You are on page 1of 6

CHUYÊN ĐỀ 3: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

(NL VỀ SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG, NL VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ)

I. Khái quát 1. Khái niệm: nghị luận xã hội: Kiểu văn bàn luận về một vấn đề
thuộc lĩnh vực xã hội; thông qua hệ thống lí lẽ và dẫn chứng nhằm bày tỏ được
quan điểm/chính kiến của bản thân trước vấn đề đem ra bàn luận. 2. Các dạng
nghị luận xã hội: 3 dạng: - Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống - Nghị
luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác
phẩm văn học (trong SGK, ngoài SGK)
3. Các thao tác lập luận chủ yếu: - Phân tích – tổng hợp (chia nhỏ đối tượng
thành từng phần để tìm hiểu; sau đó tổng hợp, nhận xét, đánh giá) - Giải thích
(là gì?, giải thích vấn đề nghị luận) - Chứng minh (đưa ra dẫn chứng để làm rõ
vấn đề) - Bình luận (Đánh giá, bàn luận về vấn đề) II. CÁCH LÀM BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1. Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống a. Khái
niệm: - Là kiểu nghị luận về các hiện tượng đời sống, những vấn đề nổi bật, có
ý nghĩa đối với đời sống xã hội. - Là vấn đề có thể đáng khen hoặc đáng chê
hoặc cần phải bàn luận thêm 1. An toàn giao thông v 2. tệ nạn xã hội v 3.
bạo lực học đường v 4. nghiện trò chơi điện tử v 5. chế giễu thân hình
người khác (body shaming) 6. tình yêu học đường v 7. Vinfast ra mắt mẫu xe
otô điện b.Yêu cầu - Về nội dung: + Nêu rõ được svht cần bàn luận + Phân tích
các mặt phải, trái, đúng, sai, lợi, hại của vấn đề + Chỉ ra được nguyên nhân, đề
xuất giải pháp, bày tỏ được thái độ, chính kiến của bản thân - Yêu cầu về hình
thức: + Đối với bài văn: . Bố cục 3 phần mạch lạc, cân đối: MB: 1 đoạn TB:
2- 3 đoạn KB: 1 đoạn . Hệ thống luận điểm rõ ràng, mỗi luận điểm có thể triển
khai thành 1 đoạn văn. . Dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, thuyết phục, nên lấy
dẫn chứng từ 3 nguồn: Từ sử sách, trong tác phẩm văn học, cuộc sống hằng
ngày. + Đối với đoạn văn: . Nên viết theo mô hình: tổng – phân – hợp . Cần
xác định ý trọng tâm cần bàn luận . Về dẫn chứng: tối thiểu 1 dẫn chứng, tối đa
là 3 dẫn chứng (nên lấy từ 1 – 2 dẫn chứng) c. Cấu trúc * MB: Dẫn dắt và nêu
vấn đề nghị luận * TB: - LĐ 1: Giải thích vấn đề nghị luận (là gì/được hiểu
như thế nào?) đối với VĐNL là khái niệm, thuật ngữ, hình ảnh ẩn dụ, so sánh. -
LĐ 2: Thực trạng của vấn đề (những biểu hiện): dùng các dẫn chứng cụ thể
trong đời sống và phân tích dẫn chứng để làm rõ thực trạng - LĐ 3: Tác động
của vấn đề - LĐ 4: Nguyên nhân + Khách quan: từ các trào lưu, lối sống; sự
phát triển của xã hội; giáo dục của nhà trường; định hướng giáo dục của cha mẹ,
gia đình. + Chủ quan: Nhận thức cá nhân, ý chí nghị lực bản thân; cảm xúc nhất
thời,… - LĐ 5: giải pháp (dựa vào nguyên nhân để đề xuất các giải pháp) * Kết
bài: - Liên hệ bản thân rút ra bài học nhận thức và hành động (Đối với tôi/riêng
tôi/còn tôi…tôi đã từng → chia sẻ về trải nghiệm bản thân) - Khẳng định lại vấn
đề. 2. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí a. Khái niệm: là
nghị luận về vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí (quan niệm, lối sống, phẩm
chất,…)
b. Yêu cầu - Về nội dung: + Làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải
thích, chứng minh, so sánh + Phân tích để chỉ ra chỗ đúng sai, phải trái, hay dở
nhằm khẳng định tư tưởng của người viết - Về hình thức: + Đối với bài văn:
MB: 1 Đoạn (3-5 câu) TB: 2 – 3 đoạn KB: 1 đoạn + Đối với đoạn văn: Mở
đoạn: 2 câu Thân đoạn: 5 – 7 câu (tập trung làm rõ 1 khía cạnh tư tưởng,
đạo lí cần bàn luận: vai trò – ý nghĩa – tầm quan trọng/giải pháp – làm cách
nào..) Kết đoạn: 1- 2 câu c. Cấu trúc: * Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
nghị luận; nếu đề bài là 1 câu nói/ý kiến thì cần trích dẫn trực tiếp. * Thân bài: -
LĐ 1: giải thích: Căn cứ vào các từ khóa: + giải thích nghĩa đen + giải thích
nghĩa bóng →Rút ra tư tưởng đạo lí cần bàn luận; khái quát thái độ, quan điểm
của bản thân - LĐ 2: Biểu hiện của tư tưởng, đạo lí - LĐ 3: Bàn luận: + Vai
trò/ý nghĩa/sức mạnh của tư tưởng đạo lí (lí lẽ + phân tích dẫn chứng) + Cách
thức rèn luyện (cần làm gì?) - LĐ 4: Mở rộng: + Phê phán các biểu hiện sai lệch
(Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn một số…..….. → đó là thực trạng đáng buồn và
chúng ta cần hạn chế…) + Mặt trái của vấn đề (…không đồng nghĩa… +
Những lưu ý và bổ sung (Bên cạnh tư tưởng, đạo lí đang bàn luận thì cần bổ
sung thêm những gì?) * KB: - Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và
hành động - Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề THỰC HÀNH: VIẾT
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ THỰC TRẠNG ĐỌC SÁCH CỦA GIỚI
TRẺ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI

1. Tìm hiểu đề: - Đề thuộc dạng nghị luận về sự việc, hiện tượng: Thực trạng
đọc sách của giới trẻ trong đời sống đương đại - Hệ thống luận điểm cần có: +
Tầm quan trọng của việc đọc sách + Thực trạng đọc sách hiện nay + Tác động?
+ Nguyên nhân + giải pháp 2. Dàn bài: • Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề: Thực
trạng đọc sách… • Thân bài: - Luận điểm 1: Sách và tầm quan trọng của việc
đọc sách (Dựa vào phần 1 của bài “Bàn về đọc sách” (Chu Quang Tiềm) Sách là
kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, tức là sách lưu giữ tất cả
những thành tựu của nhân loại; ghi lại những cột mốc trên con đường tiến hóa
học thuật; những phát minh, sự tiến bộ của loài người từ xưa đến nay đều được
sách ghi chép lại. Nhân loại có được sự phát triển, tiến bộ nhờ vào sách vở. Vì
vậy, đọc sách là con đường quan trọng của học vấn con đường tích lũy để nâng
cao tri thức, cũng là cách con người ôn lại kinh nghiệm của cha ông đã được
tích lũy trong mấy ngàn năm. Đó thực sự là bước chuẩn bị quan trọng cho cuộc
trường chinh vạn dặm nhằm phát hiện thế giới mới. - Luận điểm 2: Thực trạng
+ Rất nhiều người trẻ thờ ơ với việc đọc sách: Các thư viện vắng bóng người,
cửa hàng sách ế ẩm, nhiều quyển sách có giá trị nhưng chỉ được phát hành với
số lượng ít ỏi,… + ít đọc và thường chỉ đọc sách giải trí (truyện ngôn tình, trinh
thám, truyện tranh,…); thay vì đọc sách để tìm kiếm tri thức, người ta tìm kiếm
thông tin trên mạng hoặc các thiết bị nghe nhìn hiện đại +… - Luận điểm 3: Hệ
quả của việc ít đọc sách + Mất đi cơ hội được tiếp cận và chiếm lĩnh kho tàng tri
thức đồ sộ, phong phú của nhân loại. Mạng Internet có lượng thông tin phong
phú, nhanh, cập nhật nhưng thông tin đọng lại ít, độ tin cậy không cao; người
đọc không thể “gặm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn cũng như linh hồn mà tác
giả gửi gắm như việc đọc sách truyền thống. + Không có được khả năng bồi
dưỡng, nâng cao đời sống tâm hồn + Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển,
sách mềm điện tử đã ra đời song không nhiều, không phong phú, giá thành cao
chưa thể thay thế hoàn toàn việc đọc sách truyền thống - Luận điểm 4: Nguyên
nhân: + Do sự phát triển của công nghệ…. + Chưa có thói quen yêu sách, tiếp
cận sách báo từ nhỏ + Không có thời gian do áp lực học hành, mạng xã hội
chiếm nhiều thời gian + Đọc sách không có sự tương tác nên dễ gây nhàm chán
+ giá sách hiện tại khá cao + giới trẻ có nhiều kênh thông tin để giải trí nên quen
dần với thói quen đọc trên mạng… - Luận điểm 5: giải pháp + Xã hội cần đẩy
mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, giới thiệu sách + Thư viện trường
học cần bổ sung, cập nhật các đầu sách đa dạng + Cá nhân cần rèn luyện thói
quen đọc sách, vừa đọc vừa suy ngẫm + Kết hợp hài hòa giữa đọc sách truyền
thống và hiện đại • Kết bài: - Liên hệ bản thân: bản thân có thói quen đọc
sách/không có thói quèn → hướng rèn luyện của bản thân - Khẳng định lại ý
nghĩa của việc đọc sách

Đề 2: “Cho dù là trẻ con đi nữa, cũng không thể là trẻ con mãi được. Phải
trưởng thành, phải trở thành người lớn. Vì vậy, ngay từ nhỏ, không được ỷ lại,
không trông chờ vào người khác chừng nào tốt chừng nấy. Tự mình đánh răng,
rửa mặt, tự mình mặc quần áo, mang tất…Ngoài ra, những việc gì mình có thể
làm thì nên để ý tự mình làm” (Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng Nhật Bản)
Viết bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ lời
khuyên trên.

Gợi ý: 1. Tìm hiểu đề: - Dạng đề: NLXH tư tưởng đạo lí: Cần phải rèn luyện để
có tính tự lập - Hệ thống luận điểm: + giải thích + bàn luận: vai trò, cách rèn
luyện + mở rộng: phê phán, mặt trái của vấn đề, những bổ sung + Liên hệ bản
thân 2. Dàn bài • MB: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (tính tự lập), trích dẫn
ý kiến • TB: - LD1: giải thích: + Lời khuyên của Fukuzawa Yukichi: cần phải
rèn luyện đức tính tự lập + Tự lập được hiểu là ý thức tự giác thực hiện những
công việc, trách nhiệm liên quan đến bản thân. Như: tự giác học tập, tự chăm
sóc bản thân, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình,… - LD2: Bàn luận: +
Vai trò của tự lập (tự lập sẽ đem đến những lợi ích gì cho bản thân?):
. Không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ, người thân, bạn bè ở bên để
giúp sức. Chúng ta buộc phải có khả năng chăm sóc, lo lắng cho bản thân mình.
. Có được sự tự lập sẽ có bản lĩnh đương đầu với khó khăn, thử thách . Tự lập
còn là nền tảng của một con người có trách nhiệm, uy tín, đáng tin cậy…. (lấy
dẫn chứng để chứng minh: lấy 2 dẫn chứng – những con người thành công nhờ
vào tính tự lập) + Làm cách nào để có được đức tính tự lập? . Rèn luyện từ lúc
còn nhỏ, tự làm lấy mọi việc phù hợp với sức mình, trong khả năng của bản
thân. . Cần có sự chỉ bảo, hướng dẫn của người thân → gia đình cần tạo dựng
cho con cái thói quen này . ý thức được tầm quan trọng của đức tính tự lập… -
LD 3: Mở rộng: + Phê phán những người luôn dựa dẫm, ỷ lại vào những người
xung quanh. Những người như thế sẽ không thể trưởng thành, dễ đầu hàng, thất
bại khi gặp thử thách. + Tự lập không có nghĩa là tách mình ra khỏi cuộc sống,
đôi lúc chúng ta vẫn cần sự trợ giúp của những người xung quanh để vượt qua
những khó khăn lớn trong đời; tự lập cũng cần sự đoàn kết để tạo nên sức mạnh.
+ Để có được tính tự lập, cần rèn luyện bản thân cả ý thức tự giác lẫn tri thức.
cha mẹ, người thân, thầy cô cần định hướng rèn luyện cho con em, tránh việc
bảo bọc quá mức. • KB: - Liên hệ bản thân, rút ra bài học về sự tự lập - Khẳng
định lại vai trò của tự lập III. CÁCH LÀM ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Những yêu cầu đề thường gặp - Trình bày suy nghĩ của em về 1 câu nói/ý
kiến sau:…. (suy nghĩ của em về câu nói: Sách mở rộng những chân trời mới) -
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò/sức mạnh/ý nghĩa của… (vai
trò của sách; ý nghĩa của việc đọc sách; những sức mạnh mà sách mang lại…) -
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về những giải pháp/làm cách
nào?/cách rèn luyện… (làm cách nào để lan tỏa việc đọc sách; cách rèn luyện
thói quen đọc sách; những giải pháp để thúc đẩy niềm ham mê đọc sách?...) -
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện trạng/thực trạng của vấn đề
(thực trạng đọc sách hiện nay của giới trẻ) - Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ
của em về hậu quả của vấn đề (Hậu quả của việc lười đọc sách,…) 2. Cách làm
đoạn văn nghị luận xã hội * Cấu trúc chung: - Mở đoạn (2-3 câu): Dẫn dắt, giới
thiệu vấn đề nghị luận - Thân đoạn: + Giải thích (1 câu): VĐNL là/được hiểu
là… + Bàn luận: Dựa vào đề để xác định ý trọng tâm . Bàn luận giải pháp: đề
xuất các giải pháp cụ thể, lí giải về các giải pháp được đưa ra + đưa 1 dẫn chứng
minh họa . Bàn luận về thực trạng: đưa dẫn chứng cụ thể để làm rõ hiện trạng
vấn đề đang diễn ra và bình luận về hiện trạng đó . Bàn luận về vai trò: Bàn luận
về ý nghĩa, vai trò của VĐNL (VĐNL đem lại ý nghĩa gì đối với đời sống cá
nhân, đối với xã hội) . Bàn luận về hậu quả: Bàn về những hậu quả mà VĐNL
đem đến đối với cá nhân, xã hội Lưu ý: Bàn luận từ 3- 5 câu; ý cần có + lí giải
ý Kết hợp ít nhất 1 dẫn chứng + Mở rộng: Tùy vào yêu cầu đề, có thể bằng phê
phán biểu hiện sai lệch, mặt trái vấn đề, những bổ sung lưu ý - Kết đoạn: Liên
hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức hành động (Đối với tôi, còn tôi….) IV.
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT MỞ BÀI/MỞ ĐOẠN VÀ ĐƯA DẪN CHỨNG
1. KĨ NĂNG VIẾT MỞ BÀI/MỞ ĐOẠN - Yêu cầu chung: + Ngắn gọn: mở
bài: 3-5 câu
Mở đoạn: 2-3 câu + Đầy đủ: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận + Sáng
tạo: dẫn dắt hay, thú vị, mới mẻ,… - Cấu trúc: + Dẫn dắt: 2-3 câu + giới thiệu
vấn đề nghị luận: 1 câu - Một số cách mở bài (viết phần dẫn dắt) + Trực tiếp:
giới thiệu trực tiếp vấn đề + Mở bài bằng cách đặt câu hỏi: Theo bạn, điều gì là
quan trọng nhất?/có ý nghĩa nhất….?còn tôi… Phải chăng,…. Có bao giờ bạn tự
hỏi, điều gì… Ví dụ: Có bao giờ bạn tự hỏi, mấu chốt của thành công là ở đâu?
Với tôi, để có thể đạt được những mốc son trong cuộc đời và tạo dựng thành
công ắt hẳn không thể thiếu được vai trò của sách. + Mở đoạn bằng cách dùng
số liệu: Đưa số liệu lên đầu đoạn, từ đó dẫn vào vấn đề Gần 18.000 tấn rác thải
nhựa mỗi ngày, đó là một con số khủng khiếp của cục thống kê năm 2020, con
số nói lên tình trạng rác thải nhựa mà người Việt thải ra ngoài môi trường…. +
Mở đoạn bằng một sự thật hiển nhiên: Dưới ánh sáng mặt trời, mọi thứ đều
được soi sáng. Cũng giống như khi làm bất cứ việc gì, chúng ta đều cần mục
tiêu rõ ràng và định hướng cách rèn luyện. (VĐNL: VAI trò của mục tiêu) + Mở
đoạn bằng cách trích dẫn: Trích dẫn trực tiếp câu nói, dẫn dắt vào vấn đề nghị
luận Ví dụ: vai trò của tính trung thực → Thomas Jefferson đã từng nói: “Trung
thực là chương đầu tiên trong cuốn sách về sự khôn ngoan”. Thực vậy, bao giờ
trung thực cũng đem đến cho con người nhiều lợi ích bất ngờ. + Một số mẫu:
(1) Để đạt được thành công, bản thân mỗi người cần rất nhiều yếu tố. Một trong
số đó là,… (2) Trong cuộc sống,…..VĐNL.. luôn có một vai trò vô cùng đặc
biệt (3) Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có
ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa của... (4) Để chạm đến thành công, chúng ta
phải chấp nhận băng qua những con đường đầy chông gai và bàn chân đôi khi
rướm máu. Vệt máu của…(vdnl) góp phần giúp mỗi người sớm chạm đến thành
công. (5) Nếu cuộc đời là một bản trường ca bất tận thì…(vđnl) là một nốt đô
trầm chứa đựng những giá trị nhân sinh sâu sắc. (6) Nếu có một gia vị làm tăng
thêm hơi ấm và tình yêu thương trong cuộc sống thì đó chính là…. 2. Kĩ năng
đưa dẫn chứng * Yêu cầu: - Tiêu biểu - Xác thực - Cập nhật (mới, gắn bó với
cuộc sống hiện tại) *Nguồn dẫn chứng: - Trong sử sách - Trong các tác phẩm
văn học - Trong cuộc sống hằng ngày * Vị trí của dẫn chứng - Đối với bài văn:
+ Đối với bài văn sự việc hiện tượng: Phần thực trạng (dùng dẫn chứng để làm
rõ thực trạng) + Đối với bài văn tư tưởng đạo lí: dẫn chứng sau khi bàn luận về
vai trò - Đối với đoạn văn: Sau phần bàn luận * Cách phân tích - Nêu dẫn
chứng: là ai? Cái gì? Việc gì? - Phân tích dẫn chứng: mô tả lại quá trình sự việc
- Đánh giá: Như vậy, có thể thấy rằng để đạt được thành công…/ Nhờ có được
(VĐNL)….

Thuở niên thiếu Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ
còn 15 đồng bạc, ông quyết định "đánh canh bạc cuối cùng". Ông thuê sinh viên
dạo các cửa hàng tranh và hỏi: "Ở đây có bán tranh của Picaso không?" Chưa
đầy một tháng, tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán được
và nổi tiếng từ đó. Như vậy, nếu bạn không tự tạo cơ hội cho chính mình thì
chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.

Ông Phạm Thế Cường (Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh) là chủ thư viện tư
nhân phục vụ cộng đồng miễn phí. Là một người đam mê sách, ông đã dày công
sưu tầm rất nhiều đầu sách bổ ích phục vụ mọi người, đặc biệt là các em nhỏ.
Ngoài ra, thư viện của ông còn tổ chức các chuyên đề văn học để những người
yêu thích văn chương có thể chia sẻ đam mê của mình. Nhờ vào tinh thần cống
hiến của mình, phần nào, Phạm Thế Cường đã l an tỏa việc đọc sách tới độc giả.

You might also like