You are on page 1of 3

Bất bình đẳng nam nữ :

Trong xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, khi xã hội được vận hành
theo một cách tối ưu nhất về mọi mặt thì mọi giới tính ngày nay đều có được
những tận dụng theo đúng cái kinh nghiệm mà họ có được. Nhưng vẫn còn đâu
đó hiện hữu những phong tục cổ hữu, lạc hậu thường gọi là bất bình đẳng nam
nữ.

1. Khái niệm giới tính và bất bình đẳng nam nữ :


- Giới tính : là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới.
Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất, nghĩa là giữa nam và nữ ở khắp mọi nơi
trên thế giới đều có những sự khác biệt như nhau về mặt sinh học, không thể
thay đổi được giữa nam và nữ, do các yếu tố sinh học quyết định.
- Bất bình đẳng nam nữ : sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện
và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng
góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.
2. Thực trạng về bất bình đẳng giới :

2.1. Bất bình đẳng giới tại Việt Nam :

2.1.1. Về chính trị -xã hội :


- Việt Nam được xếp hạng cao ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về sự
tham gia của phụ nữ trong Quốc hội. Tỉ lệ được bầu vào quốc hội có bước phát
triển qua các thời kỳ .Tuy nhiên, tỉ lệ nữ được bầu Quốc hội không vượt quá
30% theo như mục tiêu của Đảng đề ra và còn khá thấp so với tỷ lệ này ở nam
giới.
- Trong chính trị, phần lớn quan chức chính phủ và vị trí lãnh đạo là do nam
giới nắm giữ, nên các chính sách liên quan đến phụ nữ thường có khuynh
hướng có lợi cho nam giới hơn. Ở tất cả các bộ ngành, bộ trưởng và vụ trưởng
là hai vị trí có quyền quyết định trong các chính sách nói chung và các chính
sách liên quan tới vấn đề giới nói riêng. Tuy nhiên, các vị trí này lại chủ yếu do
nam giới nắm giữ (số bộ trưởng nữ là 1/20; và số vụ trưởng nữ là 89/1048).

2.1.2 Về Lao động –việc làm :


- Tại Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế
ở mức cao (83% so với nam giới 85%). Tuy nhiên tình hình bất bình đẳng giới
vẫn còn tồn tại trong kinh tế, lao động và việc làm. Phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt
thòi, bất bình đẳng thể hiện qua mức lương thấp hơn, ít nắm giữ các vị trí lãnh
đạo hơn so với nam giới.
- Bất bình đẳng giới về lao động việc làm thể hiện ở một số khía cạnh như phân
bổ lao động nữ nhiều hơn ở các ngành nông nghiệp, buôn bán dịch vụ
hoặc nhân viên đều là những ngành có thu nhập thấp. Trong khi đó, lao động
nam giới tập trung nhiều hơn ở các ngành kỹ thuật, dịch vụ hoặc ở vị trí lãnh
đạo.

2.2 .Bất bình đẳng trên thế giới :


- Số lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo cũng rất thấp so với nam giới. Họ
chỉ chiếm khoảng 10% số ghế tại nghị viện và 6% trong chính phủ. Ở các
nước đang phát triển, phụ nữ chỉ chiếm dưới 7% trong số các nhà quản lí. Ở
các nước khá giàu như Hàn Quốc, Singapore, Hy lạp và rất giàu như Kuwait,
phụ nữ chỉ chiếm dưới 5% số ghế trong Nghị viện.
- Phụ nữ và nam giới làm những công việc như nhau trong cùng một tổ
chức, nhưng thu nhập của phụ nữ chỉ bằng 85% nam giới; phụ nữ làm nhiều
việc hơn nam giới, nhưng họ có mức lương thấp hơn và ít cơ hội thăng tiến
hơn; họ cũng bị phân biệt đối xử về ngành, nghề, chẳng hạn như ngành, nghề
có nhiều phụ nữ làm việc thì mức lương được trả thấp hơn.

2.3 Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng :


- Các định kiến giới là một tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một
cộng đồng cụ thể nào đó gán cho nam giới hay phụ nữ. Người ta hay cho rằng:
Phụ nữ không đủ mạnh để làm lãnh đạo, hay nam giới không có khả năng chăm
sóc con cái… Các quan niệm này thường sai lệch, trong thực tế, những đặc
điểm tính cách trên không chỉ của riêng nam giới hay phụ nữ, mà cả nam giới
và phụ nữ đều có thể có. Chính định kiến đó đã hạn chế phụ nữ hoặc nam giới
tham gia vào những công việc mà họ có khả năng hoàn thành một cách dễ
dàng. Một trong những định kiến giới biểu hiện khá rõ là gắn phụ nữ với vai
trò gia đình, coi việc nội trợ, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái là của phụ nữ.
Từ suy nghĩ đó nhiều phụ nữ đã bị hạn chế trên con đường học tập, lao động,
phấn đấu và vươn lên trong sự nghiệp, giảm khả năng đóng góp nhiều hơn về
sức lực và trí tuệ cho xã hội.
- Tại không ít tổ chức, cơ quan, một số phụ nữ không được đề bạt làm lãnh đạo
(ngay cả khi người phụ nữ này có trình độ và kinh nghiệm phù hợp), bởi mọi
người vẫn cho rằng, chỉ có nam giới mới nên làm việc "đại sự", phụ nữ thì chỉ
nên làm công việc nhẹ nhàng để có thời gian dành cho gia đình. Tư tưởng này
không chỉ ở người dân, mà cả trong lãnh đạo, đặc biệt ngay cả trong một bộ
phận phụ nữ cũng có định kiến với chính giới mình. Không ủng hộ phụ nữ làm
công tác xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ phụ nữ tham gia
lãnh đạo, quản lý còn thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của
lực lượng lao động nữ. Phụ nữ chiếm tỷ lệ không thua kém trong nhiều ngành
nghề và học tập trong các trường, lớp đào tạo (đại học: 36,24%; cao
đẳng: 50,01%), nhưng số nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đạt tỷ lệ thấp.

3. Giải pháp :
- Nâng cao nhận thức của về bình đẳng giới cho người dân, cộng đồng, xã hội
thông qua các kênh truyền thông, đặc biệt là trong giáo dục cho các thế hệ trẻ
ngay từ khi còn nhỏ để nâng cao nhận thức được về giới và bình đẳng
giới. Định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm tức của mỗi người dân ta từ thời xa xưa
bởi vì thế để xóa bỏ không hề dễ dàng. Muốn xóa bỏ được phải lồng ghép vào
các chương trình từ mầm non đến đại học. Ngoài ra, truyền thông cũng là lực
lượng quan trọng góp phần tác động thay đổi đến nhận thức về giới. Những
hình ảnh phụ nữ gắn với vai trò xã hội, nam giới làm công việc gia đình thì sẽ
dần làm thay đổi nhận thức trong công chúng rằng, nam hay nữ đều có thể làm
bất cứ việc gì họ thích, không có sự phân định là giới nào.
- Các cơ quan nhà nước cần xử lí nghiêm những tình trạng đối xử phân biệt
giới tính trong các cơ quan làm việc và nhất là bạo lực trong gia đình, và nên
có những qui định về trách nhiệm của nam giới về việc nghỉ sinh và chăm sóc
sau sinh hầu hết việc này chỉ thuộc về nữ giới.
- Phụ nữ cần giảm bớt gánh nặng gia đình. Muốn như vậy ,nam giới cần tham
gia vào công việc nhà cùng với người phụ nữ, việc phân chia thời gian làm việc
nhà sẽ giúp hiệu quả hơn và người phụ nữ có thời gian để làm những việc họ
yêu thích bởi ai cũng đều chỉ có 24h trong một ngày. Chính sự chia sẻ và cảm
thông của người chồng đã làm cho nhiều người phụ nữ đạt được thành
công trong sự nghiệp.
- Đối với bản thân phụ nữ, cũng cần có sự kết hợp hài hòa chức năng xã hội và
gia đình. Bởi đây là nét đặc trưng của phụ nữ nước ta. Là phụ nữ thường phải
có gia đình, phải sinh con và nuôi dạy con. Đối với phụ nữ, dung hòa giữa gia
đình và công việc xã hội là điều không mấy dễ dàng. Tuy nhiên đã có nhiều
phụ nữ biết cách giải quyết tốt hai chức năng này và đã trở thành người mẹ
hiền, vợ đảm, lại là nhà quản lý giỏi, nhà khoa học thành đạt. Kinh nghiệm của
họ mà nhiều phụ nữ cần học tập là, cố gắng thu xếp một cách khoa học để vừa
có thời gian cho gia đình, vừa hoàn thành tốt công việc xã hội.

4. Kết luận :
Bất bình đẳng giới là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Nó nói lên nhưng vấn đề nhức nhối còn tồn tại trong xã
hội mà chưa có cách nào giải quyết triệt để. Đảng, Nhà nước ta cần có những
những chính sách, để có thể giảm tình trạng bất bình đẳng, tạo điều kiện để phụ
nữ và nam giới có điều kiện phát triển ngang nhau, tạo công bằng và bình đẳng
trong xã hội. Đó cũng chính là mong muốn của mọi thành viên trong xã hội.

You might also like