You are on page 1of 25

KHÔNG ỦNG HỘ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI

I.Giới tính và tính dục.

1.Giới tính

-Giới tính: là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Giới tính
là bẩm sinh và đồng nhất, nghĩa là giữa nam và nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có
những sự khác biệt như nhau về mặt sinh học, không thể thay đổi được giữa nam và nữ,
do các yếu tố sinh học quyết định. Ví dụ, phụ nữ có bộ phận sinh dục nữ và có thể mang
bầu, sinh con và cho bú bằng chính bầu sữa của mình, còn nam giới có bộ phận sinh dục
nam và có thể sản xuất ra tinh trùng.

-Giới tính sinh học: được xác định qua các yếu tố sinh học như giải phẫu học các cơ quan
trên cơ thể người, các bộ phận sinh dục, các hormon và nhiễm sắc thể quy định. Tuy
nhiên cũng có một số vấn đề về giới tính sinh học liên quan tới di truyền ngay từ lúc sinh
ra, cơ thể của họ đã có những biến thể về cơ quan sinh dục và nhiễm sắc thể. Họ có thể có
cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, hoặc có cơ quan sinh dục đặc trưng của một giới
nhưng nhiễm sắc thể của họ lại đại diện cho giới còn lại. Trong các nghiên cứu y văn thế
giới cũng nghi nhận rất nhiều các trường hợp người mang nhiễm sắc thể quy định của
nam nhưng lại phát triển các bộ phân sinh dục của nữ và ngược lại hay các trường hợp có
hai bộ phận sinh dục. Tuy nhiên các trường hợp này rất là hiếm gặp và các cá thể trong xã
hội rất ít.

-Giới: là sự khác biệt về hình thái xã hội giữa nam giới và phụ nữ như vai trò, thái độ,
hành vi ứng xử và các giá trị mà giới quy định hình thái giới mà người đó được gắn tới.
Vai trò giới được biết đến thông qua quá trình học tập, sinh sống, tiếp thu các tri thức,
kinh nghiệm sống của xã hội đó và khác nhau theo từng nền văn hóa và thời gian, do vậy
giới có thể thay đổi được. Ví dụ sự phát triển và hiện đại thì các quan điểm về giới có thể
lu mờ như là người nữ có thể quyết đoán táo bạo, mạnh dạn, người nam có thể dịu dàng
kiên nhẫn và làm các việc nấu ăn, may đồ,… Sự phát triển ngày càng hiện đại xóa bỏ các
giá trị truyền thống thì khoảng cách và hình thái về giới ngày càng xóa nhòa. Giới với vai
trò là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những
đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về nữ giới
(trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể nào đó.

-Bản dạng giới: Nó xuất phát từ những yếu tố văn hóa, xã hội, môi trường sống. Nó đại
diện cho những suy nghĩ bên trong của các về giới tính của mình, là cách bạn nhận thức
bản thân và muốn được người khác nhìn nhận và đối xử như thế nào. Bản dạng giới có
thể giống hoặc khác với giới tính của bạn khi sinh ra khi hợp với giới tính đã được quy
định thì ta nhìn nhận cá thể đó là người cùng giới và ngược lại thì là người chuyển giới.

-Thể hiện giới: Thể hiện giới là cách một người thể hiện bản dạng giới ra ngoài. Nó bao
gồm các biểu hiện về vật chất như trang phục, kiểu tóc, cách trang điểm, và những biểu
hiện xã hội như tên và cách chọn danh xưng. Một số người có duy nhất một thể hiện giới
trong mọi trường hợp, trong khi số khác lại thay đổi qua thời gian hoặc tuỳ vào hoàn cảnh

2. Quan điểm về tính dục và xu hướng tính dục:

“Tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc
con gái, đàn ông hoặc phụ nữ và biến động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con
người, không phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách,
tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống.
Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với
người và do đó tác động trở lại xã hội.” .Như vậy, tính dục người là toàn bộ con người
đó như là người nam hay người nữ và những yếu tố tạo nên tính dục cũng là những thành
phần làm nên nhân cách - tổng thể những phẩm chất tâm lý đặc trưng ở một con người,
thể hiện ra bằng hành vi ứng xử.

Xu hướng tính dục: chỉ việc chịu sự hấp dẫn (có tính bền vững) về tình cảm, sự lãng mạn,
trìu mến và hấp dẫn về tình dục của một người đối với đối tượng thuộc giới nào đó. “xu
hướng tình dục” không được được nói chỉ đơn thuần về mặt sinh lý, tình dục còn “xu
hướng tính dục” được hiểu bao gồm cả mặt tình cảm, quan hệ khăng khít.
Và tính dục được cấu thành bởi các giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới và xu
hướng tính dục.

Một số xu hướng tính dục:

+Xu hướng tính dục khác giới: Dễ nhận thấy nhất, đông đảo nhất trong xã hội tính và
dục khác giới Heterosexual (bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục với người khác giới
tính,không bao giờ mong muốn mình có giới tính khác với giới tính khi được sinh ra) và
thường được gọi là người dị tính. Xu hướng tính dục phổ biến nhất của loài người nên mô
hình gia đình với sự kết hợp giữa một nam và một nữ là mô hình đông đảo nhất trong xã
hội, trở thành quan niệm truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới.

+Xu hướng tính dục cùng giới - Homosexual (bị hấp dẫn với người cùng giới tính, không
bao giờ mong muốn mình có giới tính khác với giới tính khi được sinh ra), không chỉ có
ở nam giới (tiếng Anh gọi là gay) mà ở cả nữ giới (tiếng Anh gọi là lesbian), được gọi
chung là người đồng tính.

+Xu hướng song tính - Bisexual (một người không cho rằng mình mang giới tính khác
với giới tính sinh học của bản thân và bị hấp dẫn với cả hai giới tính nam và nữ).

+Không bị hấp dẫn tính dục với bất cứ giới nào (asexual - vô tính): đây là xu hướng tính
dục chưa được nghiên cứu nhiều. Người vô tính không bao giờ có nhu cầu tình dục. Hấp
dẫn tình dục đối với họ là một khái niệm xa lạ và không cần thiết trong cuộc sống. Người
vô tính cũng chia ra làm nhiều dạng, có người vô tính tuyệt đối, không có một chút cảm
xúc nào với cả hai giới; những người bi-asexual là những người không phải vô tính 100%
(trong đó bao gồm nhiều dạng khác nhau như có cảmxúc (đơn thuần) với hoặc là nam,
hoặc là nữ, hoặc là cả hai).

Hiện nay, số lượng người dị tính chiếm đa số trong xã hội. Trong khi đó, nhóm đồng tính,
song tính hay vô tính chiếm số ít trong xã hội. Đựa trên các quan điểm về khoa học tâm
thần, sức khỏe, xã hội thì các xu hướng giới tính khác dị tính là tự nhiên, cũng cần khẳng
định rằng, đây đều là những xu hướng tính dục hoàn toàn tự nhiên của loài người.
Dựa trên một số quan điểm trên có thể đưa ra các quan điểm khoa học về người đồng tính
và song tính như sau:

Đồng tính: Các hành vi tình dục đồng giới, quan hệ yêu đương đồng giới là một trong các
dạng thức gắn bó bình thường để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về tình yêu,
sự gần gũi và quan tâm.

Người song tính: Có thể nói rằng người song tính là một người có thể có cảm xúc hấp
dẫn với cả nam và nữ, nhưng chỉ quan hệ tình dục với một giới, hoặc không hề có quan
hệ tình dục. Sự hấp dẫn không nhất thiết phải được cân đo, cảm xúc với hai giới tính
không nhất thiết ngang nhau hoặc tồn tại trong cùng một thời điểm. Điều này phụ thuộc
vào những người mà họ tiếp xúc, bởi cảm xúc luôn là điều phức tạp và không đoán trước

được.

Người chuyển giới: Dựa trên quan điểm về người chuyển giới thì người trên tự nhận
mình mang giới tính khác với giới tính sinh học khi được sinh ra thì đó là người chuyển
giới và kéo theo là xu hướng tính dục đi với giới tính đã được chuyển và khi chuyển giới
thì họ được coi là “người chuyển giới tính”. Có hai dạng người chuyển giới là: người
chuyển giới nam sang nữ và người chuyển giới nữ sang nam. Ở góc độ xu hướng tính
dục, có thể phân chia thành người chuyển giới đồng tính (ví dụ người chuyển giới từ nam
sang nữ và chỉ yêu nữ giới “nữ” –“nữ”), người chuyển giới song tính (ví dụ người chuyển
giới từ nam sang nữ và có thể yêu cả nam giới và nữ giới “nữ”-“nam,nữ” ) và người
chuyển giới dị tính (ví dụ người chuyển giới từ nữ sang nam và chỉ yêu nữ giới
“nam”-“nữ”). Theo thống kê ở Việt Nam hiện nay thì có tới hơn 480.000 người chuyển
giới.

Người liên giới tính: “Liên giới tính là một thuật ngữ tổng quát để chỉ chung các trạng
thái mà khi đó, về mặt tính dục hay sinh sản, một người sinh ra với một cơ thể không có
vẻ phù hợp với các định nghĩa thông thường về người nữ hay nam”. Các người liên giới
tính trong xã hội rất ít, họ được coi là những người có dị dạng và bẩm sinh về giới tính cơ
thể.
Từ phân tích các quan điểm, khái niệm về giới tính, giới tính sinh học, giới bản dạng giới,
thể hiện giới, các xu hướng tính dục con người thì ngoài xu hướng dị tính thì các xu
hướng trên xuất hiện rất ít và thiểu số ở loài người. Xu hướng giới tính trên nó không
mang tính chất chủ động của con người, có thể dễ thay đổi ở một xu hướng giới tính và
bộc lộ theo giai đoạn nhất định không nhất quán và có tính hệ thống.

II. Đồng tính, các quan điểm liên quan và hôn nhân.

1.Khái niệm đồng tính:

Đồng tính là viết tắt cụm từ đồng tính luyến ái (homosexual), là khái niệm chỉ sự hấp dẫn
tình dục, yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong
một hoàn cảnh tạm thời hoặc lâu dài. Đây là "một mô hình thể hiện sự hấp dẫn về cảm
xúc, tình yêu, và/hoặc tình dục" đối với những người có cùng giới tính.

Nói về cộng đồng những người đồng tính nữ (Lesbian ), đồng tính nam(Gay), những
người song tính(Bisexual) và chuyển giới(Transgender), viết tắt LGBT.

Quan điểm: quan niệm về người đồng tính rất đa dạng và điều này phản ảnh sự đa dạng
về cách hiểu thế nào là người đồng tính của xã hội. Sự đa dạng này xuất phát từ cách nhìn
nhận các khía cạnh khác nhau do các yếu tố lịch sử truyền thống, văn hóa tinh thần, đời
sống con người, kinh tế, xã hội, chính trị,từ góc độ con người sinh học, đặc điểm cấu tạo
cơ thể, thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, thể hiện giới bên ngoài, hay vai trò giới v.v…
Cho dù quan niệm về người đồng tính được nói đến ở khía cạnh nào thì hầu hết cũng dựa
trên bản chất "là hai người cùng giới yêu nhau muốn gần gũi gắn kết và có ham muốn
thỏa mãn quan hệ tình dục với nhau"

2.Các giả thuyết về đồng tính.

Các yếu tố di truyền bẩm sinh.

Quan hệ nguyên nhân - kết quả, giữa tác động của hormone lên bào thai và sự phát triển
của xu hướng tính dục, là giả thuyết có tính ảnh hưởng nhất. Theo cách diễn đạt đơn giản,
sự phát triển não bộ của thai nhi bắt đầu ở trạng thái mặc định - "nữ". Sự hiện diện của
nhiễm sắc thể Y ở nam giới thúc đẩy tinh hoàn phát triển. Cơ quan này chịu trách nhiệm
tiết ra testosterone - hormone đóng vai trò chính trong việc kích hoạt các thụ thể
androgen. Các thụ thể androgen điều hoà sự biểu hiện gen; nhờ vậy, bào thai và não bộ
của bào thai được nam tính hoá. Ảnh hưởng của quá trình nam tính hoá khiến nam giới
hình thành cấu trúc não bộ điển hình của nam, cũng như (trong đa số trường hợp) cảm
thấy bị hấp dẫn bởi nữ giới. Ở những người đồng tính nam, giả thuyết cho rằng khi quá
trình trên diễn ra, chỉ một lượng nhỏ testosterone tiếp xúc với các vùng não trọng yếu,
hoặc đã có những biến động xảy ra tại các khoảng thời gian tối quan trọng. Ở phụ nữ, giả
thuyết đề ra rằng sự tiếp xúc với testosterone ở mức cao của các vùng não trọng yếu sẽ
làm tăng khả năng cá nhân bị thu hút bởi người cùng giới.

Các yếu tố về tâm lý học con người.

- Trong một thời gian dài, những nhà nghiên cứu chia sẻ mối quan tâm đến chủ đề đồng
tính đã tranh cãi nhau gay gắt để ngã ngũ về định đề: đồng tính luyến ái là một căn tính tự
nhiên hay là sản phẩm của xã hội?. Kết quả của những tranh luận này không chỉ hình
thành nên hai trường phái tư tưởng đối lập mà còn tạo tiền đề ra đời cho một học thuyết
mà sự đóng góp của nó vào lịch sử tính dục của nhân loại là không thể phủ nhận: thuyết
Lệch pha (Queer theory).

Cùng với khái niệm “bản dạng tình dục” (sexual identity) được Karl Heinrich Ulrichs
khởi xuất, những tranh luận về nguồn gốc của đồng tính luyến ái. Ông tranh luận rằng
những người đồng tính không có phức cảm Oedipus rõ ràng nhưng họ có cảm giác kém
cỏi mạnh mẽ, và cảm giác đó bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại, và họ cũng có thể sợ cả những
mối quan hệ với phụ nữ. Ellis nói rằng những rào cản từ xã hội là một trong những
nguyên do khiến tình yêu đồng tính hình thành. Ông tin rằng đồng tính luyến ái không
phải là một thứ bẩm sinh, mà ở một giai đoạn nào đó, con người đều không có lập trường
về mặt tình dục, sau đó họ mới lựa chọn một hành vi tình dục và theo nó xuyên suốt.
Theo Ellis, một vài người lựa chọn hoạt động đồng tính luyến ái, trong khi những người
khác sẽ chọn dị tính luyến ái. Ellis tin rằng những vấn đề về tâm lý không chỉ bắt nguồn
từ những hành vi đồng tính, mà nó bắt nguồn từ việc một người “gây tổn thương cho bản
thân về mặt tâm lý bằng việc đầy sợ sệt mà giới hạn hành vi tình dục của họ.”

+Các giả thuyết tác động khác.

Theo tiến sĩ V.Shakhizani, việc giáo dục giới tính sai lệch,không có mục đích đúng đắn
với người khác đó chính là nguyên nhân làm một người bình thường bị đồng tính

Theo Hesnard, những người đồng tính nam là những người trong buổi ấu thơ đã chịu ảnh
hưởng quá mạnh mẽ của một người phụ nữ nhiều nam tính. Có thể là mẹ, vú nuôi hay
một ai đó có tác động trực tiếp đối với họ. Còn đồng tính nữ thì theo Hesnard nguyên
nhân làm họ trở nên thế là do họ hình ảnh cha trong họ.

Theo quan điểm tiến hóa thì ở thời kì mà con người còn chưa làm chủ được chuỗi thức ăn
và khi mà người phụ nữ gắn chặt với sinh đẻ để tạo ra lực lượng săn bắt lao động, thì yếu
tố yếu thế của vị trí phụ nữ thời kì này phải gắn chặt với người đàn ông họ để tồn tại.
Người đàn ông gắn với phụ nữ để duy trì nói giống thế hệ và thỏa mãn các nhu cầu về
tình dục.

Sự phát triển hiện đại làm phụ nữ ngày càng có vị trí trong xã hội khuynh hướng bình
đẳng thì phụ nữ không còn vị trí yếu thế hay chỉ là công cụ sinh đẻ tạo ra lực lượng lao
động đã thúc đẩy các xu hướng tính dục phụ nữ phát triển về mặt tình cảm, cảm xúc
nhiều hơn. Và đáp ứng các nhu cầu về tính dục theo cảm xúc không hẳn là đồng tính cụ
thể. Cũng có những trường hợp do hoàn cảnh xã hội thay đổi đột ngột khuynh hướng
đồng tính luyến ái cũng phát sinh, chẳng hạn một người đàn ông thất vọng về vợ mình sẽ
cảm thấy chán ghét những người khác phái và như vậy dễ chạy theo khuynh hướng đồng
tính luyến ái.

Đồng tính cũng có thể xảy ra nơi những người thích chạy theo phong trào thị hiếu, dưới
danh nghĩa "tìm cảm giác mới lạ", hoặc nơi những người làm cùng công việc đang được
công chúng ngưỡng mộ; nơi những người nghiện ma túy …

3.Tiếp cận về đồng tính hôn nhân đồng tính trên thế giới.
Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền được công nhận bởi
Liên hợp quốc. Tuyên ngôn này là công cụ pháp lý quốc tế đầu tiên tập trung vấn đề nhân
quyền. Nó được xem như là tiêu chuẩn cho mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân để đạt được sự
tôn trọng tự do và nhân quyền. Thực tế, tuyên ngôn này không chắc chắn là phương tiện
thỏa thuận. Tuy nhiên, nó được xem như là thành phần trung tâm của tập quán pháp quốc
tế và có lẽ vẫn còn được quy định bắt buộc cho mỗi quốc gia.

Tháng 6 năm 2011 là một thời điểm lịch sử khi Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc
đã thông qua Nghị quyết khẳng định: "mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên
hướng tình dục như thế nào". Đến ngày 7 tháng 3 năm 2012, Tổng thư ký Liên hợp quốc
Ban Ki-Moon đã có bài phát biểu lịch
sử kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với
những người đồng tính, song tính và chuyển giới (thuật ngữ tiếng Anh viết tắt là LGBT).
Như vậy, lần đầu tiên, người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đã đưa ra một
thông điệp rõ ràng và đầy tính ủng hộ đối
với vấn đề LGBT, và đây cũng là quan điểm của cả Liên hợp quốc khi gần đây liên tiếp
có những động thái để giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt dựa trên xu hướng tính dục và
bản dạng giới. Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các văn kiện quốc tế cũng như quanđiểm
của các tổ chức quốc tế hiện nay đã ghi nhận sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục
cũng như bảo vệ quyền của người đồng tính, chống lại các hành động phân biệt, kỳ thị.
Có thể nhận thấy vấn đề bảo vệ quyền của người tính đang thực sự dần trở thành một
trong những mối quan tâm, lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quyền được
sống, được hưởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội
và quyền được kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nhân
quyền của những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội.

Hôn nhân cùng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân của hai người cùng giới tính hợp
pháp. Tính đến năm 2023, hôn nhân cùng giới đã được hợp pháp hóa và công nhận ở 34
quốc gia nhưng vẫn còn cấm và từ chối ở các quốc gia khác. Tiêu biểu là các nước phát
triển hiện đại từ chối công nhân hôn nhân đồng giới của 10 cặp đôi trong năm 2019
4. Một số quan điểm đưa ra:

+Các quan điểm về truyền thống Á đông về giới tính.

Trong quan điểm Á đông đại diện là các giá trị Nho giáo truyền thống thì Khổng tử đã
từng nói: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” , “Có Trời và Đất, rồi có vạn vật. Có vạn vật,
rồi có nam nhân nữ nhân. Có nam nhân nữ nhân thì có vợ và chồng. Có vợ và chồng thì
có cha con. Có cha con thì có người thống trị và kẻ bị trị. Có quân có thần thì mới có
phép tắc trên dưới, chính sự từ đó mới có nề nếp, đúng sai.”. Nho giáo coi gia đình là yếu
tố cơ bản và đầu tiên việc kết hôn tạo dựng gia đình sinh con đẻ cái, cho rằng mối liên hệ
giữa Âm và Dương, giữa Trời và Đất, và từ đó là giữa nam nhân và nữ nhân mới chính là
thứ kết nối nội tại tự nhiên nhất, là nguồn gốc của một trật tự thế giới đúng đắn. Trong
quan điểm của văn hóa Đông Á thì người nữ đại diện cho hình tượng âm còn người nam
đại điện cho hình ảnh dương. Sự gắn kết âm dương hòa hợp là ví von hóa mối quan hệ
hòa hợp giữa chồng và vợ. Quan niệm về văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống cho
rằng gia đình là tế bào của xã hội, là một đơn vị cộng đồng ra đời cùng với xã hội loài
người, bắt nguồn từ quan hệ nam nữ và việc sinh đẻ, nuôi dạy con cái. Thông thường
quan hệ tình dục chỉ phù hợp với bản chất và mục đích của nó, khi chúng diễn ra trong
quan hệ yêu thương giữa người nam và người nữ. Vì quan niệm từ xa xưa, kết quả của
một tình yêu đích thực là hôn nhân, và một trong những yếu tố duy trì hạnh phúc gia đình
chính là quan hệ tình dục và con cái. Từ hành động giao hợp vợ chồng hướng đến mục
đích của tình dục là yêu thương và sinh sản, chỉ có một quan hệ tình dục như thế mới có
thể là mối quan hệ vợ chồng trong hôn nhân được bền vững, bởi nó đòi hỏi trách nhiệm
của con người. Dưới khía cạnh chủ quan, truyền thống từ xa xưa, nước ta cũng như các
nước phương Đông khác rất coi trọng việc sinh con đẻ cái, nối dõi dòng giống, tổ tiên, đề
cao gia đình, tôn tộc, anh em… người đàn ông trong gia đình là trụ cột, có nghĩa vụ phải
nối dõi tông đường; người phụ nữ phải công dung ngôn hạnh, phải sinh đẻ tốt để giúp gia
đình chồng có con nối dõi. Hạnh phúc theo quan niệm truyền thống là phúc, lộc, thọ, là
cảnh sống lâu, đông con, nhà nào đông con thì nhà đó có phúc, nhà nào càng đông con thì
nhà đó càng có phúc. Vì vậy, mục đích chủ yếu của việc kết hôn là sinh con, nối dõi tông
đường. Và thật sự thì truyền thống văn hóa rất ảnh hưởng đến quan niệm của người Việt
nam về người đồng tính. Người Á Đông và người Việt Nam nói chung thường cho rằng
những hành vi trái với tự nhiên là trái với những luân thường đạo lí.

+Quan điểm về gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường
lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia
đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc,
là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta, Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước”. Nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng
gia đình trong tình hình mới, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là
nghị quyết của Đảng tại đại hội XIII.

Từ xa xưa đến hiện đại thì gia đình vẫn là tế bào một hạt nhân quan trọng của xã hội, Gia
đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng
(bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra. Gia đình là nơi tạo ra lực lượng lao động cung cấp của
cải cho xã hội và tham gia vào các quá trình phát triển, đóng góp vào việc xây dựng các
chuẩn mực và giá trị đạo đức, phong tục tập quán, lối sống văn hoá, Bên cạnh đó, mối
quan hệ trên dưới trong gia đình được quy định rất rõ ràng. Con người, trước hết là một
bộ phận của gia đình, là một mắt xích bắt nguồn từ tổ tiên đến con cháu sau này và nối
tiếp đến các giá thế hệ sau.

+Quan điểm về xây dựng luật pháp và hệ thống luật pháp.

Xây dựng một bộ khung, mô hình, góp phần vào việc định hình, định hướng xã hội theo
một hệ thống các quy ước nhất định. Tạo nên các quy phạm pháp luật là quy tắc của hành
vi - để tác động vào các quan hệ xã hội, làm chúng đi theo đúng khuôn khổ mà xã hội
mong muốn. Các khuôn khổ đó sẽ cung cấp quy tắc ứng xử, mô hình hóa hành vi của các
thành viên trong xã hội, kiềm chế họ không thực hiện hoặc bắt buộc phải thực hiện những
hành vi nhất định, hoặc sẽ hành xử như thế này mà không phải như thế khác. Xuất phát từ
nhu cầu của xã hội, trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhu cầu điều chỉnh này,
cùng các quyền, lợi ích, phần lớn trùng hợp với mong muốn của các cá nhân, các nhóm
trong xã hội. Hoạt động xây dựng pháp luật không những nằm trong quá trình vận hành
chung của xã hội, mà với các quy phạm được xây dựng chủ động, mang tính "đón đầu",
"phòng ngừa" xã hội trong quá trình điều chỉnh, còn thể hiện sự định hướng xã hội. Chịu
sự tác động nhiều chiều từ các khía cạnh, yếu tố khác nhau trong xã hội. Từ các yếu tố
chung như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bối cảnh quốc tế, ý thức pháp luật, truyền
thống lịch sử cho đến các yếu tố trực tiếp như: tổ chức, năng lực, kỹ năng, kỹ thuật soạn
thảo, phạm vi, tính chất, đối tượng điều chỉnh....

Xây dựng pháp luật góp phần quy phạm hóa các chuẩn mực xã hội khác như: đạo đức,
phong tục, tập quán, các quy tắc của tổ chức chính trị, xã hội, làm đa dạng cách thức và
gia tăng hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội. Và việc xây dựng trong đó là các quy
phạm pháp luật được sắp xếp một cách có tổ chức và tạo thành một cấu trúc thống nhất
phân cấp.

5. Hôn nhân.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau
khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Nam nữ xác lập quan hệ
hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ lẫn nhau về những
nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày. Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân
của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân
được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa
như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong
quan hệ vợ chồng.
III. Quan điểm để không ủng hộ hôn nhân đồng tính.
1.Quan điểm khoa học.
+Viện dẫn về quan điểm giới tính sinh học, giới và liên quan.
Việc xác định giới tính bản chất ở con người bản chất vẫn là dựa trên giới tính sinh học
do bộ gen con người quy định gồm Nam mang nhiễm sắc thể XY là các giao tử đực và nữ
mang nhiễm sắc thể XX là các giao tử cái.
Các nhận định về giới tính theo các xu hướng về mặt hình thái, tổ chắc, lối sống do xã hội
quy định gồm các bản dạng giới, thể hiện giới đều là các nhận thức chủ quan của con
người dựa theo sự phản án của xã hội đối với con người về nhận thức giới, sự phát triển
của xã hội thời điểm đó. Có thể sử dụng các hành vi, công cụ tác động và can thiệp để
điều chỉnh và đưa ra các nhân thức về giới, bản dang giới, thể hiện giới của các cá thê
trong xã hội. Ví dụ: Ở một số nước Chính thống giáo hay công giáo truyền thống việc
xác định các vấn đề về bản dạng giới theo các hình thái xã hội bị cấm, các việc tuyên
truyền và nhận thức qua các hình ảnh đàn ông phải mạnh mẽ, che chở phụ nữ, làm những
việc năng động, còn nữ thì các hoạt động thể hiện giới phù hợp với mình nhưng không có
nghĩa là xóa nhòa đi khoảng cách bình đẳng giới. Thể hiện các quan điểm tôn giáo với
đức tin gắn với cá thể là đối tượng nam và nữ. Thiên chúa tạo ra chàng Adam là nam và
tạo ra nàng Eva từ sương sườn người đàn ông.
+Viễn dẫn về tâm lý học và xã hội học.
Về xu hướng tính dục: Đại đa số xu hướng tính dục của các giống loài và loài người đều
là dị tính, việc hấp dẫn về giới tính và tình dục giữa hai cá thể là nam với nữ và ngược lại
là nữ với nam. Có thể cho thấy việc các xu hướng giới tính khác là nhóm thiểu số trong
xã hội gồm:
Những người đồng tính, song tính và chuyển giới tính có tính dục với người cùng giới
hoặc cả cùng giới và khác giới gọi là những người đồng tới việc nhân thức và hành vi xu
hướng tính dục của họ được ảnh hưởng bởi các yếu tố về di truyền, văn hóa, xã hội, tinh
thần, cách nuôi dạy, các vấn đề tâm lý, hành vi,…. Xu hướng này bộc phát từ bên trong
cá thể con người và cơ chế xu hướng của tính dục này vẫn chưa được khoa hoc giải thích
rõ ràng. Các nghiên cứu về gen con người, các giả thuyết về di truyền, sự thúc đẩy hấp
dẫn giới tính trong quá trình thai kì liên quan tới các hormon,… giải thích vẫn chưa tìm ra
các cơ chế đầy đủ sinh học của hình thành lên các xu hướng tính dục khác trong cơ thể
con người. Về bản chất khoa học thì việc coi xu hướng tính dục là bệnh thì không phải
nhưng cũng không thể coi là xu hướng bình thường tự nhiên của con người. Các thuyết
và các chu trình tiến hóa các loài đều và loài người nói riêng có hướng là tạo ra các thế hệ
sau, duy trì cải tạo giống loài từ đó thúc đẩy các cơ chế sinh học trong bản thân các cá thể
có giới tính khác nhau, tạo ra sự hấp dẫn giới tính cùng loài từ đó thúc đẩy các mặt về
cảm xúc , tâm lí, hành vi, phát triển quan hệ trong thế giới quan nhận thức luận về giới,
các hình thái quy định của giới, nhận thức về xu hướng tính dục, nhu cầu tình cảm, cảm
xúc, tâm lý theo hướng giới tính và tính dục.
Các luận điểm về tâm lí học cho đồng tính được đưa ra bởi S. Freud cha đẻ của Phân tâm
học cổ điển (lý thuyết về tổ chức nhân cách và động lực phát triển nhân cách) đã coi các
hành vi đồng tính này là lệch lạc. Thay vì gọi bằng khái niệm homosexual (đồng tính
luyến ái), ông ưa thích gọi bằng inversion (nghịch đảo giới tính) hơn. Các thuật ngữ ông
dùng để chỉ đối tượng trong nhóm này như “nghịch giới tuyệt đối”, “nghịch giới lưỡng
tính”, “nghịch giới cơ hội” đều được gọi ra dựa trên những khuynh hướng dục năng
của họ. Việc các dục năng được thỏa mãn hay không. ục năng này bị cản trở, nó sẽ quay
trở lại xung đột với trạng thái tâm lý và tìm cách phóng thoát trong hoàn cảnh, môi
trường khác nhau. Việc tiếp xúc với môi trường xấu chính là nguyên nhân dẫn đến thái
độ ghê sợ tình dục, trầm cảm, biến thái, tâm thần hay đồng tính. Các quan điểm tâm lý
học về nhận thức và hành vi của con người vẫn còn đang tranh cãi các xu hướng tính dục
con người. Nhận thức con người là phản ánh khách quan của xã hội loài người vào trong
não bộ. Việc nhận thực là một cơ chế tâm lý thông qua nhìn nhận hành vi, đánh giá chủ
quan của cá nhân sau khi đã lĩnh hội các hành vi xã hôi, sàng lọc đưa ra ý kiến chủ quan
mình về vấn đề đó. Nhận thức xã hội phản ánh về các ý kiến chủ quan chung của nhóm
người đa số trong xã hội đó. Trong nhận thức về giới, bản dạng giới các xu hướng tính
dục được quy định bởi nhận thức của các nhóm người trong xã hội đó, nó đưa ra các luận
điểm về vấn đề này khách quan hay chủ quan dựa vào các giá trị nhận thức xã hội đó đã
tích lũy cũng như độ mở tiếp nhận các giá trị mới. Về bản dạng giới và xu hướng tính dục
là một vấn đề mới cũng như vấn đề hôn nhân đồng giới. Xuất phát về việc nhìn nhận về
giới tính của nhóm thiểu số xã hội, thỏa mãn xu hướng tính dục của nhóm thiểu số và tiến
tới hôn nhân đồng giới này. Việc nhận thức xã hội về rằng thiên hướng tính dục này là
phức tạp, đa chiều nên phần lớn học giả hiện đại vẫn thiên về quan điểm xem đồng tính
là kết quả của quá trình lịch sử - xã hội, cụ thể là “sản phẩm của vô số các mã văn hóa
và thế lực chính trị khác nhau trong các giai đoạn khác nhau”.
Một trong những tuyên bố nổi bật của các nhà kiến tạo luận John D’Emilio là tìm
ra mối liên hệ giữa đồng tính với chủ nghĩa tư bản, Ở công trình Chủ nghĩa tư bản và
đặc tính đồng tính coi chủ nghĩa tư bản là nguồn gốc sinh ra đồng tính trong tư cách là
một đặc tính xã hội ấy của những người đồng tính, theo đó, khi hệ thống lao động tự do
phát triển như một hệ quả tất yếu của quá trình phình rộng tư bản - tiền để tạo ra nhiều
tiền hơn thì nó đồng thời tạo ra một sự chuyển hóa sâu sắc trong mô hình và chức năng
của gia đình truyền thống: cá nhân có xu hướng tách ra khỏi gia đình, gia đình không còn
là “đơn vị lý tưởng” cho sự sản sinh ra các thế hệ nối tiếp do có một cuộc cách mạng
ngầm về quan niệm tình dục đối với sự sinh đẻ. Mặt khác, khi tiến cuộc sống công nghiệp
hiện đại, nó đã tách hàng triệu thanh niên nam nữ - những người mà đặc tính tình dục chỉ
vừa mới hình thành ra khỏi gia đình, khỏi môi trường tình dục khác giới của gia đình và
ném họ vào hoàn cảnh thuần nhất về giới tính - như là nhà máy, công xưởng, các môi
trường lao động học tập thiên về nam hoặc nữ, các khu nhà ở sinh sống toàn là nam hoặc
nữ ,….mang sẵn trong mình căn tính đồng tính sẽ có dịp gặp gỡ những người giống họ,
còn những kẻ khác có được sự tự do tạm thời trong việc khám phá những xúc cảm tình
dục mới mẻ chưa từng trải nghiệm - họ trở thành các đối tượng đồng tính cơ hội.

Về mặt khoa học thì hôn nhân là một hiện tượng tất yếu trong xã hội nó cấu thành
đầy đủ từ các cơ sở là gắn đầy đủ về cảm xúc, tình dục giữa hai hoặc nhiều các thể (đa
thê thời phong kiến). Hôn nhân theo quy luật của nhân loại và xã hội quy định thường là
giữa hai cá thể nam và nữ nó hấp dẫn nhau về mặt tính dục, thỏa mãn các cảm xúc, thể
hiện sự gần gũi yêu thương chăm sóc, bảo vê, xây dựng gia đình, tạo ra thế hệ mới duy trì
và cải tạo nòi giống xã hội, thúc đẩy phát triển.

Hôn nhân phải dựa trên các cơ sở về giới tính và tính dục n, nó là cơ bản của hôn nhân nó
thúc đẩy con người tiến tới hôn, việc công nhận hôn nhân đồng tính thì phải dựa trên cơ
sở cơ bản là bản dạng giới tính và xu hướng tính dục. Các quan điểm khoa học đã đưa ra
chỉ ra rằng giới và dạng giới và xu hướng tính dục của nhóm thiểu số trong xã hội vấn
còn chưa được giải thích đầy đủ về các cơ chế sinh học, cơ chế tâm lý, sự hình và điều tất
của nó vẫn chưa được đưa ra lý thuyết đầy đủ. Luận điểm chỉ ra rằng coi đồng tính là xu
hướng tính dục trái quy luật của sinh học và mang bản sắc của hình thái xã hôi quy định
nhiều hơn. Việc tìm hiểu các luận điểm khoa học nó đưa ra được vấn đề dẫn tới việc hôn
nhân, hình thành hôn nhân dựa trên các cơ sở cơ bản của giới tính xu hướng giới tính con
người.

2. Quan điểm về các giá trị truyền thống, gia đình, xã hội về hôn nhân đồng giới.

-Văn hóa Việt Nam dựa trên các nên tảng nho giáo, đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Các
quan điểm về nho giáo đã được viện dẫn ở trên nói về gia đình sự hòa hợp giữa người
nam và người nữ là cơ sở để tiến tới hôn nhân, gia đình là nơi sinh con đẻ cái dưới sự kết
hợp tình dục của người nam và người nữ. Các giá trị Truyền thống Đông Á và giá trị
truyền thống của người Việt Nam luôn coi trọng các khuôn mẫu, tập quán về nhìn nhận
các giá trị xu hướng, độ đón nhận giá trị và xu hướng mới phụ thuộc vào sự kế thừa và
nối tiếp các giá trị cũ. Chẳng hạn quan điểm về hôn nhân theo truyền thống trước kia là
việc hôn nhân đa thê giữa người nam và nhiều người nữ kế thừa các giá trị truyền thống
về hôn nhân ủng hộ của gia đình hai bên, đón nhận xã hội, nối tiếp các tục lệ,… hướng
tới hôn nhân hiện đại thì là kết hợp giữa một vợ và một chồng chung sống chung thủy,
được xã hội nhìn nhận và pháp luật bảo vệ. Hôn nhân hiện đại kế thừa các giá trị truyền
thống các chức năng về sinh sản, kinh tế, chức năng xã hội hóa giáo dục và nuôi dưỡng
trẻ em và thỏa mãn nhu cầu tâm lý. Quan điểm và các giá trị Á đông coi trọng việc các
thuần phong mỹ tục, các văn hóa nối tiếp kế thừa,… Về việc các giá trị truyền thống thì
các xu hướng tính dục và bản dạng giới vẫn còn cái nhìn khắt khe và nhận thức giá trị về
xu hướng tính duc và bản dạng giới nó đi ngược lại các giá trị quy luật giá trị nhận thức
truyền thống đã được tích lũy và kế thừa. Giá trị truyền thống về hôn nhân tiến tới xây
dựng gia đình việc kết hợp giữa người nam và người nữ, người nam sẽ làm chủ kinh tế và
người phụ nữ sẽ phụ thuộc và thứ yếu kinh tế trong gia đình, các giá trị về người nữ đóng
vai trò sinh đẻ, vun vén chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, đức hạnh và phẩm chất phụ
nữ Á đông. Việc hôn nhân đồng tính đi ngược lại các giá trị truyền thống cơ bản đầu tiên
là sự kết hợp giữa người “nam”-“nam” và “nữ”-“nữ”. Đã đi ngược và thiếu mất một
thành tố trong hôn nhân và phát triển gia đình. Việc gắn các thành tố con người với các
vai trò trong gia đình truyền thống Á Đông thì mối quan hệ giữa hai cá thể cùng giới tính
sinh học về chia sẻ và đóng vai trò chức năng trong công việc gia đình sẽ bị thiếu. Đặc
biệt quan trọng hơn là việc sinh con đẻ cái duy trì nòi giống xã hội và việc nuôi dạy trẻ.

Việc nuôi dạy trẻ phải đảm bảo một cách khách quan về và đầy đủ. Trẻ em được nuôi
trong môi trường đồng tính gồm giữa người “nam”-“nam” và “nữ”-“nữ” sẽ không phát
huy đầy đủ vai trò về mặt giới tính sinh học của nam hay nữ cho nhận thức và hành vi
đưa trẻ dẫn tới lệch lạc về nhận thức và hành vi. Các nhận thức của đứa trẻ dựa trên giới
tính của bố mẹ nhận nuôi hoặc mang thai dựa trên 1 cá nhân sẽ dựa trên nhận thức và
hành vi của người nuôi dưỡng làm cơ sở để nhìn nhận khách quan các hành vi và nhận
thức xã hôi. Chẳng hạn thì việc nhìn nhận giới tính của đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi các
cặp hôn nhân đồng tính sẽ không nhận thức đầy đủ về giới tính sinh học.

Trong một bài viết đăng trên trang Enewamerica, tiến sĩ, giáo sư xã hội học Tryce
Hansen khẳng định hôn nhân đồng giới thực sự không tốt cho trẻ em. Nhà xã hội học đã
viện dẫn các luận chứng, luận cứ chứng minh rằng môi trường tốt nhất và lý tưởng nhất
cho sự phát triển của trẻ em là một gia đình có cha và mẹ theo đúng nghĩa. Ông nói: “Hai
người phụ nữ có thể là người mẹ tốt nhưng một trong hai không thể là một người cha
hoàn hảo”.

Theo Tryce Hansen, nam giới thường có xu hướng lý trí, là người chủ động trong các mối
quan hệ và quyết đoán, trong khi phụ nữ thì có những đặc tính ngược lại. Bên cạnh đó,
cha và mẹ, mỗi người một giới tính sẽ giúp cho trẻ có cái nhìn toàn diện hơn về giới tính
của bản thân, từ đó có suy nghĩ và hành động lành mạnh và cân bằng trong các mối quan
hệ sau này. Hôn nhân đồng tính sẽ làm cho trẻ bối rối về giới tính của mình và vô tình
khuyến khích những hành vi không đúng về tình dục ở trẻ vị thành niên. Điều này có thể
dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Hansen khẳng định rõ ràng việc có cha mẹ đồng giới tính là hoàn toàn không tốt cho trẻ
em. Mặc dù đồng cảm với những người đồng tính nhưng ông cho rằng chúng ta không
nên vì sự đồng cảm đó mà gây ra những thiệt hại cho trẻ nhỏ. Nếu so sánh giữa được và
mất, giữa nhu cầu của người đồng tính và trẻ em thì chúng ta không thể để trẻ em là
người chịu thiệt thòi.

Về mặt xã hội đồng tính và hôn nhân đồng tính vẫn chưa có nhìn đầy đủ và khách quan
vẫn còn mang tính chủ quan của nhóm xã hội hay cá nhân. Đồng tính và hôn nhân đồng
tính trong xã hội vẫn là nhóm thiểu số xã hội. Có một sốt quan điểm về đồng tính nó dựa
trên quan điểm về tìm hiểu cái mới, thỏa mãn nhu cầu, trào lưu xã hội gắn với các quy
định, hình thái xã hội đi với hội nhập và sự phát triển của xã hội hiện đại.Chẳng hạn bình
đẳng giới dẫn đến việc phụ nữ không còn phụ thuộc kinh tế vào đàn ông dẫn tới xu
hướng tính dục phải thỏa mãn cảm xúc, và các yếu tố phát tiển công việc, nuôi dạy con
cái xã hội quy định thì đồng tính hay hôn nhân đồng tính vẫn còn nhiều ý kiến phải bàn.

Đặc biệt vấn đề đặt ra câu hỏi và thách thức cho kinh tế -xã hội là hôn nhân đồng tính
không có gắn kết về mặt con cái. Tạo ra thế hệ tiếp theo duy trì nói giống và phát triển xã
hội trong thời mà thế giới bước vào xu hướng già hóa dân số, giảm tỉ lệ sinh và ở Việt
Nam thì đã bước qua giai đọa dân số vàng. Liệu Hợp pháp hôn nhân đồng tính các quyền
và các yếu tố xã hội đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội có được đảm bảo. Đây là các yếu tố
vấn đề còn phải bàn nhiều.

Theo khảo sát gần đây của trang Dự thảo Online của Quốc hội đến ngày 21/6/2013 thì có
đến 17.383 người chiếm 90.4% người hoàn toàn đồng ý việc quy định công dân có quyền
kết hôn với người có cùng giới tính, có 533 người chiếm 2.8% không đồng ý vì việc quy
định như vậy chưa phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay, có 1.304 người chiếm
6.8% đồng ý nhưng cần có những điều kiện đặc biệt kèm theo.

Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu thực định (khảo sát trực tiếp) thì lại cho thấy nhìn
chung, quan niệm của xã hội về đồng tính cũng như hônn nhân đồng giới vẫn chưa được
thay đổi một cách đáng kể. Ví dụ như theo một nghiên cứu gần đây, có 77% người dân
Việt Nam (ở 04 tỉnh/thành phố) được hỏi đồng ý phải bảo vệ quyền của NĐT nhưng
trong số đó chỉ có 36.6% đồng ý cho người đồng tính có quyền kết hôn.. Việt Nam chưa
thực sự có cuộc điều tra quy mô toàn quốc để tìm hiểu quan điểm của người dân về vấn
đề này.

Đây cũng là một điểm đáng quan tâm bởi những kết quả khảo sát dưới những hình thức
khác nhau hiện nay chưa thực sự nhất quán. Điều này cũng dễ hiểu bởi hình thức khảo sát
qua các trang mạng không hoàn toàn thực chất (vì một người có thể bình chọn nhiều lần,
trong đó có nhiều người đồng tính có thể bình chọn liên tục...). Trong khi đó, khảo sát
qua phiếu hỏi trực tiếp người dân sẽ cho kết quả chính xác hơn.

3. Quan điểm về pháp lý

+Quan điểm pháp lý quốc tế về vấn đề.

Hiến chương: “Tuyên ngôn một lần nữa tin tưởng vào những quyền cở bản, nhân phẩm
và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ” [7]. Không những vậy, tại
khoản 3, Điều 1, Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng “khuyến khích phát triển sự tôn
trọng trong các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không
phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” [7, Điều 1].

Viện dẫn về Tuyên ngôn nhân quyền 1948: Tại Điều 2, Tuyên ngôn thế giới về Nhân
quyền có nêu rõ: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền”
và “ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân
biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo,
chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ
tình thân trạng khác” [8, Điều 2].

Trên cơ sở báo cáo về thực trạng của người đồng tính, tháng 6 năm 2012 Văn phòng Cao
ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã cho xuất bản cuốn “Sinh ra tự do và bình đẳng - Xu
hướng tính dục và bản dạng giới trong Luật nhân quyền Quốc tế” nhằm hệ thống lại
những vấn đề đặt ra đối với vấn đề nhân quyền của người đồng tính và việc thực thi nhân
quyền của các nhà nước có liên quan. Bản Tuyên bố chung trong việc chấm dứt bạo lực
và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới.
Nghị quyết 17/19 (17/19 Human rights, sexual orientation and gender
A/HRC/RES/17/19) được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua tháng 6/2011. Đây là
Nghị quyết đầu tiên về quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới “được xây
dựng trên cơ sở Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền
con người như Công ước quốc tế các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, Công ước quốc
tế về các quyền Dân sự và Chính trị và các công ước cốt lõi về quyền con người có liên
quan” [56, Tr.1] và Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc số 60/251 ngày
15/3/2006 (General Assembly resolution 60/251 of 15 March 2006). Nội dung nghị quyết
chủ yếu tập trung vào các nội dung như: Đề nghị Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ
thực hiện một nghiên cứu hoàn thành vào tháng 12 năm 2011 về luật chống phân biệt đối
xử và hành động chống bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Ban hành
các văn bản pháp luật về chống phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục
và bản dạng giới mang tính chất toàn cầu và mức độ áp dụng tại các quốc gia để chấm
dứt các hành vi vi phạm nhân quyền [56, Tr.1]

Viện dẫn các công quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia phải thực
hiện đầy đủ và tuân theo thì Tuyên ngôn nhân quyền nói về quyền con người có tính quy
phạm cao nhất về công ước quốc tế về quyền con người. Viện dẫn các điều 2 nói về sự tự
do,bình đẳng không bị phân biệt đối xử với và hướng tới các đối tượng ở đây là con
người bao gồm “chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan
niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ tình thân trạng khác”.
Việc tự do bình đẳng con người và quyền con người trong đó có quyền được tôn trọng,
yêu thương, hạnh phúc sẽ được công ước đảm bảo xét các yếu tố đối tượng đã nêu ở
phạm vi quyền kết hôn thì đối tượng sẽ là nam và nữ về mặt sinh học. Nó phản ánh quy
luật chung của loài người và bao quát các quyền con người trong đó có cả quyền kết hôn
và chung sống. Tính thân trạng khác được biểu hiện như là độ mở tới các đối tượng và
phạm vi ảnh hưởng của quyền này những yếu tố con người được hưởng quyền lợi. Và
tính thân trạng đồng tính cũng có thể coi là một yếu tố để Liên hợp quốc đặt tiền đề đưa
ra các báo cáo và nghị quyết của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã cho
xuất bản cuốn “Sinh ra tự do và bình đẳng - Xu hướng tính dục và bản dạng giới trong
Luật nhân quyền Quốc tế” và Nghị quyết 17/19 (17/19 Human rights, sexual orientation
and gender A/HRC/RES/17/19) được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua tháng
6/2011 về đảm bảo một số quyền cơ bản cho nhóm thiểu số đồng tính này trong tình hình
bối cảnh chung chỉ có gần 35 nước công nhận về hôn nhân đồng giới và các quyền người
đồng giới tính tới năm 2021. Và ở một số quốc gia thì hôn nhân đồng giới bị cấm hoàn
toàn và có xu hướng áp dụng luật pháp cực đoan cho các nhóm người này như các nước
Hồi giáo. Các tiền đề kể trên để xây dựng lên cơ sở công pháp quốc tế đảm bảo quyền
của nhóm người này, nhưng vẫn chưa đề cập rõ ràng đảm bảo quyền kết hôn cho nhóm
người này. Các công ước quốc tế kế thừa các giá trị của hệ thống luật pháp quốc tế và tiếp
cận tìm hiểu các quan điểm mới về các quyền cho người đồng tính hiện tại vẫn đang đưa
ra các quan điểm về đảm bảo các quyền cơ bản và bảo vệ người đồng tính như sau.
- Bảo vệ khỏi sư bạo hành đối với người đồng tính.
- Xây lựng luật bảo vệ người đồng tính.
- Bảo vệ người đồng tính khỏi sự phân biệt đối xử.
Việt Nam đã và đang tham gia vào Ủy ban nhân quyền Liên hợp Quốc và tham gia
các công ước quốc tế thì cũng đã một phần dựa theo các Nghị quyết và các tập quán pháp
quốc tế tiên tế để đưa ra các quan điểm của mình. Theo viện dẫn Luật Hôn nhân và Gia
đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" từ
ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hôn
nhân giữa những người cùng giới tính". Việt Nam không đồng tình cũng không ủng hộ
các quan điểm về quyền kết hôn của người đồng giới vì nó ảnh hưởng tới nhiều yếu tố về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng hệ thống pháp lý Việt Nam phù hợp. Dựa
trên các Nghị quyết về quyền con người và vẫn đang quan sát các khác các nước đã hợp
pháp hóa về hôn nhân đồng tính và áp dụng các luận điểm của Việt Nam có phù hợp hay
không. Nó là một bước đi dài trong xây dựng và đảm bảo quyền kết hôn của cho người
đồng tính cần nhiều nghiên cứu từ việc phải công nhận về xu hướng tính dục, các giới
tính khác giới tính sinh học con người nó không nhất quán các quan điểm trong xây dựng
hệ thống pháp lý Việt Nam và vẫn chưa phù hợp ở thời điểm hiện tại.
+Quan điểm pháp luật Việt Nam.
Nhóm người đồng tính là nhóm người thiểu số trong xã hội Việt Nam. Được đảm bảo đầy
đủ quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam. Tuy nhiên sự khác biệt trong nhận thức về
bản dạng giới và tính dục của nhóm người này đặt vấn đề cho nhận thức và các mối quan
hệ xã hội của nhóm này.
Về mặt xã hội nhìn nhận chung thì vẫn chưa được sự đồng tình của đại đa số của xã hội
về một sô quyền lợi mà việc xây dựng luật xuất phát từ các nhu cầu của xã hội và điều
chỉnh các quan hệ xã hội để đảm bảo lợi ích. Các nhóm người đồng tính trong xã hội
cũng không phải nhóm người yếu thế cần được pháp luật bảo vệ và đựa trên các quy định
giới tính sinh học của họ đã được nhà nước đảm bảo các quyền lợi theo giới của mình.

Trong hiến pháp 2013 có quy định:

Điều 36.

1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một
vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Dựa theo các công ước quốc tế Việt Nam đã kí và các nghị quyết Liên Hợp Quốc mà Việt
Nam đã thông qua thì đảm bảo quyền con người và cả người đồng tính theo nhận thức
bản dạng giới được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam.

Viện dẫn Điều 14 các khoản 1 và 2: 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Hiến phái chỉ ra rõ Việt Nam đảm bảo quyền con người trong Hiến pháp và đối tượng
bao quát của đảm bảo là con người bất kể ai, giới tính , sắc tộc, tôn giáo họ đều được đảm
bảo các quyền cơ bản. Tuy nhiên xét theo từng thời điểm sự ảnh hưởng của nhóm người
đồng tính tới đạo đức xã hội hay không nhóm người sẽ bị hạn chế. Chẳng hạn các quyền
cơ bản của nhân quyền như là kết hôn của người đồng tính sẽ là ảnh hưởng tới các giá trị
đạo đức xã hội, các giá trị truyền thống văn hóa,…..

Một trông các quyền cơ bản của con người thì trong đó có: Quyền kết hôn với sự thuận
tình hoàn toàn tự do của hai bên và bình đẳng trong hôn nhân.

Viện dẫn theo điều Điều 36 của Hiến pháp Việt Nam 2013:

1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một
vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Viện dẫn Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1.Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Các đối tượng kết hôn ở đây được Hiến pháp chỉ rõ là nhóm đối tượng là nhóm nam và
nữ với nhau. Việc kết hôn giữa hai nhóm đối tượng này sẽ được nhà nước bảo vệ và đảm
bảo đầy đủ quyền và lợi ích và Luật hôn nhân gia đình cũng chỉ rõ ra rằng chỉ có nhóm
đối tượng Nam và Nữ kết và không thừa nhận hôn nhân đồng tính
Luật Bình đẳng giới năm 2006 cũng chỉ xác định, Việt Nam có hai nhóm giới tính đó là
nam và nữ, không có quy định nào xác định giới tính khác (giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai
trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội, giới tính chỉ các đặc điểm sinh học
của nam, nữ - Điều 5). Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành không thừa nhận sự tồn tại
của những người có giới tính thiểu số, người đồng giới (trừ trường hợp người xác định lại
giới tính) cũng như mối quan hệ hôn nhân của họ.

Việc kết hôn đồng tình được công nhận hay quyền kết hôn đồng tính được công nhân, sẽ
kéo theo ảnh hưởng tới hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam phải sửa đổi. nếu công
nhân hôn nhân đồng giới thì sẽ phải thay đổi trong nhận thức pháp luật VN thì hôn nhân
không chỉ là là sự kết hợp của hai người Nam và Nữ mà sự kết hợp của các nhóm giới
tính giữa Nam và Nam, Nam và Nữ, Nam và Nữ (song tính thay đổi) , dẫn dến sửa đổi
các điều khoản trong hệ thống pháp lý Việt Nam:

Về Hiến pháp sẽ quy định về các nhóm tối tượng kết hôn không chỉ còn nam và nữ. Phải
đưa ra được các giá trị nguyên tắc mới bao quát cho nhiều nhóm đối tượng giới tính trong
kết hôn.

Về Luật bình đẳng giới công nhận các nhóm giới tính khác theo bản dạng giới không chỉ
còn các nhóm đối tượng Nam và Nữ từ đó phải xây dựng khung pháp lý đưa ra các quy
định về bình đẳng, phân biệt, bảo vệ, đảm bảo quyền lợi cho các nhóm đối tượng bản
dạng giới.

Về Luật Hôn nhân và gia đình kéo theo sủa đổi hệ thống pháp lý về các quyền, lợi ích của
kết hôn, các mối quan hệ gia đình, nghĩa vụ gia đình, các mối quan hệ cha mẹ và con cái,
con nuôi, con xác định về mang thai do từ một người, mang thai hộ,….

Về Luật dân sự sẽ phải kéo theo sửa đổi các quyền dân sự, pháp lý,các vấn đề chanh chấp
về con cái, tài sản,…

Việc thay đổi về công nhận quyền kết hôn và hôn nhân đồng giới không đảm bảo được
tính nhất thống của pháp luật, kéo theo phải sửa đổi các quy phạm pháp luật, ban hàng
thêm các văn bản, thông tư, nghị định sửa đổi , hướng dẫn gây thêm chồng chéo và phức
tạp cho hệ thống pháp lý Việt Nam.

You might also like