You are on page 1of 4

Tổng quan tài liệu

Có thể nói ly hôn là cuộc chia ly mà không một cặp vợ chồng nào mong muốn . Trong
những năm gần đây , tình trạng ly hôn ở Việt Nam ngày một gia tăng về số lượng lẫn tính
phức tạp cụ thể như :
Theo Trung tâm tư vấn giáo dục tâm lý thể chất TPHCM nghiên cứu thì hiện nay cứ bình
quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm
sau luôn tăng hơn năm trước.
Cũng theo khảo sát này, 43,4% cảm thấy cuộc sống của mình thoải mái, tự do hơn sau
khi ly hôn.
Theo đó, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa  có nghiên cứu và đưa ra tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng
nhanh và chiếm 31%-40%, nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn.
Theo thống kê của các trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình ở TP.HCM, số người
đến tư vấn ly hôn chiếm đến 70% trong các ca tư vấn .
Theo số liệu của Tòa án nhân dân tỉnh, năm 2007, toàn tỉnh đã thụ lý chỉ 1.275 vụ ly hôn
nhưng đến năm 2017 tăng lên 4.737 vụ. Trong đó, 
+ 174 vụ đánh đập ngược đãi;
+ 117 nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc;
+ 468 mâu thuẫn về kinh tế;
+ 1818 vụ các nguyên nhân khác

Tuy ly hôn là sự lựa chọn của hai người cả vợ và chồng hoặc đơn phương từ một phía
chồng hoặc vợ nhưng hệ lụy kèm với nó là cả một vấn đề, Việc ly hôn có thể làm ảnh
hưởng tới cuộc sống của những người xung quanh; đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm sinh lý
của những đứa trẻ; để lại gánh nặng cho xã hội nếu như con cái của họ bị bỏ rơi, không
được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục chu đáo; chúng sẽ thiếu đi sự chăm sóc, tình cảm
của người cha hoặc người mẹ, thậm chí cả hai. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát
triển nhân cách của những đứa trẻ, làm chúng dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội... Đây
cũng là một trong những lý do vì sao mà trong những năm gần đây tình trạng tội phạm
tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng. Đã có rất nhiều các công trình khoa học được thể
hiện dưới nhiều hình thức phong phú , từ giáo trình , sách chuyên khảo , luận văn , luận
án cho đến các bài viết được đăng trên tạp chí chuyên ngành luật học tiêu biểu như :
Nhóm giáo trình , sách chuyên khảo : “Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam” (Tác giả Nguyễn Ngọc Điện , tập I, NXB Trẻ , Thành phố Hồ Chí Minh 2002)
; “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” ( Nguyễn
Văn Cừ - Ngô Thị Hường , 2002 ,NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội ); “Bình Luận Khoa
Học Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam” ( Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện , NXB Trẻ,
2006) … Những công trình này đã đưa ra những lý luận và đánh giá về việc ly hôn , cụ
thể về những quy định về ly hôn nhưng chưa đề cập hoặc ít đề cập đến hậu quả thực tiễn
của việc ly hôn ảnh hưởng đến con cái.

Nhóm luận văn , luận án : Luận văn thạc sỹ Hoàng Ngọc Lưu Ly với đề tài “ Ly
hôn theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thực hiện giải quyết tại tòa án nhân dân huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội ); “ Ly hôn – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ( Cao Mai Hoa
, Luận văn Thạc sỹ Luật học , 2013), Luận văn thạc sĩ Dương Thị Thùy Linh do PGS.TS
Nguyễn Văn Cừ hướng dẫn khoa học về đề tài “ Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 và thực tiễn áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp ly hôn ), “Căn cứ ly
hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”( Nguyễn Thị Tuyết Mai, Luận văn thạc
sỹ Luật học , 2015)….

Nhóm các bài viết trên tạp chí : “Quyền con người trong ly hôn theo pháp luật ,
Số 3/2012), “Thực trạng trẻ em trong các gia đình ly hôn và giải pháp chăm sóc, bảo vệ
trẻ em trong các gia đình ly hôn có hoàn cảnh đặc biệt”( Tác giả Châu Hảo ; Sở Lao
Động Thương Binh & Xã Hội , Tiền Giang ), “Ly hôn và những hệ lụy đến con trẻ” ( Tác
giả Tâm Trang , Báo Bình Dương Online , 2016).
Có thể thấy các bài viết trên đều nghiên cứu một số nói dung liên quan đến ly hôn xoay
quanh ở các khía cạnh ở việc bình đẳng giới trong hôn nhân , quyền nuôi con trong ly
hôn ,… ở các bài báo , tạp chí cũng đã đề cập sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến con
cái khi ba mẹ ly hôn.
Tác giả Mai Huy Bích (2005) cho rằng không nên coi ly hôn là sự kiện mà nên xét
việc đó như một quá trình, có cả những mặt tốt, mặt xấu. Ly hôn đang gia tăng ở các
nước trên thế giới cũng như trong khu vực, điều này được coi là dấu hiệu của những bất
ổn trong cấu trúc hôn nhân. Có nhiều lý do dẫn đến cuộc sống hôn nhân tan vỡ, gồm cả
những khác biệt trong tính cách, quan điểm, tƣ tƣởng, sự chia sẻ giữa vợ và chồng. Ly
hôn là một quá trình từ gắn bó tới tách biệt, từ chung sống tới chia tay và sống riêng. Dù
trên phương diện nào thì hệ quả của ly hôn vẫn luôn là gánh nặng với cá nhân, gia đình
và xã hội (Mai Huy Bích, 2005; Hoàng Bá Thịnh, 2009).

Nhưng Vấn đề ly hôn không chỉ là “chuyện hai người” mà còn gây nên những hậu quả
tiêu cực và ảnh hưởng lâu dài đối với con cái .
Nghiên cứu của Nhóm Nghiên cứu ở trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh về “Những tổn thương tâm lý của thiếu niên khi có cha mẹ ly hôn” cho thấy ở tuổi
này các em đã ý thức việc chia tay của cha mẹ là vĩnh viễn, nên các em đôi khi sẽ rơi vào
trạng thái trầm uất, đánh giá thấp về “cái tôi bản thân”. Các câu hỏi “vì sao điều đó lại
xảy đến với tôi”, “tôi có xứng đáng không” “sao cả thế giới quay lưng với tôi” “sự tồn tại
của tôi không còn ý nghĩa” … nó sẽ là con dao hai lưỡi, chờ chực và làm tổn thương sâu
sắc đến đời sống tâm lý thiếu niên

Khi trẻ nhận thức được rằng cha mẹ sẽ không còn sống chung một nhà sau khi ly hôn thì
đó sẽ là một đòn đau tác động mạnh mẽ đến tâm lý của trẻ, ,
Ở giai đoạn tuổi dậy thì .Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi cả về tâm sinh lý và xã hội
dẫn đến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Giai đoạn thiếu niên thường được gắn với
những cách gọi khác như “tuổi bất trị”, “tuổi nổi loạn”, “khủng hoảng tuổi thiếu niên” vì
thế khi cha mẹ ly hôn sẽ có rất nhiều ảnh hưởng dẫn đến tổn thương tâm lý của thiếu
niên, do đặc trưng về tâm lý lứa tuổi nên các em cũng có các tiếp nhận vấn đề gia đình
khác hơn các lứa tuổi trước đó,

Nhóm nghiên cứu ở Hội thảo khoa học kết nối và phát triển, trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh , Phạm Thị Mai Quyên có trình bày : “Các em thường có những
biểu hiện về cảm xúc, tình cảm sau: đau khổ, choáng váng, buồn, thất vọng, chối bỏ
không tin đó là sự thật. Trong một bộ phận các em có tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc
với bạn bè, có xu hướng thu mình lại hoặc chỉ thích chơi với một nhóm nhỏ. Một số trẻ
thì cảm thấy bất lực, trách chính bản thân mình vì không tác động được đến quyết định
của cha mẹ. Một số khác thì lại đóng vai trò ngược, là người an ủi, động viên cha mẹ
trong khi chúng cố giấu kín nỗi bực dọc, đau khổ của mình vì sợ làm buồn lòng cha
mẹ.”Có nhiều ảnh hưởng tiêu cực trên những trẻ lớn lên trong gia đình có bố mẹ ly hôn.
Trong cuốn “ The Unexpected Legacy of Divorce: A 25 Landmark Study”, do tác giả
Judith Wallerstein, ở Trường ĐH California (Mỹ), cùng đồng nghiệp, xuất bản năm 2000,
cho thấy hầu hết những người trưởng thành có cha mẹ ly hôn khi còn nhỏ đều gặp các
vấn đề nghiêm trọng như trầm cảm hay gặp khó khăn với các mối quan hệ trong cuộc
sống.
“Ly Hôn Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng Như Thế Nào Trên Con Cái?” Tác giả Rhonda
Stoppe ,  Thảo Anh dịch có nêu những vấn đề về hành vi thường xảy ra phổ biến ở những
trẻ sống trong các gia đình tan vỡ. Những bé trai thường có xu hướng hung hăng với
người khác. Những bé gái cũng có những hành vi tiêu cực khi bố mẹ ly hôn.
Chấn động, tổn thương tâm lý thể hiện trong chứng trầm cảm, hay thậm chí có suy nghĩ,
ý định tự sát, dễ bị lạm dụng, thường hay bệnh nhưng lại khó phục hồi nhanh, dễ quan hệ
tình dục bừa bãi hay sớm trở thành bố/mẹ trước tuổi vị thành niên, có xu hướng sử dụng
chất kích thích, gặp khó khăn trong việc học ở trường.

Bài đăng trên tạp chí TLH số 2/2003 của tác giả PGS.TS.Nguyễn Thị Minh Hằng
với đề tài “Một số đặc điểm tâm lý của trẻ em có cha mẹ ly hôn” có chỉ ra sự khác biệt về
giới của con cái khi có mẹ ly hôn cho thấy  đối với những cô con gái trong các gia đình ly
hôn có thể xảy ra hai trường hợp: hoặc không tìm được hình tượng người cùng giới để
đồng nhất, hoặc đồng nhất thái quá với người mẹ. Cả hai trường hợp đó đều không tốt
cho sự phát triển của trẻ .Nếu như lo âu là đặc điểm chung của trẻ em có bố mẹ ly dị thì
mức độ biểu hiện của nó có khác nhau ở trẻ gái và trẻ trai. Ở trẻ gái có mức độ lo âu cao
hơn, trong khi đó sự lo âu ở trẻ trai thường biến dạng thành những ứng xử khác như: quậy
phá, đánh đập bạn ở trường, chống đối với giáo viên, không làm bài tập, thậm chí bỏ đi
khỏi nhà v.v… Một trong những hậu quả lâu dài mà sự ly dị của cha mẹ để lại cho trẻ trai
là xu hướng sử dụng bạo lực trong các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ gia đình sau này .
Sở dĩ có sự ảnh hưởng đó là do trẻ trai thường có xu hướng đồng nhất hóa với những cá
tính mạnh của cha mẹ hoặc đồng nhất hoàn toàn với người có cá tính mạnh. Các em trai
cũng có xu hướng đè nén tình cảm, làm cho mình rơi vào trạng thái “mất cảm giác” để có
thể tiếp tục sống mà bớt đau khổ vì cha mẹ ly dị. Chính từ cơ chế tự vệ tâm lý này mà
nhiều trẻ trai trở nên cằn cỗi, dễ bị ức chế, khó hình thành tình cảm thân mật, cởi mở, dẫn
đến sự kém tự tin trong các mối quan hệ khác giới, dễ tự ái, co mình lại.

Nhìn chung, các bài viết phân tích về vấn đề ly hôn từ chiều cạnh xã hội, pháp luật , đưa
ra nguyên nhân dẫn tới việc ly hôn , quyền và trách nhiệm của cha mẹ sau khi ly hôn đối
với con cái và những tác động ảnh hưởng đến con cái khi có cha mẹ ly hôn . Những bài
phân tích trên cũng đã đưa ra số liệu thống kê cho thấy vấn đề này thật sự cấp thiết . Các
tài liệu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá để tác giả tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và
phát triển toàn diện hơn về mặt lý luận và thực tiễn về luật hôn nhân, hậu quả của việc ly
hôn, ảnh hưởng của con cái khi có cha mẹ ly hôn … để tiếp cận góc nhìn về giới phản
ánh thực tế việc ly hôn gây hậu quả , ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào.

You might also like