You are on page 1of 11

2.

2 Thực trạng phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.2.1.1 Những kết quả đạt được

a/ Đối với Nhà nước và các tổ chức xã hội

Nhà nước đã cơ bản hoàn thiện văn bản pháp luật về công tác phòng chống bạo lực
gia đình - đặc biệt là Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên vẫn còn phải sửa
đổi, bổ sung để ứng với tình hình thực tiễn.

Công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực
gia đình ngày càng được chú trọng, giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc
phòng chống bạo lực gia đình.

Đội ngũ làm công tác phòng chống bạo lực gia đình được đào tạo một cách kỹ lưỡng,
tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, tạo nên một đội ngũ có đầy đủ kỹ năng chuyên môn,
xử lý tình huống linh hoạt hơn.

Các nạn nhân của bạo lực gia đình được hỗ trợ tốt hơn trong công tác hòa giải cũng
như phổ biến kỹ năng xử lý tình huống, làm giảm nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.

b/ Đối với người trong gia đình (phụ nữ/ trẻ em), nạn nhân bị bạo hành

Nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình của người dân đã dần được nâng cao.
Người trong gia đình (phụ nữ/ trẻ em), nạn nhân bị bạo hành đã nhận được nhiều sự đồng
hành, hỗ trợ của cộng đồng để có thể nói lên tiếng nói của mình. Ngoài ra, các bộ luật
được ban hành đã và đang có những ảnh hưởng tích cực đối các nạn nhân bị bạo hành,
giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.

2.2.1.2 Nguyên nhân đạt được

a/ Đối với Nhà nước và các tổ chức xã hội

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện công tác
phòng, chống bạo lực gia đình. Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006,
Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật
trẻ em năm 2016. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của
các thành viên trong gia đình, nhất là người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em rất dễ trở thành
đối tượng, nạn nhân của bạo lực gia đình. Đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
được Quốc hội Khóa XII thông qua ngày 21/10/2007, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2008.
Điều này đã đưa Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong luật hóa những vấn đề
cơ bản trong hiến chương của Liên Hợp Quốc về quyền con người. Sau 13 năm thi hành
bộ luật đã thể hiện được chức năng cần thiết của nó. Nhận thức của người dân, cộng
đồng, chính quyền các cấp đã có những thay đổi tích cực. Đa số các hành vi liên quan đến
bạo lực đều bị lên án và xử lý thích đáng, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực
trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong những năm qua nhà nước và các cấp địa phương đã thành công trong công tác
tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Tuyên truyền gắn với
lồng ghép các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phim ảnh, … tổ chức thêm các hoạt động,
phong trào xây dựng đời sống văn hóa - xây dựng nông thôn mới, đô thị mới. Các hoạt
động tuyên truyền Luật PCBLGĐ, hôn nhân, bình đẳng giới… được tổ chức thường
xuyên, tại những vùng sâu vùng xa còn lạc hậu, mức độ dân trí thấp.

Đã có nhiều vụ xử phạt nhằm răn đe người dân như:


Hình 1: Nguyễn Minh Tuấn và Nguyễn Thị Lan Anh (Hà Nội) – Chân dung cặp đôi bạo
hành con tới chết khiến dư luận phẫn nộ (vụ việc xảy ra vào tháng 3/2020)
Hình 2: “Dì ghẻ” Nguyễn Võ Quỳnh Trang (TP.HCM) – người nhiều lần bạo hành, đánh
đập bé gái 8 tuổi đến tử vong (vụ việc xảy ra vào tháng 12/2021)

(Ảnh: Đình Văn)


Hình 3: Trần Văn Luân (Hải Dương) - người chồng bạo hành vợ mang bầu 7 tháng dã
man đã nhận hình phạt thích đáng (vụ việc xảy ra vào tháng 5/2023)

(Ảnh: Công an cung cấp)

Đội ngũ làm công tác phòng chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng, đào tạo bài bản.
Công tác hòa giải và phổ biến kỹ năng xử lý tình huống cho các nạn nhân bị bạo lực gia
đình cũng đã được chú trọng.

b/ Đối với người trong gia đình (phụ nữ/ trẻ em), nạn nhân bị bạo hành

Nhờ những nỗ lực của các gia đình, các đoàn thể, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các
cấp ủy đảng, các tỉnh và nhà nước mà công tác phòng chống bạo lực gia đình đã có
những thay đổi tích cực đáng kể cả tư tưởng, kinh tế, văn hóa của người dân. Điều này
giúp phòng chống những mâu thuẫn, bạo lực gia đình từ sâu trong tâm trí người dân.
Kinh tế gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong hôn nhân và gia đình. Nhờ
những cố gắng của nhà nước trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân mà cuộc
sống của người dân ngày càng cải thiện nên tình trạng BLGĐ đã giảm đáng kể. Trong
những năm gần đây nguồn kinh tế trong gia đình không còn phụ thuộc hoàn toàn vào
người đàn ông như ngày xưa, ngày nay nó đang dần dịch chuyển sang phía phụ nữ vì vậy
người phụ nữ đã có tiếng nói hơn trong gia đình, có quyền quyết định vận mệnh cuộc đời
họ mà không bị ảnh hưởng bởi người đàn ông.

Hình 4: Internet

Nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền
bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình và áp
dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật phòng chống bạo
lực gia đình. Họ được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật, được bố trí nơi tạm
lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật phòng
chống bạo lực gia đình và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, không chỉ nạn nhân của bạo lực gia đình mới lên tiếng mà cả những người
hàng xóm hay dù có là người qua đường, nếu nhận thấy có dấu hiệu của bạo lực gia đình
đều có thể tố giác ngay cho cơ quan chức năng ở địa phương để có thể đưa ra những
phương án giải quyết kịp thời, hiệu quả.

Những thành quả trên đều là những nỗ lực của đảng và nhà nước, các cấp chính
quyền và cả những cố gắng của mỗi gia đình, mỗi người dân.

2.2.2 Những khó khăn và nguyên nhân

2.2.2.1 Những khó khăn

a/ Đối với Nhà nước và các tổ chức xã hội

Ngoài những mặt tích cực đã đạt được trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình,
vẫn còn đó những mặt hạn chế. Tình hình bạo lực gia đình vẫn còn diễn biến khá phức
tạp ở nhiều địa phương, số vụ bạo lực gia đình được cơ quan chức năng phát hiện (dù có
giảm hằng năm), đó chỉ là bề nổi của tảng băng trôi.

Hệ thống các văn bản gồm Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành trong quá trình
triển khai đã bộc lộ những hạn chế và đã ít nhiều gây cản trở đến hiệu quả của việc thực
thi pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Việc phát hiện các hành vi bạo lực bạo lực gia đình chưa được người dân hiểu đúng
và chưa có ý thức trách nhiệm. Một số các cơ quan chức năng ở địa phương, các hội, tổ
chức đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến công tác PCBLGĐ

b/ Đối với người trong gia đình (phụ nữ/ trẻ em), nạn nhân bị bạo hành

Bạo lực gia đình vẫn luôn là vấn đề nóng của xã hội. Những ngày cuối năm 2021, dư
luận xã hội lại dậy sóng về việc một em bé 8 tuổi đã bị mẹ kế đánh đập, bạo hành dẫn đến
tử vong. Hay vụ việc một bé gái bị nhân tình của mẹ đánh đập, đóng đinh vào đầu. Ở đâu
trách nhiệm của người cha, người mẹ và những người thân trong gia đình khi trước đó trẻ
đã bị bạo hành nhiều lần. Họ có thể đã biết hay phải biết tình trạng các bé bị bạo hành
nhưng vẫn che giấu tội phạm vì sợ xấu hổ, sợ liên lụy... Mọi chuyện chỉ được phát giác
khi các bé phải nhập viện với rất nhiều vết thương.

Hiện nay vẫn còn nhiều người phụ nữ bị chồng bạo hành nhưng không dám lên tiếng
nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng vì tư tưởng lạc hậu, ngại “vạch áo cho người xem lưng”,
nên cứ âm thầm chịu đựng. Người khác thì lại nghĩ đó là chuyện của nhà người ta, mình
không cần phải quan tâm. Cứ như vậy hậu quả của bạo lực gia đình ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn.

2.2.2.2 Nguyên nhân khó khăn

a/ Đối với Nhà nước và các tổ chức xã hội

Hiệu quả của việc phòng chống bạo lực gia đình thấp còn do sự phối hợp chưa đồng
bộ của các cơ quan chức năng, các hình thức xử lý chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức cảnh
cáo, khuyên răn, giáo dục.

Việc phổ biến, tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực gia đình đến người dân chưa
thực sự hiệu quả nên các quy định của Luật chưa đi vào thực tế. Sự can thiệp ở cấp độ
cộng đồng đối với tình trạng bạo lực gia đình vẫn chưa kịp thời và còn nhỏ lẻ. Nhiều
hoạt động tư vấn vẫn chưa theo trình tự, người (nhóm người) tư vấn hoạt động kiêm
nhiệm, không có chuyên môn và chủ yếu là tư vấn theo cảm tính. Chưa có đủ cơ sở vật
chất dẫn đến công tác triển khai nhân rộng mô hình hỗ trợ, tư vấn về phòng chống bạo
lực gia đình còn gặp nhiều khó khăn.

b/ Đối với người trong gia đình (phụ nữ/ trẻ em), nạn nhân bị bạo hành

Trong những năm qua chính phủ đã có những cố gắng đáng khen ngợi để phòng
chống bạo lực gia đình nhưng tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại, thậm chí còn có
những vụ việc dã man gây những hậu quả nghiêm trọng. Những nguyên nhân làm tình
trạng bạo lực gia đình vẫn còn tiếp diễn:

Về văn hóa:
Nhận thức của người Việt về vấn đề bạo lực gia đình còn chưa được xem trọng, khi
việc chồng “dạy vợ” được xem là chuyện bình thường và còn được những người lớn tuổi
cổ xúy, và cho đó là việc nên làm.

Vấn đề về mẹ chồng con dâu hay bố vợ con rể vẫn hay là những vấn đề nhức nhối và
khó giải quyết khi vấn đề này sẽ chạm vào vấn đề mang tính đạo đức.

Bất bình đẳng giới: Dù đã cố gắng rất nhiều trong đảm bảo bình đẳng giới nhưng vấn
đề bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của người Việt. Vì thế quyền lực
của người phụ nữ vần chưa hoàn toàn ngang bằng với người đàn ông trong gia đình và xã
hội.

Tệ nạn xã hội: thói quen cờ bạc, rượu chè, … là một trong những nguyên nhân làm
ảnh hưởng đến kinh tế và cả hành vi của con người đặc biệt là người uống rượu bia nhiều
khó có thể điều khiển được lý trí, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Hình 5: Đánh giá về thực trạng bạo lực đối với phụ nữ vào năm 2020 (Nguồn: vtv.vn)
Im lặng: Việc im lặng của người bị bạo hành là điều góp phần không nhỏ làm cho các
vụ bạo hành tiếp tục tiếp diễn không ngừng. Do văn hóa sĩ diện của người Việt lúc nào
cũng sợ người ngoài thấy điều không hay về gia đình “vạch áo cho người xem lưng”. Nên
số vụ việc không khai báo cho chính quyền địa phương còn cao.

Hình 6: Internet

Đảo lộn văn hóa: Theo tình hình hiện nay, tình trạng phụ nữ bạo hành nam giới, thậm
chí là dùng vũ lực không còn là chuyện hiếm gặp và đang có xu hướng tăng lên. Đây là
một vấn đề mới và chưa có giải pháp thật sự cụ thể hiệu quả.

Hình 7, 8: Internet
Văn hóa dạy con: Những người lớn tuổi luôn có một quan niệm rằng “thương cho roi
cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Và điều này là một quan điểm đang còn tranh cãi trong
thời điểm hiện tại, ở phương tây đánh trẻ em sẽ bị quy vào tội bạo hành trẻ em nhưng ở
Việt Nam, đây được gọi là dạy dỗ. Pháp luật Việt Nam vẫn chưa quy định rõ ràng ranh
giới giữa bạo hành và dạy dỗ.

Không can thiệp: từ lâu người Việt đã có câu “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”
có nghĩa việc của nhà nào nhà nấy lo nên việc hàng xóm khi thấy việc bạo hành gia đình
nhưng không can thiệp dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Về kinh tế:

Kinh tế vẫn còn là vấn đề nan giải của người Việt, vì kinh tế gia đình không ổn định
là những thành viên trong gia đình stress dẫn đến những vụ bạo lực gia đình đặc biệt là
trong những năm đại dịch vừa qua số vụ bạo lực gia đình tăng lên đáng báo động. “Chỉ
tính riêng từ đầu năm tới nay, số cuộc gọi của phụ nữ bị bạo hành đến đường dây nóng
của Trung Tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành
niên (CSAGA) tăng 130% so với thời điểm trước khi dịch COVID- 19 xuất hiện tại Việt
Nam. Số lượng nạn nhân được hỗ trợ giải cứu và tiếp nhận vào Ngôi nhà bình yên, nhà
tạm lánh thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tăng 80% so cùng kỳ năm
2020”1

Việc phụ thuộc vào kinh tế người đàn ông vẫn là vấn đề hiện hữu trong thời đại hiện
nay. Những người phụ nữ trong tình thế này thường ít có tiếng nói trong gia đình, và phải
chịu những tình cảnh ngặt nghèo, không thể tìm được lối thoát cho bản thân.

1
Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam. (24/07/2021). Hơn 30% phụ nữ từng hứng chịu bạo lực gia đình. Truy cập
từ: https://vtv.vn/xa-hoi/hon-30-phu-nu-tung-hung-chiu-bao-luc-gia-dinh-20210724185412759.htm

You might also like