You are on page 1of 17

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU ..........................................................................................................3

1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................3

2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................3

3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................3

PHẦN II. KHÁI NIỆM VÀ THỰC TRẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI BẠO LỰC
GIA ĐÌNH VỚI NẠN NHÂN LÀ NAM GIỚI ......................................................5

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI NẠN
NHÂN NAM GIỚI ...........................................................................................5

1.1 Những định nghĩa của bạo lực gia đình ......................................................5

1.2 Các hình thức bạo lực ..................................................................................5

1.2.1 Bạo hành về thể chất .................................................................................5

1.2.2 Bạo hành về tinh thần ...............................................................................6

1.3 Nguyên nhân những nạn nhân không dám lên tiếng....................................7

1.4 Hậu quả của bạo lực gia đình......................................................................9

1.4.1 Hậu quả về thể xác ....................................................................................9

1.4.2 Hậu quả về tinh thần ...............................................................................10

2. THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ...........10

PHẦN III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
NẠN NHÂN NAM GIỚI ............................................................................................ 12

1. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT XỬ PHẠT ĐỐI VỚI THỦ
PHẠM .............................................................................................................12

1.1 Theo bộ luật Hình sự..................................................................................12

1
1.2 Theo các Nghị định và xử phạt hành chính ...............................................13

2. CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. .13

3. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HIỆN NAY .................................................14

3.1 Cá nhân và người thân...............................................................................14

3.2 Xã hội:........................................................................................................15

2
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay có rất nhiều vấn đề cần nhà nước giải quyết và mọi
người quan tâm đến, mỗi người khi chọn cho mình đề tài nghiên cứu cũng đều
xuất phát từ những lý do thiết thực nào đó. Vậy nên chúng em có những lý do
sau khi chọn đề tài này:

Thứ nhất, bạo lực gia đình đang xảy ra ngày càng nhiều trải dài từ mức
độ nhẹ đến nặng ở mọi lứa tuổi, giới tính.

Thứ hai, bạo lực gia đình có thể xảy ra với bất cứ giới tính nào ở mọi độ
tuổi, tuy nhiên nam giới lại ít được quan tâm đến khi đề cập đến bạo lực gia
đình dù họ cũng là nạn nhân.

Vì thế, chúng em lựa chọn quan tâm đến đề tài này dưới góc độ tìm hiểu,
phân tích về thực trạng của bạo lực gia đình hiện nay mà trong đó nam giới là
nạn nhân.

2. Mục đích nghiên cứu


Bạo lực gia đình là ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống xã hội hiện
nay, mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể trở thành nạn nhân của
bạo lực gia đình. Tuy vậy, nam giới lại thường xuyên bị xem nhẹ và không được
đề cập đến khi họ là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình. Vậy nên trong tiểu luận
này, chúng em sẽ tập trung nói về bạo lực gia đình mà trong đó nam giới là nạn
nhân.

3. Phương pháp nghiên cứu


Xác định các khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và dẫn chứng của bạo
lực gia đình hiện nay.

3
Phân tích thực trạng bạo lực gia đình hiện nay, trong đó tập trung vào các
vụ việc mà nam giới là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Dựa vào việc xác định và phân tích, đưa ra các giải pháp cho bạo lực gia
đình nói chung và đồng thời giúp đỡ những nạn nhân là nam giới noi riêng.

Liên hệ với pháp luật và đề xuất các sửa đổi, biện pháp cũng như tình
trạng pháp luật hiện nay đối với các vụ bạo hành gia đình nạn nhân nam giới
mà nhà nước cần chú trọng hơn

4
PHẦN II. KHÁI NIỆM VÀ THỰC TRẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI BẠO
LỰC GIA ĐÌNH VỚI NẠN NHÂN LÀ NAM GIỚI

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI


NẠN NHÂN NAM GIỚI

1.1 Những định nghĩa của bạo lực gia đình


Khái niệm gia đình được định nghĩa trên phương diện pháp lý là:"Gia
đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với
nhau theo quy định của Luật này (theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014)".

Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 có
quy định về khái niệm bạo lực gia đình như sau:"Bạo lực gia đình là hành vi cố
ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,
tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình."

1.2 Các hình thức bạo lực


Tương tự với nữ giới, khi nam giới là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình,
ngoài những tổn hại về thể chất, tinh thần, họ thậm chí còn bị bạo lực bằng
những hành động quấy rối trong cuộc sống hàng ngày, trên các diễn đàn, trang
mạng xã hội, hoặc nghiêm trọng hơn là bị hành hung, đánh đập.

1.2.1 Bạo hành về thể chất


Bạo hành thể chất là biểu hiện dễ nhận biết nhất của bạo lực gia đình vì
đó những vết thương thể hiện trên thân thể người bị bạo hành, gây cho người bị
bạo hành cảm giác đau đớn nhất định. Nạn nhân của bạo hành thể xác trong gia
đình thông thường là nữ giới, hay được hiểu chủ thể thực hiện hành vi bạo lực
thường được xác định là nam giới. Tuy nhiên, nam giới vẫn hoàn toàn có thể là
5
đối tượng bị bạo hành vì các thương tích do bạo lực thể xác đem lại là vô cùng
nguy hiểm, bất kể giới tính hay lứa tuổi nào, khi bị trấn áp và bạo hành thì nạn
nhân đều chịu tổn thương như nhau.

Các hành vi bạo hành thể chất thường là các các hành vi bạo lực có hình
thức sử dụng sức mạnh chân, tay để hành hạ, đánh đập, ngược đãi, ép buộc quan
hệ tình dục, thậm chí chém, giết,... Loại hành vi này để lại trên thân thể nạn
nhân vô số các thương tích với mức độ nặng, nhẹ khác nhau, nghiêm trọng hơn
có thể dẫn đến tàn phế, thương tật, gây cản trở và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc
sống thường ngày của họ.

1.2.2 Bạo hành về tinh thần


Bạo hành tinh thần được xem là một loại bạo lực vô hình, rất khó để nhận
dạng bởi nó không gây ra thương tích trên người của nạn nhân.

Trong thực tế, rất nhiều nạn nhân không biết bản thân đang bị bạo hành
về tinh thần. Thậm chí, khi các nạn nhân lên tiếng nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ từ
bạn bè, người xung quanh, họ thường nhận được câu trả lời rằng chỉ vì họ quá
nhạy cảm.

Bạo hành tinh thần thường biểu hiện thông qua các hành vi như lăng mạ,
xua đuổi, vu khống, cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Trong
gia đình, khi phụ nữ là người gây ra bạo hành, họ ít khi bạo hành thể chất mà
thường bạo hành tinh thần nhiều hơn.

Không khó để bắt gặp phụ nữ trong nhiều gia đình có xu hướng kiểm
soát toàn bộ thu nhập của chồng. Người đàn ông, với vai trò là trụ cột về kinh
tế trong gia đình, được mặc định là chủ thể có trách nhiệm phải đảm bảo về mặt
tài chính, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho vợ và các con. Sau quá trình làm
việc, vì lý do khách quan hay chủ quan đã không còn đảm bảo được tài chính

6
của gia đình, điều này đã khiến cho người vợ có tâm lý luôn muốn quản lý thu
nhập của người chồng có thái độ vô cùng gay gắt, thậm chí đay nghiến và khiến
người nam giới trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình. Phụ nữ cằn nhằn quá
nhiều về kinh tế khiến đàn ông ức chế. Cũng có trường hợp người phụ nữ làm
chủ lực kinh tế cho gia đình, người đàn ông thì chịu trách nhiệm chính trong
việc chăm sóc con cái, chăm lo gia đình, từ đó có không ít trường hợp người vợ
có suy nghĩ khinh thường chồng mình vì thu nhập cả hai quá khác biệt.

1.3 Nguyên nhân những nạn nhân không dám lên tiếng
Khi bị bạo lực bởi chính người thân của mình, các nạn nhân sẽ có phần
bị đả kích và hoang mang. Đối với phụ nữ và trẻ em, việc không dám lên tiếng
cũng là một suy nghĩ dễ hiểu và dễ đoán thế nhưng nam giới khi trở thành nạn
nhân cũng không tránh khỏi những tâm lí chung của vị trí nạn nhân. Với định
kiến của xã hội, đa phần sẽ cho rằng việc đàn ông phải mạnh mẽ và quyết đoán.
Thế nhưng, định kiến đó không chỉ là sai lầm mà còn vô tình đẩy những nạn
nhân nam giới vào những suy nghĩ tiêu cực và không dám lên tiếng. Từ đó, các
vụ bạo hành gia đình với nạn nhân là nam giới ngày càng phải biến và tăng về
mặt số lượng nhưng lại không thể giải quyết triệt để vì nhận thức của nạn nhân
về hoàn cảnh vì sự công khai của các vụ bạo lực.

Lí do thứ nhất đến từ định kiến: “nam giới không bao giờ là nạn nhân”
của các vụ bạo lực gia đình. Ngược dòng về quá khứ, khi những quan niệm
nhân gian xưa về vai trò và vị trí của người đàn ông luôn được đề cao một cách
rõ nét thì nam giới trở thành người lao động chính, trụ cột trong gia đình. Vì thế
chế độ phụ hệ và nam quyền đã ăn mòn vào sâu vào tập tục sống của những gia
đình Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng vừa là một niềm kiêu hãnh cho
nam giới vừa là một rào cản quá lớn khiến họ phải xấu hổ, xu hướng tâm lý bị
mất danh dự khi trở thành nạn nhân bị bạo lực gia đình bởi những người yếu
thế hơn mình. Mặt khác, quay trở về với đời sống hiện đại, khi nhận thức về
7
quyền bình đẳng giới trở nên phổ biến và trở thành trào lưu đấu tranh của cả xã
hội, vị trí của người phụ nữ được cải thiện, được cộng đồng nhận định là đối
tượng yếu thế cần được bảo vệ thì hiển nhiên nam giới sẽ thường có khuynh
hướng bị quy chụp là kẻ bắt nạt, người gây tổn thương khi những mâu thuẫn
trong gia đình xảy ra. Bởi lẽ đó, khi bạo lực gia đình xảy ra và đàn ông là người
bị hại trong trường hợp đó, sẽ rất khó khăn cho họ để dám đứng lên thuyết phục
xã hội rằng nạn nhân là mình và kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng. Vì thế, thay
vì chọn cách lên tiếng, đa phần nạn nhân sẽ chọn âm thầm chịu đựng với tâm
lý không muốn làm mất danh dự bản thân trong mắt người khác.

Lí do thứ hai, từ góc độ cá nhân, từ tâm lý chung của những người đàn
ông, việc bản thân bị dồn vào thế bị động, trở thành kẻ yếu thế có thể là một
điều khó chấp nhận đối với những người được cho là trụ cột trong gia đình. Từ
đó dẫn đến thực trạng không nhận thức được của bản thân là nạn nhân của
BLGĐ do chính vợ mình gây ra và họ sẽ có xu hướng cố không để tâm những
hành vi đó vì cho rằng việc bị người bạn đời của mình hành hạ là điều đáng xấu
hổ. Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, việc dám công khai
thừa nhận là nạn nhân của bạo lực gia đìnhgiới thường sẽ phải hứng chịu sự
miệt thị, khuynh hướng đổ thừa nạn nhân và thậm chí là lên án, tẩy chay ngược
lại người bị hại từ dư luận. Theo trang báo VNEXPRESS viết ngày 31/1/2022
trong mục “Đời sống-Tổ ấm”, số liêu thống kê cho thấy 8000 cặp vợ chồng Mỹ
trong 10 năn từ 1975 đến 1985, Elizabeth Bates- nhà nghiên cứu tại ĐH
Cumbria (Anh) cảnh báo: “Chuyện đàn ông bị vợ bạo lực đôi khi được miêu tả
trên TV hoặc trong các chương trình với bối cảnh hài hước. Chúng ta có thể
cười nhạo bạo lực của phụ nữ với nam giới và điều này vô tình ngăn cản nam
giới tìm kiếm sự giúp đỡ, xuất phát từ nỗi sợ rằng không ai tin họ". Đây cũng
là một nguyên nhân sâu xa, đáng quan ngại cho nam giới ảnh hưởng đến tâm lý
sợ phản kháng của họ.

8
Nguyên nhân cuối cùng, một nguyên nhân mang tính nhân văn mà quan
trọng không thể thiếu đó là chính ngừời đàn ông cũng có mong nuốn vun vén
hạnh phúc gia đình, hy sinh vì con cái giống như những người phụ nữ. Dù có
khác biệt về giới tính thì con người đều có xu hướng chung là tâm lý bảo vệ
con trẻ. Cha mẹ nào cũng mong con mình lớn lên vui vẻ và hạnh phúc, không
phải kiến cảnh BLGĐ trong chính gđ mình. Vì thế, hầu hết các nạn nhân của
bạo lực gia đình đều chọn cách im lặng để con mình được nhận đủ tình yêu
thương từ cha lẫn mẹ và họ đều có xu hướng sợ người vợ hoặc chồng của mình
sẽ ngược đãi, trút giận lên đứa con của mình và ngăn cản họ gặp con trong trong
trường hợp ly hôn xảy ra.

1.4 Hậu quả của bạo lực gia đình


Có thể khẳng định rằng: hậu quả mà bạo lực gia đình gây ra là rất lớn.
Nó ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần lẫn tâm lí, kinh tế không chỉ riêng đối với
những người trực tiếp gánh chịu các hành vi bạo lực mà còn với thành viên khác
trong gia đình và rộng hơn là với toàn xã hội.

1.4.1 Hậu quả về thể xác


Hậu quả dễ dàng nhận thấy nhất của bạo hành gia đình, dù nạn nhân thuộc
giới nào, những vết bầm tím, vết sưng tấy trên khuôn mặt, tay, chân,... có thể là
kết quả của một cuộc cãi vã hay ẩu đả trong cuộc sống gia đình hàng ngày; ở
mức độ nặng hơn thì là các tổn thương sâu bên trong nội tạng, những sự đau
đớn có thể đem đến thương tật, tàn phế suốt đời, thậm chí có dẫn đến cả tử vong.

Tại Anh, một người mẹ có con trai bị vợ sát hại cho rằng tình trạng nam
giới bị bạo hành trong gia đình thường bị “ngó lơ”. Simon Gilchrist mới 23 tuổi
khi bị vợ là Caroline Mawhood đâm chết tại căn hộ của họ ở York hồi năm
2004. Mẹ anh - bà Jose Linnane - cho biết trước đó, các dấu hiệu cho thấy con
trai bà là nạn nhân của bạo lực gia đình đã không được mọi người quan tâm
9
nhiều vì yếu tố giới. Sau cái chết của con, bà Linnane hiện đang cộng tác với
cảnh sát trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này.

1.4.2 Hậu quả về tinh thần


Nạn nhân bạo lực gia đình phải chịu những tổn thương, áp lực rất sâu sắc
về mặt tinh thần. Những hậu quả đó có thể là đánh mất sự tự tin trong công việc
và cuộc sống, bị buộc phải cắt đứt và bị kiểm soát các mối quan hệ xã hội quá
mức,... Người đàn ông khi bị tổn thương lòng tự trọng đến mức độ không thể
chịu đựng được nữa sẽ có thể sinh ra những suy nghĩ cực đoan, hành vi phản
kháng, “giận cá chém thớt” lên con cái, làm cho mâu thuẫn gia đình ngày càng
phức tạp hơn, không thể hàn gắn.

2. THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH


Trong vài năm trở lại đây, bạo lực gia đình ngày càng xuất hiện nhiều và
mức độ vụ việc ngày càng trở nên nghiêm trọng cần sự can thiệp của chính
quyền và cộng đồng ngay từ sớm. Vì vậy có vài vấn đề cần đề cập về bạo lực
gia đình:

Bạo lực gia đình ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống xã hội hiện
nay, nó xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và đa phần là chưa được giải
quyết triệt để dẫn đến những hệ quả nguy hiểm và đáng tiếc. Theo Tổ chức từ
thiện Respect - đơn vị điều hành đường dây tư vấn chuyên trợ giúp các nạn
nhân nam giới bị bạo hành gia đình - cho biết, các cuộc gọi đã gia tăng đáng kể
trong năm qua. Nếu như năm 2019 họ nhận được 22.323 cuộc gọi thì năm 2021,
đã có hơn 32.600 cuộc gọi. Điều tra gia đình Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, UNICEF thực hiện
năm 2006 với 9.300 mẫu đưa ra kết quả: Có khoảng 21,2% số cặp vợ/chồng
xảy ra các hiện tượng bạo lực như: Đánh, mắng chửi, chấp nhận quan hệ tình
dục khi không có nhu cầu.
10
Bạo lực gia đình có thể xảy ra với bất kì ai, trải dài ở mọi lứa tuổi và giới
tính. Tuy nhiên, khi nam giới được đề cập là nạn nhân của vụ việc thì đa phần
đều không được công nhận và phải chiu nhiều định kiến. Dù dựa theo số lượng
thống kê thì số lượng các vụ án bạo lực gia đình nam giới nhiều không kém số
lượng các vụ án bạo lực gia đình với nữ giới là nạn nhân. Trong 601 vụ bạo
hành gia đình được phát hiện ở Nghệ An năm 2017, thì có tới 58 nạn nhân là
nam giới và 54 nữ giới là nạn nhân và theo bài viết báo cáo tháng 6 năm 2022
của The Centre for Social Justice thì ⅓ các vụ bạo hành gia đình có nạn nhân là
nam giới. Đây là tình trạng tuyệt đối hoá bạo lực giới một chiều, nghiên cứu
của Bộ Lao động Thương Binh & Xã Hội cho thấy có khoảng 9-10% trường
hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là những
người vợ. Từ đây có thể thấy rằng, phụ nữ không chỉ là nạn nhân của bạo lực
gia đình mà nam giới còn có thể là nạn nhân của họ; vì thế, rất cần có cái nhìn
toàn diện và khách quan khi đề cập và nghiên cứu về bạo lực gia đình.

11
PHẦN III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ BẠO LỰC GIA
ĐÌNH NẠN NHÂN NAM GIỚI

1. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT XỬ PHẠT ĐỐI VỚI
THỦ PHẠM
Với các biện pháp xử phạt đối với những hành vi được quy vào tội bạo
lực gia đình, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã lập ra rất
nhiều các bộ luật điều luật và các văn bản quy phạm pháp luật nhằm xử phạt và
cải tạo tội phạm bạo lực gia đình.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phát biểu vào ngày 10/10/1959
“Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt.” Vì thế có thể thấy
mỗi quốc gia đều cần có 1 hệ thống pháp luật nghiêm ngặt cho vấn đề bạo lực
gia đình nói chung và cho những nạn nhân giới nói riêng.

Về pháp luật Việt Nam, nhà nước ta có những bộ luật hôn nhân và gia
đình, luật bất khả xâm phạm thân thể, quyền bất khả xâm phạm tính mạng nhằm
xử phạt các tội phạm

1.1 Theo bộ luật Hình sự


Với bộ luật hình sự 2017 căn cứ theo điều 140 tội Hành hạ người khác:
Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc
các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt
cũng phân theo mức độ thương tích của nạn nhân như sau:
- Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 11% - 30%;
- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 31% - 60%;
- Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu tỉ lệ thương tích trên 61%
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội với 02
người là cha, mẹ, ông, bà đều có tỉ lệ thương tích trên 61%.
12
⇒ Mức án cao nhất dành cho hành vi hành hạ, ngược đãi ông bà, cha mẹ
bằng hành vi bạo lực gây thương tích cho người bị bạo hành có thể phạt tù lên
đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Căn cứ theo bộ luật Hình sự 2015 tại điều 185 quy định:

Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm khi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân
thể ông bà, cha mẹ mình thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

1.2 Theo các Nghị định và xử phạt hành chính


Theo điều 51 thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng
mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên
gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân
phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

2. CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN


NGHỊ

13
Nhà nước cần lập ra nhiều hơn các bộ luật và văn bản quy phạm pháp
luật về bình đẳng giới, bạo lực giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới để giúp
các nạn nhân dễ dàng công khai tình trạng bản thân hơn.

Cần tăng cường nội luật hóa các Công ước CCPR, CRC, CEDAW và cụ
thể hóa Khuyến nghị 19 của Ủy ban CEDAW về bạo lực trên cơ sở giới

Tăng cường truyền thông, tuyên truyền và đưa vấn đề vào các chương
trình giáo dục nhằm nâng cao dân trí và giúp thế hệ trẻ nâng cao nhận thức, đề
cao sự đề phòng của bản thân từ đó giảm thiểu các vụ án bạo lực gia đình trong
từng gia đình.

Bộ Tư Pháp cần tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ thế
giới như UNICEF,... nhằm xin trợ giúp pháp lý các vụ bạo lực giới và hoàn
thiện các phương thức hỗ trợ nạn nhân

3. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HIỆN NAY


Với tình trạng ngày càng gia tăng về mặt số lượng các vụ án liên quan
đến bạo lực gia đình đặc biệt là với nạn nhân nam giới thì càng vụ án ngày càng
phổ biến. Thế nhưng sự quan tâm của xã hội với vấn đề lại tỉ lệ nghịch với số
lượng các vụ án đang diễn ra trong đời sống hiện nay. Vì thế, để ngăn chặn các
vụ bạo lực gia đình, cần phải có các biện pháp, chính sách can thiệp nhằm giảm
thiểu các vụ án nhất có thể.

3.1 Cá nhân và người thân


Thứ nhất, nạn nhân cần phải có nhận thức về bạo lực gia đình là gì. Với
nhiều người, họ sống trong tình trạng bị bạo hành quá lâu mà không nhận ra
tình trạng của bản thân, từ đó dẫn đến việc nạn nhân im lặng, chịu đừng và đôi
khi tự trách bản thân. Nạn nhân không biết cách giải quyết cũng như không biết
cách tự vệ và lên tiếng nhằm bảo vệ thể xác nói chung và tinh thần nói riêng

14
khi đứng trước các vụ bạo hành. Vì thế việc tự cung cấp kiến thức cho bản thân
về khái niệm bạo lực gia đình nói chung và pháp luật về bạo hành nói riêng là
vô cùng cần thiết. Thứ hai, sau khi đã có hiểu biết và tự nhận thức được tình
trạng bản thân, nạn nhân cần thừa nhận đối phương là thủ phạm. Đa số các nạn
nhân nam giới sẽ ít khi thừa nhận đối tác mình là thru phạm vì có nhiều nguyên
do. Vì thế, để phòng tránh các vụ bạo hành diễn ra liên tục thì các nạn nhân cần
phải thừa nhận và tố cáo những hành vi phạm pháp đó.

Người thân cũng là thành phần góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình gần
gũi nhất và dễ tiếp cận nhất. Vì thế các thành viên trong gia đình cần để tâm
hơn đến người thân của mình không chỉ với thành viên nữ giới mà còn cả các
nam giới. Khi phát hiện ra các dấu hiệu thành viên gia đình mình bị bạo hành
bởi các thành viên khác, thì cần phải lên tiếng và tìm cách giúp họ cách ly hoặc
tránh xa thủ phạm. Bên cạnh đó nạn nhân cũng cần được tâm sự và lắng nghe
để giải toả tâm lý và điều chỉnh tinh thần, tránh bị kích động. Cuối cùng cần
báo ngay với chính quyền, các cơ quan nhà nước, các uỷ ban trung ương hoặc
các trung tâm hỗ trợ bạo lực gia đình để được hỗ trợ kịp thời.

3.2 Xã hội
Bên cạnh cá nhân tự chủ động phòng tránh bạo lực gia đình thì xã hội
cũng cần có sự quan tâm nhất định và những biện pháp cụ thể để giải quyết triệt
để các vụ bạo lực gia đình như cần lập nhiều tổ chức phòng chống, tư vấn, hỗ
trợ nạn nhân, tuyên truyền và bảo vệ, để tâm chú trọng các vụ bạo hành nam
giới nhiều hơn

15
CÁC NGUỒN THAM KHẢO
Các văn bản quy phạm pháp luật
Quốc hội, Luật Số: 52/2014/QH13 - Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp
thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014

Quốc hội, Luật số: 02/2007/QH12 - Luật Phòng, Chống Bạo Lực Gia
Đình được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007\

Các website:
Nam Anh (theo SCMP, BBC), Báo Phụ nữ,

23/11/2022: https://www.phunuonline.com.vn/khi-nam-gioi-la-nan
nhan-cua-bao-luc-gia-dinh-a1464086.html

Nguyễn Duy, Báo Dân trí, 23/11/2022: https://dantri.com.vn/tinh-yeu


gioi-tinh/nam-2017-tinh-nghe-an-co-hon-600-vu-bao-hanh-gia-dinh
20180110141523262.htm

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch Vụ gia đình, 23/11/2022:


http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/thuc-trang-bao-luc-gia-dinh-nhung-nut
that/

TS HOÀNG BÁ THỊNH (Trường Đại học KHXH&NV) báo Tuổi Trẻ


Online, 23/11/2022:
https://tuoitre.vn/nghien-cuu-bao-luc-gia-dinh-o-viet-nam
174432.htm

The centre for social justice, 23/11/2022:

16
https://www.centreforsocialjustice.org.uk/newsroom/why-are-men
often-overlooked-as-victims-of-domestic-abuse

NBC NEWS, 23/11/2022:


https://www.nbcnews.com/pop-culture/pop-culture-news/male-
domestic violence-survivors-say-feel-depp-heard-trial-turning-poi-rcna29742

https://www.centreforsocialjustice.org.uk/ - ⅓ các vụ bạo hành gia đình có


nạn nhân là nam giới

17

You might also like