You are on page 1of 7

Tên: Nguyễn Đoàn Bảo Ngọc

MSSV: 22DH201320
Ca học: Sáng thứ 6 ca 2
Tên đề tài: Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến hành vi toan tự sát của
giới trẻ ở độ tuổi 14-20 hiện nay tại Việt Nam
1. Đây là đoạn giới thiệu và đặt vấn đề
Tự sát cũng như toan tự sát (TTS) ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tâm thần của vị
thành niên (VTN) Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu tâm lí học về chủ đề này
còn rất hạn chế trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục
đích phân tích các đặc điểm tâm lí của hành vi toan tự sát ở giới trẻ ở độ tuổi 14-
20.
Hành vi TTS là việc thử nghiệm các kế hoạch đã có trong tâm trí bằng các biểu
hiện như: sử dụng địa điểm, thời gian, trong kế hoạch/mưu đồ tự sát; chuẩn bị đầy
đủ những dụng cụ “hỗ trợ” và bắt đầu tiến hành hành vi tự sát như trong kế
hoạch/mưu đồ này, nhưng không đạt được kết quả cuối cùng. Ngoài ra, hành vi này
cũng có thể được hiểu là những lần tự sát trước khi đưa đến cái chết (Nguyen,
2020). Hàng năm, trên thế giới có trên 800.000 người chết vì tự sát, và con số TTS
còn cao hơn thế (UNICEF, 2018). Các nước thu nhập thấp và trung bình đặc biệt
có nguy cơ về tự sát chiếm 75% số vụ tự sát trên toàn cầu năm 2012, trong đó các
nước thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Đông Nam Á chiếm tỉ lệ cao nhất, gần
40% tổng số vụ tự sát (WHO, 2016). Có một nghịch lí, sự phát triển kinh tế nhanh
chóng đã làm tăng tỉ lệ tự sát ở thanh thiếu niên. Chính vì vậy, tự sát được xem là
một vấn đề tâm lí hiện đại đáng báo động ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở đối tượng HS
THPT nói chung và độ tuổi 14-20 nói riêng. Theo Clayton (2018), tự sát bao gồm
hành vi TTS (tự sát không hoàn thành) và hành vi tự sát (tự sát hoàn thành), còn
việc suy nghĩ về, xem xét, hoặc lên kế hoạch tự sát được gọi là ý tưởng tự sát. Cụ
thể hơn, Lê Thị Thủy (2019) định nghĩa hành vi TTS (suicide attempt) là một
người đã có những hành vi khác nhau, với ý muốn một cách có ý thức và có suy
nghĩ để tự làm chết mình, nhưng không đạt được kết quả như họ mong muốn.
Hành vi TTS ở độ tuổi 14 -20 cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm toàn cầu
(Blum, Sudhinaraset, & Emerson, 2012), trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, tỉ lệ giới trẻ có hành vi TTS ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Nhiều vụ giới trẻ thực hiện hành vi TTS xảy ra thời gian gần đây, có thể kể đến
trường hợp xảy ra ở An Giang đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam (2020), một
học sinh lớp 10 được phát hiện ngất xỉu tại nhà vệ sinh và để lại thư tuyệt mệnh với
nội dung dùng cái chết để phản ứng việc kỉ luật của trường; ở Hải Dương, nữ sinh
lớp 10 rơi từ tầng 3 sau giờ thi môn Ngữ văn dẫn đến chấn thương nặng nghi do bị
cô giáo bắt “phao” trong phòng thi (Báo Dân Trí, 2021); Một HS lớp 10 của
Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, TPHCM nhảy từ lầu 3 để tự sát, rất may mắn chỉ
bị chấn thương phần mềm; ngoài ra, còn nhiều trường hợp tự sát nhưng được phát
hiện, ngăn chặn kịp thời. Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt Nam cho
thấy tỉ lệ trẻ trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế
hoạch tự sát là 4,6% và trẻ TTS là 5,8% (HCDC, 2021). Các số liệu và minh chứng
trên như một hồi chuông báo động về hành vi TTS ở HS THPT ở nước ta hiện nay.
Đây là một hành động phức tạp với nhiều yếu tố như tâm lí, sinh lí, môi trường cấu
thành. Có ít nhất 90% trường hợp thực hiện hành vi liên quan đến các rối loạn tâm
lí mà trong đó nổi bật nhất là trầm cảm (Ha, 2016). Đã có nhiều nghiên cứu tiền đề
liên quan đến hành vi TTS, chủ yếu trong lĩnh vực Y học. Tuy nhiên, nghiên cứu
cụ thể về hành vi TTS của giới trẻ ở độ tuội 14-20 dưới góc nhìn Tâm lí học tại
Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích
đánh giá thực trạng về hành vi TTS của giới trẻ để đề xuất biện pháp phòng ngừa
hành vi TTS ở cấp độ cá nhân.
2. Mục đích, mục tiêu nguyên cứu hành vi toan tự sát
Nghiên cứu này nhằm tìm ra nguyên nhân, lí do và các tác động ảnh hưởng đến
tâm lý, hành vi toan tự sát (TTS) của các trẻ vị thành niên ở độ tuổi 14-20 ở Việt
Nam. Tới hiện nay tỉ lệ phần trăm trẻ vị thanh niên ở Việt Nam nói riêng và toàn
thế giới nói chung đã lên tới múc báo động nhưng những nghiên cứu về chủ đề này
và nội dung về toan tự sát còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu là có thể tìm ra các tác
động như gia đình, học tập, bạn bè, tình yêu hay môi trường,… đã ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp như thế nào để khiến các trẻ vị thành niên có hành vi TTS ở hai
giới tính “ nữ ” và “ nam ” lên tới mức báo động như vậy. Để có những biện pháp
và cách khắc phục chữa trị tâm lý cho những trẻ ở độ tuổi vị thành niên và mọi độ
tuổi ở trong và ngoài nước hạn chế hết mức tối đa có thể hành vi toan tự sát
( TTS ). Và các triệu chứng nào của các trẻ vị thành niên đang có hành vi TTS và
chuần bị có ý định TTS để có thể ngăn chặn và chữa trị tâm lý kịp thời trước khi
hành vi TTS xảy ra.
3. Câu hỏi nghiên cứu hành vi toan tự sát
Nghiên cứu giải quyết hai câu hỏi chính:
1. Nguyên nhân và những tác nhân nào đã dẫn đến ý định và có hành vi
toan tự sát ( TTS ) của trẻ nam và nữ ở tuổi vị thành viên ở độ tuổi
14 - 20 ?
2. Những triệu chứng như thế nào của trẻ vị thành niên ở độ tuổi 14-20
đang và chuẩn bị có hành vi toan tự sát ( TTS ) ?
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu về hành vi toan tự sát
1.Nguyên nhân dẫn đến ý định và hành vi toan tự sát

Ngày nay, xã hội hiện đại cũng đem đến những nguy cơ khác như sự tràn lan của
các video độc hại trên youtube hướng dẫn treo cổ, cắt tay, tự tử theo những cách
thức đặc biệt khiến nhiều trẻ xem và học theo. Giới trẻ có thể bị dẫn dắt khi vô tình
tham gia các nhóm kín trên mạng và bị nhiễm những suy nghĩ lệch lạc về cái chết.
Đáng lo ngại hơn nữa là thực trạng sử dụng nghiện chất ở trẻ vị thành niên, thanh
niên. Ma túy có thể dẫn tới ảo giác, hoang tưởng và dẫn tới những hành vi tự hủy
hoại.

Hiện nay các nghiên cứu đã cho thấy nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng
toan tự sát ở trẻ vị thành niên (VTN) là do lo âu, trầm cảm. Lo âu, trầm cảm là vấn
đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên (giai đoạn
chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn). Đây là độ tuổi rất nhạy cảm trước những
tác động của môi trường, xã hội do những thay đổi về tâm sinh lý ở lứa tuổi này.

Ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra trầm cảm ở trẻ vị
thành niên là do áp lực học tập, thi cử. Lịch học quá dày gồm học chính khóa, học
thêm đã chiếm hầu hết thời gian làm cho giới trẻ cảm thấy luôn căng thẳng và mệt
mỏi. Ngoài ra, một số trẻ vị thành niên (VTN) dễ rơi vào tình trạng “sốc tâm lý” và
nghĩ đến chuyện tiêu cực thậm chí kết thúc cuộc đời sau những thất bại trong học
tập, thi cử. Hiện nay, trên thực tế ở Việt Nam, vấn đề sức khoẻ tâm thần đặc biệt
tâm lý thanh thiếu niên tuổi học đường chưa được chú trọng nhiều.

Ngoài ra, mâu thuẫn trong cuộc sống cũng là một trong những nguyên nhân khiến
trẻ vị thành niên tự tử. Những mối quan hệ bất hòa, mẫu thuẫn với gia đình, bạn
bè, xã hội nhưng không được chia sẻ có thể khiến cho trẻ không tìm ra được những
giải pháp để giải quyết. Giới trẻ dễ có những suy nghĩ tiêu cực, mất kiểm soát dẫn
đến hành vi tự sát và xem việc tự sát như là một cách để giúp giải thoát khỏi những
bế tắc trong cuộc sống.

Trong khi đó, báo cáo của UNICEF chỉ rõ, thời gian qua xuất hiện bằng chứng về
tỷ lệ tự tử trong nhóm thanh thiếu niên có thể tăng (ví dụ: theo báo cáo của Bộ Y
Tế và các tổ chức khác năm 2010), do đó tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân và những
yếu tố thúc đẩy hành vi này là cần thiết. Theo những người trả lời phỏng vấn,
nguyên nhân của việc hình thành ý nghĩ tự tử và hành vi tự tử, chủ yếu ảnh hưởng
đến các em gái, bao gồm: thất bại trong chuyện tình cảm, chẳng hạn như bị bỏ rơi
– thường là bị bạn trai bỏ rơi; các vấn đề ở trường từ việc bị bắt nạt, trêu chọc đến
việc bị điểm kém – những vấn đề này ảnh hưởng đến cả các em trai và gái; các vấn
đề trong gia đình bao gồm bị cha mẹ mắng, thiếu sự giao tiếp giữa con cái và cha
mẹ, cha mẹ không đồng tình (chủ yếu) với các em gái về lựa chọn người chồng
tương lai, mâu thuẫn giữa cha và mẹ, người cha có hành vi bạo lực, áp lực về kinh
tế, cha mẹ nghiện ngập; tảo hôn đối với các em gái, dẫn đến việc các em phải nghỉ
học và mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng; và việc không thể hoặc ngại chia sẻ
cảm xúc.

Đối với các em trai, nguyên nhân cũng gồm thất bại trong việc đáp ứng những kỳ
vọng của xã hội về vai trò và hành vi chuẩn mực của một người nam giới, trong đó
có khả năng làm người trụ cột trong hộ gia đình. Tất cả những điều này dẫn đến
cảm xúc buồn bã, chán nản, thất vọng ở những người trẻ tuổi, từ đó khiến họ tìm
đến cái chết và có những người đã thực sự kết thúc cuộc sống của mình.

Theo đánh giá của chuyên gia, ở Việt Nam vẫn còn thiếu các cơ sở tư vấn tâm lý
trẻ vị thành niên sẵn có, tại các trường học hoặc bố trí ở từng khu vực, cộng đồng
dân cư. Các hình thức tư vấn trực tuyến với mục đích ngăn ngừa tự sát cho trẻ vị
thành niên, người trẻ cũng còn thiếu. Nhiều bậc cha mẹ chưa có nhận thức đúng về
trầm cảm và tự sát để có thể có ứng xử thích hợp. Vì vậy, phụ huynh nên đưa con
đi khám chuyên khoa tâm thần ngay khi nghi ngờ trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm
thần như trầm cảm. Bởi các trẻ vị thành niên (VTN) có thể khó khăn khi chia sẻ
với bố mẹ nhưng với các chuyên gia lại dễ dàng hơn nhiều.

2. Những triệu chứng dẫn đến hành vi toan tự sát ?

Theo Clayton (2018), hành vi toan tự sát ( TTS ) bao gồm những biểu hiện cảm
xúc, hành vi sau:
- Trầm cảm: Các nghiên cứu đã cho thấy nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
TTS ở HS THPT là trầm cảm. Chẳng hạn, nghiên cứu của Wyman và cộng
sự (2010) cho thấy có khoảng 90% những người TTS có triệu chứng trầm
cảm và trong nghiên cứu của Hawton và cộng sự (2013) thì có từ 47% đến
74% dân số có nguy cơ TTS là do trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác
của nó.
- Thu mình: Là một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến TTS. Một
nghiên cứu của Calati và cộng sự (2019) cho thấy, các biểu hiện như sống
một mình, cô lập với xã hội, sự cô đơn... góp phần làm tăng khả năng tự sát.
Kết quả cho thấy, những thanh thiếu niên (chiếm 57,5% khách thể) trải qua
tình trạng sống một mình và cô đơn khi ở một mình đều liên quan chặt chẽ
đến tự sát, đặc biệt là ý tưởng tự sát và TTS.
- Rối loạn cơ thể: Một phân tích tổng hợp được tiến hành từ việc sàng lọc
2611 nghiên cứu theo tiêu chí: kết quả dự đoán ý tưởng tự sát, toan tự sát
hoặc tự sát thành công bằng cách chẩn đoán lâm sàng hoặc có triệu chứng
rối loạn cơ thể, kết quả thu được 42 nghiên cứu đáp ứng tiêu chí trên. Phân
tích này chỉ ra rằng, các chẩn đoán lâm sàng hoặc các triệu chứng rối loạn ăn
uống là những yếu tố nguy cơ giúp dự đoán đáng kể những trường hợp TTS
(Smith et al., 2019).
- Vấn đề xã hội: Ba lĩnh vực kết nối xã hội đã được khám phá (kết nối gia
đình, kết nối trường học và hội nhập xã hội) cho thấy, những thanh thiếu
niên có điểm số khác biệt về hòa nhập xã hội và về sự kết nối của cha mẹ ít
có khả năng trải qua TTS hơn. Tuy nhiên, khi tăng điểm số khác biệt về sự
kết nối trường học lại thu được nguy cơ TTS cao hơn (Gunn III, Goldstein,
& Gager, 2018).
- Rối loạn tư duy, chú ý: Người bị rối loạn tư duy, chú ý cũng có nguy cơ tự
sát cao hơn người bình thường (Esang & Ahmed, 2018). Ước tính cứ 5
người bị rối loạn tư duy, chú ý thì sẽ có 1 người muốn tự sát ở một thời điểm
nào đó trong đời và cứ 25 người bị rối loạn tư duy, chú ý thì sẽ có 1 người
chết do do tự sát.
- Hành vi vi phạm quy tắc ứng xử: Mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu với ý
định tự tử và ý định tự sát chỉ đáng kể ở thanh thiếu niên Trung Quốc. Việc
sử dụng cần sa có liên quan đến ý tưởng tự sát và các nỗ lực tự sát chỉ ở
nhóm thanh thiếu niên Hoa Kì. Mặc dù các mối liên hệ giữa việc sử dụng
thuốc giảm đau theo đơn với các nỗ lực tự tử là đáng kể ở cả nhóm thanh
thiếu niên Trung Quốc và Hoa Kì, các mối liên quan được điều chỉnh mạnh
hơn đáng kể đối với thanh thiếu niên Trung Quốc (Guo et al., 2021). Những
phát hiện này có thể liên quan đến sự khác biệt về bối cảnh văn hóa, hệ
thống chăm sóc sức khỏe và chính sách y tế công cộng ở hai quốc gia khác
nhau.
- Hành vi công kích: Nghiên cứu của Jiménez‐Villamizar và cộng sự (2022)
cho biết, mang vũ khí ở trường được giải thích là do sự kết hợp của các yếu
tố bên trong và bên ngoài. Ở Colombia, 1/4 học sinh trung học cho biết có
mang theo vũ khí ở trường. Mang vũ khí ở trường có liên quan đến giới tính
nam, bắt đầu đánh nhau, sử dụng chất kích thích và lên kế hoạch tự sát.
(Jiménez‐Villamizar, Campo‐Arias, Caballero‐Domínguez, 2022).
Như vậy, những dẫn chứng về các biểu hiện của hành vi TTS được tìm thấy có sự
tương đồng với các nhóm biểu hiện cảm xúc, hành vi của thang đo YSR (Youth
Self Report - Bản trẻ tự báo cáo) của tác giả Achenbach (1999). Từ đó, để đánh giá
những biểu hiện nguy cơ của TTS, cần chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần
của trẻ vị thành niên dựa trên định lượng và nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ
đó giúp phát hiện hành vi. Thang đo YSR của tác giả Achenbach giúp sàng lọc các
rối nhiễu về hành vi, cảm xúc của trẻ vị thành niên và cũng cần bổ sung thêm một
số vấn đề về TTS để đánh giá mức độ của hành vi này
5. Ý nghĩa nghiên cứu hành vi toan tự sát
1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu làm rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi toan tự sát ( TTS ) của
trẻ vị thành niên ở độ tuổi 14-20 ở Việt Nam. Tìm được ra các triệu
chứng của trẻ vị thanh niên có hanh vi toan tự sát để các trẻ trong nước
nói riêng mà các trẻ ngoài nước nói chung có thể khắc phục và hạn chế
được hành vi mà có thể ảnh hưởng tới tính mạng của một cá nhân. Hy
vọng kết quả nghiên cứu có thể giúp một phần nào cho mọi người hiểu
được về vấn nan toan tự sát và giúp được các trẻ vị thanh niên có một
cuộc sống hạnh phúc, tràn ngập niềm vui mà không có những hành động
ảnh hưởng tới tinh thần và thể xác.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Các nghiên cứu về hành vi toan tự sát đã nhận được sự quan tâm sâu sắc
từ các tác giả chuyên môn trên thế giới. Những nghiên cứu về biểu hiện,
nguyên nhân dẫn đến hành vi toan tự sát của học sinh trung học phổ
thông ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, nhất là từ góc độ Tâm lý học.
Hành vi toan tự sát của học sinh trung học phổ thông là những hành động
có ý thức, nhằm dẫn đến cái chết cho bản thân nhưng không đạt kết quả
như mong muốn, được thực hiện bởi những học sinh trung học phổ
thông. Các đặc điểm của hành vi toan tự sát ở học sinh trung học phổ
thông được xác định gồm: tính mục đích; tính lặp lại; tính dự báo; tính
mất cân bằng; tính chất căng thẳng bất thường; tính bộc phát. Các yếu tố
nguy cơ chính được đề cập là: có biểu hiện trầm cảm; lạm dụng rượu
hoặc chất gây nghiện; từng toan tự sát trước đây; các yếu tố bảo vệ chính
được đề cập là: tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc hiệu quả; kết nối với
các cá nhân, gia đình, cộng đồng và tổ chức xã hội; kỹ năng sống; nghiên
cứu đã góp phần tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về thực trạng
hành vi toan tự sát và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi toan tự sát của
học sinh trung học phổ thông cũng như đưa ra những đề xuất biện pháp
giúp phòng ngừa, can thiệp hành vi toan tự sát từ góc độ cá nhân.
6. Tài liệu tham khỏa cho nghiên cứu hành vi toan tự sát
1. https://kinhtedothi.vn/nguoi-tre-muon-tu-tu-nhung-nguyen-nhan-khong-
ai-ngo-toi.html
2. file:///D:/10032022tl/Downloads/
hanh_vi_toan_tu_sat_cua_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong_9533.pdf
3. file:///D:/10032022tl/Downloads/3562-9445-2-PB.pdf

You might also like