 Tác động tiêu cực đến huyết áp
 Nếu chán nản, cơ thể sẽ sản sinh nhiều cortisol và epinephrin. Hai loại hormon
căng thẳng này có thể ảnh hưởng lớn đến nhịp tim và huyết áp, từ đó làm động
mạch yếu đi đáng kể, hạn chế lưu lượng máu, đồng thời hình thành mảng bám
trên thành động mạch. Kết quả là bệnh nhân trầm cảm rất dễ lên cơn đau tim và
đột quỵ.
 Suy giảm sức đề kháng: Khi mắc bệnh trầm cảm, hệ thống miễn dịch bắt
đầu suy yếu rõ rệt. Vì vậy, rất dễ bị bệnh nóng sốt, cảm cúm, cảm lạnh…

Hậu quả của bệnh trầm cảm về mặt tinh thần


 Thiếu tập trung: Người bị trầm cảm thường bị rối loạn trong tư duy và suy
nghĩ. Điều đó khiến họ dường như không thể tập trung cao độ để giải quyết
vấn đề hoặc hoàn thành nhiệm vụ
 Suy giảm trí nhớ: Không chỉ khó tập trung hơn, bệnh nhân trầm cảm còn
thường xuyên trở nên đãng trí. Họ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khá
cao.
 Ảnh hưởng đến chất lượng các mối quan hệ xã hội: Khi bị bệnh này, nhiều
người bệnh bắt đầu sống thu mình, khép kín, thụ động trong giao tiếp và
hầu như không tìm kiếm các mối quan hệ mới cũng như ngừng phát triển
bản thân. Xu hướng cô lập chính mình trong vỏ bọc kiên cố này có thể vô
tình khiến các mối quan hệ tốt đẹp của bạn với những người xung quanh bị
rạn nứt, đổ vỡ.
 Làm tổn thương bản thân và tự tử: Với những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện
liên tục trong đầu, bệnh nhân trầm cảm thường cảm thấy tự ti, bế tắc, bất
lực, vô dụng, dư thừa và không xứng đáng sống tiếp. Do đó, họ xoa dịu cảm
giác tội lỗi bằng cách tự trừng phạt bản thân (rạch tay, tự gây thương tích,
nảy sinh ý định tự sát, cố gắng tự sát…).
CHƯƠNG 2
TRẦM CẢM Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Nguyên nhân của trầm cảm ở tuổi vị thành niên tại Việt Nam hiện
nay
2.1.1 Nguyên nhân khách quan
-Yếu tố di truyền: Nguy cơ bị trầm cảm ở những trẻ có người thân
từng bị trầm cảm cao hơn đáng kể so với các trẻ khác
-Sự thay đổi tâm sinh lý: Khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì, tâm
sinh lý của các em sẽ thay đổi nhanh chóng.
-Tổn thương trong quá khứ: Những sang chấn tâm lý thời thơ ấu
-Tác động của công nghệ: Sự gia tăng trầm cảm và tự tử trong giới
trẻ có liên quan đến xu hướng kết nối với các phương tiện truyền
thông và mạng xã hội
2.1.2 Nguyên nhân chủ quan
-Lối sống không lành mạnh: Những thói quen xấu như ăn uống
không điều độ, thức khuya, nghiên chơi gmae, lười vận động, sử
dụng chất kích thích là nguyên nhân phổ biến khiến các em suy
nhược thần kinh và suy giảm thể chất.
-Ngủ không đủ giấc: Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sức khỏe tinh thần của mỗi người, Ngày nay, vì bận rộn
học hành, thi cử,… đa số trẻ vị thành niên không ngủ đủ giấc hoặc
ngủ không ngon giấc. Điều đó dẫn đến tình trạng chán nản, cáu gắt,
ủ rũ.
2.2 Thực trạng của trầm cảm ở tuổi vị thành niên tại Việt Nam hiện
nay
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), khoảng 8%
đến 29% trẻ em vị thành niên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe
tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên
có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng
20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiếtTheo báo
cáo của nhiều nghiên cứu trong nước, 87% số trẻ em trong mẫu
nghiên cứu có vấn đề về tâm lý. Nghiên cứu với 202 trẻ em, trong đó
có 22,8% số trẻ em trầm cảm; 23,7% số trẻ muốn tự tử; 10,4% tâm
thần; 4% tự kỷ và 2,5% lo âu. Như vậy, ước tính tại Việt Nam có ít
nhất ba triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm
thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và
điều trị cần thiết. Điều đó khiến một bộ phận còn lại tìm kiếm và sử
dụng rượu, thuốc lá và ma túy để “tự chữa”, xoa dịu các dấu hiệu
của rối loạn tâm thần dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng, thậm chí
gây nguy hiểm với xã hội.
Một thống kê cho thấy có đến 6% dân số tại TP.HCM bị bệnh trầm
cảm. Nếu trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi
từ 60 - 65 tuổi, thì hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với
độ tuổi từ 15-27 tuổi.
Khái niệm trầm cảm
https://tamlytrilieunhc.com/tram-cam-360.html

Khái niệm tuổi vị thành niên


http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/hieu-ve-tre-vi-thanh-nien/
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
https://kenh14.vn/khung-hoang-tram-cam-vi-thanh-nien-
20220412153732169.chn
Hậu quả của trầm cảm
https://tamlytrilieunhc.com/hau-qua-cua-benh-tram-cam-
2430.html
Biểu hiện của trầm cảm
http://cerebio.vn/10-bieu-hien-cua-benh-tram-cam-454/

Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-


tin-suc-khoe/nhi/cac-giai-doan-phat-trien-tam-ly-cua-tre-tu-so-sinh-den-vi-
thanh-nien/
Số liệu thống kê https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tinh-
trang-tram-cam-o-viet-nam-hien-nay/
Số liệu thống kê https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/hon-26-tre-vi-thanh-nien-
viet-nam-bi-tram-cam-22882.html
Thực trạng https://laodongcongdoan.vn/bao-dong-benh-tram-cam-o-gioi-tre-
viet-nam-hien-nay-24644.html
1.2 Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3488279/
Khía cạnh tâm lý https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6435492/

You might also like