You are on page 1of 21

THCS – THPT Nguyễn Khuyến

1. Trần Viên Lam Ngọc 7. Lê Hồ Thảo Nguyên

2. Cao Kỳ Anh 8. Phan Hoài Minh Thư


3. Đỗ Ngọc Minh Thơ 9. Trần Minh Ngọc

4. Nguyễn Vũ Bảo Ngọc 10. Bùi Nguyễn Anh Thi

5. Lê Huỳnh Anh 11. Đoàn Kim Ngọc

6. Phan Lệ Quyên 12. Phạm Khoa Khánh Ngọc

Lớp: 10E3
Nhóm biên soạn:

1
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Lời Cảm Ơn
Lời nói đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô
Trần Thị Thùy Duyên đã mở rộng và tạo điều kiện cho chúng em được
sinh hoạt và cùng nhau làm việc, học tập trong môi trường tốt nhất, đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình làm bài và trả lời
những vấn đề chúng em còn gặp khó khăn. Ngoài ra cũng cảm ơn các bạn
trong lớp đã hỗ trợ nhóm hết mình để hoàn thành bài nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu không ít những tranh cãi và nhiều ý kiến từ
nhiều phía nhưng nhóm chúng em đã cùng nhau đoàn kết, hoàn thiện bài
một cách khoa học và đúng như yêu cầu đã đề ra. Nhóm chúng em xin
cam đoan tất cả các số liệu thống kê và kết quả được nêu trong bài hoàn
toàn là trung thực.

Nhóm biên soạn

2
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Danh Mục
Lời Cảm Ơn …………………………………………………………………………………… 2
Danh mục ……………………………………………………………………………………… 3
Lời Mở Đầu ……………………………………………………………………………………. 4
I. Giới thiệu về nghiên cứu …………………………………………………………………… 5
1.1 Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………… 5
1.2 Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 5
1.3 Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………. 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………… 5
II. Lịch sử hình thành và khái niệm về cộng đồng LGBTQA+ …………………………….. 6
2.1 Lịch sử hình thành ………………………………………………………………………….. 6
2.2 Khái niệm …………………………………………………………………………………... 6
2.2.1 Khái niệm về LGBTQA+ ………………………………………………………………… 6
2.2.2 Khái niệm về bản dạng giới ……………………………………………………………… 6
2.2.3 Khái niệm xu hướng tính dục …………………………………………………………….. 7
III. Pháp luật đối với những người thuộc cộng đồng LGBTQA+ …………………………. 8
3.1 Những quy định liên quan đến LGBTQA+ trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc …………….. 8
3.2 Tại Việt Nam ……………………………………………………………………………….. 9
IV. Thực trạng và cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQA+ …………………………….. 10
4.1 Những sự kiện thúc đẩy quyền LGBTQA+ ………………………………………………. 10
4.1.1 Trên thế giới …………………………………………………………………………….. 10
4.1.2 Tại Việt Nam ……………………………………………………………………………. 11
4.2 Cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQA+ của học sinh ………………………………….. 13
4.2.1 Ứng xử của học sinh THPT đối với học sinh LGBTQA+………………………………. 14
4.2.2 Những mác được gắn lên cộng đồng LGBTQA+ ………………………………………. 16
V. Một số cá nhân nổi bật thuộc cộng đồng LGBTQA+ tại Việt Nam …………………… 17
Kết luận ………………………………………………………………………………………. 18
Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………………………….. 19
Mẫu phiếu khảo sát về LGBTQA+ …………………………………………………………. 21

3
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Lời Mở Đầu
Các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBTQA+ từ lâu đã hiện hữu
trong xã hội của loài người nhưng trên thực tế sự kì thị dành cho những
người thuộc cộng đồng này càng ngày càng được thể hiện rõ hơn khi xã
hội ngày càng phát triển và các vấn đề về mối quan hệ dị tính được xem
như là điều tự nhiên còn quan hệ đồng tính là một thứ gì đó cần được bài
trừ và cần phải có những cách xử lý ở mức độ vô cùng tàn bạo.
Từ đó, các vấn đề giành lại quyền dành cho các cá nhân thuộc cộng
đồng LGBTQA+ đã ngày càng được phát triển hơn, quyền bình đẳng cũng
như sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đã được thông qua ở nhiều nước
phát triển. Tuy nhiên, đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều nước
trên thế giới và nhiều người vẫn chưa có cái nhìn cởi mở về cộng đồng và
các nét văn hóa của cộng đồng.
Hiểu được vấn đề đó chúng em đã tiến hành nghiên cứu về cộng đồng
này để hướng đến một tương lai, nơi các cá nhân thuộc cộng đồng
LGBTQA+ có thể được là chính mình mà không phải chịu đựng sự miệt
thị, kì thị cũng như bị bài trừ bởi chính những người xung quanh, bài
nghiên cứu này sẽ giúp mọi người có thể hiểu hơn về cộng đồng
LGBTQA+.

Nhóm biên soạn

4
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Bài nghiên cứu về những thách thức đối với cộng đồng
LGBTQA+
I. Giới thiệu về nghiên cứu
1.1 Lý do chọn đề tài
Trên thế giới có hàng triệu người LGBTQA+ đang sống ở mọi quốc gia và mọi lãnh thổ. Là
một bộ phận tự nhiên của cộng đồng, nhưng những người LGBTQA+ đang bị kỳ thị và bị phân
biệt đối xử; họ luôn lo sợ và phải sống trong vỏ bọc, e ngại bộc lộ xu hướng tính dục và bản
dạng giới thật của mình.
Ngày 17/5/1990 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố “giải mã” thiên hướng
tính dục và công bố loại “đồng tính luyến ái’’ khỏi danh sách bệnh tâm thần. Điều này đã giúp
cho các quốc gia có thái độ tích cực hơn đối với người đồng tính.
Tuy nhiên những nghiên cứu về LGBTQA+ ở trường học phổ thông còn ít, chưa toàn diện.
Nhiều câu hỏi liên quan đến nhận thức, thái độ ứng xử của thầy cô giáo viên, học sinh và phụ
huynh đối với LGBTQA+ cần được làm rõ hơn. Đó là lý do thúc đẩy nhóm chúng em thực hiện
một nghiên cứu nhỏ, tìm hiểu về “Những thách thức đối với LGBTQA+”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những thách thức đối với LGBTQA+
- Mức độ quan tâm và cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQA+ của học sinh THPT
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- 100 học sinh khối 10E tại trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến cơ sở Bình Dương
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu dựa trên phiếu điều tra bảng hỏi với 100 học sinh khối 10E tại trường
THCS – THPT Nguyễn Khuyến cơ sở Bình Dương
- Phỏng vấn

II. Lịch sử hình thành và khái niệm về cộng đồng LGBTQA+


2.1 Lịch sử hình thành
Vào đầu thế kỉ XX, “Homosexual” (1) là một cụm từ được sử dụng phổ biến và rộng rãi tại
Mỹ để chỉ những người đồng tính với ý nghĩa tiêu cực. Đến thập niên 50 và 60, từ này dần được
thay thế bởi từ “Homophile” (2).

Homosexual: Mang nghĩa tiêu cực chỉ người đồng tính luyến ái, dành cho người đồng tính ở các câu lạc bộ, quán bar, vũ
trường,…
2
Homophile: Mang nghĩa tích cực dùng chỉ người đồng tính.
5
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Thập niên 70, từ “Gay” – những người đồng tính luyến ái nam được ra đời và được chấp
nhận sử dụng bởi chính cộng đồng người đồng tính. Trong thời gian này, do vai trò của người
phụ nữ trong xã hội không cho phép họ thể hiện tính hướng (1) của bản thân nên mối quan hệ
đồng tính luyến ái nữ không được biết đến nhiều. Sau sự xuất hiện của một vài tổ chức đấu
tranh cho nữ quyền và quyền bình đẳng cho đồng tính nữ, từ “Lesbian” – những người đồng
tính luyến ái nữ ra đời để phân biệt với “Gay”.
Hai thành phần khác của cộng đồng LGBT là những người “Bisexual” – Người song tính và
“Transgender” – Người chuyển giới có xung đột với những người đồng tính nam và nữ về sự
khác biệt trong khuôn mẫu định hình cộng đồng. Mặc dù những xung đột giữa các nhóm này tới
hiện nay đôi lúc vẫn còn xảy ra do bất đồng quan điểm nhưng hiện tại họ đã hướng tới cùng một
mục tiêu xây dựng một cộng đồng lớn với mục đích thể hiện bản thân và giáo dục xã hội về
những nhóm người có xu hướng đặc biệt.
Một biến thể khác của thuật ngữ này cũng được sử dụng phổ biến hơn là LGBTQA+ với ý
nghĩa thể hiện được đa dạng các thành phần của cộng đồng.
2.2 Khái niệm
2.2.1 Khái niệm về LGBTQA+
LGBTQA+ là các chữ cái viết tắt của một cộng đồng thuộc những người có những giới tính
khác nhau như:
- Lesbian: đồng tính nữ
- Gay: đồng tính nam
- Bisexual: song tính
- Transgender: chuyển giới
- Q được chia thành hai nhóm
+ Queer: có xu hướng tình dục và bản dạng giới khác biệt hoặc không nhận định
mình theo bất kỳ nhãn nào.
+ Questioning: trong giai đoạn tìm hiểu bản thân
- A là Asexual: vô tính
- “+” thể hiện sự tồn tại của các nhóm khác
LGBTQA+ thể hiện sự đa dạng của các nền văn hóa nhân loại dựa trên xu hướng tình dục,
bản dạng giới, thể hiện giới, thiên hướng tình dục.
2.2.2 Khái niệm về bản dạng giới
Thuật ngữ “bản dạng giới” được Robert J. Stoller đặt ra vào năm 1964. Bản dạng giới là nhận
thức chủ quan của một người về giới tính của họ. Bản dạng giới của một người có thể được xác

1
tính hướng: thiên hướng tính dục.

6
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

định hoặc không với giới tính được chỉ định sau khi sinh dựa trên giới tính sinh học của họ. Bản
dạng giới của một người thường được phản ánh trong việc đại diện cho giới tính, nhưng nó
không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác nhất trong mọi trường hợp. Mỗi người có thể có
những hành vi, thái độ và ngoại hình tương ứng với một vai trò giới cụ thể, nhưng cách họ thể
hiện chúng không nhất thiết phản ánh bản dạng giới của họ.
2.2.3 Khái niệm xu hướng tính dục
Xu hướng tính dục là sự hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc là mặt tình dục hoặc cũng có
thể là cả hai được diễn ra trong thời gian dài đối với những đối tượng khác giới, cùng thuộc một
giới hoặc thuộc cả hai giới tính. Trong đó:
- Dị tính luyến ái là bị hấp dẫn về tình cảm và tình dục của người khác giới.
- Đồng tính luyến ái là bị hấp dẫn về mặt tình cảm và mặt tình dục của người cùng giới.
- Song tính luyến ái là người có tình cảm và ham muốn tình dục với cả nam và nữ.
- Toàn tính luyến ái là chỉ sự hấp dẫn về mặt tình cảm và mặt tình dục với bất kì một
giới tính nào. Xu hướng tình dục này có thể nói là một nhánh nhỏ của “song tính luyến ái”.
- Vô tính luyến ái là những người này không bị hấp dẫn bởi tình cảm hay tình dục.

(Các loại cờ trong cộng đồng LGBTQA+)

Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được rõ nguyên nhân dẫn đến xu hướng tính dục này
nhưng họ đã đưa ra giả thuyết cho rằng xu hướng tính dục này được xuất hiện bởi ba nguyên
nhân chính đó là do di truyền, nội tiết tố (1) và ảnh hưởng môi trường. Tuy chưa có giả thuyết

1
Nội tiết tố (hoóc-môn): một chất hóa học được tiết ra bởi một hoặc nhiều tế bào.

7
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

nào có thể giải thích được nguyên nhân của xu hướng tính dục nhưng những các nhà khoa học
vẫn ủng hộ các lý thuyết dựa trên cơ sở sinh học.

III. Pháp luật đối với những người thuộc cộng đồng LGBTQA+
“Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về quyền và nhân phẩm. Mọi người đều
được phú bẩm (1) về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.”
Đây chính là Điều 1 của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948. Trong đó, người đồng
tính, song tính, dị tính cũng như các chủ thể khác trong xã hội, có các quyền cơ bản gồm quyền
được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc.
3.1 Những quy định liên quan đến LGBTQA+ trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc
Quyền của người LGBT ở các quốc gia trên thế giới rất khác nhau, không quốc gia nào
giống quốc gia nào. Hiện nay quyền cao nhất mà họ nhận được và chính phủ quốc gia công
nhận đó chính là việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, cho phép nhận con nuôi và nuôi con
nuôi, bình đẳng trong di trú, tiếp cận việc phẫu thuật,... Và quyền thấp nhất mà họ có thể nhận
được là án phạt tử hình đối với thiên hướng tình dục này.
Quyền của người LBGTQA+ được các văn kiện quốc tế quan tâm trong đó phải kể đến:
 Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945
Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 đã trở thành một trong những văn kiện quốc tế có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc công nhận các quyền con người được thể hiện ngay trong
lời nói đầu của Hiến chương: “Tuyên ngôn một lần nữa tin tưởng vào những quyền cơ bản,
nhân phẩm và giá trị của con người, quyền bình đẳng giữa nam và nữ” Một trong những
nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt của hiến chương là bình đẳng, không có sự phân biệt giữa mọi
cá nhân. Mục đích đưa ra các nguyên tắc này nhằm yêu cầu có sự đối xử công bằng không dựa
vào giới tính, dân tộc, tôn giáo và khẳng định các quyền tự do và bình đẳng giữa mọi cá nhân
trong xã hội.
 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền
Tuyên ngôn là công cụ pháp lý thể hiện các quyền cơ bản mà con người được hưởng, đồng
thời là khuôn mẫu chung cho mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân về việc được tôn trọng các quyền
tự do và nhân quyền. Tại Điều 2, Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền có nêu rõ: “Mọi người
sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền” và “ai cũng được hưởng những
quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như
chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc
hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ tình thân trạng khác”. Tuyên ngôn thế giới về Nhân
quyền đã mở rộng đối tượng trong việc cấm phân biệt đối xử bởi các “thân trạng khác”.
1
Phú bẩm: Năng lực tự nhiên sẵn có ở một người.

8
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

 Bộ nguyên tắc Yogyakarta


Một trong những văn kiện không thể không nhắc đến chính là Bộ nguyên tắc Yogyakarta
được phác thảo và ra mắt bởi các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, quyền con người hàng
đầu thế giới để bảo vệ những người đồng tính trước tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử ngày
càng phổ biến. Trong đó, vấn đề bảo vệ và đảm bảo các quyền của người đồng tính được thể
hiện một cách rõ nét nhất trong một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Quyền được thụ hưởng mọi quyền con người trên toàn cầu.
Nguyên tắc 2: Các quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử
Nguyên tắc 3: Quyền được công nhận trước pháp luật
Nguyên tắc 4: Quyền được sống
Bộ nguyên tắc Yogyakarta là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên chính thức ghi nhận và bảo vệ
quyền của người đồng tính, có ý nghĩa trong việc xóa bỏ kỳ thị đối với người đồng tính.
3.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam từ trước đến nay chưa ghi nhận luật cấm quan hệ tình dục đồng tính. Pháp luật
Việt Nam chưa bao giờ đưa ra luật cấm đối với người đồng tính. Tuy nhiên những hành vi đồng
tính có thể bị khởi tố dưới các tội danh như “vi phạm luân lý”. Có những trường hợp hiếm hoi
mà hành vi đồng tính bị trừng phạt trước pháp luật đó là “ngoại tình” và “hãm hiếp”.
 Hôn nhân đồng giới
Vào năm 2002, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xem đồng tính luyến ái là vi phạm
pháp luật cần phải bài trừ như “mại dâm” và “ma túy”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013 điều 36 khoản 1 đã quy định hôn nhân là “một vợ - một chồng, vợ
chồng bình đẳng”, do vậy nếu quy định về kết hợp dân sự là việc sai trái với hiến pháp Việt
Nam. Vì nếu chung sống như vậy thì sẽ không có ai là vợ hoặc là chồng.
Nhưng năm 2014, Luật hôn nhân và gia đình đã được sửa đổi, Pháp luật Việt Nam đã bỏ
lệnh cấm hôn nhân đồng giới nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân đồng giới (tức là mọi cặp
đồng tính đều có thể sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được chấp nhận và khi có
mâu thuẫn gì xảy ra họ không được áp dụng Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết mà sẽ áp
dụng Luật dân sự để giải quyết trước pháp luật). Như vậy ở Việt Nam hôn nhân đồng giới
không bị
cấm cản và cũng không được chấp nhận.
Ngoài ra các cặp vợ chồng đồng tính không được nhận con nuôi thành con riêng của cặp vợ
chồng đồng tính. Tuy nhiên, một trong hai người có thể làm thủ tục nhận con nuôi với tư cách là
người độc thân và phải thỏa mãn các điều kiện nhận con nuôi theo quy định tại Luật Nuôi con
nuôi 2010.

9
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

 Quyền của người chuyển giới


Năm 2005 pháp luật Việt Nam ban hành lệnh cấm cho cho việc chuyển đổi giới tính. Theo
đó, người được phép chuyển đổi giới tính là người được yêu cầu xác nhận lại giới tính của mình
khi họ bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc một giới chưa được xác định chính xác. Bên
cạnh đó chính phủ ban lệnh cấm đối với hành vi chuyển đổi giới tính khi cơ thể hoàn thiện
không bị dị tật và đã xác định rõ được giới tính của mình.
Nhưng vào năm 2015, bộ Luật dân sự 2015 đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính tại điều
37. Như vậy việc chuyển đổi giới tính là quyền quyết định của cá nhân và không còn ai có thể
cấm cản được nữa.

IV. Thực trạng và cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQA+


4.1 Những sự kiện thúc đẩy quyền LGBTQA+
4.1.1 Trên thế giới
 Coca Cola: Love is Love
Hưởng ứng tháng Tự hào, Coca-Cola đã hợp tác với công ty quảng cáo ngoài trời JCDecaux
để mang đến những gam màu tươi sáng cho thành phố Vienna. Các bảng quảng cáo billboard
rực rỡ của Coca-Cola xuất hiện khắp nơi, từ tàu điện, nhà chờ xe buýt, kiosk information…
Chiến dịch quảng cáo ngoài trời này đã đạt được thành công vang dội bằng cách truyền tải
thông điệp ủng hộ cộng đồng LGBTQA+, tạo được thiện cảm từ người hâm mộ và cải thiện
đáng kể doanh số kinh doanh của hãng.

(Quảng bá chiến dịch Love is Love của Coca Cola)


 Cuộc diễu hành cầu vồng cực khủng của Pride in London
“Pride in London” - cộng đồng LGBTQA+ ở Anh, đã hợp tác cùng One Rise East book
hàng loạt biển quảng cáo ngoài trời kỹ thuật số để ăn mừng Tháng Tự hào. Tháng 7 vừa qua,
“Pride in London” cũng tổ chức một cuộc diễu hành với quy mô cực lớn trên khắp nước Anh.
10
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Hơn một triệu người cùng xuống đường tham gia cuộc "diễu hành cầu vồng này". Đám đông di
chuyển qua nhiều địa điểm nổi tiếng của Anh, và cùng hòa mình vào những bữa tiệc, biểu diễn
âm nhạc vô cùng sôi động.

(Cuộc diễu hành của Pride in London)

4.1.2 Tại Việt Nam


 Chiến dịch Tôi đồng ý
Sau gần một thập kỷ, “Tôi đồng ý” đã trở lại và tiếp tục sứ mệnh của mình là kêu gọi sự ủng
hộ của xã hội với hôn nhân cùng giới tại Việt Nam. Thời gian tới, “Tôi đồng ý” sẽ tổ chức hàng
loạt hoạt động cộng đồng như unitour nói chuyện với sinh viên tại 10 trường đại học, ra mắt
quyển sách đầu tiên về đề tài hôn nhân cùng giới tại Việt Nam, công bố nghiên cứu mới nhất về
những tác động tích cực của việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới đến nền kinh tế và xã hội.
Chiến dịch dự kiến thu hút 250.000 người tham dự và ký tên đồng ý ủng hộ hôn nhân cùng giới
tại Việt Nam qua website toidongy.vn.

(Hoa hậu Khánh Vân là 1 trong 17 đại sứ chương trình)


11
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

 VietPride
“VietPride” là sự kiện tự hào của cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới
(LGBTQA+) Việt Nam cùng với gia đình, người thân và bạn bè ủng hộ. Tên gọi “VietPride” có
thể được sử dụng để chỉ chung cho các hoạt động tại tất cả hoặc ở một số các tỉnh thành, nhiều
tỉnh thành khác nhau có thể có tên gọi, cách thức tổ chức hay chủ đề riêng. Năm 2016,
“VietPride” được đề cử trong hạng mục "Sự kiện có ảnh hưởng đến giới trẻ" của WeChoice
Awards 2016. Sự kiện “VietPride” ở Việt Nam từng được nhiều kênh truyền hình tại Việt Nam
truyền thông như VTV4, VTV6 và VTV9.

(VietPride 2023 - với chủ đề “Thập kỷ kiên cường”)

12
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

4.2 Cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQA+ của học sinh
Với cuộc khảo sát 100 học sinh khối 10E về LGBTQA+, kết quả mà chúng em thu thập được:

Xu hướng tính dục của 100 học sinh khối 10E


Thành Phần
Khác
Asexual

Pansexual

Lesbian

Bisexual

Straight

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

(Biểu đồ 1: Biểu đồ cột khảo sát xu hướng tính dục của 100 học sinh 10E)

Thông qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng trong môi trường học đường nói chung và
THCS – THPT Nguyễn Khuyến nói riêng, vẫn có học sinh thuộc cộng đồng LGBTQA+
(Bisexual – 6%, Lesbian 1%, Pansexual 5%, Asexual 1%, Thành phần khác 4%).
Trong cuộc khảo sát này, chúng em còn đặt ra hai câu hỏi “Bạn của bạn có thuộc cộng đồng
LGBTQA+không ?” và “Bạn đã từng tiếp xúc với người trong cộng đồng chưa ?”, và kết qua
thu về được là:

Bạn của bạn có thuộc cộng đồng? Bạn đã từng tiếp xúc với người trong
cộng đồng chưa?

Không
17% Chưa
4%

Rồi
Có 96%
83%

Có Không Rồi Chưa

(Biểu đồ 2: Biểu đồ tròn) (Biểu đồ 3: Biểu đồ tròn)


Với biểu đồ 2, kết quả thu được là bạn bè xung quanh của 100 học sinh tham gia khảo sát
vẫn có rất nhiều người thuộc cộng đồng LGBTQA+ trong môi trường học đường. Với 83% học

13
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

sinh có bạn bè thuộc cộng đồng (số lượng > 2/một học sinh) và 17% không có hoặc chưa biết
bạn bè thuộc cộng đồng.
Biểu đồ 3 có thấy đa phần học sinh Nguyễn Khuyến đều tiếp xúc với người thuộc cộng đồng
LGBTQA+ với số liệu là 96% tiếp xúc rồi và 4% còn lại là chưa tiếp xúc.
Qua 2 biểu đồ trên, có thể thấy số lượng học sinh thuộc cộng đồng LGBTQA+ trong
THCS – THPT Nguyễn Khuyến là rất đông.
4.2.1 Ứng xử của học sinh THPT đối với học sinh LGBTQA+
Bạn ủng hộ hay kì thị người thuộc cộng đồng LGBTQA+?
80

70
Ủng hộ: 71
60

50

40 Không quan tâm:


26
30

20 Tôi kì thị: 3
10

0
Ủng hộ Không quan tâm Tôi kì thị

(Biểu đồ 4: Biểu đồ cột khảo sát học sinh ủng hộ hay kì thị LGBTQA+)

Qua đó, ta thấy được rằng vẫn tồn tại những người kì thị cộng đồng LGBTQA+ và không
thích tiếp xúc với những người trong cộng đồng nhưng số lượng không nhiều ( 3%). Chứng tỏ
các bạn học sinh, đặc biệt là học sinh LGBTQA+ được học tập trong một môi trường hiện đại,
thân thiện và bình đẳng.
Khi được hỏi những câu hỏi về suy nghĩ và cách phản ứng với LGBTQA+, phiếu trả lời của
100 học sinh khối 10 được phân loại thành 2 nhóm “câu trả lời tích cực” và “câu trả lời tiêu
cực”:

14
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Bạn cảm nhận như thế nào về cộng đồng LGBTQA+


Tiêu cực
3%

Tích cực
97%

Tích cực Tiêu cực

(Biểu đồ 5: Biểu đồ khảo sát cảm nhận về LGBTQA+)

Khi gặp bạn bè là người thuộc cộng đồng trong trường, bạn
phản ứng như nào?

Tiêu cực
3%

Tích cực
97%

Tích cực Tiêu cực

(Biểu đồ 6: Biểu đồ khảo sát về phản ứng khi gặp người trong cộng đồng)

4.2.2 Những mác được gắn lên cộng đồng LGBTQA+


Khi khảo sát về lí do LGBTQA+ trong phạm vi 100 học sinh khối 10E, chúng em thu về
được kết quả như sau:

15
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

- 93% cho rằng LGBTQA+ không xuất hiện bởi bất kì lí do nào mà là tự nhiên.
- 2% cho rằng đây là một loại bệnh.
- 1% cho rằng đây là một chứng tâm thần.
- 5% cho rằng bởi vì tính đua đòi.

Bạn nghĩ đâu là lí do LGBTQA+ xuất hiện?


100
90
80
70
Tự nhiên: 93
60
50
40
30
20 Là một loại Là một chứng Tính đua đòi: 5
bệnh: 2 tâm thần: 1
10
0
Tự nhiên Là một loại bệnh Là một chứng tâm Tính đua đòi
thần

(Biểu đồ 7: Biểu đồ cột khảo sát lí do LGBTQA+ xuất hiện)


Cho đến nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới chưa có câu trả lời chính thức về nguyên nhân
LGBTQA+ xuất hiện là gì. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm cho
rằng nguyên nhân của LGBTQA+ có vai trò của cả sinh học và xã hội
Chính sự hiểu biết không đúng dẫn đến những định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với
người LGBTQA+. Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính và chuyển đổi
giới tính thể hiện dưới nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau: từ bị dèm pha, trêu chọc, xa lánh,
đe dọa đến đánh đập. Tình trạng này không chỉ xảy ra ngoài xã hội, ở trường học mà còn xảy ra
trong chính gia đình của họ.
Trong phạm vi khảo sát, chúng em đã thu thập được một vài cách nhìn nhận và tiêu cực về
LGBTQA+
“Một bộ phận khá thượng đẳng và làm lệch lạc quan điểm về giới tính cho trẻ em.”
“Bản thân là một homophobic (1) nên tôi cảm thấy LGBTQA+ khá kì dị và có chút kinh tởm.”
“Thấy không hay về sự đồng tính và sợ hãi về xu hướng này.”
“Không có ấn tượng tốt.”
"Họ là những người ích lỷ, chỉ biết nghĩ tới bản thân mình ."
"Họ chỉ hành động theo sự nông nổi của tuổi trẻ ."

1
Homophobic: người kì thị người đồng tính.

16
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

V. Một số cá nhân nổi bật thuộc cộng đồng LGBTQA+ tại Việt Nam
Việc công khai khuynh hướng tính dục (1) và bản dạng giới chưa bao giờ là điều dễ dàng đối
với cộng đồng LGBTQA+, đặc biệt là những người đang hoạt động nghệ thuật. Khi xã hội đã
có cái nhìn thoáng hơn với cộng đồng này, nhiều nghệ sĩ đã can đảm công khai giới tính thật
của của mình với người hâm mộ. Những nghệ sĩ Việt công khai là người thuộc cộng đồng
LGBTQA+:
 Vũ Cát Tường
Vũ Cát Tường tuyên bố mình là người đồng tính, cô muốn mình mặc vest và nắm tay một cô
gái làm đám cưới. Cô biểu lộ con người thật của mình qua phong cách, suy nghĩ, lối sống trước
công chúng.
 Hương Giang
Nữ ca sĩ chính thức bước sang trang mới khi đăng quang ngôi vị Hoa hậu Chuyển giới Quốc
tế 2018.
 BB Trần
Anh từng chia sẻ trên một chương trình rằng anh biết mình thuộc cộng đồng LGBTQA+ năm
17 tuổi. BB Trần cho rằng mình "được" bê đê chứ không phải "bị". Nếu được chọn lại giới tính,
anh vẫn chọn thuộc cộng đồng LGBTQA+ vì bản thân cảm thấy vô cùng thoải mái hạnh phúc.
 Lynk Lee
Ca sĩ bất ngờ chia sẻ hành trình chuyển giới tại Hàn Quốc và hình ảnh phẫu thuật lên mạng
xã hội giữa năm 2020.
 Lâm Khánh Chi
Là nam ca sĩ được yêu thích những năm cuối 1990, đầu 2000, Lâm Chi Khánh bất ngờ dừng
hoạt động năm 2006 và trở lại showbiz vào năm 2012 với hình hài mới. Sau khi chuyển giới, cô
đổi nghệ danh thành Lâm Khánh Chi.

1
Khuynh hướng tính dục: xu hướng tính dục.

17
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Kết luận
Nhìn chung việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam ngay lập tức là điều bất khả
thi do sẽ gặp rất nhiều ý kiến khác nhau và dễ dẫn đến sự phản động hay những lời ác ý. Các cá
nhân thuộc cộng đồng đã và đang cố gắng để được công nhận trong xã hội này vì nước ta vẫn
đang khá trung lập trong vấn đề trên. Nếu ta cố gắng một thì họ phải cố gắng mười và áp lực họ
phải chịu đựng trong cuộc sống cũng tương tự. Việc phải cố gắng chứng tỏ để được xã hội công
nhận giá trị của mình rằng cho dù mình là ai, giới tính nào mình cũng đang đóng góp và cống
hiến hết sức mình cho đời, việc phải giấu giếm gia đình về việc mình là ai và phải làm thế nào
để có được sự chấp nhận từ chính những người trong gia đình cũng là một thử thách. Việc ta
cho những người thuộc cộng đồng LGBTQA+ một môi trường thoải mái cũng chính là ta đang
giúp nước ta đi lên, như cách ta áp dụng công nghệ vào sản xuất đây chính là cách ta áp dụng
những suy nghĩ mới, phá đi những định kiến cũ không còn phù hợp với đời sống của con người
hiện đại. Duy trì nòi giống không nên là cái cớ để ngăn cản các mối quan hệ đồng tính, nếu lấy
việc không thể sinh con và việc duy trì nòi giống để làm cái cớ không khác gì đang đồng thời
công kích các cặp đôi dị tính bị vô sinh.Vì thế, việc hiện tại ta nên làm là không ngừng đấu
tranh dần dần giúp mọi người có cái nhìn cởi mở hơn về cộng đồng LGBTQA+.

18
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Danh mục tài liệu tham khảo


(1) Nhóm 212_71SSK020003_52 (2022). Tiểu luận cuối kì II – dự án “Nghiên cứu về cộng
đồng LGBTQ+ trên toàn thế giới”, môn Kỹ năng mềm, khoa Quan hệ công chúng và truyền
thông, trường đại học Văn Lang.
(2) Nhóm 7 lớp 1742SCRE0111. Bài thảo luận về “LGBT và cái nhìn của cộng đồng”, bộ môn
phương pháp nghiên cứu khoa học, khoa kinh tế và kính doanh quốc tế, trường đại học Thương
mại.
(3) VAEFA – Hiệp hội vì giáo dục cho người Việt Nam (2018). Báo cáo nghiên cứu “Những
thách thức đối với học sinh đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) ở trường phổ thông”
(4) Dân Trí (2023). Người chuyển giới ở Viwwtj Nam có được quyền kết hôn ?. Truy cập ngày
10/1/2024, từ https://dantri.com.vn/phap-luat/nguoi-chuyen-gioi-o-viet-nam-co-duoc-quyen-
ket-hon-20230303125530385.htm
(5) iPOS (2023). Chiến dịch LGBT – Pride Month. Truy cập này 21/1/2024, từ
https://ipos.vn/chien-dich-lgbt-pride-month/
(6) Kênh 14 (2022). Những nghệ sĩ Việt công khai là người thuộc cộng đồng LGBT. Truy cập
này 15/1/2024, từ https://kenh14.vn/nhung-nghe-si-viet-cong-khai-la-nguoi-thuoc-cong-dong-
lgbt-20220710133811348.chn
(7) Luật Minh Khuê (2022). Quy định về cộng đồng LGBT ở Việt Nam và trên thế giới. Truy
cập ngày 10/1/2024, từ https://luatminhkhue.vn/nhung-quy-dinh-ve-cong-dong-lgbt-o-viet-nam-
va-tren-the-gioi.aspx
(8) Luật Việt Nam (2022). LGTB là gì? Bao giời Việt Nam công nhận LGBT? Truy cập ngày
10/1/2024, từ https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/lgbt-la-gi-883-90525-article.html
(9) Slideshare (2022). Truy cập ngày 19/1/2024, từ https://fr.slideshare.net/masterluanvan/kha-
lun-quyn-ca-ngi-ng-tnh-song-tnh-v-ngi-chuyn-giidoc
(10) Thanh niên (2022). Chiến dịch ủng hộ hôn nhân đồng giới ở Việt Nam quay trở lại sau 10
năm. Truy cập này 11/1/2024, từ https://thanhnien.vn/chien-dich-ung-ho-hon-nhan-dong-gioi-o-
viet-nam-quay-tro-lai-sau-10-nam-1851487022.htm
(11) Tiên Phong (2022). Những nghệ sĩ công khai là người thuộc cộng đồng LGBT. Truy cập
ngày 15/1/2024, từ https://tienphong.vn/nhung-nghe-si-viet-cong-khai-la-nguoi-thuoc-cong-
dong-lgbt-post1452469.tpo
(12) Việt Nam Mới (2019). Những sao Việt công khai là thành viên cộng đồng LGBT. Truy cập
ngày 15/1/2024, từ https://vietnammoi.vn/nhung-sao-viet-cong-khai-la-thanh-vien-cong-dong-
lgbt-20190604152030209.htm

19
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

(13) Vinmec (2019). Tìm hiểu thụ tinh nhân tạo cho người chuyển giới. Truy cập ngày
13/1/2024, từ https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-
sinh-san/tim-hieu-thu-tinh-nhan-tao-cho-nguoi-chuyen-gioi/
(14) VTV (2017). Hàng nghìn người diễu hành ủng hộ cộng đồng LGBT tại Mỹ. Truy cập ngày
19/1/2024, từ https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/hang-nghin-nguoi-dieu-hanh-ung-ho-cong-dong-
lgbt-tai-my-201706261553213.htm
(15) VTV (2021). 30 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới hợp pháp. Truy cập
ngày 3/1/2024, từ https://vtv.vn/the-gioi/30-quoc-gia-tren-the-gioi-cong-nhan-hon-nhan-dong-
gioi-hop-phap-20211208200419667.htm
(16) Wikipedia. Lich sử thuật ngữ LGBT. Truy cập ngày 6/1/2024, từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/LGBT
(17) Wikipedia. Văn hóa LGBT. Truy cập ngày 6/1/2024, từ https://vi.wikipedia.org/wiki/V
%C4%83n_h%C3%B3a_LGBT

20
THCS – THPT Nguyễn Khuyến

Phiếu khảo sát cho bài nghiên cứu Khoa học


--- oOo ---
I. Thông tin về bản thân
1. Họ và tên: 2. Lớp:
3. Giới tính:
4. Khuynh hướng tính dục của bạn:
o Gay (đồng tính luyén ái nam) o Bisexual (song tính)
o Lesbian (đồng tính luyến ái nữ) o Transgender (người chuyển giới)
o Straight (1) (dị tính luyến ái) o Pansexual (toàn tính)
o Asexual (vô tính) o Thuộc thành phần
khác:___________

II. Câu hỏi khảo sát

Câu Bạn bè của bạn có người thuộc cộng o Có (Số lượng: _____ )
1 đồng LGBTQA+ o Không
Bạn đã từng tiếp xúc với người trong o Rồi
Câu
cộng đồng?
2 o Chưa
o Có ủng hộ
Câu Bạn có ủng hộ cộng đồng
o Không quan tâm
3 LGBTQA+?
o Tôi kì thị
………………………………………
Câu Bạn cảm nhận như thế nào về cộng
………………………………………
4 đồng người LGBTQA+?
………………………………………
Câu Nếu thấy một người trong cộng đồng ………………………………………
5 LGBTQA+ ở trường học, bạn sẽ làm ………………………………………
gì? ………………………………………
o Tự nhiên
Câu Bạn nghĩ đâu là lý do LGBTQA+ o Đây là một loại bệnh
6 xuất hiện? o Đây là một chứng tâm thần
o Tính đua đòi

21 của bạn để làm khảo sát của chúng mình.


Cảm ơn bạn đã dành chút thời gian quý báu

You might also like