You are on page 1of 17

Đề cương giới và phát triển

Câu 1: Các khái niệm cơ bản (Giới/Giới tính; Phân biệt giới và giới tính; Định kiến giới;
Khuôn mẫu giới; Vai trò giới; Nhu cầu giới, Bình đẳng giới, Phân biệt đối xử về
giới,Bình đẳng giới thực chất

 Giới tính
- Giới tính (sex) là một thuật ngữ khoa học, bắt nguồn từ môn Sinh vật học,
dùng để chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ (bộ nhiễm sắc thể, cơ
quan sinh dục, hóc môn...)
- Ví dụ rõ ràng nhất có thể thấy là phụ nữ có thể mang thai, sinh con, và cho con
bú còn nam giới thì có thể sản xuất ra tinh trùng cần thiết cho quá trình thụ
thai.
 Giới
- Luật bình đẳng giới định nghĩa: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và
nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”
- Ví dụ: nam giới có xu hướng nhanh nhẹn, quyết đoán, thường phải kiếm tiền
nuôi sống gia đình; phụ nữ thì dịu dàng, yếu đuối thường làm nội trợ, chăm sóc
gia đình, con cái
 Phân biệt giới và giới tính

Giới Giới tính


Khái niệm xã hội học Khái niệm sinh học
Do gd mà có Bẩm sinh nghĩa là sinh ra đã có
Đa dạng Đồng nhất
Do các yếu tố xh tác động Do các yếu tố sinh học chi phối
Có thể thay đổi đc (VD: cả nam và nữ Ko thể thay đổi (VD: chỉ có phụ nữ
đều có thể lm thủ tướng, giám đốc,..) mới có thể sinh con; chỉ có nam giới
có tinh trùng
 Định kiển giới
- Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc
điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ (Khoản 4, Điều 5, Luật Bình
đẳng giới).
 Khuôn mẫu giới
- Thực chất là một hình thức mô tả thiếu chính xác và không đầy đủ về cá nhân
hay một nhóm người mà chúng ta có được nhờ kinh nghiệm sống chứ không
phải bằng việc tìm hiểu cụ thể trên thực tế. Chính vì thế, khuôn mẫu Giới xuất
phát từ sự mong đợi của xã hội đối với các hình ảnh lý tưởng về nam giới hay
nữ giới.
 Vai trò giới
- Vai trò giới là khái niệm dùng để chỉ những công việc và hành vi cụ thể mà xã
hội trông chờ ở mỗi người với tư cách là nam giới hoặc phụ nữ.
 Nhu cầu giới
- Nhu cầu giới là nhu cầu hoặc mong muốn của nam giới hoặc nữ giới có thể
nhìn thấy được, thiết thực, cụ thể, giúp cho họ tồn tại như cơm ăn, áo mặc, nhà
ở, điện nước, chất đốt; hoặc có thể là những thứ khó nhận thấy, trừu tượng
nhằm giúp cho mỗi giới phát triển trí tuệ, phát huy năng lực bản thân, nâng cao
địa vị, vị thế trong xã hội như thông tin, được đến trường, học hành, được tham
gia bầu cử, hội họp,…
 Bình đẳng giới
- Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện
và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia
đình và thụ hưởng như nhau về thành quả phát triển đó
 Bình đẳng giới thực chất
- Là sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trên thực tế chứ không phải lý
thuyết. Đây chính là mục đích mà Luật Bình đẳng giới hướng tới và cũng là
tham vọng của các nhà làm luật
 Phân biệt đối xử về giới
- Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí
của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình

Câu 2:Khái niệm phát triển, phát triển bền vững, mối quan hệ giữa bình đẳng giới và phát
triển bền vững

 Khái niệm phát triển: Là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt
đến hoàn hảo về mọi mặt
 Khái niệm phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết
các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường
 Mối quan hệ giữa bình đẳng giới và phát triển bền vững:
- Phát triển bền vững không thể đạt được nếu thiếu sự phát triển xã hội,chính vì thế
bình đẳng giới là một trong những hợp phần quan trọng nhất của sự phát triển xã
hội
- Cả hai giới được tham gia bình đẳng vào quá trình phát triển là điều kiện quan
trọng của sự phát triển bền vững bởi lẽ:
+ Ngoài việc nữ giới đóng góp vai trò chính trong các công việc tái sản xuất sức
lao động, cũng như nam giới, nữ giới còn tham gia tích cực vào các hoạt động lao
động sản xuất để tạo ra nguồn của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Ngày nay,
do trình độ văn hoá ngày càng được nâng cao, nữ giới còn có thể tham gia vào các
lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới.. => Nữ cũng như nam nếu có cơ hội
tham gia vào quá trình phát triển như nhau hay nói một cách khác là đóng góp
bình đẳng vào sự phát triển thì sẽ góp phần thực hiện tốt khía cạnh thứ nhất của sự
“phát triển bền vững” – đó là phát triển kinh tế
+ Nếu bình đẳng giới được thực hiện nó sẽ góp phần thực hiện tốt khía cạnh thứ
hai của “phát triển bền vững” – đó là phát triển xã hội. Bởi một xã hội được đánh
giá là phát triển nếu ở đó cả nam giới và nữ giới đều được hưởng một cuộc sống
bình đẳng => Bình đẳng giới được các tổ chức quốc tế coi là một trong những chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá phát triển xã hội.

Câu 3:Một số vấn đề thực trạng về bình đẳng giới (Giới trong kinh tế ; Giới trong giáo
dục ; Giới trong chính trị)

 Trong kinh tế:


- Trong vòng 30 năm qua, sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động tăng lên
đáng kể. Nhưng tỉ lệ này không đồng đều giữa các khu vực, trong đó tỉ lên tham
gia của lao động nữ ở trung đông và bắc phi là thấp nhất (26%), nam phi (35%) và
cao nhất là ở đông á và thái bình dương (64%), cũng như khu vực Hạ Sahara Châu
Phi (61%)
- Trong 20 năm gần đây, tỉ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động tăng rõ rệt, nhưng
phụ nữ và nam giới vẫn có xu hướng làm việc trong những khu vực kinh tế khác
nhau và tình trạng này hầu như không thay đổi trong thời gian qua
- Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, phụ nữ vẫn đảm nhận phần lớn việc nhà và
công việc chăm sóc gia đình, còn nam giới được coi là người đảm nhận chính
trong việc tạo nên thu nhập cho gia đình. Trung bình phụ nữ phải làm việc nhà
nhiều hơn nam giới từ 1-3h/ngày, do vậy phụ nữ tham gia vào hoạt động có ít thu
nhập hơn nam giới trung bình từ 1-4h/ngày
 Trong chăm sóc sức khỏe:
- Hiện nay ở khắp nơi trên thế giớ, phụ nữ có tuổi thọ trung bình cao hơn nam giới
(71 tuổi so với 67 tuổi)
- Mỗi năm trên thế giới ước tính xảy ra 20 triệu cuộc phá thai không an toàn, gây tử
vong cho 70.000 phụ nữ.
- Tỉ lệ tử vong trẻ em gái và phụ nữ đang tăng lên, đặc biệt là ở những nước có thu
nhập dưới trung bình
 Trong giáo dục: Hiện nay trên toàn cầu còn 150 triệu trẻ em ở độ tuổi 6-11
không được đến trường, trong đó có hơn 90 triệu trẻ em gái và ở một số vùng,
tỉ lệ trẻ em gái đến trường ở cấp tiểu học thấp hơn 60%
 Trong chính trị:
- Nếu năm 2000 tỉ lệ nữ nghị sĩ trong quốc hội trên thế giới chỉ chiếm 10% thì đến
năm 2005, tỉ lệ này tăng lên 14% và năm 2011 là 18%
- Hiện nay 17 quốc gia có phụ nữ ở vị trí tổng thống hoặc thủ tướng, tăng gần gấp
đôi so với năm 2005. Tỉ lệ nữ bộ trưởng trên toàn cầu tăng từ 14,5% năm 2005 lên
16,7% năm 2012
 Tuy nhiên phụ nữ vẫn giữ tỉ lệ rất khiêm tốn ở các vị trí chính trị. Cho đến nay,
phụ nữ chiếm chưa tới 1/5 tổng số ghế trong nội các, rất ít phụ nữ tham gia vào
các cơ quan tư pháp hay liên đoàn lao động

Câu 4:Bạo lực trên cơ sở giới,giới và vấn đề mại dâm,buôn bán người; Giới và di cư

 Giới và bạo lực gia đình:


- Khái niệm: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác
trong gia đình
- Thực trạng: kết quả nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình ở VN năm 2010 cho
thấy: có 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ phải hứng chịu bạo lực thể xác
trong đời, 10% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ từng trải nghiệm bạo lực tình dục
trong đời, 54% phụ nữ cho biết họ đã phải hứng chịu bạo lực tinh thần trong đời
- Nguyên nhân: các nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân của bạo lực gia đình là do
hoàn cảnh kinh tế, trình độ dân trí thấp, hạn chế về nhận thức, tệ nạn xã hội...
nhưng nhìn từ góc độ giới, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là định kiến
giới và bất bình đẳng giới
 Vì vậy, để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình là thay đổi các định kiến về giới,
nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Cần có sự tham gia đồng bộ từ các cơ
quan quản lí nhà nước trong việc xây dựng các chính sách, chế tài thực thi luật
phòng chống bạo lực gia đình cho đến các cơ quan thực thi chính sách ở địa
phương, đoàn thể, gia đình và cộng đồng
 *Giới và vấn đề mại dâm:
- Khái niệm: mại dâm theo tiếng latinh là “bày ra để bán”, chỉ việc bán thân một
cách tùy tiện, không thích thú. Trong xã hội học và tội phạm học, mại dâm được
hiểu theo nghĩa rộng là việc trao đổi sự thỏa mãn tình dục để lấy tiền hoặc bất cứ
một giá trị vật chất nào đó
- Thực trạng:
+ Theo thống kê của Cục cảnh sát năm 2011, cả nước có khoảng 53.000 nữ nhân
viên phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Trong đó có 3.500 cơ sở và 6.983
nữ nhân viên nghi hoạt động mại dâm
+ Theo báo cáo của 63 tỉnh, số người bán dâm mà cơ quan chức năng thống kê
được khoảng 11.200 người. Tuy nhiên trên thực tế, số người bán dâm có thể nhiều
hơn do tính chất trá hình của hoạt động nên các cơ quan chức năng khó kiểm soát
được.
- Mối quan hệ giữa mại dâm và vấn đề bạo hành với phụ nữ:
+ Bản chất của mại dâm là việc kinh doanh thân xác người phụ nữ nhằm thỏa mãn
nhu cầu tình dục của nam giới, hay có thể nói gái mại dâm là nô lệ tình dục của
nam giới
+ Phụ nữ như một món hàng và nam giới là người bỏ tiền ra mua hàng. Đây là mối
quan hệ bất bình đẳng giữa người bán dâm và người mua dâm, giữa phụ nữ và
nam giới
+ Phụ nữ mại dâm chịu bạo hành cả về thể xác, tình dục, tinh thần và kinh tế.
+ Trong một xã hội trọng nam, khi lên án nạn mại dâm, dư luận thường chỉ nhắm
vào phụ nữ mại dâm để phê phán, dè bỉu, khinh thường mà nương nhẹ cho đàn
ông là những người mua dâm hoặc mặc nhiên coi đó là quyền của họ
 Giới và buôn bán người:
- Tình hình chung:
+Mục đích buôn bán người rất đa dạng: môi giới hôn nhân bất hợp pháp, bóc lột
lao động thể xác, bóc lột lao động tình dục, lấy nội tạng...
+Phụ nữ, nam giới và trẻ em đều có nguy cơ trở thành nạn nhân buôn bán người
+Những kẻ buôn bán người có thể là bất cứ ai, từ người quen với gia đình nạn
nhân cho đến những kẻ xa lạ
+Dòng người bị buôn bán thường di chuyển từ những nước nghèo, trong đó có VN
tới các nước giàu có hơn như TQ, Anh, Nga...
- Nguyên nhân:
+ Từ chính người bị buôn bán: sự thiết hụt tri thức và nhận thức là yếu tố đầu tiên
khiến cho mỗi người dễ rơi vào vòng xoay lừa đảo của những kẻ buôn người.
+ Từ phía gia đình: trong các gia đình có thành viên bị buôn bán đều thiếu hiểu
biết về thực trạng buôn bán người và về những chiêu thức lừa gạt của bọn tội
phạm. Họ dễ dàng theo đối tượng khi chỉ quen biết sơ sơ đến những nơi xa lạ để
mong một sự đổi đời
+ Từ phía cộng đồng: nhận thức về vấn đề buôn bán người tại cộng đồng còn kém,
đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, nơi mà người dân có trình độ văn hóa thấp, ít được
tiếp xúc với các nguồn thông tin khiến họ lơ là, thiếu cảnh giác với hành vi buôn
bán người
+ Từ các cơ quan chức năng: mặc dù đã có những hoạt động về phòng chống buôn
bán người nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên những hoạt động này chưa thực
sự được triển khai sâu rộng
- Giải pháp:
+ Công tác tuyên truyền
+ Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ
+ Vấn đề hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng

Câu 5:CEDAW (Hoàn cảnh ra đời công ước ; Ý nghĩa ; Bố cục ; Một số nội dung chính
của công ước)

 *Hoàn cảnh ra đời công ước:


-Công ước CEDAW là Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; là
văn bản pháp lý quy định trên khuôn khổ toàn cầu để các quốc gia cam kết thực hiện mục
tiêu bình đẳng giới.

-Công ước CEDAW được Liên hợp quốc thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1979.

 Ý nghĩa
- Công ước chiếm một vị trí quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng nam
nữ, đến nay đã có gần 200 quốc gia thành viên tham gia ký kết, Việt Nam trở
thành thành viên các quốc gia cam kết thực hiện công ước ngày 17 tháng 2 năm
1982.
 Bố cục
- Gồm lời nói đầu, 6 phần với 30 điều
 1 số nội dung chính
- Đảm bảo cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong đời sống chính trị: nam nữ
cùng có quyền tham gia vào các công việc chung của xã hội của cộng đồng, cùng
có quyền tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội
- Đảm bảo cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực giáo dục: Đảm bảo
cho phụ nữ được tham gia tất cả các hình thức giáo dục và đào tạo ở mọi cấp, từ
tuổi mầm non đến tuổi trưởng thành.
- Đảm bảo cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực việc làm: Quyền lao
động là một trong các quyền kinh tế-xã hội cơ bản của con người. Sự gia tăng của
lao động nữ vào thị trường lao động đã góp phần nâng cao vị thế và quyền về kinh
tế của họ
- Đề cập quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình với mục
đích xoá bỏ sự bất bình đẳng giới từ trong gia đình, hình thức bất bình đẳng lớn
nhất của lịch sử nhân loại.
- Đảm bảo cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và
trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội: Công ước qui định các nước thành viên
phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ
trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ

Câu 6:Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

 Gồm 6 phần,được thông qua tại hội nghị thế giới lần thứ IV về phụ nữ, đưa ra
tuyên bố sứ mệnh về những nguyên tắc cơ bản nhằm đạt được bình đẳng giới
vào năm 2000.Xác định 12 lĩnh vực cấp thiết cần ưu tiên giảii quyết vì sự tiến
bộ và quyền năng của phụ nữ, đó là:
- Phụ nữ và nghèo đói
- Giáo dục đào tạo của phụ nữ
- Phụ nữ và sức khỏe
- Bạo lực đối với phụ nữ
- Phụ nữ và xung đột vũ trang:
- Phụ nữ và kinh tế:
- Phụ nữ trong vị trí quyền lực và ra quyết định
- Các cơ quan chuyên trách vì sự phát triển của phụ nữ
- Nhân quyền của phụ nữ
- Phụ nữ và truyền thông
- Phụ nữ và môi trường
- Trẻ em gái

Câu 7:Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của liên hợp quốc

 Với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu cụ thể mang tính tích hợp, không thể tách rời
và có sự cân bằng giữa 3 khía cạnh của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội và
môi trường trong vòng 15 năm tới, là kế hoạch hành động vì con người,vì
hành tinh và sự thịnh vượng nhằm hướng tới việc củng cố hoà bình thế
giới,trong đó con người được giải phóng và tự do hơn, hướng tới :
- Quyết tâm chấm dứt nghèo đói trên mọi phương diện và bảo đảm rằng mọi
người đều có thể phát huy hết các tiềm năng của mình trong phẩm giá,bình
đẳng và một môi trường lành mạnh
- Quyết tâm bảo vệ hành tinh khỏi sự suy thoái, kể cả thông qua các hoạt động
tiêu thụ và sản xuất bền vững,quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên và khẩn trương hành động để ứng phó biến đổi khí hậu, để hành tinh
tiếp tục phục vụ các nhu cầu của thế hệ ngày nay và tương lai
- Quyết tâm bảo đảm mọi người có thể thụ hưởng cuộc sống đầy đủ và thịnh
vượng, đồng thời những tiến bộ xã hội và kỹ thuật sẽ hài hoà với thiên nhiên
- Quyết tâm thúc đẩy xây dựng những xã hội hoà bình, công bằng và hoà
nhập, không có bạo lực hay sự sợ hãi. Sẽ không thể có phát triển bền vững
nếu không có hoà bình và không thể có hoà bình nếu như không có phát triển
bền vững
- Quyết tâm huy động các phương tiện cần thiết để thực hiện Chương trình
nghị sự này thông qua việc làm sống động lại Quan hệ Đối tác Toàn cầu vì
Phát triển bền vững, trên tinh thần tăng cường đoàn kết toàn cầu,tập trung
đặc biệt vào nhu cầu của những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương
nhất,có sự tham gia của tất cả các nước,tất cả các bên liên quan và tất cả mọi
người

Câu 8:Một số luật pháp quốc gia về Giới,Phụ nữ và phát triển (Hiến pháp,luật bình đẳng
giới,Luật phòng chống bạo lực gia đình)

 Bố cục của Hiến pháp 2013 gồm có: Lời nói đầu và 11 chương với 120 điểu.
- Phụ nữ Việt Nam là công dân của nước CHXHCN Việt Nam, được hưởng những
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp 2013 qui định tại Chương 2
về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; như sau:
- Quyền tự do dân chủ về chính trị
- Các quyền dân sự và tự do cá nhân
- Các quyền về kinh tế- xã hội bao gồm: quyển lao động, quyền tự do kinh doanh;
quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được khám chữa bệnh, quyền có nhà ở và xây
dựng nhà ở theo qui hoạch, kế hoạch, quyền về hôn nhân.
- Các quyền về văn hoá giáo dục bao gồm: quyền học tập, quyên nghiên cứu khoa
học, ứng dụng khoa học; quyền phát minh sáng chế khoa học, công nghệ.
- Nghĩa vụ: Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật của nhà nước; nghĩa vụ bảo
vệ tổ quốc; nghĩa vụ lao động và học tập; nghĩa vụ lao động công ích và đóng
thuế cho nhà nước theo qui định của pháp luật.
- Quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới không những được công nhận mà
Hiến pháp 2013 còn quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng
các chính sách bảo vệ các quyền con người - quyền công dân và các điều kiện,
cơ hội bình đẳng giới đã được Hiến pháp 2013 xác định tại khoản của Điều 26
như sau: Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách
bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo
điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã
hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

 Luật BĐG:
Luật bình đẳng giới được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp
thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Bố
cục: Luật Bình đẳng giới gồm 6 chương, 44 điều.

Theo luật, bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được
tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và sự thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển
đỏ (điều 5).

Luật Bình đẳng giới quy định nguyên tắc - tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các
chương và điều luật về bình đẳng giới tại chương 1, điều 6, cụ thể:
- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
- Bảo đảm vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá
nhân.
Để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, luật quy định: Nhà nước bảo đảm xây
dựng các chính sách của về bình đẳng giới (Điều 7):
- Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội
như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự
phát triển.
- Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, tạo điều kiện
để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
- Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản
trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc
đẩy bình đẳng giới
- Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những
điều kiện cần thiết để nâng cao chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh
vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả
nước.
Đối với mỗi công dân, Luật quy định: nam nữ có trách nhiệm tại điều 34:
- Học tập, nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới.
- Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện những hành vi đúng mực về
bình đẳng giới.
- Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới.
- Giám sát việc thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới của cộng đồng, cơ quan, tổ
chức và công dân.
 Luật phòng chống BLGĐ:
- Theo Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh
thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình (điều 1).
- Luật cũng xác định các hành vi bạo lực gia đình gồm 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Các hành vi bạo lực về thể chất
+ Nhóm 2: Các hành vi bạo lực về tinh thần
+ Nhóm 3: Các hành vi bạo lực về kinh tế
+ Nhóm 4: Hành vi bạo lực về tình dục là hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo điều 3, gồm:
+ Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình,
lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục về gia đình,
tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam.
+ Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo
qui định của pháp luật.
+ Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ
nữ.
+ Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ
chức trong phòng chống bạo lực gia đình.

Câu 9:Một số tổ chức,cơ quan thực thi về bình đẳng giới (Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam,Vụ bình đẳng giới)

 Hội LHPN Việt Nam


- Mục đích hoạt động: Vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ.
- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động:
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động.
+ Cơ quan lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp do bầu cử lập ra, tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong việc thúc đẩy Bình đẳng giới và tăng
quyền năng cho phụ nữ:
+ Bám sát chức năng của Hội,nhiệm vụ chính trị của đất nước, xu thế hội nhập
quốc tế và nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
đã giữ vững vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và sự nghiệp bình đẳng
giới, góp phần quan trọng thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác
phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Các cấp Hội đã tập hợp, vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia phát triển
kinh tế xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
+ Hội còn chủ động và tập trung đề xuất chính sách, tham gia xây dựng, phản
biện xã hội, giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến phụ nữ và
bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp, chính đáng của phụ nữ.
 Phong trào phụ nữ ngày càng phát triển, sự đóng góp của phụ nữ cho sự nghiệp
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng lớn, quyền bình đẳng
về chính trị, kinh tế, văn hóa… ngày càng được thể hiện rõ nét.
- Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng, khởi sự và
phát triển doanh nghiệp có nhiều đổi mới, góp phần tăng tỷ lệ nữ doanh nhân.
- Các tầng lớp phụ nữ đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao
động và công tác, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần quan trọng xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, giữ vững an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội
của đất nước.
 Hội LHPN Việt Nam đã thực hiện vai trò tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi để phụ nữ
phát huy năng lực cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng
thành quả của sự phát triển.
 Các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ của hội
LHPN Việt Nam:
+ Hỗ trợ cho phụ nữ trong quyền được tiếp cận các loại hình tín dụng và vốn
vay dành cho nông nghiệp, các chương trình hỗ trợ thị trường theo Điều 2
khoản b của Luật Bình đẳng giới.
+ Hội đã huy động sự ủng hộ của các doanh nghiệp, của cộng đồng, xây dựng
và sửa chữa được 10.713 “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Tổ chức đa dạng các nhóm tương trợ và hợp tác xã để được tiếp cận bình
đẳng tới các cơ hội kinh tế.
+ Để phụ nữ thực hiện quyền được hưởng các loại hình giáo dục đào tạo,
chính quy và không chính quy, kể cả các chương trình xoá mù chữ cũng như
được hưởng mọi 56 dịch vụ khuyến nông và dịch vụ cộng đồng để nâng cao
trình độ năng lực của phụ nữ.
+ Hội phụ nữ các cấp đã hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các dịch vụ và phương tiện
chăm sóc sức khoẻ thích hợp kể cả thông tin, tư vấn và dịch vụ kế hoạch hoá
gia đình theo Điều 17 khoản 3 Luật Bình đẳng giới.
 Vụ Bình đẳng giới:
- Là cơ quan trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp
Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi
cả nước theo quy định của pháp luật với 8 nhiệm vụ được giao tại Quyết định
363/QĐ-LĐTBXH ngày 18/3/2008.
- Nhiệm vụ và quyền hạn: (Theo Điều 2, Quyết định số 1246/QĐ-LĐTBXH ngày
9/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
- Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
+ Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng
giới.
+ Chiến lược, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình, dự án, đề án, mục tiêu
quốc gia về bình đẳng giới.
+ Các cơ chế, chính sách nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội bình
đẳng cho nữ và nam trong phát triển kinh tế, xã hội.
+ Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao
động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin, văn hóa, thể dục, thể
thao, y tế, gia đình và các lĩnh vực khác.
- Giúp Bộ triển khai thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
- Là đầu mối tham gia các hoạt động của Ủy ban địa vị phụ nữ Liên hiệp quốc
(CSW), các hoạt động của Liên hiệp quốc về kiểm điểm thực hiện Tuyên bố và
Cương lĩnh hành động Bắc Kinh về phụ nữ; các hoạt động của Diễn đàn Phụ nữ và
Kinh tế trong APEC; duy trì, điều phối Nhóm hợp tác hành động về giới (GAP) tại
Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế khác theo phân công của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
- Tuy mới được hình thành chưa lâu nhưng công tác bình đẳng giới do Chính phủ
thống nhất quản lý, Bộ LĐ-TB&XH chủ trì và các Bộ ngành, chính quyền địa
phương phối hợp tổ chức thực hiện đã đạt một số kết quả quan trọng ở 1 số lĩnh
vực như: Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Bình đẳng giới,
Lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được các
cơ quan của Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn, Công tác thông tin, giáo dục,
truyền thông về giới, bình đẳng giới và luật pháp chính sách liên quan, Bước đầu
triển khai xây dựng lực lượng làm công tác Bình đẳng giới trong ngành lao động –
thương binh và xã hội.
Câu 10:Một số tổ chức liên hợp quốc và tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực giới và phát
triển

 Một số tổ chức LHQ : UNESCO , Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc , Tòa án
công lý quốc tế , Hội đồng quản thác , ….
 Các tổ chức xã hội dân sự ( bao gồm các tổ chức phi chính phủ ) : Ngân hàng
phát triển Châu Á , Hội đồng Đồng tính , Song tính , Chuyển giới và Lưỡng
tính Quốc tế , Liên đoàn quốc tế về Khoa học Nhân chủng và Dân tộc , Mạng
lưới nhân quyền Việt Nam , Liên đoàn nghiên cứu dân số khoa học quốc tế ,
hiệp hội nghiên cứu hòa bình quốc tế , Tổ chức theo dõi nhân quyền , Liên
đoàn phụ nữ quốc tế vì hòa bình và tự do ,…..

You might also like