You are on page 1of 16

Tên SV : Nguyễn Lê Kiều Chinh Nhóm : N01

MSV : 88556 Lớp : KTB61CL

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM

Nguyễn Lê Kiều Chinh, Nguyễn Thị Phương Thảo, Phạm Tân Quyền
Sinh viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Email liên hệ : chinh88556@st.vimaru.edu.vn

Tóm tắt: “Bạo lực gia đình là một trong những vấn đề xã hội gây ra nhiều tổn thất về mặt thể
chất và tinh thần đối với nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Sau 10 năm thực hiện Luật
Phòng chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới, tình trạng bạo lực gia đình không có dấu
hiệu giảm mà vẫn còn nhiều tính phức tạp, gây bức xúc trong xã hội”. Vậy tại sao bạo lực gia
đình lại diễn ra nhiều như vậy? Nó bắt nguồn từ những yếu tố nguyên nhân nào . Bài viết dựa
trên kết quả của các nghiên cứu trước đó và kết quả khảo sát người dân TP Hải Phòng để đưa ra
những kết quả và con số thông kê cụ thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố . Theo kết quả
thóng kê mô tả mẫu; mô hình hồi quy; phân tích nhân tố khám phá EFA; kiểm định thang đo từ
bài nghiên cứu của nhóm tác giả thì xác định được có 5 yếu tố dẫn tới các hành vi bạo lực gia
đình như: Trình độ dân trí thấp; Yếu tố về văn hóa xã hội, phong tục tập quán; Yếu tố về tâm lý;
bất bình đẳng giới và điều kiện kinh tế xã hội . Mỗi yếu tố đều ảnh hưởng nhất định tới hành vi
bao lực gia đình của người dân. Do đó, nhóm tác giả đưa ra đề xuất và giải pháp tập trung ngăn
chặn hành vi bạo lực gia đình trên địa bàn Hải Phòng hiện nay.
Từ khóa: Bạo lực gia đình; gia đình; quan hệ gia đình

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU


1.1 Tính cấp thiết của đề tài
“Gia đình là một “thiết chế xã hội đặc thù” của xã hội, gia đình mang lại cho ta sự êm ấm,
sự hạnh phúc cho mỗi người và giúp cho xã hội ổn định hơn. Mỗi chúng ta ai cũng cần phải ý
thức được giá trị mà gia đình mang lại, đó là nơi giúp chúng ta cân bằng tâm lý, tìm lại được
những giây phút thư giãn trong sự ấm áp và thân thương của gia đình. Dù chúng ta có đi bất cứ
đâu, làm bất cứ công việc gì thì cũng luôn hướng về nơi có gia đình mình đang ở đó. Tuy nhiên,
không phải ai cũng ý thức được những giá trị của gia đình, có những người luôn xem nhẹ vai trò
của tổ ấm gia đình, có những hành vi đi ngược đạo lý của dân tộc ta. Đó có thể là hành vi chồng
đánh vợ, vợ mắng chửi chồng hay là hành hạ con cái và người già… Những hành vi ấy đã làm
băng hoại đi giá trị của đạo đức. Bạo lực gia đình đang là một vấn đề nan giải đối với xã hội. [1]
Bạo lực gia đình là vấn đề không chỉ riêng ở một nước hay một vùng lãnh thổ nào mà nó là
vấn đề mang tính chất của toàn cầu. Bạo lực gia đình nó không chỉ gây ra những tổn thất về mặt

1
thể chất và tinh thần đối với nạn nhân mà nó còn trở thành những rào cản với những cơ hội phát
triển của nạn nhân bị bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ hay trẻ em gái. Nhận thức rõ
được những tác động tiêu cực của hành vi bạo lực này. Trong suốt những năm vừa qua, Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chính sách cungx như là biện pháp can thiệp nhằm ngăn chặn và giảm
thiểu tác hại của bạo lực gia đình. Trong 15 năm qua, với sự quyết tâm của Đảng, của Nhà nước
và của toàn xã hội, công cuộc phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam đã đạt được nhiều
thành công. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm trong công tác phòng
và chống bạo lực gia đình trong các gia đình tại Việt Nam, đặc biệt đó là bạo lực của người
chồng đối với người vợ.” [2]
Theo các số liệu điều tra được của các cơ quan chức năng thấy “ 25% gia đình có hành vi bạo
lực tinh thần; có khoảng 15% người vợ bị người chồng đánh ; gần 80% vợ bị chồng chửi”. Và
có thể nói rằng ; TP Hải phòng cũng đang phải chịu ảnh hưởng của các vấn đề bạo lực gia đình
này ; cuộc sống gia đình còn diễn ra bạo lực dẫn tới tan vỡ. Là sinh viên của trường đại học
Hàng Hải cũng là người con quê hương Hải Phòng chúng tôi muốn góp phần sức mình vào việc
phòng chống bạo lực trên địa bàn TP Hải Phòng . Chính vì vậy , đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến bạo lực gia đình hiện nay” đã được nhóm sinh viên quyết định lựa chọn cho bài
luận của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung : Đưa ra những phương pháp thiết thực nhằm phòng chống BLGĐ tại TP Hải
Phòng
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tìm hiểu thực trạng về bạo lực gia đình trên địa bàn Hải Phòng hiện nay.
+ Xác định được các yếu tố có ảnh hưởng đến BLGĐ tại Hải Phòng.
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với hành vi BLGĐ trên địa bàn Hải Phòng
hiện nay.
+ Đồng thời, chỉ ra được những nguyên nhân khiến cho BLGĐ diễn ra ngày càng nhiều như vậy.
+Từ đó có thể đưa ra giải pháp hữu ích để giảm thiểu tình trạng BLGĐ và nâng cao hiệu quả các
hoạt động hỗ trợ nạn nhân BLGĐ.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Người dân đang sinh sống trên địa bàn TP Hải Phòng; nghiên cứu về thực trạng và yếu tố ảnh
hưởng đến BLGĐ.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : tại TP. Hải Phòng
-Phạm vi thời gian: từ 30/3-5/5/2023
1.5 Kết cấu
Bài tiểu luận có kết cấu gồm 5 phần, tương ứng với 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4:Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Thảo luận và kết luận

CHƯƠNG II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


2
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực gia đình.
2.1.1 Trình độ dân trí thấp
“Bạo lực gia đình có thể được giải quyết nếu như mọi người trong gia đình được nâng cao về
trình độ dân trí hơn . Khi mà người ta có sự hiểu biết về vai trò của gia đình, tiếp xúc với tri thức
tiến bộ thì mọi thành viên cũng sẽ dễ dàng hợn khi tuân thủ đúng quy định của luật pháp về bạo
lực gia đình, hạn chế hết mức tối đa các hành vi về bạo hành hay xâm phạm người khác. Tuy
nhiên, hiện nay luật có liên quan đến tệ nạn này vẫn chưa thực sự nghiêm ngặt. Chủ yếu các bộ
luật chỉ mang tính hình thức, việc thực hành vẫn còn chưa thực sự được đảm bảo cũng như chấp
hành nghiêm túc. Đồng thời, các công tác về tuyên truyền và phổ biến về luật chống bạo lực gia
đình vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả cao, vẫn còn nhiều hạn chế. Sự hiểu biết của một cộng
đồng về pháp luật cũng như những hình thức để xử phạt với các hành vi bạo lực trong gia đình
vẫn chưa thật sự cụ thể”. [3]
2.1.2 Nguyên nhân đến từ tâm lý
Tâm lý của mỗi cá nhân hay mỗi thành viên với các tư cách khác nhau ở trong gia đình đối
với vấn đề về bạo lực trong gia đình. Nhiều người còn có tâm lý “Phu xướng phụ tùy”, luôn đề
cao tới vai trò quan trọng của người đàn ông ở trong gia đình, xem chính họ là người trụ cột,
mang yếu tố quyết định. Tuy nhiên, “đôi khi tâm lý này lại khiến cho người vợ và những đứa
con bị mất đi cái quyền tự do của chính bản thân và dễ dàng trở thành những nạn nhân của chính
bạo lực trong gia đình. Lối suy nghĩ này đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người, đặc biệt là đối
với văn hóa của người Việt Nam ta . Nhiều người còn cho rằng, vợ đánh chồng, cãi lời chồng là
hư hỏng nhưng khi người chồng đánh vợ thì được xem là một cách dạy vợ”. [3]
2.1.3 Yếu tố kinh tế xã hội
“Điều kiện về kinh tế- xã hội cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ tới mối
quan hệ trong gia đình cũng như bên ngoài xã hội. Sự khó khăn về mặt tài chính cũng là một
nguyên nhân khá lớn tạo ra áp lực, căng thẳng hay sự cạnh tranh rất khốc liệt ở trong cuộc sống
của gia đình và nó cũng chính là nhân tố “thúc đẩy” tới các hành vi về bạo lực thể chất và bạo
lực tinh thần không đáng xảy ra giữa mọi người trong gia đình. Tình trạng thiếu thốn về mặt vật
chất cũng sẽ làm cản trở cũng như thu hẹp khoảng cách giao lưu giữa các thành viên sống
chung dưới một mái nhà. Sự nghèo khổ cũng là nguyên nhân khiến cho xung đột trong gia đình
càng ngày càng tăng cao, sự gắn kết tình cảm giữa cha mẹ, con cái, ông bà, anh chị em dần dần
trở nên xa cách và nhiều khả năng dẫn tới hành vi bạo lực gia đình không nên có. Tuy nhiên, ở
trong thực tế, ngay cả khi những gia đình có đủ đầy vật chất cũng vẫn xảy ra các tình trạng bạo
lực, bạo hành trong gia đình”. [3]
2.1.4 Phong tục, tập quán
“Việt Nam ta là một nước ở Á Đông còn mang nặng nề tư tưởng gia trưởng , điều này có
ảnh hưởng rất rất lớn tới vấn đề về bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Tính gia trưởng được
chấp nhận ở trong một gia đình và ở cả ngoài xã hội đã tạo nên một vị trí đặc biệt cho người đàn
ông trong gia đình: họ có “quyền” quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định tới thái độ
ứng xử với mọi thành viên trong gia đình; họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý của mình…
Thậm chí, có người còn coi việc sử dụng bạo lực chính là ứng xử cần thiết để đảm bảo cho hạnh
phúc của một gia đình. Bên cạnh tư tưởng đó là tư tưởng “đèn của nhà ai nhà nấy rạng”, “vợ
chồng đóng cửa bảo nhau” nên những việc ở trong gia đình thì những người ngoài khác thường

3
không có ý định muốn can thiệp vào. Đây cũng chính là những yếu tố gây ra nhiều khó khăn
trong công tác phòng và chống bạo lực gia đình hiện nay”. [3]
2.1.5 Bất bình đẳng giới
“Quan niệm về “trọng nam khinh nữ” cũng đã ăn sâu vào trong tiềm thức của con người
Việt Nam từ hàng ngàn năm nay và thực sự nó đã và đang cướp đi rất nhiều quyền lợi của người
phụ nữ. Người mẹ, người vợ thường không có được sự tôn trọng đáng có ở trong gia đình, không
được hưởng các quyền lợi về mặt vật chất, hay về tinh thần và thường xuyên phải chịu đựng các
tổn thương khác như: bị đánh đập; bị hành hạ; bị xúc phạm về danh dự nhan phẩm … Ngay cả
đối với trẻ em, quan niệm về “con gái là con người ta” cũng khiến cho nhiều bé gái bị thiệt thòi
hơn nhiều so với bé trai. Sự bất bình đẳng về giới tính này được cả cả xã hội chấp nhận, thậm chí
còn cả chính những người phụ nữ; người mẹ cũng coi đó là điều bình thường. Điều này cũng
chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới vấn nạn bạo hành với người phụ nữ ở trong gia đình”. [3]
2.2 Tổng quan nghiên cứu liên quan
Có rất nhiều bài viết , đề tài nghiên cứu liên quan đề cập về thực trạng và đề xuất ra những giải
pháp hạn chế bạo lực gia đình:
Tài liệu bất bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình của TS Vũ Mạnh Lợi viết năm
2007 được Ban Gia đình xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xuất bản với sự tài trợ của
UNFPA và SDC. Tài liệu đề cập đến vấn đề giới ở Việt Nam hiện nay. Bình đẳng giới có nguồn
gốc lịch sử, văn hóa, kinh tế và 6 xã hội phức tạp. Bất bình đẳng giới là vấn đề của toàn cầu.
Chưa có nước nào xóa bỏ được hoàn toàn bất bình đẳng giới dù nhiều nước có cam kết chính trị
mạnh mẽ về vấn đề này. [4]
Theo Báo Kinh Tế, nghiên cứu về “ Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình” tài liệu đề
cập đến 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực gia đình gồm: Phong tục tập quán; Tâm lý; Điều
kiện kinh tế- xã hội ; Định kiến giới và Trình độ dân trí. Tài liệu tập trung phần tích những
nguồn góc sâu xa của hành vi đó từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết triệt để . [3]
Đề tài nghiên cứu luận văn cao học : “ Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam
hiện nay” của tác giả Đinh Thị Hồng Minh : tác giả đã tổng quất nhất nhứng vấn đề về tình trạng
bạo lực gia đình nhằm đề ra những phương hướng ; giải pháp để khắc phục và hoàn thiện các
chính sách về pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình [5]
Ngoài ra , còn có luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công “ Quản lý nhà nước về phòng
chống bạo lực gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình” cảu tác giả Nguyễn Thị Lệ:
tác giả phân tích những mặt tích cực và những khó khăn của pháp luật Việt Nam về gia đình và
bạo lực gia đình. Để từ đó tìm hiểu những yếu tố nguyên nhân và giải pháp hạn chế bạo lực gia
đình. [5]
Có thể nói, các công trình trên các tác giả chủ yếu nghiên cứu; đánh giá về thực trạng bạo
lực trong gia đình đang diễn ra như nào; tình hình xử lý tình trạng này diễn ra sao.

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp thu thập mẫu thuận tiện đối với người đã lập gia
đình bằng phiếu khảo sát trực tuyến cho người dân đang làm việc và sinh sống tại Hải Phòng và
phương pháp phân tích định lượng thông qua ứng dụng SPSS với các bước lần lượt: thống kê mô
tả, đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích mô hình hồi quy OLS.

4
3.1. Mô hình nghiên cứu
Từ việc tổng quan những nghiên cứu được trình bày ở phần trên, nhóm tác giả đề xuất những giả
thiết nghiên cứu sau đây:
 Giả thuyết H1: Trình độ dân trí thấp ảnh hưởng đến bạo lực gia đình
 Giả thuyết H2: Yếu tố về văn hóa xã hội, phong tục tập quán ảnh hưởng đến bạo lực gia đình
 Giả thuyết H3: Bất bình đẳng giới ảnh hưởng đến bạo lục gia đình
 Giả thuyết H4: Yếu tố về tâm lý ảnh hưởng đến bạo lưcj gia đình
 Giả thuyết H5: Điền kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới bạo lực gia đình
Từ những giả thiết nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu hành vi bạo lực gia
đình trên địa bản thành phố Hải Phòng như sau:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực gia đình
Mô hình được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: Các biến thuộc về yếu tố bên ngoài (Điều kiện kinh tế-xã hội; yếu tố văn hóa- xã hội,
phong tục tập quán)
- Nhóm 2: Các biến thuộc về yếu tố tâm lý (Trình độ dân trí thấp, bất bình đẳng giới, yếu tố tâm
lý)
Từ mô hình nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình phân tích hồi quy đối với hành vi bạo
lực gia đình như sau:
BL=β 0+ β1 . KT + β 2 . DT + β 3 . TL+ β 4 .VH + β 5 . BD +ε
3.2. Định nghĩa các biến
Biến phụ thuộc

5
- Hành vi bạo lực gia đình: Các hành vi có tính chất bạo lực, xâm phạm, lạm dụng hoặc hành vi
gây tổn thương tới thành viên trong gia đình bao gồm cả lời nói lẫn hành động.
Biến độc lập
- Điền kiện kinh tế - xã hội: Yếu tố liên quan đến các điều kiện về thu nhập, tài chính. khả năng
chi trả và đáp ứng các yêu cầu cơ bản của cuộc sống.
- Trình độ dân trí: Mức độ giáo dục, kiến thức và kỹ năng để đọc hiểu những quy định, văn bản
pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản.
- Yếu tố về tâm lý: Yếu tố liên quan đến tình trạng và khả năng quản lý tâm lý và cảm xúc của cá
nhân hoặc gia đình.
- Văn hóa xã hội, phong tục tập quán: Yếu tố văn hóa, giá trị, quan niệm và quy chuẩn xã hội có
ảnh hưởng đến gia đình và cách thức tương tác trong gia đình
- Bất bình đẳng giới: Yếu tố xã hội liên quan đến sự không công bằng, phân biệt đối xử và kỳ thị
dựa trên giới tính. Nó bao gồm những khác biệt trong quyền, cơ hội, địa vị và vai trò giữa nam
giới và nữ giới trong xã hội.
3.3. Phương pháp thu thập số liệu và lựa chọn mẫu
- Do giới hạn về thời gian và nguồn lực hạn chế nên nhóm tác giả sử dụng phương pháp thu thập
mẫu thuận tiện đối với người đã lập gia đình. Theo Tabachnick & Fidell (2007), sẽ cần kích
thước mẫu tối thiểu là n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình) để tiến
hành phân tích hồi quy [6]. Bài viết sử dụng 19 biến độc lập, vì thế kích thước mẫu tối thiểu sẽ là
8x23+50 = 202. Vì vậy nhóm tác giả sử dụng 230 mẫu quan sát để đảm độ tin cậy cho nghiên
cứu.
- Dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện với
243 đối tượng là người đã lập gia đình đang làm việc và sinh sống tại thành phố Hải Phòng.
Bảng khảo sát trực tuyến bằng Google Form được phân phát tới các đối tượng thông qua khu vực
lưu trú là các quận huyện trong địa bàn thành phố trên các trang mạng xã hội của khu vực (Ví dụ:
Hội những người sinh sống tại quận Lê Chân, Tổ dân phố phường Quán Toan,…). Bảng khảo sát
được nhóm tác giả phân phát và thu thập trong khoảng thời gian từ 30/3-5/5/2023. Do không
gian nghiên cứu là địa bàn thành phố Hải Phòng nên nhóm tác giả đã cố gắng để lấy được phản
hồi của tất cả các đối tượng sinh sống ở các quận huyện trong địa bàn thành phố. Đối với số
phiếu khảo sát thu được, nhóm tác giả tiến hành chọn lọc loại bỏ những phiếu khảo sát thiếu
thông tin và không đạt yêu cầu, sau đó tiến hành làm sạch phiếu khảo sát. Số lượng mẫu khảo sát
còn lại là 230 mẫu.
3.4. Xây dựng thang đo
Bài viết sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với 1 – Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình
thường, 4 – Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý. Các thang đo được sử dụng trong bài viết được trình
bày tại bảng dưới đây.
Bảng 1: Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu

Ký hiệu Nội dung

Điều kiện kinh tế-xã hội

KT1 Tôi cảm thấy mình đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của gia đình.

KT2 Tôi chỉ phải làm việc trong giờ hành chính để kiếm đủ tiền nuôi gia đình.

6
KT3 Tôi không lo lắng về khả năng thanh toán các hóa đơn và chi trả các khoản nợ.

Tôi không cảm thấy rằng điều kiện kinh tế kém ảnh hưởng đến mối quan hệ gia
KT4
đình.

Trình độ dân trí thấp

DT1 Tôi có thể hiểu các văn bản pháp luật và quy định.

DT2 Tôi có đủ kiến thức để giải quyết các vấn đề pháp lý trong gia đình.

Tôi cảm thấy tự tin khi tham gia vào các hoạt động xã hội và giao tiếp với người
DT3
khác.

Yếu tố tâm lý

TL1 Tôi không thường cảm thấy căng thẳng và áp lực trong gia đình.

Tôi không cảm thấy khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình trong tình
TL2
huống xung đột gia đình.

Tôi không cảm thấy mất kiểm soát và dễ cáu gắt khi gặp khó khăn trong cuộc
TL3
sống.

Yếu tố văn hóa - xã hội

Tôi không cảm thấy áp lực từ những quy chuẩn và giới hạn văn hóa-xã hội trong
VH1
gia đình.

VH2 Dòng họ tôi không có truyền thống nam tôn nữ ti

Tôi không gặp khó khăn trong việc giao tiếp và hiểu các quy tắc và thói quen xã
VH3
hội khác.

Bất bình đẳng giới

Tôi không cảm thấy bị coi thường hoặc không công bằng vì giới tính của mình
BD1
trong gia đình.

Tôi có thể tự do lựa chọn sự nghiệp hoặc các quyết định quan trọng khác vì giới
BD2
tính.

Tôi không cảm thấy sức ép và ràng buộc vì các vai trò giới tính truyền thống
BD3
trong gia đình.

Hành vi bạo lực

BL1 Vợ/Chồng tôi thường có xu hướng đánh đập, đập phá tài sản khi không hài lòng

7
hoặc tức giận

Tôi thường bị cấm sử dụng tiền, kiểm soát tài sản, cản trở việc kiếm tiền trong
BL2
gia đình nếu làm vợ/chồng tôi không thoải mái

BL3 Tôi thường phải chịu những lời lẽ mắng mỏ, đe dọa từ vợ/chồng

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Thống kê mô tả mẫu
Mẫu khảo sát được thực hiện đối với 230 đối tượng là người đang làm việc và sinh sống tại Hải
Phòng. Tỷ lệ các đối tượng trả lời khảo sát ở các khu vực sinh sống như quận Dương Kinh và
quận Lê Chân là nhiều nhất, chiếm lần lượt là 12,6% và 10,4%. Nhóm đặc điểm giới tính có sự
chệnh lệch khá lớn với tỷ lệ đối tượng là nữ chiếm 72,6%, trong khi đó, đối tượng nam chỉ có
27,4%. Đây cũng là một hạn chế của mẫu khảo sát.
Bảng 2: Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Đặc điểm Các phương án Tần suất Tỷ lệ (%)

Giới tính Nữ 167 72,6%

Nam 63 27,4%

Khu vực sinh sống An Dương 11 4,8%

An Lão 15 6,5%

Bạch Long Vĩ 16 7,0%

Cát Hải 4 1,7%

Dương Kinh 29 12,6%

Đồ Sơn 23 10,0%

Hải An 10 4,3%

Hồng Bàng 7 3,0%

Kiến An 18 7,8%

Kiến Thụy 4 1,7%

Lê Chân 24 10,4%

Ngô Quyền 13 5,7%

8
Thủy Nguyên 28 12,2%

Tiên Lãng 20 8,7%

Vĩnh Bảo 8 3,5%

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo


Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy thang đo là phù hợp với các biến đang được
xét và được chấp nhận trong mô hình vì hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến trong thang
đo đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) > 0,3.
Bảng 3: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach's Alpha

Nhóm yếu tố Biến quan sát Hệ số tương quan Hệ số Cronbach’s Alpha


biến tổng nếu bỏ biến

Điều kiện kinh tế - Cronbach’s Alpha = 0,924


xã hội
KT1 0,830 0,899

KT2 0,809 0,906

KT3 0,830 0,899

KT4 0,827 0,900

Trình độ dân trí Cronbach’s Alpha = 0,878

DT1 0,763 0,830

DT2 0,744 0,846

DT3 0,788 0,806

Yếu tố tâm lý Cronbach’s Alpha = 0,897

TL1 0,789 0,861

TL2 0,800 0,851

TL3 0,802 0,849

Yếu tố văn hóa - xã Cronbach’s Alpha = 0,876


hội
VH1 0,782 0,805

9
VH2 0,748 0,836

VH3 0,752 0,832

Bất bình đẳng giới Cronbach’s Alpha = 0,872

BD1 0,744 0,829

BD2 0,762 0,813

BD3 0,757 0,817

Hành vi bạo lực Cronbach’s Alpha = 0,888

BL1 0,772 0,854

BL2 0,800 0,827

BL3 0,783 0,841

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA


Dựa vào kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett, ta có thể kết luận rằng phân tích nhân tố
hoàn toàn phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả KMO cho thấy hệ số KMO của các biến độc
lập là 0,895 > 0,5, và kết quả kiểm định Bartlett cho thấy tồn tại mối tương quan ý nghĩa giữa các
biến. Điều này chỉ ra rằng mô hình phân tích nhân tố có 5 nhóm yếu tố tác động đến hành vi bạo
lực gia đình, như được rút ra từ số lượng biến phụ thuộc trong mô hình lý thuyết.
Bảng 4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập

Yếu tố cần đánh giá Kết quả So sánh

Hệ số KMO 0,895 0,5 ≥ 0,895 ≥ 1

Giá trị Sig trong kiểm định Bartlett 0,000 0,000 < 0,05

Phương sai trích 81,474 % 81,474 > 50%

Giá trị Eigenvalue 1,062 1,062 > 1

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS

10
Sau đó, nhóm tác giả đã sử dụng ma trận xoay để đánh giá sự hội tụ của các biến quan sát vào
các yếu tố. Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây cho thấy rằng có 16 biến quan sát hội tụ
vào 5 yếu tố, điều này tương ứng với giả thuyết của thang đo và tất cả các biến đều có hệ số tải
nhân tố (Factor Loading) trên 0,5.
Bảng 5: Ma trận xoay của các biến độc lập

Component

1 2 3 4 5

KT3 0,862

KT1 0,842

KT2 0,839

KT4 0,837

DT1 0,852

DT3 0,836

DT2 0,802

TL2 0,851

TL1 0,815

TL3 0,792

BD2 0,821

BD1 0,819

BD3 0,816

VH1 0,855

VH3 0,830

VH2 0,781

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS


Tương tự, ta tiếp tục phân tích EFA đối với các biến phụ thuộc tương tự như quy trình phân tích
đối với biến độc lập.

11
Bảng 6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến phụ thuộc

Yếu tố cần đánh giá Kết quả So sánh

Hệ số KMO 0,747 0,5 ≥ 0,747 ≥ 1

Giá trị Sig trong kiểm định Bartlett 0,000 0,000 < 0,05

Phương sai trích 81,975% 81,975% > 50%

Giá trị Eigenvalue 2,459 2,459 > 1

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS


Dựa trên kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett, ta nhận thấy hệ số KMO là 0,746, kết
quả kiểm định Bartlett là 390,907 với mức ý nghĩa Sig=0,000%, và giá trị Eigenvalue của yếu tố
đầu tiên là 2,459 > 1. Thêm vào đó, trong ma trận xoay xuất hiện thông báo "Chỉ có một yếu tố
được trích xuất. Không thể xoay". Từ những kết quả này, ta có thể kết luận rằng các biến phụ
thuộc hội tụ thành một nhân tố duy nhất và có thể thu gọn các biến phụ thuộc xuống còn một
biến.
4.4 Mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết của nghiên cứu
Dựa trên kết quả phân tích nhân tố khám phá, mô hình được rút gọn từ 16 biến độc lập và 3 biến
phụ thuộc ban đầu xuống còn 5 nhân tố của biến độc lập và 1 nhân tố biến phụ thuộc.
Kiểm định F trong phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để nhận định độ phù hợp của mô
hình tổng thể, và kiểm định t được dùng để kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số của các biến độc
lập trong mô hình.
Từ bảng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội, có thể thấy R 2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0,652
nên có thể kết luận rằng biến độc lập giải thích được 65,2 % mô hình hồi quy của biến phụ thuộc.
Bảng 7: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Mô hình R R2 R2 hiệu Sai số chuẩn Durbin-


chỉnh Watson

1 0,812 0,659 0,652 0,51008 1,433

a. Biến phụ thuộc: Hành vi bạo lực gia đình


b. Biến độc lập: Hằng số, Yếu tố Kinh tế - Văn hóa, Yếu tố Dân trí, Yếu tố Văn hóa – Xã hội,
Yếu tố Tâm lý, Yếu tố Bất bình đẳng giới.

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS


Kết quả bảng dưới cho thấy hệ số VIF của tất cả các nhân tố độc lập đều < 2 nên mô hình không
mắc lỗi đa cộng tuyến.
Cũng từ hệ số Sig của các biến phụ thuộc trên đều nhỏ hơn 0,01 (mức ý nghĩa 1%), ngoại trừ
biến Yếu tố Tâm Lý nên có thể kết luận các biến độc lập bao gồm Yếu tố Kinh tế - Văn hóa, Yếu
tố Dân trí, Yếu tố Văn hóa – Xã hội, Yếu tố Bất bình đẳng giới đều có ảnh hưởng tiêu cực đến

12
hành vi bạo lực gia đình (Hệ số B đều âm). Các giả thuyết H1, H2, H3, H5 đều được chấp nhận.
Giả thiết H4 không được chấp thuận do biến Bất bình đẳng giới không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 8: Hệ số của mô hình hồi quy

Mô Hệ số chưa chuẩn Hệ số đã Thống kê đa cộng


t Sig.
hình hóa chuẩn hóa tuyến

Sai số Độ chấp
B β VIF
chuẩn nhận

Const 7,407 0,184 400,163 0,000

KT -0,239 0,047 -0,251 -50,101 0,000 0,626 1,597

DT -0,437 0,050 -0,432 -80,775 0,000 0,627 1,594

BD -0,193 0,055 -0,175 -30,529 0,001 0,617 1,621

VH -0,164 0,051 -0,158 -30,225 0,001 0,633 1,579

TL -0,040 0,050 -0,042 -0,812 0,418 0,573 1,747

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS


Điều kiện kinh tế-xã hội thấp có thể đóng vai trò quan trọng trong tạo ra một môi trường căng
thẳng và không ổn định trong gia đình. Các vấn đề tài chính như thiếu tiền để đáp ứng nhu cầu
cơ bản, khó khăn trong việc cung cấp đủ thức ăn và nhu yếu phẩm, lo lắng về khả năng thanh
toán các hóa đơn và chi trả các khoản nợ có thể góp phần làm gia tăng áp lực và căng thẳng trong
gia đình. Những tình huống căng thẳng này có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong quyền lực và
kiểm soát, dẫn đến hành vi bạo lực gia đình.
Trình độ dân trí thấp có thể làm giảm khả năng hiểu biết và kiến thức của một cá nhân trong việc
giải quyết các vấn đề và xử lý xung đột trong gia đình một cách hiệu quả. Không có đủ kiến thức
về các quy định và quyền của mình có thể làm cho người đó cảm thấy mất tự tin khi tham gia
vào các hoạt động xã hội và giao tiếp với người khác. Sự thiếu hụt này có thể tạo ra sự mất cân
bằng quyền lực trong gia đình và dẫn đến sự gia tăng của hành vi bạo lực.
Yếu tố văn hóa-xã hội có thể ảnh hưởng đến hành vi bạo lực gia đình thông qua việc chia sẻ
không công bằng và phân chia vai trò giới tính. Nếu vai trò giới tính không được chia sẻ công
bằng và công việc gia đình không được chia sẻ đều đặn, điều này có thể tạo ra sự bất bình đẳng
và xung đột trong gia đình. Những quy định và niềm tin truyền thống trong gia đình cũng có thể
đóng vai trò trong tạo ra sự áp lực và cản trở sự thích ứng với những thay đổi xã hội và văn hóa.
Bất bình đẳng giới đề cập đến sự chênh lệch, sự bất công và sự phân biệt xử lý giữa nam và nữ
trong xã hội. Khi xã hội có sự bất bình đẳng giới đáng kể, nữ giới thường bị xem như yếu đuối
hơn, không có quyền tự quyết và thường bị áp đặt sự kiểm soát.

CHƯƠNG V THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN

13
5.1 Kết luận
Bạo lực gia đình tại Việt Nam nói chung và TP Hải Phòng nói riêng đang diễn ra khá phổ
biến ; khi mà nó diễn ra hàng ngày , mọi lúc, mọi nơi như một điều bình thường. Mỗi gia đình
đều diễn ra bạo lực với các kiều khác nhau như : bạo lực tinh thần; bạo lực thể xác,..Nó bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau mà trong bài nghiên cứu này đề cập và phân tích cụ thể 5 yếu
tố sau: Điều kiện kinh tế- xã hội; Điều kiện tâm lý; Trình độ dân trí; Yếu tố văn hóa xã hội và
Bất đẳng giới. Bất bình đẳng giới, nó xuất hiện sớm nhất và cũng tồn tại dai dẳng nhất trong gia
đình. Hậu quả của nó không chỉ cản trở sự phát triển của gia đình mà còn hạn chế nỗ lực của
quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ, về chƣơng trình tạo lập mối quan hệ bình đẳng giữa nam và
nữ trong gia đình. Ở thời đại nào cũng vậy, gia đình luôn chịu tác động từ điều kiện kinh tế - xã
hội, lịch sử - văn hoá. Những biến động, những biểu hiện trong gia đình luôn mang dấu ấn lịch
sử. Điều kiện về mắt tâm lý hay những ám ảnh ở trong tấm lý từ bé của người thực hiện hành vi
bạo lực nên họ xem nó như là một điều hiển nhiên, không có gì to hết. Vì trình độ dân trí còn
quá thấp nên một số người còn chưa nhận thức được những hậu quả của bạo lực gia đình, mà
hành xử một cách thô lỗ.Có thể nói , theo kết quả từ bài nghiên cứu có thể thấy 5 yếu tố trên đều
ảnh hưởng rất lớn tới hành vi bạo lực gia đình. Chính vì những yếu tố nguyên nhân Đảng và
Nhà nước ta cần phải có những biện pháp răn đe, giáo dục và xử lý những người có hành vi bao
lực. Bản thân mỗi người cânf phải biết cách tự bảo vệ chính mình. Vì một gia đình Việt Nam
không có bạo lực, vì thế hệ tương lai của đất nước chúng ta hãy cùng nhau nói không với bạo lực
gia đình, cùng chung tay, góp sức chống lại bạo lực trong gia đình.
5.2 Giải pháp
“Thứ nhất, nâng cao nhận thức của người phụ nữ và cộng đồng về gia đình và phòng
chống bạo lực trong gia đình thì Nhà nước cần phải nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho
người dân của cả hai giới tính nhận thức được đúng đắn vị trí và vai trò ; trách nhiệm của mình
ở trong xã hội. Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân để họ không coi bạo lực gia đình là
chuyện riêng của gia đình hay là vấn đề của cá nhân mà cần phải nhận thức đó là vấn đề xã hội
và cần phải giải quyết nó bằng các chính sách hay luật pháp. Để làm được những điều này,
chúng ta cần phải thường xuyên tổ chức các hoạt động về tuyên truyền giáo dục và truyền thông
về giới tính, bình đẳng giới và hòa nhập giới. Nội dung của những buổi tuyên truyền là vấn đề
về bình đẳng giới và tình hình về bạo lực tại Việt Nam cũng như ở trên thế giới. Nguyên nhân
và hậu quả của bạo lực gia đình, pháp luật tại Việt Nam đối với việc xử lý các trường hợp có
hành vi về bạo lực gia đình.
Thứ hai, cần tăng cường hiệu lực của pháp luật ở địa phương. Mặc dù Việt Nam chịu
ảnh hưởng rất nhiều của tư tưởng phong kiến nhưng từ khi thành lập, Đảng và Nhà nước ta rất
coi trọng mục tiêu là giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng về giới tính. Điều này được
thể hiện rõ ở trong các chính sách và các văn bản về pháp luật đặc biệt là Luật hôn nhân và gia
đình. Tuy nhiên, hiện tượng đánh đập và ngược đãi phụ nữ ; trẻ em ở trong gia đình vẫn đang
không ngừng gia tăng. Vì vậy, các cơ quan tư pháp cần phải tăng cường việc giáo dục pháp luật
cho mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, pháp luật cần có các hình thức trừng trị nghiêm minh đối
với những kẻ đã và đang gây ra hành vi bạo lực. Nhưng trước khi chờ sự can thiệp của luật
pháp, nạn nhân bị bạo lực hãy tự đứng lên cứu mình bằng các giải pháp kiên quyết không chung
sống với kẻ có tính vũ phu và hãy kêu gọi sự bảo vệ cũng như giúp đỡ của các cơ quan thực thi
pháp luật. Trong đó, vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ tại Việt Nam ở từng địa phương và việc
giác ngộ cho chị em phụ nữ đang là nạn nhân của việc bạo lực gia đình về “quyền bình đẳng nam
nữ, quyền đấu tranh chống hành vi bạo lực của chồng”.

14
Thứ ba : phát huy các truyền thống tốt đẹp gia đình; vai trò của họ hàng. Duy trì được sự
ổn định, sự đoàn kết và êm ấm ở trong gia đình; làm tốt các công tác hòa giải mâu thuẫn cũng
như tranh chấp giữa các thành viên ở gia đình. Ngăn chặn hành vi bạo lực kịp thời và bảo vệ
cũng như hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình; cần trang bị cho nạn nhân sự hiểu biết để tự bảo
vệ mình như: có nghề nghiệp, có sự độc lập về tài chính, cũng như trình độ học vấ hay ý thức
vươn lên làm chủ bản thân .
Thứ tư: đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần
quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia
đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa.
Thứ năm : phải xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của
Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình”.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Khoa xã hội học , “Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sự phát triển của trẻ vị thành niên ở
phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội tháng2 năm 2021,” 2021. [Trực tuyến]. [Đã
truy cập 28 5 2023].
[2] Đặng Thị Hoa, Đặng Bích Thủy và Lê Ngọc Lân, “Bạo lực gia đình ở Việt Nam - Thực trạng
và các yếu tố tác động,” 25 11 2021. [Trực tuyến]. [Đã truy cập 30 5 2023].
[3] Luân, “Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình,” 13 11 2016. [Trực tuyến]. [Đã truy cập
30 5 2023].
[4] Nguyến Thị Huyền Trang, “CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA
ĐÌNH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY,” 2015. [Trực tuyến]. [Đã truy cập 18 5 2023].
[5] Nguyễn Thị Ngọc Tú , “Quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh,” 2017. [Trực tuyến]. [Đã truy cập 18 5 2023].
[6] Tabachnick, B.G & Fidel, L.S, Using Multivariate Statistics (5th ed.), Boston: MA: Allyn
and Bacon, 2007.

16

You might also like