You are on page 1of 38

CHUYÊN ĐỀ

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


MÔN NGỮ VĂN
THỰC TRẠNG HỌC SINH KHI VIẾT ĐOẠN
VĂN NLXH
Không xác định được dạng đề là NL về sự việc
hiện tượng đời sống hay NL về tư tưởng đạo lí
Không xác định được trọng tâm đoạn văn NLXH
Trình tự lập luận không phù hợp, các ý lộn
xộn, không cân đối; lí lẽ sơ sài, hời hợt, không
có chiều sâu...
Không biết mở đoạn, kết đoạn...
Dẫn chứng kể lể, liệt kê, nhiều dẫn chứng không
thuyết phục
Diễn đạt lủng củng, thiếu liên kết...
2. Các dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Dạng đề Ví dụ
   
1. Dạng bài nghị luận về
những sự việc hiện
tượng có tính tiêu cực.

 
2. Dạng bài nghị luận về
những sự việc hiện
tượng mang ý nghĩa
tích cực.
   
3. Dạng bài về sự việc,
hiện tượng mang tính
hai mặt.
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
CẤU TRÚC CHUNG
• MỞ ĐOẠN: Dẫn dắt giới thiệu sự việc hiện tượng
• THÂN ĐOẠN:
 Giải thích ( nếu có)
 Thực trạng/Biểu hiện
 Nguyên nhân:
+ Chủ quan: Bản thân con người
+ Khách quan: Các yếu tố bên ngoài
 Tác hại, hậu quả/Tác dụng, lợi ích:
+ Với bản thân
+ Với mọi người
+ Với xã hội
 Giải pháp khắc phục/phát huy
* KẾT ĐOẠN: Bài học nhận thức và hành động
 Đề số 1:

Trong mấy ngày gần đây trên đài, báo các phương tiện thông tin đại chúng
tràn ngập thông tin về “người hùng” Nguyễn Ngọc Mạnh cứu sống cháu bé 3
tuổi rơi từ ban công tầng 12.

“ Vào khoảng 17h chiều 28/2, bé N.P.H ở tầng 12A của toà nhà 60B Nguyễn
Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bất ngờ bò
từ trong nhà, trèo ra lan can. Sau đó, bé treo mình lơ lửng ra ngoài rất nguy
hiểm. Một số người dân ở toà nhà bên cạnh phát hiện sự việc đã hô hoán.

Lúc này, anh Nguyễn Ngọc Mạnh (ngụ tại Đông Anh, Hà Nội; là tài xế xe tải,
chuyên nhận chuyển nhà trọn gói) phát hiện sự việc nên đã trèo lên mái che của
sảnh và đỡ được bé H. Khi bé rơi xuống, rất may mắn, cháu bé chỉ bị thương.
Ngay lập tức, người dân và gia đình đã đưa cháu bé đến Bệnh viện Nhi Trung
ương cấp cứu.” (Theo Báo Dân Việt)
Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sự
việc trên.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Nêu
nội - dung của đoạn trích. 
(1)Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, -
tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khi chất, đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu,
như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tố làm cho mắt hoa ý loạn, tay
không mà về. (2)Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như ke
trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. (3)Đối với việc học tập, cách đó chỉ là
lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tẩm thường,
thấp kém.  (Ngữ văn 9, Tập haiCâu 2. Xác định, gọi tên và nêu tác dụng của thành
phần khởi ngữ được sử dụng trong câu cuối đoạn trích.
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng BPNT đặc sắc được sử dụng trong câu 1 của đoạn
Câu 4. Hãy chỉ ra các phép liên kết có trong câu 2 và 3 của đoạn văn trên.
Câu 5. Có thể nói, đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học
vấn. Tuy nhiên trong thực tế có hiện tượng sau: Công nghệ thông tin bùng nổ, văn hóa
nghe nhìn "lấn át” văn hóa đọc làm cho giới trẻ xa dân với thói quen đọc sách mỗi
ngày. Việc đọc sách vì thế cũng rất hạn chế Từ hiện tượng được phản ánh, em hãy viết
bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam
hiện nay. 
* Giải thích:
- Văn hóa đọc là thái độ, cách ứng xử của người đọc đối với sách (việc đọc sách và vận
dụng kiến thức sách vở vào cuộc sống của mỗi người)
*Thực trạng: - Văn hóa đọc ở giới trẻ hiện nay: đang bị xem nhẹ, ít bạn trẻ quan tâm tới
việc dù chúng ta có nhiều cơ hội đến với thư viện, các quán cafe  các hiệu sách, sách điện tử.
- Không có thói quen đọc sách: hoặc là đọc vì tò mò vì tranh thủ mãn; hoặc bị ép buộc thì
đọc hời hợt, qua quýt,...
* Nguyên nhân:
- Không thấy được giá trị của sách: không chỉ giải trí mà còn đem đến kiến
thức, học vấn; làm giàu đẹp tâm hồn, cảm xúc, sách vừa là thầy vừa là bạn.
- Bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi các loại hình khác: internet, mạng xã hội, ban nhạc
nước ngoài
* Hậu quả: Lãng phí nguồn tri thức đáng quí, thiếu sự bình tĩnh suy xét,
thiếu khả năng tưởng tưởng-một thế mạnh do đọc sách gợi mở cho chúng ta,
vốn ngôn ngữ trở nên thiếu hụt,…(Dẫn chứng: từ chính hiện tượng HS học
nhưng không đọc sách giao khoa, không đọc kĩ khái niệm, hướng dẫn làm bài
vốn có sẵn trong sách nên hiểu sơ sài, qua loa, kết quả học không cao…)
*Giải pháp:
- Cần sự định hướng từ gia đình, Nhà trường
- Tự tạo thành thói quen cho bản thân.
* Liên hệ nhận thức hành động, bản thân em sẽ rút ra bài học bản thân:
- Thấy được giá trị của sách
- Duy trì thói quen đọc sách 
Cấu trúc đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng Ví dụ: Nghị luận về tình yêu thương

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề -> - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề ->
khẳng định vấn đề đúng hay sai khẳng định vấn đề đúng hay sai
- Giải thích - Thế nào là yêu thương con người?
- Lòng yêu thương con người được
- Biểu hiện biểu hiện như thế nào? + Dẫn chứng
- Vai trò, ý nghĩa Tại sao phải có lòng yêu thương con người?

- Mở rộng vấn đề Trái với yêu thương con người là gì?

- Bài học nhận thức và hành Là học sinh em cần làm gì để thể
động (chung, riêng). hiện tình yêu thương con người?
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG
ĐẠO LÍ
CẤU TRÚC CƠ BẢN NGHỊ LUẬN VỀ Ý KIẾN
• Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận ( trực tiếp, ngắn gọn)
- Khẳng định vấn đề là đúng hay sai
• Thân đoạn:
a. Giải thích từ ngữ.
=> Ý kiến khẳng định vấn đề gì?
b. Biểu hiện:
+ …được biểu hiện như thế nào?
+ Dẫn chứng để sáng tỏ vấn đề.
c. Tại sao lại nêu ra vấn đề? (vấn đề đó có ý nghĩa thế nào)
d. Mở rộng vấn đề: Trái lại với …; Tuy nhiên bên cạnh những người ...Chúng ta cần
phê phán những việc làm, hành động, suy nghĩ sai trái đó.
e. Bài học nhận thức và hành động
+ Bài học nhận thức: Từ những điều phân tích trên, chúng ta nhận thức được rằng..
đúng đắn.
+ Bài học hành động: Điều quan trọng nhất, là ngay bây giờ chúng ta phải có những
hành động thiết thực ....
• Kết đoạn: Liên hệ bản thân: Là học sinh em cần rèn luyện ý thức trách nhiệm trong
công việc …
 CÁCH THỨC CHUYỂN Ý TRONG ĐOẠN VĂN
................là
 một đức tính cần thiết để bản thân sống tốt hơn và hoàn thiện từng
ngày....................được hiểu là ...................................................Đức tính đó được
biểu hiện rất đa
dạng........................................................................................................................
................................................................................................................................
......... Đây là điều rất có ý nghĩa trong cuộc
sống................................................................. Với mỗi người lại là điều cần
thiết bởi................................................................Tuy nhiên bên cạnh những
người nhận ra ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống
thì ..........................................................................................................................
...........Vì vậy chúng ta phải có những nhận thức đúng
đắn................................................... ......................................................
Điều
 quan trọng nhất, là ngay bây giờ chúng ta phải có những hành động thiết
thực ........................................................................................................................
................................................................................................................................
................
II. RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT QUAN ĐIỂM, Ý KIẾN
Đề bài
Phần II (4 điểm). Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra
một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời
miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm
nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy
giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên
bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc trên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã
cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại
khắc trên đá?
Anh ta trả lời: “Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian,
nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong
lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận trên cát và
khắc ghi những ân nghĩa trên đá. ( Theo SGK, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt
Nam, trang 160).
Câu 3. Đọc văn bản trên có ý kiến cho rằng: “Bao dung là một món quà
Theo em ý kiến đó đúng hay sai?
vô giá”. Từ nội dung văn bản, cùng hiểu biết
xã hội, em
hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên (khoảng 2/3 trang giấy thi).
Nêu vấn đề - Dẫn dắt -> trích dẫn ý kiến -> khẳng định vấn đề đúng hay sai.

- Bao dung: là quan tâm, giúp đỡ; tha thứ cho lỗi lầm của
người khác…

- Món quà vô giá: là món quà quý không thể mua được bằng
Giải thích tiền…

-> Ý kiến nhấn mạnh ý nghĩa của lối sống bao dung của mỗi
người trong cuộc sống.

- Không để ý, chấp nhặt trước sai lầm của người khác.


- Không tạo ra tâm lí mặc cảm cho người mắc lỗi lầm.
Biểu hiện - Ghi nhận sự nỗ lực sửa chữa lỗi lầm, luôn động viên khích
lệ họ sửa chữa lỗi lầm.
Ý nghĩa - Người có lòng bao dung tâm hồn sẽ luôn thanh thản.
(Tại sao - Người biết bao dung sẽ nhận được sự yêu quý, kính trọng, biết ơn.
Bao dung là - Bao dung có thể dung hòa mâu thuẫn, tạo ra một xã hội đoàn kết,
một món yên bình, cuộc sống có tình người hơn.
quà vô giá ) - Sự bao dung sẽ giúp người mắc lỗi lầm vượt qua mọi rào cản để
sửa chữa.
- Dẫn chứng: - Dẫn chứng: Vũ Nương bao dung cho chồng; Quang
Trung bao dung cho hai tướng Sở Lân…
Mở rộng - Trái ngược với bao dung là lối sống ích kỉ, hẹp hòi, thù hận. Nó có
vấn đề thể đẩy người khác vào mặc cảm tội lỗi, dẫn đến sa ngã.
- Sự bao dung cần đặt đúng chỗ, bao dung cho kẻ không biết hối lỗi
là tiếp tay cho cái ác.

- Bài học nhận thức: hiểu rõ ý nghĩa lớn lao của lòng bao dung trong
Bài học cuộc sống…
- Bài học hành động: biết bao dung mọi người, với anh chị em, với
mọi người, học cách thấu hiểu, biết lắng nghe...
Bản thân em cần luôn biết bao dung với bạn bè khi họ làm sai…
Liên hệ bản
thân
Bước 4: Đọc bài và sửa chữa
Một trong những cách ứng xử đẹp trong cuộc sống làm nên cốt cách con
người Việt Nam là lòng bao dung. Có ý kiến cho rằng: “Bao dung là món quà vô
giá”. Trước hết, ta cần hiểu bao dung là quan tâm, giúp đỡ; biết tha thứ cho lỗi
lầm của người khác; còn món quà vô giá hiểu là món quà quý không thể mua
được bằng tiền. Câu nói đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của lối sống bao dung

của mỗi người trong cuộc sống. Sự bao dung được thể hiện rất phong phú đó là
Bàn luận
không để ý, chấp nhặt trước sai lầm của người khác; không tạo ra tâm lí mặc cảm
cho họ. Bao dung còn là biết ghi nhận sự nỗ lực sửa chữa lỗi lầm của người khác;
khích lệ họ sửa chữa lỗi lầm. Như ta đã biết khi học sinh mắc lỗi, các thầy cô
giáo sẽ bao dung, tha thứ. Người có lòng bao dung tâm hồn sẽ luôn thanh thản,
nhân ái, được mọiDẫnngười
chứngyêuchưa
quý,tiêu
biếtbiểu
ơn. Sự bao dung sẽ giúp người mắc lỗi
lầm vượt qua mọi rào cản để sửa chữa. Quý hơn lòng bao dung sẽ tạo ra một xã
hội đoàn kết, yên bình, cuộc sống có tình người hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống
vẫn có những lối sống ích kỉ, hẹp hòi, thù hận. Nó có thể đẩy người khác vào mặc
cảm tội lỗi, dẫn đến sa ngã. Nhưng sự bao dung cần đặt đúng chỗ, bao dung cho
kẻ không biết hối lỗi là tiếp tay cho cái ác. Như vậy, hiểu rõ ý nghĩa của lòng bao

dung là làm đẹp cho cuộc đời. Bài học hành động
Một trong những cách ứng xử đẹp trong cuộc sống làm nên cốt cách con người
Việt Nam là lòng bao dung. Có ý kiến cho rằng: “Bao dung là món quà vô giá”.
Trước hết, ta cần hiểu bao dung là quan tâm, giúp đỡ; biết tha thứ cho lỗi lầm của
người khác; còn món quà vô giá hiểu là món quà quý không thể mua được bằng
tiền. Câu nói đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của lối sống bao dung của mỗi người
trong cuộc sống. Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn. Sự bao dung được thể hiện rất
phong phú đó là không để ý, chấp nhặt trước sai lầm của người khác, không tạo ra
tâm lí mặc cảm cho họ. Bao dung còn là biết ghi nhận sự nỗ lực sửa chữa lỗi lầm
của người khác; khích lệ họ sửa chữa lỗi lầm. Như ta đã biết bà Huỳnh Thị Tuyết
(TP Hồ Chí Minh), mẹ của nạn nhân đã nói với Tòa rằng: con tôi đã chết, tôi không
muốn chứng kiến thêm một cái chết nào nữa. Vì vậy, mong tòa đừng tử hình bị cáo.
Tên sát nhân đã thoát khỏi bản án tử hình nhờ lòng bao dung của bà mẹ. Người có
lòng bao dung tâm hồn sẽ luôn thanh thản, nhân ái, được mọi người yêu quý, biết
ơn. Sự bao dung sẽ giúp người mắc lỗi lầm vượt qua mọi rào cản để sửa chữa. Quý
hơn lòng bao dung sẽ tạo ra một xã hội đoàn kết, yên bình, cuộc sống có tình người
biết bao. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có những lối sống ích kỉ, hẹp hòi, thù hận.
Nó có thể đẩy người khác vào mặc cảm tội lỗi, dẫn đến sa ngã. Nhưng sự bao dung
cần đặt đúng chỗ, bao dung cho kẻ không biết hối lỗi là tiếp tay cho cái ác. Như vậy,
hiểu rõ ý nghĩa của lòng bao dung mỗi người cần rèn luyện để trở thành người có
lòng bao dung, biết cho đi để sống đẹp. Mỗi chúng ta cần biết bao dung với bạn bè,
anh chị em, với mọi người, cần học cách lắng nghe để thấu hiểu người khác mới có
thể bao dung.
ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Mỗi chúng ta hình như chỉ chú ý đến bản thân mình nhiều đến nỗi quên mất
thế giới bên ngoài bao la và phong phú vô vàn. Bạn sẽ không nhìn thấy trái đất
đang chuyển động từng ngày, những người bên cạnh bạn đang thay đổi từng
giờ, những vật xung quanh bạn đang di chuyển từng phút từng giây…Ở đây
không phải tôi muốn nói bạn vô tình mà bạn chỉ là đang bỏ quên…Bạn “bỏ
quên” một người bạn thân đang buồn phiền, bạn “bỏ quên” một cơn gió âu yếm
thổi qua tán lá, bạn “bỏ quên” ánh mặt trời đỏ chói đang lặn phía trời tây, bạn
“bỏ quên” niềm vui trong ánh mắt mẹ khi thấy bạn đi học về, bạn tiếp tục “bỏ
quên” cây bàng trước cửa đang lâm râm vài lá đỏ, bạn đang “bỏ quên” nhiều
thứ…”
(Theo Thụy Yên, nguồn internet)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Theo em, vì sao tác giả lại đặt từ “bỏ quên” trong dấu ngoặc kép?
Câu 3: Cuộc sống xung quanh ta bao la và phong phú vô ngần. Nhưng hình như
chúng ta đang bỏ quên nhiều thứ…Từ những gợi mở của bài viết cùng trải
nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy
Câu 3: Đoạn văn nghị luận xã hội
* Vấn đề cần bàn luận: Biết quan sát để yêu thương nhiều
hơn
* Nội dung: Học sinh có thể có các cách diễn đạt khác nhau
song cần đảm bào nội dung:
1. Giải thích :
+ “Quan sát” là nhìn, xem xét để biết chính xác sự vật,
hiện tượng nào đó (nghĩa từ điển)
+ “Biết quan sát” ở đây đề cập tới là biết cách chú ý, biết
quan tâm tới cuộc sống, tới mọi người xung quanh.
=> “Biết quan sát để yêu thương nhiều hơn”: biết quan
tâm, chú ý để cảm nhận, thấu hiểu và yêu thương, trân
trọng cuộc sống cũng như mọi người xung quanh mình hơn.
* 2 Bàn luận:
Tại sao “Biết quan sát để yêu thương nhiều hơn”?
+ Biết quan sát – biết chú ý, con người sẽ biết cảm nhận, trân
trọng, yêu thương hơn những vẻ đẹp của cuộc sống, con người
quanh ta – từ vẻ đẹp của thiên nhiên đến vẻ đẹp của con người…
những điều bình dị nhưng chính là chân giá trị của cuộc sống mà
nếu không để ý ta sẽ dễ dàng bỏ qua, “bỏ quên”.
+ Biết quan sát – quan tâm sẽ giúp con người biết thấu hiểu,
đồng cảm, biết sống giàu tình yêu thương hơn, giúp người với
người xích lại gần nhau, các mối quan hệ thêm gắn kết. ( Học
sinh biết lấy dẫn chứng phù hợp để phân tích)
3 Mở rộng vấn đề:

+ Quan sát khác với soi mói: khác với người biết quan sát, người
soi mói luôn nhìn nhận, đánh giá mọi việc theo hướng tiêu cực;
Người biết “quan sát”, biết nhìn cuộc sống không chỉ bằng đôi mắt
mà còn bằng trái tim sẽ có cách giao tiếp, ứng xử tinh tế và cảm
nhận cuộc sống sâu sắc hơn.
+ Phê phán lối sống vô cảm, ích kỷ
*4. Bài học nhận thức và hành động: liên hệ bản thân
- Nhận thức: Quan sát là một trong những hành động cần thiết của con
người trong cuộc sống.
- Hành động:
+ Mỗi chúng ta:
. Quan sát, lắng nghe…trân trọng và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống
. Quan tâm, chia sẻ tình yêu thương
. Tránh lối sống vô cảm, ích kỷ
+ Là học sinh, cần phải:
. Quan sát trang phục của mình trước khi đến lớp.
. Luôn để ý đến nụ cười của bà, của mẹ và những người thân trong gia
đình.
. Quan tâm đến bạn bè trong lớp.
. Sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
* Hình thức: Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, mạch lạc
 Đề bài 3: Viết đoạn văn suy nghĩ về ý kiến: Lễ
vật lớn nhất của con người là lòng khoan dung.
Dàn bài:
 * Giới thiệu vấn đề nghị luận
 * Giải thích:
 - Lễ vật: là những thứ có giá trị về vật chất hoặc ý nghĩa về tinh thần
mà ta dành để biếu cho người khác với thái độ và lòng thành kính.
 - Lòng khoan dung: sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của người
khác.
 => Khẳng định lòng khoan dung, tha thứ chính là thứ có giá trị nhất
mà ta có thể dành tặng cho người khác.
 * Bàn luận vấn đề:
 - Khẳng định vấn đề.
 - Bàn luận: Tại sao con người cần phải có lòng khoan dung?
 + Không ai hoàn hảo, không ai không mắc sai lầm.
 + Mắc sai lầm thứ ta muốn nhận được nhất là lòng khoan dung.
 + Lòng khoan dung giúp con người:
 . Giúp tâm hồn ta bình an, thanh thản.
 . giúp người khác có cơ hội sửa chữa sai lầm, hoàn thiện mình.
 . Cơ sở để vun đắp tình cảm tốt đẹp
 + Dẫn chứng để chứng minh.
 - Mở rộng vấn đề: Phê phán người ích kỉ, hẹp hòi, cố chấp, không
biết tha thứ cho sai lầm của người khác.
 * Bài học:
 - Nhận thức: được vai trò của lòng khaon dung.
 - Hành động: Vượt qua thái độ ích kỉ, chiến thắng bản thân, đặt
mình vào hoàn cảnh của người khác để sống khoan dung.
 - Liên hệ bản thân.
ĐỀ 4: VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NÊU SUY NGHĨ CỦA EM VỀ
Ý KIẾN SAU: SỰ LẮNG NGHE CÓ VAI TRÒ VÔ CÙNG
QUAN TRỌNG TRONG CUỘC SỐNG.
 Mở đoạn: Nêu vấn đề
 Ví dụ:Cách 1: Trong chương trình «quà tặng cuộc sống»
vang lên giai điệu câu hát «Hãy lắng nghe những câu
chuyện nhỏ, để thấy trái tim biết yêu thương», điều đó
cho thấy lắng nghe vô cùng quan trọng
 Cách 2: Con người muốn có được sự yêu thương, thấu
hiểu người khác thì lắng nghe là một kĩ năng vô cùng
quan trọng
Ý 1:Giải thích :
 Lắngnghe là sự tận tâm thấu hiểu, là tập trung
nghe người khác nói, là sự cảm nhận cuộc sống
xung quanh . Lắng nghe không chỉ bằng tai mà
bằng cả khối óc con tim
Ý 2: Biểu hiện:
- Sự tập trung lắng ý kiến của mọi người(ví dụ:
Lãnh đạo lắng nghe ý kiến của dân, lắng nghe tâm
sự trò chuyện của người khác...
- lắng nghe những câu chuyện diễn ra trong cuộc
sống
Ý 3:Bàn luận:
Ý
 kiến trên hoàn toàn đúng vì: Biết lắng nghe là điều kí diệu
của cuộc sống , nghe để hiểu, để hành động đúng, để hướng tới
giá trị chân thiện mĩ
+Lắng nghe giúp chúng ta thể hiện sự tôn trọng đối với người

khác
+Lắng nghe giúp ta có cái nhìn và hiểu sâu hơn về vấn đề , nắm

bắt thông tin một cách nhanh chóng và qua đó nâng cao khả
năng tương tác , kĩ năng giao tiếp với những người xung quanh
Biết lắng nghe giúp chúng ta có sự đồng cảm chia sẻ với người

khác. (dẫn chứng)
Biết lắng nghe

Ngược lại nếu không biết lắng nghe thì cuộc sống vô vị tẻ nhạt,

không biết yêu thương, thấu hiểu...và sẽ không thành công


trong cuông việc cuộc sống.
Ý 4:MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
 - Phê phán những người không biết lắng nghe
 - Lắng nghe nhưng phải biết chọn lọc

Ý 5:Bài học, liên hệ bản thân


- Nhận thức: Lắng nghe là một trong những hành động cần thiết của con
người trong cuộc sống.
- Hành động:
+ Mỗi chúng ta:
. lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, lắng nghe khi đối diện,
. Tránh lối sống hờ hững, vô cảm
+ Là học sinh, cần phải:
. – Biết lắng nghe thấu hiểu cha mẹ, bạn bè
- Lắng nghe những điều diễn ra trong cuộc sống để sẻ chia yêu
thương...
ĐỀ 5: VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NÊU SUY NGHĨ CỦA
EM VỀ Ý THỨC TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC.

Gợi ý: Vào bài: Bác Hồ đã từng nói “Nghề


quét rác, nghề kĩ sư, nghề bác sĩ nếu làm
tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau”
Câu nói trên khẳng định vai trò trách
nhiệm của mỗi con người sẽ tạo nên sự cao
quí trong nghề nghiệp của họ.
Ý 1:Giải thích :

ý thức trách nhiệm trong công việc là tinh


thần say mê với công việc, hết mình vì công
việc cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ và
luôn hoàn thành tốt công việc được giao.

Ý 2:Biểu hiện
- : Đam mê, say mê , có trách nhiệm với công việc luôn đặt công việc lên
hang đầu.
- luôn hoàn thành nhiệm vụ , luôn có tinh thần tự giác, trách nhiệm cao
với công việc của mình.
- luôn tìm tòi học hỏi sang tạo để đạt được kết quả cao nhất trong công
việc của mình.
- Ngày nay có rất nhiều tấm gương say mê với công việc như các nhà
khoa học miệt mài nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm, những
chiến sĩ ngoài hải đảo ngày đêm bám biển bảo vệ biển trời quê hương,
những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch
(dẫn chứng: Trong văn học như anh thanh niên trong truyện «Lặng lẽ Sa
Pa», làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m quanh năm chỉ có cỏ cây
mây mù bao phủ, công việc không người giám sát nhưng anh luôn hoàn
thành tốt trách nhiệm của mình.
:Ý 3:BÀN LUẬN:Quả
thật, ý thức trách nhiệm
đối với công việc là vô cùng quan trọng và
cần thiết .vì:
Người có trách nhiệm trong công việc sẽ hoàn
thành tốt công việc được giao.
Dễ dàng đạt được thành công.
-Được mọi người tin yêu quí mến, nâng cao giá trị
bản thân.
- Đất nước ngày càng phát triển.
 Ngược lại: Nếu không có tinh thần trách nhiệm thì công việc trì trệ, thành
công không thể đến đối với mỗi người, xã hội không thể phát triển. Nhiều
khi thói vô trách nhiệm như một thứ a- xít vô hình, có thể ăn mòn cả xã
hội...
Ý 4:Mở rộng vấn đề
Phê phán người thiếu trách nhiệm với
công việc
vídụ như các nhà thầu xây dựng khi thi
công đã để rơi những tấm bê tông đè chết
người, bệnh nhận bị đau chân phải bác sĩ
mổ nhầm chân trái.
Ý 5:bài học nhận thức hành động,Liên hệ
bản thân :
 Nhận thức: Tinh thần trách nhiệm là điều cực kì cần
thiết và có vai trò quan trọng
 Hành động: Mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong
công việc được giao
 Liênhệ :Là học sinh em cần rèn luyện ý thức trách nhiệm
trong công việc như học hành nghiêm túc, hoàn thành
các bài tập cô giao, phán đấu trở thành người có ý thức
trách nhiệm cao trong công việc,.
+Đồng thời lên án phê phán những cá nhân thiếu ý thức
trách nhiệm…
CÁCH LẤY DẪN CHỨNG.

- Nguyên tắc lấy dẫn chứng trong đoạn văn ngắn là phải
phù hợp với phạm vi của đề bài(2-3 đẫn chứng )
 Dẫn chứng : trong văn học, trong cuộc sống,( có thể là tấm
gương, hành động, lời nói, việc làm . ).
 Dẫn chứng sắp xếp theo trình tự: Không gian , thời gian
- Dẫn chứng cần gần gũi song phải có tính thời sự.
- Yêu cầu Hs sưu tầm cho mình một vài dẫn chứng tiêu
biểu, có tính thời sự và đặc biệt có thể sử dụng trong nhiều
vấn đề khác nhau.
 Ví dụ: Nhà khoa học E- đi- son
 - Đề “ Sự kiên trì”: Chính sự kiên trì đã giúp E- đi- son không nản lòng
sau những thí nghiệm thất bại và đã cho ra đời bóng đèn dây tóc, một
trong những phát minh quan trọng của nhân loại.
 - Đề “ Niềm đam mê”: Niềm đam mê trong công việc khiến E- đi – son
không xem một ngàn thí nghiệm trước đó là thất bại mà là những kinh
nghiệm đắt giá, nhờ đó ông đã thành công, nhờ đó ông đã thành công ra
bóng đèn dây tóc- một trong những phát minh quan trọng của nhân loại.
 - Đề “ Tinh thần lạc quan”: nếu trước thất bại mà bi quan, hẳn sẽ không
bao giờ E- đi – son phát minh được bóng đèn dây tóc. Tinh thần lạc quan
đã giúp ông có được thái độ tích cực, từ đó rút ra được những kinh
nghiệm quan trọng từ các thí nghiệm thất bại.
 => Nếu Hs nắm được “bí kíp” này có thể giải quyết linh hoạt một dẫn
chứng cho nhiều đề khác nhau : Thái độ tích cực, thất bại là mẹ thành
công, có chí thì nên, sống cống hiến.
NGHỊ LỰC SỐNG.
- Nữ sinh Quỳnh Trang đến từ Nghệ An 31 điểm: Mẹ
bị ung thư giai đoạn 4, phải đi nhổ cỏ lúa, bóc mía
thuê, ngày chỉ ngủ 2 tiếng vì quyết tâm thi đỗ.
Với sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, Quỳnh
Trang đã đạt được 31 điểm trong kì thi THPT quốc
gia.( Tính cả điểm cộng vùng)
- Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng thế giới. Ngay từ
khi còn bé khi sinh ra ông đã thiếu mất hai tay, hai
chân. Nhưng với tinh thần thép, biết tìm năng lượng
tích cực trong những bất hạnh thì ông đã vươn lên trở
thành diễn giả truyền cảm hứng sống đến mọi người,
bên cạnh đó Nick Vujicic đã xuất bản rất nhiều sách.
LÒNG NHÂN ÁI
-Ông Trương Gia Bình chủ tịch tập đoàn FPT đã xây
dựng trường học nhận nuôi khoảng 1000 trẻ em mồ côi
do cha cha mẹ chết vì dịch co vít....
- Tỉ phú Bill Gates không chỉ nổi tiếng thế giới với khối
tài sản đồ sộ mà ông còn được cả thế giới nể phục vì ông
dành hết 95% số tài sản của mình để đi làm từ thiện giúp
đỡ những người dân nghèo trên thế giới.

You might also like