You are on page 1of 8

LỚP: C219

ĐỀ CƯƠNG TIN HỌC

Đề tài đăng kí: Bạo lực Gia đình – Vấn nạn của xã hội hiện nay

 Khái niệm về Bạo lực


Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong,
tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung
đột. Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm
với những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực. Bạo lực bao trùm một
khuôn khổ rộng lớn. Nó có thể là một cuộc chiến giữa hai quốc gia hay sự diệt
chủng làm hàng triệu người chết”.

I. Bạo lực gia đình là gì?


Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh
thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”

II. Các hình thức bạo lực gia đình

1, Bạo lực thể chất:


Bạo lực thể chất bất kỳ hành động cố ý nào gây thương tích hoặc chấn thương cho
người khác hoặc động vật bằng cách tiếp xúc cơ thể. Trong nhiều trường hợp, trẻ
em là nạn nhân, nhưng người lớn cũng có thể là nạn nhân, như trong trường
hợp bạo hành gia đình.
Cụ thể các hành vi như: tát, đấm, đá, xô đẩy… Bên cạnh đó thì việc bắt người bị
bạo lực phải ăn đói, mặc rách, ốm đau không được chữa trị… cũng là biểu hiện của
vấn nạn này.

2, Bạo lực về tinh thần:


Bạo lực tinh thần là hành vi không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập,
hành hạ, hay bất cứ hành vi nào gây tổn thương vật lý đến cơ thể nạn nhân.

Cụ thể bao gồm các hành vi như:


 Quát tháo, lăng mạ, sỉ nhục, đe dọa, chửi mắng
 Cấm đoán các mối quan hệ với bạn bè, GĐ và xã hội
 Quyết định mọi việc trong GĐ
 Bóc thư riêng
 Lục soát người, theo dõi và cho người theo dõi vợ/chồng
 Lôi kéo con cái và người thân chống lại vợ/ chồng
 Thường xuyên đe dọa bỏ nhà đi…

3, Bạo lực về tình dục


Bạo lực tình dục là bất kỳ hành vi tình dục hoặc cố gắng để có được một hành vi
tình dục bằng bạo lực hoặc cưỡng chế, hành vi buôn bán người để phục vụ mại
dâm hoặc hành vi tình dục không phù hợp với giới tính người đó, bất kể mối quan
hệ với nạn nhân ra sao.

Nó được coi là một trong những vi phạm nhân quyền đau thương, và phổ biến
nhất. (phần mở rộng)
Bạo lực tình dục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng và có ảnh hưởng
sâu sắc hoặc dài hạn đối với sức khỏe, thể chất và tinh thần của nạn nhân, chẳng
hạn như tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục, tăng nguy cơ tự tử
hoặc nhiễm HIV. Mặc dù phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng nhiều hơn song bạo
lực tình dục có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi
Nó là một hành vi bạo lực có thể do cha mẹ, người chăm sóc, người quen và người
lạ, cũng như các đối tác thân mật gây ra.
Bao gồm các hành vi như:
 Đòi và cưỡng bức giao hợp khi người vợ không muốn, hành hạ bằng cách
không quan hệ tình dục
 Chê bai hoặc miệt thì về khả năng tình dục của vợ, chồng
 Bắt kết hôn với người mà mình không có tình cảm…

4, Bạo lực về kinh tế


Bạo lực về kinh tế là hành vi cưỡng bức với thủ đoạn muốn kiểm soát các thành
viên khác trong gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về tài chính. Hành vi ngược
đãi có thể là cắt giảm quá mức chi tiêu sinh hoạt trong gia đình hoặc ngăn cản
người trong gia đình có việc làm ổn định.
 Điều này gây thiệt hại và đau khổ không kém gì hành vi bạo lực về thể chất.
II. Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng của bạo lực gia đình
- Theo báo cáo quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ tại Việt Nam, do Tổng
cục thống kê tiến hành năm 2010, trong số 5000 phụ nữ được phỏng vấn
thì:
 32% phụ nữ đã từng kết hôn phải hứng chịu bạo lực thể xác trong
đời.
 10% phụ nữ đã từng kết hôn trải nghiệm bạo lực tình dục trong đời.
 54% phụ nữ đã từng kết hôn hứng chịu bạo lực tinh thần trong đời.
 5% phụ nữ bị đánh đập trong khi mang thai từ chính người chồng của
mình.
- Còn theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến năm
2016 cả nước xảy ra trên 127.000 vụ BLGĐ. Trong đó, nam giới chiếm
83,6% đối tượng gây bạo lực.

Thông tin từ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, gần 80% số vụ ly hôn
hàng năm có nguyên nhân từ BLGĐ.

 Những con số thực sự đáng báo động.


 Qua đó có thể thấy, bạo lực giữa người chồng với người vợ
trong GĐ là dạng bạo lực phổ biến nhất trong GĐ. Phụ nữ là
nạn nhân chủ yếu của nạn BLGĐ.
 Bên cạnh đó, hiện nay hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực
đối với chồng cũng không phải là hiếm; rồi ngày càng nhiều
bạo lực giữa cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ.
 Từ “Mặt trái của nền kinh tế thị trường”, “hệ quả tất yếu của xã
hội hiện đại” bạo lực tinh thần, thường diễn ra trong những
nhóm có kinh tế GĐ khá giả, trình độ học vấn tương đối cao,
nghề nghiệp ổn định…
 Thực tế, số vụ bạo hành còn cao gấp nhiều lần, nhưng không
phát hiện được, bởi lẽ, hầu hết nạn nhân không dám thổ lộ vì tư
tưởng không nên “vạch áo cho người xem lưng”.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gốc rễ của BLGĐ là do nhận thức về bình đẳng giới.

2.1. Nguyên nhân về tư tưởng


 Tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”, khiến nam giới trở nên gia
trưởng, cho phép mình được bạo hành với phụ nữ.
 Sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành GĐ còn hạn chế,
cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người
xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…
 Trẻ em còn chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ chính GĐ mình về những quan
niệm, hành vi bạo lực của người cha và sự cam chịu của người mẹ.
 Xã hội chưa nhận thức rõ và chưa tích cực lên án nạn bạo hành đối với phụ
nữ. Cộng đồng coi BLGĐ là chuyện riêng của mỗi nhà, “Đèn nhà ai nhà nấy
rạng” nên ít có sự can thiệp kịp thời, chỉ những lúc vụ việc đã đang gây hậu
quả nghiêm trọng.

2.2. Yếu tố kinh tế

 Nữ giới thường phụ thuộc nam giới về lĩnh vực kinh tế.
 Năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh lệch về nghề nghiệp giữa
vợ và chồng, sự ưu ái đối với nam giới của các nhà tuyển dụng.
 Nạn thất nghiệp, vô công rồi nghề của chồng cùng với thói gia trưởng dễ dẫn
đến “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” mỗi khi “chán đời”.
 Ngoài ra còn do tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy,
của thói trăng hoa…

2.3. Yếu tố luật pháp


 Luật pháp liên quan đến BLGĐ còn chưa rõ ràng, mới mang tính hình thức,
việc thi hành pháp luật chưa nghiêm minh.
 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BLGĐ còn chưa đạt hiệu quả
cao
 Sự hiểu biết về pháp luật của cộng đồng còn hạn chế.

 Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong GĐ đối với song
nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. BLGĐ chính là một biểu
hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng.

2.4. Tệ nạn xã hội

 Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…là những
nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình.
 Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng
uống rượu hay dùng các chất kích thích. Các chất kích thích làm giảm sự
kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn
đến trạng thái dễ nóng nảy, cau có khó chịu.

IV. Hậu quả


Bạo lực gia đình luôn để lại những hậu quả nghiêm trọng về cả thể xác
lẫn tinh thần cho nạn nhân, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em
Đối với chính nạn nhân
 Bạo lực gia đình gây thiệt hại về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân. Các
hành vi đánh đập, dùng vũ lực hay bạo hành tình dục không tránh khỏi
sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời,
thậm chí dẫn đến tử vong.
 Ngoài ra, bạo hành gia đình gây ám ảnh về tinh thần, luôn chán nản, buồn
rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc
sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.
Đối với người gây bạo lực gia đình

 Bạo lực gia đình không chỉ gây thiệt hại cho nạn nhân mà ngay cả người gây
bạo lực cũng phải trả một cái giá khá đắt.
 Chính hành vi của mình, người gây bạo lực đang tự phá hỏng mối quan hệ
vợ – chồng, cha mẹ – con cái, ông bà-cháu, anh-chị-em trong gia đình.
 Họ lại cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình của mình.
 Với hành vi bạo lực gia đình, người này phải đóng tiền nộp phạt vi phạm
hành chính cho hành vi sai trái của mình khi gây ra bạo lực gia đình với
người thân trong gia đình. Và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây
hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.
Đối với trẻ em
 Bạo lực trẻ em trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể
chất và trí tuệ đối với trẻ, những vụ bảo hành trẻ em ngày càng tăng.
 Khi chứng kiến bạo lực gia đình, trẻ sẽ trong tình trạng căng thẳng, sợ hãi,
tâm lý tiêu cực, thiếu tập trung và không có khả năng chơi tích cực, lẩn tránh
các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi, có xu hướng kép kín với mọi
người xung quanh.
 Tuy nhiên, nhiều trẻ lại theo chiều hướng thích gây rối, bỏ học, phạm tội,
uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy và học theo hành vi của người lớn
bạo lực lại người khác; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ đi khỏi nhà; có thể
có các hành vi bạo lực như người lớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí
tự tử.
Đối với gia đình
 Bạo lực gia đình là nguyên nhân dẫn tới li thân, li hôn và tan vỡ bao gia
đình.
 Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho
nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình.
 Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình.
Đối với xã hội:
 Khi bạo lực gia đình tác động tới nạn nhân lẫn người gây bạo lực sẽ giảm sự
đóng góp của họ tới xã hội.
 Tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu,
thiếu sáng tạo, thiếu sự chủ động. Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp
nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.

V. Biện pháp phòng tránh và hướng giải quyết


1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình.
1.1, Nội dung thông tin
1.2, Phương pháp truyền tải thông tin
2. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình
1.1, Nội dung tư vấn gia đình
1.2, Đối tượng tư vấn về gia đình

You might also like