You are on page 1of 12

Nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp

nghiên cứu phỏng vấn


Nhà nghiên cứu đã  phỏng vấn những
người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực
gia đình và có nhiều cuộc phỏng vấn
với những người chịu trách nhiệm với
vấn đề ngược đãi vợ, trong đó có cơ
quan chính phủ, nhân viên các tổ chức
phi chính phủ, học giả và cán bộ người
Việt và người nước ngoài của cơ quan y
tế và phát troeern quốc tế. Ngoài ra nhà
nghiên cứu cũng phỏng vấn 65 người
dân ở cộng đồng về quan điểm và nhận
thức của họ về nạn ngược đãi vợ.
Nội dung của cuộc nghiên cứu: Nạn
ngược đãi vợ
   - Nguyên nhân:
        + Những năm gần đây, tư tưởng và
lối sống ở nước ngoài đã ảnh hưởng
nhiều tới xã hội Việt Nam đặc biệt là
tác động đến nhận thức và cách ứng xử
đối với tình trạng ngược đãi vợ
         + Các tác nhân của văn hóa và xã
hội
               . Theo một luật sư chuyên về
phòng và kiểm soát bạo lực gia đình
cho biết định nghĩa của bạo lực gia đình
là bao gồm các hành động dẫn tới tổn
thương thân thể, tình cảm tâm lý, tình
dục hoặc kinh tế, xảy ra trong hôn nhân,
sau ly hôn hoặc là khi một cặp đôi sống
chung với nhau mà không kết hôn chính
thức.
                   . Nhiều nhà chuyên môn
Việt Nam cũng coi ngoại tình có liên
quan đến bạo lực gia đình.
  - Cách giải quyết của các tổ chức, cơ
quan chính quyền
     + Chính quyền: khi người chồng có
hành vi ngược đãi vợ thì bị bắt giữ,
thậm chí là bỏ tù trong vài trường hợp.
Đa số các cơ quan chính quyền sẽ nói
chuyện với hai vợ chồng để cố gắng
giải quyết mâu thuẫn và duy trì hôn
nhân của họ.
     + Các tổ chức y tế: tập trung vào
việc chữa lành vết thương trên cơ thể
hơn là để ý đến những trải nghiệm cảm
xúc hoặc hoàn cảnh xã hội.
      + Chương trình phát triển và y tế
quốc tế: hỗ trợ và giúp những người
phụ nữ bị ngược đãi đang điều trị. Việc
này giúp nâng cao nhận thức của các
cấp lãnh đạo về những người đàn ông
ngược đãi vợ trong cộng đồng của họ
và bằng cách ấy nâng cao sự giám sát
của nhà nước đối với những người đàn
ông này. Chương trình này cũng tìm
cách làm suy yếu quyền lực của bố mẹ
chồng, đặc biệt là mẹ chồng trong việc
kiểm soát con dâu một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua hành vi bạo
lực của con trai mình
   - Những mặt hạn chế:
      + Tính không nhất quán giữa cộng
đồng và những trung tâm đặt tại bệnh
viện của Chương trình Y tế Quốc tế
       + Bất đồng xoay quanh những
trung tâm bảo trợ cho phụ nữ bị ngược
đãi
        + Những vấn đề chính trị xoay
quanh quá trình phát triển
Kết quả của cuộc nghiên cứu:
  -  Những người phụ nữ bị đánh đập,
những người từng tìm đến sự giúp đỡ
của gia đình, chính quyền và tổ chức
đoàn thể nhưng vẫn tiếp tục phải chịu bị
đánh đập vì thành viên của nhóm này
khuyên là nên ở lại với chồng, giữ gìn
hạnh phúc gia đình và vì con cái của họ.
  - Nạn bạo lực gia đình vẫn chưa chấm
dứt.
  - Tuy nhiên khi dự án chương trình
phát triển và y tế quốc tế ra đời đã giáo
dục mọi người về nạn bạo lực giới, làm
vơi đi nỗi đau trong gia đình và nâng
cao nhận thức của tất cả mọi người
trong cộng đồng về nạn bạo lực liên
quan đến giới.
Kết luận của tác giả:
- Tác giả cho rằng những diễn ngôn và
tập quán về nạn bạo hành vợ bắt nguồn
từ quốc tế thâm nhập vào các cộng
đồng và thể chế địa phương thông qua
những hoạt động can thiệp của Chính
phủ và Phi chính phủ. Người dân địa
phương kể cả những người phụ nữ bị
bạo hành vừa tiếp thu vừa phản đối
những diễn ngôn và tập quán này.
  - Tác giả cũng lập luận rằng những
diễn ngôn và nạn ngược đãi vợ có thể
tạo ra ở Việt Nam những chủ thể mới
được giới hóa không chỉ trong những
người phụ nữ bị ngược đãi mà còn đối
với cả những người phụ nữ và những
người đàn ông Việt Nam được kêu gọi
để trở thành những nhân tố tích cực cho
những thay đổi trong cộng đồng của họ.
Qua đó tác giả cho chúng ta thấy được
sự tiếp diễn của những quan niệm đạo
đức về truyền thống gia đình.
  - Tuy nhiên, những người phụ nữ bị
ngược đãi mà tác giả phỏng vấn vẫn
chưa sẵn sàng rời bỏ những người
chồng có hành vi ngược đãi đối với họ.
Điều này là do sự tiếp túc tồn tại của hệ
tư tưởng truyền thống về vấn đề giới,
hôn nhân, tình trạng đọc thân, chăm sóc
con cái và có ảnh hưởng đêan những
người phụ nữ bị ngược đãi và các thàn
viên khác trong cộng đồng. Áp lực cộng
đồng và của chính quyền trong việc duy
trì một gia đình vẫn tiếp tục tồn tại ngay
cả trong bối cảnh có những diễn ngôn
mớ mang tính quốc tế nhấn mạnh đến
sự lựa chọn của cá nhân. Một nhân tố
khâc đó là những người phụ nữ sau khi
ly hôn phải đối mặt với những khó khăn
về tài chính trong việc nuôi dưỡng con
cái. Chính những nhân tố này đã tác
động đến một số người phụ nữ bị ngược
đãi khi họ tính đến chuyện ly hôn.
Kết luận của bản thân:
  - Những chủ thể khác nhau cùng tồn
tại nhưng các cá nhân tổ chức có thể
cùng nhau xây dựng các chủ thể mới
được giới hóa và kết hợp những vị trí
có vẻ đối kháng với nhau trước những
thay đổi nhanh chóng trong xã hội.
  - Điều này có lẽ là do sự thâm nhập
của những tư tưởng mới vào nền văn
hóa, đưa những quan niệm văn hóa mới
sát nhập vào cùng với những quan niệm
hiện có.
  - Vì vậy đây có lẽ là sự lựa chọn và
những thỏa hiệp khó khăn của cả nam
giới và nữ giới khi họ phải tiến hành
tìm hiểu những sự thay đổi đang diễn ra
trong nhận thức và hành động của đối
phương về công bằng giới và những
nạn bạo lực liên quan đến giới để họ có
thể xử lý hoàn cảnh phức tạp rắc rối của
họ.
  - Do đó các nhà nghiên cứu nhân học
đã giúp chúng ta xem xét cẩn thận
những trải nghiệm ở cấp độ cộng đồng
vêc sự giao thoa giữa những diễn ngôn
và tập quán toàn cầu và địa phương.

     

You might also like