You are on page 1of 45

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

RÈN KỸ NĂNG VIẾT


ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ

I. LÝ THUYẾT CHUNG
1. Xác định và đáp ứng các yêu cầu của đề:

- Về nội dung

* Thứ nhất: Phải xác định đúng vấn đề nghị luận. Cụ thể: Người viết hiểu vấn đề đó
là gì (giải thích), tại sao lại nói như thế (phân tích).

Cách thức:

- Phải bám sát nội dung phần Đọc hiểu;


- Đọc kĩ yêu cầu của đề, đặc biệt là các “từ khoá”, cụm từ sau từ chỉ dẫn “về”;
- Xác định được trọng tâm và hướng triển khai đúng;
- Nhận diện tính chất của vấn đề: tích cực/tiêu cực, tốt/xấu -> lựa chọn thái độ,
giọng điệu nghị luận cho phù hợp (khẳng định, ngợi ca/ phủ định, phê phán).
* Thứ hai: Cần phải có dẫn chứng thuyết phục bằng các ví dụ cụ thể trong đời
sống. Kết hợp giữa dẫn chứng đơn (nêu 1 VD cụ thể) và dẫn chứng theo nhóm (dùng
liệt kê để kể ra các hiện tượng tương tự nhau). Cố gắng ghi lại những câu danh ngôn,
châm ngôn, hiện tượng,…có ý nghĩa liên hệ gần với chủ đề mình đang bàn + chủ động
tích luỹ trước (sách vở, trải nghiệm đời sống).

* Thứ ba: Phải đánh giá và nêu thái độ của người viết trước vấn đề đang bàn
luận. Và nêu ra những bài học nhận thức sau khi bàn luận. Từ đó, đề xuất những giải
pháp thiết thực và khả thi cho bản thân mình và tất cả mọi người.

- Về hình thức

+ Thứ nhất: Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn
văn (viết hoa lùi đầu dòng, không chấm xuống dòng), dung lượng an toàn khoảng 2/3
tờ giấy thi (khoảng trên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng cũng
không bị trừ điểm.
+ Thứ hai: Đoạn văn phải đảm bảo bố cục ba phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn
+ Thứ ba: Đoạn văn sử dụng kết hợp các thao tác lập luận: Giải thích – Phân tích –
Chứng minh – Bình luận – Bác bỏ.
2. Tìm ý cho đoạn văn
- Xác định nội dung trọng tâm cần bàn (tìm 3 ý để làm rõ nội dung chính)

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 1


- Để tìm được ý cho đoạn văn, cần xem xét vấn đề ở nhiều góc độ. Cách đơn giản
nhất là thử đặt ra và trả lời các câu hỏi:
+ Vấn đề/ câu nói đó có nghĩa là gì? (Giải thích)
+ Tại sao/Vì sao lại nói như vậy? (Phân tích)
+ Nó được thể hiện như thế nào (trong văn học, trong cuộc sống)? (chứng minh)
+ Điều đó đúng hay sai, hay vừa đúng vừa sai?
+ Vấn đề đó có ý nghĩa gì đối với con người, bản thân, với cuộc sống,...? (VD: Ý
nghĩa của lối tiết kiệm; Ý nghĩa của chữ tín)
+ Cần phải làm gì để thực thi/hạn chế vấn đề đó?….
-> Bình luận

3. Trình bày đoạn văn

- Nguyên tắc chung: đảm bảo tính thống nhất và mạch lạc;

- Lựa chọn cách trình bày phù hợp (nên trình baỳ theo đoạn diễn dịch và đoạn tổng -
phân- hợp)

- Cách trình bày 3 đoạn: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

+ Mở đoạn: dung lượng chỉ 1-2 câu. Cách thức: trình bày trực tiếp (ghi lại câu chủ đề
ở câu hỏi thành câu chủ đề đoạn văn. Câu chủ đề thêm một số từ ngữ có tính khẳng
định, phủ định, nhấn mạnh, rõ ý).

VD: . Lối sống tiết kiệm có ý nghĩa to lớn với cuộc sống của chúng ta.

. Tính trung thực/ Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của con người.

. Giữa trải nghiệm và trưởng thành có mối quan hệ biện chứng.

+ Thân đoạn: (14 – 16 dòng). Vận dụng các thao tác:


. Giải thích (câu nói nêu lên vấn đề gì?)
. Phân tích, lí giải (Vì sao lại nói như thế?)

. Chứng minh (đưa ra dẫn chứng - Họ đã làm thế nào?)
. Bình luận (vấn đề đúng hay sai hay vừa đúng vừa sai?); mở rộng và nâng cao vấn
đề.
. Bác bỏ (phê phán những hiện tượng đi ngược lại chân lí)

Để tạo sự kiên kết, thống nhất chặt chẽ giữa các câu bằng cách sử dụng các từ ngữ có
tính liên kết (thứ nhất, thứ hai, trước hết, bên cạnh đó,…) và phép liên kết câu.

+ Kết đoạn: (2 – 4 dòng): Nên kết bằng câu khẳng định hoặc câu hỏi tu từ bằng cách
mượn lời câu danh ngôn, châm ngôn…). Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn
đề; nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề.

* Lưu ý
GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 2
1. Nội dung đoạn văn bản tạo lập liên quan mật thiết tới đoạn văn bản ngữ liệu. HS có
thể khai thác dẫn chứng, quan điểm và cách lập luận từ văn bản ngữ liệu.

2. Chỉ tập trung bàn luận vào một khía cạnh của vấn đề mà đề bài yêu cầu.

3. Nên lập luận theo lối Tổng-Phân-Hợp để đảm bảo tính chặt chẽ, độc lập của đoạn
văn.

4. Để tạo sự liên kết, thống nhất chặt chẽ giữa các câu bằng cách sử dụng các từ ngữ
có tính liên kết (thứ nhất, thứ hai, trước hết, bên cạnh đó,…) và phép liên kết câu

TÓM LẠI NHỚ CÁC BƯỚC SAU:

 Mở đoạn: giới thiệu vấn đề nghị luận (sau chữ về…..)


 Thân đoạn:
- Giải thích vấn đề nghị luận
- Phân tích (từ 3 ý trở lên), chứng minh (dẫn chứng tiêu biểu trong đời sống xã
hội, không lấy trong tác phẩm văn học)
- Lật ngược vấn đề (ngược lại/ bên cạnh/ trái lại,…)\
 Kết đoạn: Khẳng định lại (tóm lại/ như vậy) + liên hệ bản thân.
LƯU Ý
- Không xuống dòng
- Không lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học
- Lấy danh ngôn, thơ, ca dao, tục ngữ  sáng tạo

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 3


II. CÁCH LÀM CÁC DẠNG BÀI CỤ THỂ

1. DẠNG 1: VIẾT ĐOẠN VĂN KHOẢNG 200 CHỮ, TRÌNH BÀY SUY
NGHĨ VỀ MẶT TÍCH CỰC CỦA VẤN ĐỀ X.

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 4


 Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của vấn đề cần bàn

Từ khóa: Tác dụng/ ý nghĩa/ vai trò/ tầm quan trọng/ sự cần thiết, giá trị, sức
mạnh,…

DÀN Ý DẠNG 1

I. MỞ X (vấn đề nghị luận) ….. là một trong những


phẩm chất/ thái độ sống tốt đẹp của con người/
ĐOẠN
có ý nghĩa vô cùng to lớn với cuộc sống của
chúng ta).

I. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu thế nào là X? Bàn về


1. vấn đề này có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận
thích khác nhau nhưng theo tôi X là …

2. Phân X mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho cuộc sống
của mỗi cá nhân và cộng đồng. X có sức mạnh rất
tích +
lớn. Thứ nhất, nhờ X mà con người có thể …..
chứng minh cũng nhờ X mà chúng ta mới có thể tự tin để viết
tiếp những giấc mơ dang dở của mình (phân tích).
Thứ hai, X giúp cho những người xung quanh
….. (phân tích). Thứ ba, nhờ có X mà xã hội trở
nên tốt đẹp tốt đẹp hơn (phân tích). Cuối cùng,
thế giới sẽ văn minh hơn nếu nhân loại vô cùng
kia ai ai cũng luôn sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 5


năng của bản thân để phục vụ lợi ích chung. X vì
thế mà làm cuộc đời này đẹp hơn. Trong cuộc
sống có rất nhiều người là tấm gương cho X mà
….(tên nhân vật) là một ví dụ điển hình.

3. Lật ngược vấn đề Nếu không có X thì bản thân, mọi người và xã hội
sẽ … . X rất quan trọng với cuộc sống của chúng
ta hiện nay nhưng trên thực tế, vẫn có
những người đã đi ngược lại với những giá trị tích
cực mà cộng động đang xây dựng. Kết quả là họ
mãi mãi không bao giờ chạm đến ngưỡng
cửa hạnh phúc và thành công. Những người đó
thật đáng lên án và phê phán (1 dẫn chứng)

III. KẾT ĐOẠN - Tóm lại, có thể khẳng định X có vai trò vô cùng
quan trọng trong cuộc sống của con người. Từ đó,
tuổi trẻ hôm nay và cả bản thân tôi nữa, phải có
những hành động thiết thực: có ý thức rèn luyện
bản thân từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống
hàng ngày. Hãy tìm con đường đúng đắn và sống
hết mình từng giây, từng phút để biết cuộc sống ý
nghĩa dường nào.

- Gắn thêm đuôi:

+ Kết đoạn 1: Bông hoa tồn tại để góp hương sắc,


làm đẹp cho đời. Con ong tồn tại để dâng cho đời
những giọt mật ngọt ngon. Còn con người, tồn tại
để làm cuộc sống của chính mình và mọi người
xung quanh trở nên ý nghĩa. Chúng ta “Phải sống
sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng
sống hoài sống phí ….” (Thép đã tôi thế đấy, A-
xtơ-rốp- xki).

+ Kết đoạn 2: Đến hoa cỏ còn cố gắng vươn về


phía mặt trời để tỏa hương dâng đời, lẽ nào là con
người, chúng ta lại thua kém một nhành hoa?

+ Kết đoạn 3: Tôi chợt nhớ đến bông bồ công anh


mạnh mẽ nương mình theo gió để vươn đến
những chân trời cao xa. Ngay cả loài hoa mong
manh nhỏ bé còn có thể tự luyện cho mình bản
lĩnh, vậy còn bạn? Bạn có chấp nhận kiếp sống
còn thua kém cả một loài hoa?
GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 6
ĐỀ THAM KHẢO VÀ THỰC HÀNH

ĐỀ 1

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200
chữ bàn về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống của con người.

Dàn ý

I. Mở đoạn

Cuộc đời là những chuyến phiêu lưu trong đó con người là những người du hành
không biết mệt mỏi. Vậy để trở thành những người du hành thông thái có vốn tri thức
và hiểu biết phong phú thì trải nghiệm là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong
gói hành trang.

II. Thân đoạn

1. Giải thích:

Vậy thế nào là trải nghiệm? Bàn về vấn đề này có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận
khác nhau nhưng theo tôi trải nghiệm là hành trình khám phá, học hỏi của mỗi chúng
ta để từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm, bài học và ngày một tốt hơn.

2. Phân tích, chứng minh

Sự trải nghiệm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

- Trước hết, sự trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế giúp chúng ta
mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn; giúp mỗi
người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
- Thứ hai, sự trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn
đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.
- Thứ ba, sự trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách
vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để hoàn thiện bản; có thể
đứng vững trước mọi khó khăn, thử thách và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc
sống.
Dẫn chứng: Trong cuộc sống có rất nhiều người gặt hái được thành công từ sự trải
nghiệm như Bill Gates dám bỏ học để theo đuổi lập trình công nghệ, lĩnh mà lúc ấy
không ai dám chắc chắn sẽ thành công; Steve Job đột phá với ý tưởng cho ra đời một
sản phẩm điện thoại Iphone, cái mà lúc ấy chưa một ai dám nghĩ tới. Nếu không xem
trọng sự trải nghiệm chân thực trong cuộc sống, có lẽ họ đã không tạo nên được những
kì tích.

3. Lật ngược vấn đề


GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 7
Trải nghiệm luôn cần thiết đối với mỗi người, bất kể lứa tuổi, công việc. Thiếu trải
nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không
cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống giống như Ếch ngồi đáy giếng. Trên thực tế,
nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là
những người lối sống thu mình, ngại đương đầu với những khó khăn thử thách, chưa
chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế
giới ảo, lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…Những đối tượng đó
thật đáng phê phán.

III. Kết đoạn

Tóm lại, trải nghiệm trong cuộc sống là vô cùng có ích, giúp chúng ta trở thành một
con người tốt, nhiều kinh nghiệm, giúp ích cho xã hội. Vì vậy, mỗi người và chính bản
thân em hãy cố gắng rèn luyện bản bản thân để trở thành người nhiều kinh nghiệm,
hiểu biết để có thể giúp ích cho xã hội. Gắn đuôi: Đến hoa cỏ còn cố gắng vươn về
phía mặt trời để tỏa hương dâng đời, lẽ nào là con người, chúng ta lại thua kém một
nhành hoa?

ĐOẠN VĂN MẪU THAM KHẢO

Cuộc đời là những chuyến phiêu lưu trong đó con người là những người du
hành không biết mệt mỏi. Vậy để trở thành những người du hành thông thái có vốn tri
thức và hiểu biết phong phú thì trải nghiệm là một yếu tố quan trọng không thể thiếu
trong gói hành trang. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu thế nào là sự trải nghiệm? Bàn về
vấn đề này có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau nhưng theo tôi trải nghiệm
là hành trình khám phá, học hỏi của mỗi chúng ta để từ đó rút ra cho mình những kinh
nghiệm, bài học và ngày một tốt hơn (giải thích). Trải nghiệm có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Trước hết, sự trải nghiệm đem lại hiểu biết
và kinh nghiệm thực tế giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách
sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn; giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho
cuộc đời, cho đất nước. Thứ hai, sự trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình
để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai. Thứ ba, sự trải nghiệm
giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại
khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để hoàn thiện bản; có thể đứng vững trước mọi khó
khăn, thử thách và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống có
rất nhiều người gặt hái được thành công từ sự trải nghiệm như Bill Gates dám bỏ học
để theo đuổi lập trình công nghệ, lĩnh mà lúc ấy không ai dám chắc chắn sẽ thành
công; Steve Job đột phá với ý tưởng cho ra đời một sản phẩm điện thoại Iphone, cái
mà lúc ấy chưa một ai dám nghĩ tới. Nếu không xem trọng sự trải nghiệm chân thực
trong cuộc sống, có lẽ họ đã không tạo nên được những kì tích. Trải nghiệm luôn cần
thiết đối với mỗi người, bất kể lứa tuổi, công việc. Thiếu trải nghiệm cuộc sống của

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 8


mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị
của cuộc sống giống như Ếch ngồi đáy giếng. Trên thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi
trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người lối sống thu
mình, ngại đương đầu với những khó khăn thử thách, chưa chủ động, tích cực trải
nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo, lao vào thử
nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…Những đối tượng đó thật đáng phê phán.
Tóm lại, trải nghiệm trong cuộc sống là vô cùng có ích, giúp chúng ta trở thành một
con người tốt, nhiều kinh nghiệm, giúp ích cho xã hội. Vì vậy, mỗi người và chính bản
thân em hãy cố gắng rèn luyện bản bản thân để trở thành người nhiều kinh nghiệm,
hiểu biết để có thể giúp ích cho xã hội. Gắn đuôi: Đến hoa cỏ còn cố gắng vươn về
phía mặt trời để tỏa hương dâng đời, lẽ nào là con người, chúng ta lại thua kém một
nhành hoa?

ĐỀ 2

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) về ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con
người.

DÀN Ý

I. Mở đoạn

“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Khó khăn thử
thách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.

II. Thân đoạn

1. Giải thích

Vậy khó khăn thử thách là gì? Nói về vấn đề này có nhiều cách hiểu khác nhau
nhưng theo tôi, khó khăn, thử thách là những trở ngại mà con người thường gặp trong
cuộc sống.

2. Phân tích, chứng minh

Những khó khăn, thử thách có ý nghĩa rất to lớn trong cuộc sống của mỗi con
người.

- Thứ nhất, khó khăn, thử thách là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để
mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý
nghĩa hơn.

- Thứ hai, trước khó khăn, thử thách người ta mới cảm nhận được sâu sắc hơn bản
thân, đâu là thế mạnh, đâu là điểm yếu. Nếu xem khó khăn như một chướng ngại thì

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 9


việc vượt qua chướng ngại ấy có nghĩa là ta có cơ hội chứng tỏ được năng lực của
mình.

- Thứ ba, khó khăn, thử thách sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự
trưởng thành và trải nghiệm;

Trong cuộc sống có rất nhiều người là tấm gương cho nghị lực vượt qua khó
khăn, thử thách mà Nguyễn Thị Oanh – vận động viên điền kinh là một ví dụ
điển hình. Oanh xuất thân từ gia đình thuần nông, khi đến với thể thao, Oanh tự tìm
cách thích nghi với môi trường tập luyện hết sức khắc nghiệt; học hỏi rất nhiều và
vươn lên đầy mạnh mẽ không chịu khuất phục. Thành quả ngọt ngào và đặc biệt ấn
tượng của Nguyễn Thị Oanh gặt hái được trong Seagames 32 tại Campuchia là
giành 4 HCV cá nhân. Đặc biệt trong đó, 2 HCV ở nội dung 1500 m và 3.000 m vượt
chướng ngại vật được Nguyễn Thị Oanh giành chỉ sau 20 phút, bất chấp những bất lợi
về mặt thời gian thi đấu.

-> dẫn chứng này có thể minh chứng cho tấm gương vượt khó, ý chí nghị lực
vươn lên, niềm đam mê, tinh thần cống hiến, niềm đam mê,…..

3. Bình luận

- Có thể khẳng định rằng khó khăn, thử thách có vai trò quan trọng trong cuộc sống
của con người.

- Trên thực tế, bên cạnh những người mạnh mẽ đương đầu với khó khăn thử thách
vẫn có những người mới gặp khó khăn, thử thách đã vội nản chí, không biết cố gắng
vươn lên trong cuộc sống của mình,… Những người này đáng bị phê phán. Họ sẽ khó
có được thành công trong cuộc sống và sớm bị xã hội đào thải.

III. Kết đoạn

Tóm lại, khó khăn, thử thách có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mỗi con người.
Đứng trước những khó khăn, thử thách, mỗi người cần trang bị cho mình nghị lực, ý
chí để vượt qua. Hãy luôn giữ lấy sự lạc quan, niềm hi vọng và bản lĩnh của mình để
hướng về phía trước, hướng đến những điều tốt đẹp. Gắn đuôi: Bông hoa tồn tại để
góp hương sắc, làm đẹp cho đời. Con ong tồn tại để dâng cho đời những giọt mật ngọt
ngon. Còn con người, tồn tại để làm cuộc sống của chính mình và mọi người xung
quanh trở nên ý nghĩa. Chúng ta “Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm
tháng sống hoài sống phí ….” (Thép đã tôi thế đấy, A-xtơ-rốp- xki).

Đề 3

Từ nội dung phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200
chữ) bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống.

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 10


(HỌC SINH THỰC HÀNH LÀM VÀO VỞ)

……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………

DẠNG 2: VIẾT ĐOẠN VĂN KHOẢNG 200 CHỮ, TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ
MẶT TIÊU CỰC CỦA VẤN ĐỀ X.

Từ khóa: Tác hại, Sự ảnh hưởng, Sự tác động, hậu quả,….

I. MỞ (vấn đề nghị luận) ….. X gây ra tác hại/ sự tác động/sự ảnh
ĐOẠN hưởng/hậu quả… vô cùng to lớn đến cuộc sống của con người....

II.THÂN Đầu tiên, chúng ta cần hiểu thế nào là X? Bàn về vấn đề này có nhiều
ĐOẠN quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau nhưng theo tôi, X là …

1. Giải thích

2. Phân X là kẻ thù của chúng ta. X gây ra hậu quả vô cùng to lớn với cuộc
sống của con người. Thứ nhất, X khiến bản thân mỗi người bị …., tác
GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 11
tích + động mạnh mẽ đến từng gia đình và an ninh, trật tự của xã hội (phân
tích). Thứ hai, X làm triệt tiêu những suy nghĩ và hành động tích cực
chứng minh
của con người (phân tích). Thứ ba, thực trạng X trở nên phổ biến
trong đời sống không những ảnh hưởng đến sức khỏe, các mối quan hệ
xã hội, môi trường sống của con người mà nghiêm trọng hơn, nó còn
khiến những giá trị đạo đức truyền thống ngày càng suy thoái, mai
một. (phân tích - CM) Trong cuộc sống có rất nhiều người là minh
chứng cho X mà ………là một ví dụ điển hình.

3. Bình luận Bên cạnh những cá nhân nhỏ nhen, ích kỉ,… vẫn còn đó rất nhiều
người sẵn sàng thay đổi bản thân, làm những điều tích cực, ý nghĩa
như mảnh đất màu mỡ sẵn sàng nuôi dưỡng mọi hạt giống tốt cho đời.
(1 dẫn chứng)

III. - Tóm lại, có thể khẳng định X là một vấn đề tiêu cực, gây ra hậu quả
KẾT ĐOẠ vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người. Từ đó, tuổi trẻ hôm
N nay và cả bản thân tôi nữa, phải loại bỏ X ra khỏi cuộc sống của bản
thân, cần có những hành động thiết thực: có ý thức rèn luyện bản thân
từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Hãy tìm con đường
đúng đắn và sống hết mình từng giây, từng phút để biết cuộc sống ý
nghĩa dường nào.

- Gắn thêm đuôi:

+ Kết đoạn 1: Bông hoa tồn tại để góp hương sắc, làm đẹp cho đời.
Con ong tồn tại để dâng cho đời những giọt mật ngọt ngon. Còn con
người, tồn tại để làm cuộc sống của chính mình và mọi người xung
quanh trở nên ý nghĩa. Chúng ta “Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân
hận vì những năm tháng sống hoài sống phí ….” (Thép đã tôi thế đấy,
A-xtơ-rốp- xki).

+ Kết đoạn 2: Đến hoa cỏ còn cố gắng vươn về phía mặt trời để tỏa
hương dâng đời, lẽ nào là con người, chúng ta lại thua kém một nhành
hoa?

LUYỆN ĐỀ DẠNG 2

Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của trào lưu sống ảo trên
mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 12


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO

Hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội ở giới trẻ ngày nay đã dần trở nên phổ
biến và đang trở thành một trào lưu. Nó gây tác hại không nhỏ đến sự phát triển nhân
cách và tương lai của giới trẻ. Hằng ngày, ở công viên hay quán cà phê, không khó để
chúng ta bắt gặp hình ảnh từng nhóm bạn trẻ, mỗi người với một chiếc điện thoại
thông minh trên tay đắm chìm trong các trang mạng xã hội thay vì trò chuyện cùng

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 13


nhau. Họ hầu như không tương tác với thế giới thực mà chỉ quan tâm tới lượt like và
comment, những mối quan hệ ảo trên facebook, zalo hay những mạng xã hội khác.
Điều này vô cùng nguy hiểm. Nó khiến các bạn trẻ mất rất nhiều thời gian, mất
phương hướng phấn đấu, thậm chí sẽ bị lôi kéo, dụ dỗ vào những trào lưu xấu, những
việc làm phi pháp hoặc bị lừa đảo. Thực tế cho thấy, có những bạn trẻ dễ dàng tin
tưởng người trong thế giới ảo mà trao gửi vật chất, tình cảm. Kết cục phần lớn đều rất
bi đát (lấy dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, có tính thời sự). Khi bạn đắm chìm vào thế
giới ảo, bạn không còn mấy quan tâm tới những người thân yêu xung quanh bạn. Các
mối quan hệ từ đời thực sẽ dần lỏng lẻo và bạn rơi vào cô đơn, cô lập. Và bạn sẽ sụp
đổ nếu gặp phải vấn đề khó giải quyết. Người sống ảo không thể biến ước mơ thành
hiện thực, bởi con đường thực hiện ước mơ chỉ có ở thế giới thực. Đừng lãng phí thời
gian cho những điều không có thật. Hãy tắt điện thoại, gập máy tính lại để bước ra đời
thực để thực hiện những ước mơ có thật!

3. DẠNG 3: VIẾT ĐOẠN VĂN KHOẢNG 200 CHỮ, BÀN VỀ GIẢI PHÁP ĐỂ
TRỞ THÀNH/ KHẮC PHỤC X (Chỉ ra biện pháp, những việc cần làm để bảo vệ cái
tốt đẹp, tích cực; loại bỏ những cái xấu, những vấn đề tiêu cực.)

Từ khóa: Những việc cần làm/ Đề xuất những giải pháp/ Cần làm gì/ Làm thế nào
để….
DÀN Ý
I. MỞ X là một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay.

ĐOẠN

II.TĐ Đầu tiên, chúng ta cần hiểu thế nào là X? Bàn về vấn đề này có nhiều
quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau nhưng theo tôi, X là …
1.Giải thích

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 14


2. Phân tích Để ……., ta cần có những giải pháp cụ thể. Thứ nhất, mỗi chúng ta
+ chứng phải trở thành một một công dân có trách nhiệm trong việc …. Thứ
minh hai, bản thân mỗi người cần nâng cao nhận thức về……, từ đó có hành
động đúng đắn để mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng.
Thứ ba, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của những thành
viên trong gia đình và những người xung quanh về tác hại, hậu quả
của X cũng rất quan trọng. Nhờ đó, một xã hội văn minh với ý thức
cộng đồng sẽ được xây dựng. Cuối cùng, các cơ quan chức năng cần
có biện pháp xử lí nghiêm minh với những cá nhân, tổ chức vi phạm
…... Để có kết quả thực sự tích cực, khả quan, không những mỗi cá
nhân phải nỗ lực mà cần phải có sự chung tay giữa các cơ quan
chức năng, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội. Trong cuộc sống có
rất nhiều người là tấm gương cho X mà….. (tên nhân vật) là một ví
dụ điển hình. (DC)

3. Bình luận Bên cạnh những cá nhân nhỏ nhen, khép mình vào khuôn khổ của sự
khắc nghiệt vẫn còn tồn tại rất nhiều người sẵn sàng thay đổi bản thân,
làm những điều tích cực, ý nghĩa như mảnh đất màu mỡ sẵn sàng nuôi
dưỡng mọi hạt giống tốt cho đời. (1 dẫn chứng)

III. KẾT - Từ đó, tuổi trẻ hôm nay và cả bản thân tôi nữa, phải có những hành
động thiết thực: có ý thức rèn luyện bản thân từ việc làm nhỏ nhất
ĐOẠN
trong cuộc sống hàng ngày. Hãy tìm con đường đúng đắn và sống hết
mình từng giây, từng phút để thấy được cuộc sống ý nghĩa nhường nào.

- Gắn thêm đuôi:

+ Đuôi 1: Bông hoa tồn tại để góp hương sắc, làm đẹp cho đời. Con
ong tồn tại để dâng cho đời những giọt mật ngọt ngon. Còn con người
tồn tại để làm cuộc sống của chính mình và mọi người xung quanh trở
nên ý nghĩa. Chúng ta “Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những
năm tháng sống hoài sống phí ….” (Thép đã tôi thế đấy, A-xtơ-rốp-
xki).

+ Đuôi 2: Đến hoa cỏ còn cố gắng vươn về phía mặt trời để tỏa hương
dâng đời, lẽ nào là con người, chúng ta lại thua kém một nhành hoa?

❑ (“Tương lai có rất nhiều tên: với kẻ yếu, nó là Điều không đạt được. Đối với người
hay sợ hãi, nó là Điều chưa biết. Với ai dũng cảm, nó là Cơ hội”. (đại văn hào
Nga Victor Hugo)

❑ “Tính cách không thể trưởng thành một cách dễ dàng và yên lặng. Nó trưởng thành
trong giông bão”. (Nữ nhà văn Helen Keller)

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 15


❑ Hoặc: “Tương lai phụ thuộc vào điều chúng ta làm trong hiện tại” (Nhà hoạt động
chính trị Mahatma Gandhi)

❑ “Học từ ngày hôm qua, sống cho ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai” (Nhà khoa
học vĩ đại của thế kỉ XX Albert Einstein’

LUYỆN ĐỀ DẠNG 3
ĐỀ 1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ)
về cách thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp người khác.

DÀN Ý

……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 16


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

ĐOẠN VĂN THAM KHẢO

Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Giúp đỡ người khác
là một việc làm tốt tuy nhiên việc đó chỉ có ý nghĩa khi được thực hiện một cách có
thiện chí. Vậy làm thế nào để thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp đỡ người khác?
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là thiện chí. Thiện chí chính là những ý nghĩ,
những mong muốn giúp đỡ, đem đến cho người khác những điều tốt đẹp. Vậy thể hiện
thiện chí như nào để có thể khiến người nhận giúp đỡ cảm thấy thoải mái, không lúc
nào cũng phải canh cánh trong lòng? Thứ nhất, để thể hiện thiện chí, ta phải thực sự
thấu hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của họ để đưa ra một cách giúp đỡ phù hợp. Chỉ
khi hiểu người ta mới giúp được người. Thứ hai, chúng ta phải giúp đỡ người khác
bằng sự chia sẻ chân tình chứ không phải bằng sự thương hại, ban ơn… Sự sẻ chia ấy
phải đến từ rung động chân thật nơi trái tim, xuất phát từ tình cảm và đi đến bằng hành
động. Sự thương hại chỉ khiến người gặp khó khăn cảm thấy tồi tệ, mất niềm tin hơn
mà thôi. Thứ ba, chúng ta cần phải có cách ứng xử khéo léo, tinh tế tránh gây tổn
thương cho người được giúp đỡ vì người cần sự giúp đỡ về cả vật chất hay tinh thần
vốn đều rất nhạy cảm. Ví dụ như khi mua vé số giúp đỡ người tàn tật phải có thái độ
lịch sự, không đùa cợt hay chế giễu họ. Với những người ăn xin, khi chúng ta cho tiền
GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 17
họ hãy đưa tiền một cách lịch sự, không được ném tiền vào họ. Khi giúp đỡ bạn bè
trong học tập cần tế nhị để bạn bè không mặc cảm. Thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp
người khác là một việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, ta cần phê phán những người giúp
đỡ người khác nhưng không có thiện chí mà chỉ vì mục đích để đánh bóng tên tuổi, vì
lợi ích cá nhân, giúp đỡ người khác theo kiểu ban ơn. “Của cho không bằng cách
cho”... Vì vậy, chúng ta không chỉ có cái tâm giúp đỡ người khác mà còn phải biết thể
hiện nó sao cho hợp hoàn cảnh nhất. Với bản thân em…. Gắn đuôi phù hợp.

ĐỀ 2

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về
cách sử dụng và quản lí thời gian của bản thân.

DÀN Ý

……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 18


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
3. NHỮNG GƯƠNG MẶT CÓ THỂ DÙNG LÀM DẪN CHỨNG CHO ĐOẠN
VĂN NGHỊ LUẬN

a. Những tấm gương trong lịch sử: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Võ Thị Sáu,
Nguyễn Thị Minh Khai,…

b. Những tấm gương quen thuộc


- Nguyễn Ngọc Kí : vượt lên số phận.
- “Kình ngư vàng” Nguyễn Thị Ánh Viên: là VĐV bơi lội nổi tiếng. Hình tượng
của Ánh Viên có thể làm dẫn chứng cho các bài Văn NLXH bàn về tài năng trẻ
không đợi tuổi, không ngủ quên trên chiến thắng, thắng không kiêu – thất bại
không nản, ...
- “Thần đồng tiếng Anh”' Đỗ Nhật Nam (sinh năm 2001) được gọi là "thần đồng
tiếng Anh" bởi bảng thành tích học tập và vốn tiếng Anh đáng nể. Nhật Nam được
công nhận là dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam. Nhật Nam bắt đầu cuộc sống tự lập ở
Mỹ lúc 13 tuổi và không ngưng phấn đấu để giành những bằng khen đáng khích lệ.

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 19


Vừa qua, Nhật Nam còn mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ tại Hà Nội.
Hình ảnh của Nhật Nam có thể lấy làm dẫn chứng để nói về bạn trẻ Việt có bản lĩnh,
biết sống tự lập.
- Nguyễn Hữu Ân – câu chuyện cổ tích giữa đời thường về tình yêu thương và
nghị lực vươn lên.
- Anh Mạnh: câu chuyện cổ tích giữa đời thường về tình yêu thương, dũng cảm
khi cứu bé gái rơi từ lầu 12.
- Những tấm lòng vàng/ Những hành động tích cực trong đại dịch Covid 19
- Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 2, Nghệ An). Khi
đi ngang qua sông Lam thấy một nhóm học sinh đang chới với giữa dòng nước,
không một chút đắn đo em đã nhảy xuống để cứu người. Không may sau đó vì
kiệt sức nên Nam đã bị dòng nước cuốn đi. Câu chuyện về tình yêu thương, cho đi
và hi sinh.
- Cô ca sĩ Thủy Tiên đang trở thành một trong những người nổi tiếng được tung hô là
“Nàng Tiên năm 2020” vì hành động thiện nguyện của mình.
- Bill Gates (Hoa Kì), từ nhỏ ông đã say mê toán học và với các mô hình máy tính sơ
khai nhất, thắp sáng lên sở thích rõ rệt, những sở thích mà sau này đã làm rạng rỡ tên
ông. Ông cùng với một người bạn mở công ty Microsoft khi mới 20 tuổi. Gates hiểu
rằng, đam mê và thành công luôn đi cùng nhau, miễn sao chúng ta biết nắm bắt thời cơ
và dũng cảm đặt chân trên con đường mới. Ông dành hết 95% số tài sản của mình để
đi làm từ thiện giúp đỡ những người dân nghèo trên thế giới.
- Picasso: Thuở thiếu thời Picasso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc
chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo
các cửa hàng tranh và hỏi " Ở đây có bán tranh của Picaso không?". Chưa đầy một
tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán đước và nổi tiếng từ
đó. -> Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả. Khó
để thành công nếu như không biết nắm bắt cơ hội của mình.
- Nick Vujicic – sinh ra đã không có tứ chi, anh rơi vào trầm cảm tồi tệ và nhiều lần
có ý định từ bỏ cuộc sống. Thế rồi anh dần tìm ra cách sống một cuộc sống đầy đủ mà
không có tứ chi, học được thành thạo những kỹ năng đời thường mà một người bình
thường thực hiện dễ dàng. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép, trở thành nhà diễn
thuyết và tuyên truyền động lực nổi tiếng, thành đại sứ của nghị lực phi thường, anh đã
đem đến cho biết bao con người niềm tin, ý chí, nghị lực đối với bản thân họ, đối với
cuộc sống này.
MỘT SỐ DẪN CHỨNG NLXH TIÊU BIỂU

NHÂN VẬT NỘI DUNG CỤ THỂ PHẠM VI SỬ DỤNG

Phạm Nhật Phạm Nhật Vượng là một tấm Ý chí, nghị lực, đam mê,
Vượng gương sáng cho X (vấn đề nghị quyết tâm, ước mơ, bản
luận). Ông là Chủ tịch Hội đồng lĩnh, dũng cảm, khát vọng,
quản trị của Tập đoàn VinGroup, có thành công, lòng yêu

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 20


tên trong danh sách 200 người giàu nước, cống hiến, tự tin, tự
nhất thế giới. Trước khi trở thành chủ, sáng tạo, can đảm,
người giàu nhất Việt Nam, ông có xác định mục tiêu, lí tưởng
tuổi thơ nghèo khó. Ông khởi sống, niềm tin, kĩ năng
nghiệp tại Ukraina với thương hiệu sống, lựa chọn nghề
mì ăn liền Mivina và khát khao cháy nghiệp, cá tính, thành
bỏng, được trở về làm giàu cho quê công – thất bại, hoàn thiện
hương. Khi về nước, ông bắt tay vào bản thân, sống là chính
đầu tư du lịch và bất động sản. mình, hành động, sáng tạo
Đằng sau những vinh quang mà ông
gặt hái được luôn đi kèm sự đầu tư
tâm sức, mồ hôi nước mắt, sự đam
mê, lòng nhiệt huyết, dám đương
đầu, dám mạo hiểm và tự tạo cho
mình những thời cơ để làm giàu và
khẳng định bản thân.

BS. CKI. Trần Thị BS. CKI. Trần Thị Oanh là tấm Lòng nhân ái, lòng hi sinh,
Oanh gương sáng nơi tuyến đầu phòng lòng trắc ẩn, can đảm,
chống dịch COVID-19. Trước dũng cảm, bản lĩnh, khiêm
những diễn biến hết sức phức tạp tốn, cho và nhận
của đại dịch, thực hiện chỉ đạo của
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh,
bác sĩ Oanh và 10 “chiến sĩ áo
trắng” của bệnh viện Hùng Vương
lên đường làm nhiệm vụ tăng cường
tại khu cách ly Ký túc xá Đại học
Quốc gia (Thủ Đức). Trong gần một
tháng thực hiện nhiệm vụ tại đây,
bác sĩ Oanh luôn là người năng nổ,
tiên phong trong công việc. Sự quan
tâm, chia sẻ của bác sĩ Oanh và
đồng nghiệp đã tiếp sức thêm cho
các sản phụ trong khu cách ly bớt sợ
hãi, tự tin vượt cạn. Chị cùng đồng
nghiệp đã vì người bệnh mà quên đi
bản thân mình.
Trần Khánh Vy Trần Khánh Vy -MC “Đường lên Ý chí, nghị lực, đam mê,
MC “Đường lên đỉnh Olympia” là một tấm gương quyết tâm, ước mơ, bản
đỉnh Olympia” sáng cho X (vấn đề nghị luận). lĩnh, dũng cảm, khát vọng,
Năm 2016, Khánh Vy (HS trường thành công, cống hiến, tự
THPT Phan Bội Châu, Nghệ An) tin, tự chủ, sáng tạo, can
GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 21
nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ clip đảm, xác định mục tiêu, lí
nhại 7 thứ tiếng. Cô đạt giải 3 Học tưởng sống, niềm tin, kĩ
sinh giỏi Quốc gia môn Tiếng Anh năng sống, lựa chọn nghề
và được tuyển thẳng vào 4 trường nghiệp, cá tính, thành
đại học; thi đại học đạt 28.13 điểm công – thất bại, hoàn thiện
và quyết định chọn theo học tại Học bản thân, sống là chính
viện Ngoại giao Việt Nam. Khi còn mình, hành động, sáng tạo.
đi học, ngoài thành tích học tập ấn
tượng, nữ sinh này còn là một người
năng động, đa tài khi tham gia nhiều
công tác ngoại khóa, hoạt động
đoàn, đội.

Anh Nguyễn - Anh Nguyễn Ngọc Mạnh là một Nhân ái, lòng trắc ẩn, can
Ngọc Mạnh tấm gương sáng cho X (vấn đề nghị đảm, dũng cảm, bản lĩnh,
luận). Người thanh niên ấy làm khiêm tốn, cho và nhận
nghề lái taxi tải chở hàng bỗng chốc
được cả̉ nướ́c xem như 'người hùng'
vì đã dũng cảm đỡ bé 3 tuổi bị rơi từ
tầng 12 chung cư và̀o đầu năm
2021. Sự việc này không chỉ gây
xôn xao trong nước mà còn được cả
báo chí quốc tế quan tâm. Dù Mạnh
chỉ muốn mọi người xem những
việc anh làm là bình thường, nhưng
những nghĩa cử, hành động tốt như
anh Mạnh đã làm rất cần được lan
tỏa trong xã hội.

Vận động viên Nguyễn Thị Oanh xuất thân từ gia Ý chí, nghị lực, đam mê,
Nguyễn Thị Oanh đình thuần nông, khi đến với thể quyết tâm, ước mơ, bản
thao, Oanh tự tìm cách thích nghi lĩnh, dũng cảm, khát vọng,
với môi trường tập luyện hết sức thành công, cống hiến, tự
khắc nghiệt. Oanh học hỏi rất nhiều tin, tự chủ, can đảm, xác
và vươn lên đầy mạnh mẽ không định mục tiêu, lí tưởng
chịu khuất phục. Thành quả ngọt sống, niềm tin, kĩ năng
ngào và đặc biệt ấn tượng của sống, thành công – thất
Nguyễn Thị Oanh gặt hái được bại, sống là chính mình,
trong Seagames 32 tại Campuchia hành động, sáng tạo,….
là giành 4 HCV cá nhân. Đặc biệt
trong đó, 2 HCV ở nội dung 1500 m
và 3.000 m vượt chướng ngại vật

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 22


được Nguyễn Thị Oanh giành chỉ
sau 20 phút, bất chấp những bất lợi
về mặt thời gian thi đấu.

Bà Nguyễn Bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng Thói vô cảm, ích kỉ, dối
Phương Hằng Giám đốc Công ty cổ phần Đại trá, vô trách nhiệm, văn
(Tổng Giám đốc Nam) là người điển hình X (vấn đề hóa ứng xử, tin giả, sử
Công ty cổ phần nghị luận). Lợi dung sức lan tỏa dụng điện thoại thông
Đại Nam) của các mạng xã hội như facebook, minh sai mục đích.
Youtube, bà Hằng đã nhiều lần phát
trực tiếp trên mạng xã hội, đưa ra
những thông tin không đúng sự
thật, xúc phạm đến danh dự, uy tín
của nữ ca sỹ Vy Oanh, vợ chồng ca
sĩ Thủy Tiên – Công Vinh,… Đó là
những hành vi đưa tin sai sự thật, vu
khống, làm nhục người khác, lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm quyền lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân…

MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHI VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ
TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ/ HIỆN TƯỢNG TÍCH CỰC
1. Bản lĩnh là bình tĩnh, tỉnh táo, dám nghĩ, dám làm những gì bản thân cho là
đúng mà không làm ảnh hưởng tới người khác. Nó đồng nghĩa với dũng cảm, kiên
cường, dám đương đầu với khó khăn gian khổ để đạt được điều mình mong đợi.
2. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn trong cuộc sống; sẵn sàng hy sinh
bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Nó đồng nghĩa với bản
lĩnh dám đương đầu, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn
bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa.
3. Nghị lực là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Nó
đồng nghĩa với sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì
vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công.
4. Trung thực là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về
lẽ phải, bảo vệ công bằng. Nó trái nghĩa với dối trá, không sống đúng lương tâm của
bản thân, không dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
5. Cống hiến là sự hi sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm
việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng.
6. Sống ý nghĩa là sống có ích, sống cao đẹp,biết làm nhiều việc tốt, việc thiện.
Nó đồng nghĩa với sống hết mình, hi sinh và cống hiến cho cộng đồng.

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 23


7. Sẻ chia san sẻ, gánh vác, giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống
bằng cả vật chất và tinh thần. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong
muốn được nhận lại..
8. Khát vọng: Khác với tham vọng, khát vọng là những ý thức, tư tưởng có tính
chất tích cực. Nó đồng nghĩa với muốn hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp với sự
thôi thúc mãnh liệt đến từ sâu thẳm trái tim con người.
9. Tự chủ là khả năng tự bản thân mình đưa ra quyết định sáng suốt, không bị ép
buộc, tự chủ trong lời nói, suy nghĩ, tình cảm, tự chủ với hành vi của mình trong mọi
hoàn cảnh. Tự chủ là đức tính tốt cần phải rèn luyện trong quá trình hoàn thiện bản
thân.
10. Sáng tạo chính là khả năng tạo ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến hơn
những gì đã có.
10. Tự tin là sự tin tưởng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình. Nó
đồng nghĩa với bản lĩnh theo đuổi đến cùng ước mơ, khát vọng và không dễ bị khuất
phục trước khó khăn thử thách.
11. Thành công là trạng thái mà con người đạt được mục đích mà họ mong muốn,
là kết quả đạt được một cách mỹ mãn trong lĩnh vực nào đó mà con người theo đuổi.
Nó là kết quả của quá trình không ngừng cố gắng, nỗ lực, dám chấp nhận và vượt qua
thất bại.
12. Khiêm tốn là không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Nó
đồng nghĩa với đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và
luôn không ngừng học hỏi mọi người xung quanh.
13. Niềm tin là tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của
mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của
mình trong các mối quan hệ của cuộc sống, thường gắn với những cảm xúc tích cực,
với ước mơ, khát vọng về tương lai.
14. Trung thực nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch
sự thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Nó đồng nghĩa với tôn trọng sự thật,
chân lý và lẽ phải.
15. Can đảm là người không hèn nhát, dám đối mặt với sự thật, là người dám
đương đầu với những khó khăn thử thách của bản thân, dám đối diện với chính
mình…
16. Tự trọng là luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, biết điều
chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội.
17. Thành công là đạt được kết quả, tốt đẹp như mình mong muốn sau những nỗ
lực miệt mài không quản khó khăn gian khổ.
18. Sống giản dị là lối sống đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp, không khoa trương,
xa hoa. Đó là sống phù hợp với hoàn cảnh bản thân và xã hội.
19. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm, thiếu sót của người
khác, biết chấp nhận những yếu đuối, sai phạm của người khác, giúp họ đứng lên sau
vấp ngã. Khoan dung cũng có nghĩa là tha thứ, rộng lượng hơn với chính mình.

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 24


20. Vị tha là lấy lòng bác ái để đối xử với người khác, vì lợi ích của người khác,
sẵn sàng vì lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình
21. Tự học là ý thức học, là sự chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu
và nắm được bản chất vấn đề giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác
nhau.
22. Đức hi sinh: Hi sinh là hành động đánh đổi một thứ quan trọng của bản thân
cho một điều gì đó đáng quý hơn. Nó đồng nghĩa với sự quên mình, sẵn sàng cống
hiến, san sẻ những quyền lợi về vật chất, tinh thần cho người khác mà không tính toán
thiệt hơn, thậm chí còn xả thân vì người khác, cho sự nghiệp chung, lợi ích chung.
23. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản
thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
24. Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất.
25. Đam mê đơn giản là một việc nào đó có thể khiến bạn cảm thấy hứng thú, vui
vẻ và sẵn sàng bỏ ra thời gian, công sức để thực hiện nó. Theo đuổi đam mê chính là
dốc toàn tâm, toàn ý của bản thân để thực hiện bằng hết những suy nghĩ, những dự
định của bản thân.
26. Lòng yêu nước là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc
hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng
yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn,
rạng rỡ hơn.
27. Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu những người làm thầy giáo, cô giáo,
tôn trọng đạo lý làm người ở mọi lúc, mọi nơi.
28. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết
thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết
những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ
lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng
và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được.
29. “Uống nước nhớ nguồn”: nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành
quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra
chúng.
30. Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ lòng yêu mến, đồng cảm, cảm thông
và quý mến đối với đồng loại và mọi điều xung quanh. Đó có thể là tình cảm gia đình,
tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun
đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm
chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó.
31. Cho và nhận: “Cho” chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm
từ trái tim của một người, còn “nhận” là thu về cái được người khác gửi hoặc ban tặng
cho mình.
32. Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình: Cho là cống hiến, là ban ơn còn nhận
là hưởng thụ. Câu thơ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình gợi quan niệm sống: cho

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 25


và nhận – sống là cho đi chứ không chỉ ích kỉ, chỉ biết nhận cho riêng mình. Câu thơ
dưới dạng câu nghi vấn gợi ở người đọc nhiều suy tư về lối sống của bản thân.
33. Lời cảm ơn: Cảm ơn là một thái độ trân trọng biết ơn những gì mà người khác
đã làm cho ta đem lại cho ta những điều tốt đẹp. Cảm ơn chính là một cách thể hiện
tình cảm, lối ứng xử lịch sự, lễ phép, biết tôn trọng đến những người xung quanh
mình.
34. Lời xin lỗi không những là thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm của mình mà
còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.
35. Hạnh phúc chính là trạng thái vui vẻ, thoải mái khi chúng ta được thỏa mãn
một điều gì đó.
36. Hi vọng là sự lạc quan, tin tươngr vào tương lai.
37. Thành công và thất bại: Thành công chính là kết quả đạt được sau quá trình
cố gắng, phấn đấu không ngừng nghỉ. Đó chính là công sức do lao động, học tập mà
có. Thành công cũng có thể xem là niềm vui tinh thần tạo nên nhiều niềm vui khác mà
nhiều người vẫn cố gắng muốn vươn tới. Còn thất bại chính là trạng thái rơi vào hụt
hẫng, bế tắc khi không thể hoàn thành được mục tiêu mà mình đã đặt ra, không thể trở
thành một ai đó mà mình mong. Thành công và thất bại luôn tồn tại trong mỗi con
người.
38. Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết của hai người hay của một nhóm có
những nét chung về tính tình, sở thích, ước mơ, lí tưởng, tình cảm… Một tình bạn trở
nên đẹp đẽ và cao quý khi ta dành cho đối phương sự tôn trọng, đồng cảm và sẻ chia;
không quản ngại hi sinh, vất vả để giúp đỡ lẫn nhau.
39. Ước mơ là khát vọng là những điều tốt đẹp mà ta luôn muốn hướng tới.

TIÊU CỰC
40. Tự phụ là thói tự cao tự đại, tự đánh, tự đánh giá cao bản thân của mình, luôn
cho bản thân là “cái rốn của vũ trụ”. Nó giống như trạng thái ảo tưởng về bản thân,
luôn muốn thổi phồng sự thật, huênh hoang, khoác lác.
41. Thói vô trách nhiệm là vô tâm, cẩu thả, sống thờ ơ, ỷ lại vào người khác,
không muốn đảm đương bất cứ việc gì với bất cứ ai, thậm chí là liên quan đến chính
mình. Nó trái nghĩa với là có ý thức, có tính tự giác, làm tròn bổn phận của mình với
những công việc được giao.
42. Lối sống ích kỉ là sống chỉ vì mình, chỉ lo cho bản thân mà không quan tâm, hỗ
trợ, không giúp đỡ tới người khác, chỉ muốn vun vén những tư lợi cho bản thân mà
thôi. Nó thường đi cùng sự đố kị, ghen ghét.
43. Dối trá là không trung thực, lừa dối người khác, tạo ra cái ảo để gây điều tin
tưởng cho người khác nhằm mục đích vụ lợi, che giấu sự thật nào đó.
44. Cám dỗ là ma lực khiến chúng ta đầu hàng trước những dự kiến ban đầu, sao
nhãng trước những công việc còn dang dở, thậm chí là tạo những động lực xấu xa, trái
với luân thường đạo lý.

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 26


45. Giấu dốt – một hiện tượng ngày nay đã và đang phổ biến ở đại đa số học sinh,
thể hiện qua sự che đậy cái kém cỏi, cái thiếu hiểu biết của mình. Khuyết điểm, kém
cỏi hầu hết phát sinh từ ý thức và khả năng vươn lên của mỗi con người và “giấu dốt”
có thể khiến chúng ta ngày càng lún sâu trong cái vỏ của sự uyên bác giả tạo.
46. Chuyện xấu xa là những điều tàn ác, tham lam, ti tiện… đó là mặt trái của xã
hội.
47. Trông chờ và người khác là thói quen ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ vào sự 14
giúp đỡ của những người xung quanh. Họ không muốn bỏ công sức của mình để làm
việc và tìm kiếm những việc mình muốn.
48. Lối sống ăn bám là thái độ sống phụ thuộc vào thành quả lao động của người
khác một cách vô lý mà chẳng hề tự thân vận động hay tự lực nào cả.
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
49. Tin tức giả là những thông tin, câu chuyện không đúng sự thật được lan truyền
trên internet được cố tình đăng tải, lan truyền vì một mục đích nào đó hoặc là những
thông tin có thể có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do người viết
chúng không kiểm chứng toàn bộ sự thật trước khi đăng tải chia sẻ.
50. Sống ảo là lối sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội, thiếu đi sự liên lệ cần có
với cuộc sống thực tại, tự tạo ra niềm vui cho riêng mình qua những lượt tương tác
trên mạng xã hội như like, thả tim, lượt theo dõi…
51. Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến, là nơi mà mọi người có thể xây dựng
các mối quan hệ ảo với những người có chung tính cách, sở thích, nghề nghiệp hoặc
với cả những người có mối quan hệ ngoài đời thực.
52. Điện thoại thông minh (smartphone) là khái niệm để chỉ chiếc điện thoại tích
hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến về điện
toán và kết nối dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại di động thông thường.
53. Sáng tạo là khả năng tạo ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến hơn những gì
đã có.
54. Định hướng nghề nghiệp là công tác hướng nghiệp dựa vào những thông tin
như sở thích, năng lực, nhu cầu xã hội,… để chọn nghề nghiệp phù hợp với nguyện
vọng, khả năng của bản thân mỗi người.
55. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan
gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và
nước biển dâng.
56. Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo loạn hay xung đột quân sự. Nó
trái ngược với các biểu hiện của chiến tranh như đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, chết
chóc.
57. Tự do là quyền được sống, hoạt động xã hội theo ý muốn cá nhân mà không bị
cấm đoán, xâm phạm.
58. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý,
đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác
diễn ra trong phạm vi trường học.

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 27


59. Xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có
chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ về các mặt thể chất, tinh thần, tình
dục.
60. Ô nhiễm môi trường là 1 hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với nó
là các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức
khỏe của con người và các sinh vật khác trong tự nhiên.

Đề 4: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tính trung thực trong cuộc
sống.

- Mở đoạn: Wiliam Sechpia từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung
thực”. Người không trung thực là người không có đạo đức. Bởi, trung thực là giá
trị cốt lõi, là cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người. Vì thế trung thực
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
- Thân đoạn:
+ “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự
thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. (GIẢI THÍCH)
+ Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ
phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Lúc làm sai
– người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. (dẫn)
+ Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan
hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt
đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn
trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Trung thực làm cho sự gian dối, giả
tạo không còn đất sống. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và
quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng
giữa người với người.  PHÂN TÍCH / CHỨNG MINH  Dẫn chứng: George
Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gẫy cây anh đào mà bố ông yêu thích. Thấy bố
rất tức giận, Washington vô cùng hoảng sợ, trước câu hỏi của cha, sau một thoáng
lưỡng lự ông khóc òa: “Con không thể nói dối, cha biết con không thể nói dối! Con đã
chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”.  Đức tính trung thực làm nên nhân cách
lớn, Washington chính là vị tổng thống đầu tiên, khai sinh ra Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ.
+ Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo,
đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
 LẬT NGƯỢC VẤN ĐỀ
- Kết đoạn: qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: là một con người sống
trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực
rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 28


tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn nữa.

 Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng”.


 Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực.
– William Shakespeare
 Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung
thực.
– Benjamin Franklin
 Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường,
đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng.
– Walter Scott

Đề 5: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của nghị lực trong cuộc sống con
người.

- Mở đoạn: Giữa lớp sỏi đá khô cằn, nếu có đủ nghị lực sống, cây hoa dại vẫn tốt lên
và nở ra những chùm hoa tươi đẹp. Nó là bài học quý giá giúp ta không ngại khó khăn,
thử thách, không ngừng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Rõ ràng, Ý chí, nghị lực chính là “bệ phóng” có vai trò đưa con người đến với
thành công.
- Thân đoạn:
+ Nghị lực chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con
người.  Người có ý chí, nghị lực sống là người luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua
những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để dạt tới mục tiêu đã đặt ra.--> GIẢI
THÍCH

+ Nghị lực sống mạnh mẽ có một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng
ta, có ý chí, nghị lực con người sẽ luôn vững vàng trước thử thách phong ba. Họ
cho khó khăn là trải nghiệm; xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua khó
khăn đó, ý chí nghị lực được hình thành, được tôi luyện, con người mới có thể hiên
ngang, bản lĩnh giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi
thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ,
cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản. Sống có Ý chí và nghị lực sống mạnh mẽ
GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 29
giúp con người luôn lạc quan, tin tưởng vào công việc và cuộc sống. Thái độ sống
tích cực ấy giúp chúng ta luôn chủ động, sáng tạo, dễ dàng gặt hái thành công và
sống một cuộc đời có ý nghĩa.

+ Nguyễn Ngọc Ký (Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã
cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở
thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng
chân" và được kể với tên Bàn chân kỳ diệu), Nick Vujick, Hellen Keller… là những
tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và
sự quyết tâm.
+ Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Người có ý chí,
nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên
thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng.
+ Trái ngược với những người có nghị lực sống mạnh mẽ là những người không có ý
chí, hèn nhát và yếu đuối. Giới trẻ bây giờ vẫn rất còn nhiều người chưa làm đã vội bỏ
cuộc, thấy khó khăn đã nản chí, gặp thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những
người như thế thật đáng chê trách.

- Kết đoạn: Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn giúp người sở hữu nó chiến
thắng tất cả để bước tới thành công. Em phải học tập những tấm gương sáng về ý chí,
nghị lực để đi tới thành công.
Không gì là không thể đối với người biết cố gắng – Alexander

1
Bản lĩnh
 “Bản lĩnh là đức tính tự quyết một cách độc lập thái độ, hành động của
mình, không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm.” (Từ điển
tiếng Việt – Hoàng Phê)
 “Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và
có chính kiến riêng trong mọi vấn đề.”
 “Kiên trì và nhẫn nại / Không chịu lùi một phân / Vật chất tuy đau khổ /
Không nao núng tinh thần.” (Hồ Chí Minh)
 “Nghịch cảnh có thể mài sắc bạn nếu bạn có đủ ý chí để vượt qua nó.”
(Ray Kroc)
 “Cuộc sống không phải là để chờ đợi cơn bão đi qua, cuộc sống là để học
được cách khiêu vũ trong mưa.” (Vivian Greene)
 “Tôi hoàn toàn không biết điều gì sẽ đến, nhưng dù là điều gì đi nữa,
tôi cũng sẽ cười đón nhận.” (Herman Melville)
2
Bao dung
 “Bao dung là khi biết tha thứ những lỗi lầm của người khác với mình, là

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 30


bỏ qua những sai phạm, là cho họ một cơ hội để sửa sai; bao dung không
chỉ đối với người khác, mà bao dung còn đối với chính bản thân mình.”
 “Sống bao dung là sống bằng tình yêu thương, cùng chia sẻ với những
người xung quanh mình, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn trong cuộc sống về
cả vật chất lẫn tinh thần.”
 “Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với
tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến
về phía trước.” (Tyler Perry)
 “Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung, nhìn đường đi
của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn
chảy đời suối. Đời người cũng để sống và thả trôi đi những tị hiềm.”
(Trịnh Công Sơn)
3
Bất hạnh
 “Bất hạnh là những điều không may gặp phải khiến con người cảm
thấy đau khổ.”
 “Nỗi bất hạnh làm ra con người, còn con người làm ra hạnh phúc.”
(Khuyết danh)
 “Những nỗi bất hạnh giống như dao, hoặc có tác dụng với ta, hoặc gây
tổn thương ta, tùy theo ta nắm lấy chúng bằng lưỡi hay bằng cán.”
(James Russell Lowell)
 “Để đánh giá đúng chí khí của một người, ta phải thấy anh ta trong bất
hạnh.” (Napoleon Bonaparte)
4
Bi quan
 “Bi quan là phương thức nhìn nhận sự việc hiện tượng theo chiều hướng
nặng nề về mặt tiêu cực.”
 “Bi quan là một cách cảm nhận thế giới, thấm đẫm sự tuyệt vọng, tiêu
cực và không tin vào những thay đổi tích cực.”
 “Người bi quan luôn tìm thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan
luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.” (Winston Churchill)
 “Lạc quan là hạt giống gieo trồng trên mảnh đất của niềm tin; bi quan
là hạt giống cất giữ dưới căn hầm ngờ vực.” (William Arthur Ward)
5
Bình tĩnh
 “Bình tĩnh là luôn giữ được thái độ bình thường, làm chủ được hành
động, không hốt hoảng, không luống cuống, không nóng vội.”
 “Bình tĩnh là trí khôn, là sự dẻo dai, linh hoạt, là chìa khóa thành công
trong cuộc sống.”
 “Sự bình tĩnh là cái nôi của sức mạnh.” (Josiah Holland)
 “Tình nên thiệt, tính nên hoà. Nếu nóng nảy thì thành sự ít mà bại sự

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 31


nhiều.” (Nguyễn Bá Học)
6
Cảm ơn
 “Tỏ lòng biết ơn với người đã làm điều tốt cho mình.” (Từ điển tiếng Việt
– Hoàng Phê)
 “Cảm ơn là thái độ trân trọng, biết ơn những gì mà người khác đã làm
cho ta, đem lại cho ta những điều tốt đẹp.”
 “Hãy biết ơn những người làm chúng ta hạnh phúc vì họ là những người
làm vườn đầy duyên dáng khiến tâm hồn chúng ta nở hoa.” (Marcel
Proust)
 “Về bản chất, lòng biết ơn cũng như quả bóng tuyết, càng lăn xa càng
lớn thêm.” (Khuyết danh)
 “Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được hạnh phúc. Khi chúng ta có
lòng biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc trong từng giờ.” (Henry Ward
Beecher)
7
Cảm thông
 “Cảm thông là sự thấu hiểu, chia sẻ lắng nghe và cảm nhận nỗi đau nỗi
buồn của người khác.”
 “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác.”(E. C.
McKenzie)
 “Chúng ta học được trong tình bạn rằng hãy nhìn bằng mắt của người
khác, nghe bằng tai của người khác, và cảm nhận bằng trái tim của người
khác.” (Alfred Adler)
 “Sự thành công trong cách ứng xử với người khác phụ thuộcvào việc nắm
được góc nhìn của người khác với thái độ cảm thông.” (Dale Carnegie)
8
Can đảm
 “Có sức mạnh tinh thần để không sợ nguy hiểm, đau khổ.” (Từ điển
tiếng Việt – Hoàng Phê)
 “Chúng ta không bao giờ có thể học được sự can đảm và kiên nhẫn nếu
chỉ có niềm vui trên thế gian này.” (Helen Keller)
 “Lòng can đảm là cái giá mà cuộc đời đòi hỏi để trao cho ta sự thanh
thản.” (Amelia Earhart)
9
Chăm chỉ
 “Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc nào đó để đạt được kết
quả tốt nhất.”
 “Thiên tài một phần trăm là cảm hứng và chín mươi chín phần trăm là
mồ hôi.” (Thomas Edison)
 “Mong muốn có thành công mà không làm việc chăm chỉ cũng giống

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 32


như cố gắng thu hoạch khi chưa hề gieo trồng.” (David Bly)
10
Chân thành
 “Chân thành là thành thật, lương thiện và thực tế trong suy nghĩ và
hành động.”
 “Chân thành đơn giản là bạn sống bằng cả trái tim mình, không vụ
lợi, cho đi không tính toán.”
 “Người ta ngây ngất trước sự hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy,
nhưng chỉ rơi nước mắt trước sự giản dị tự đáy lòng.” (Nguyễn Ngọc
Tư)
11
Chia sẻ
 “Chia sẻ là thể hiện sự san sẻ, đồng cảm, cảm thông giữa con người
với con người, cộng đồng bằng hành động, lời nói và thậm chí đơn giản
chỉ là bằng những cử chỉ, ánh mắt.”
 “Chia sẻ là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về vật chất và
tinh thần bằng tất cả khả năng của mình, giúp họ vượt qua khó khăn
hoạn nạn.”
 “Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ
càng cho nhiều, họ càng có nhiều.” (Rainer Rilke)
 “Người giàu có không phải là người có nhiều, mà là người Cho nhiều.”
(Erich Fromm)
12
Chiến thắng
 “Chiến thắng là kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau một quá trình đấu
tranh và vượt qua thử thách.”
 “Chiến thắng bản thân là chiến thắng tốt đẹp và cao quý nhất; bị đánh
bại bởi bản tính của mình là thất bại tồi tệ và nhục nhã nhất.” (Plato)
 “Khi bạn hạnh phúc vì làm điều mình yêu thích, bạn đã thắng cuộc
rồi.” (Jack Canfield)
13
Chủ động
 “Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác
hoặc hoàn cảnh bên ngoài.”
 “Tôi sẽ không ngồi yên chờ đợi tương lai bất định, hay chờ đợi điều gì đó
xảy ra. Người ta có thể chờ đợi cả đời, và rồi chẳng tìm thấy gì khi chờ
đợi đến cuối. Tôi sẽ bắt đầu ở đây, tôi sẽ làm điều gì đó xảy ra.” (Louis
L’Amour)
14
Cơ hội
 “Cơ hội là điều kiện thuận lợi, thời điểm hội tụ những điều thích hợp

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 33


cho chúng ta tận dụng và tạo ra những thành công cho bản thân.”
 “Cơ hội giống như bình minh. Nếu bạn chờ quá lâu, bạn sẽ bỏ lỡ nó.”
(William Arthur Ward)
 “Nằm giữa khó khăn là cơ hội.” (Albert Einstein)
 “Cơ hội đến với tất cả mọi người, nhưng ít người có thể nắm bắt được cơ
hội.” (Edward Bulwer Lytton)
 “Biển có cá cho tất cả mọi người.” (William Camden)
15
Cống hiến
 “Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân
mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng.”
 “Thước đo của cuộc đời không phải thời gian, mà là cống hiến.” (Peter
Marshall)
 “Sống là cho không chỉ nhận riêng mình.” (Tố Hữu)
16
Đam mê
 “Đam mê là khi chúng ta có cảm hứng, yêu thích một công việc, một
lĩnh vực nào đó và dồn toàn tâm toàn j, dành hết thời gian, công sức,
không ngừng nghỉ để theo đuổi nó.”
 “Nếu đam mê chở bạn đi, hãy để lí trí nắm lấy dây cương.” (Benjamin
Franklin)
 “Những đam mê của chúng ta nói lên chính bản thân ta.” (Anatole
France)
 “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau.” (Bill Gates)
17
Đoàn kết
 “Đoàn kết là sự gắn bó bền chặt giữa nhiều cá nhân với nhau trong một
tập thể, một tổ chức.”
 “Một mình, ta làm được rất ít; cùng nhau, ta làm được rất nhiều.”
(Helen Keller)
 “Riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Cùng nhau, chúng ta là
đại dương.” (Ryunosuke Satoro)
18
Động lực
 “Động lực là động cơ thúc đẩy con người hành động, là mục đich chủ
quan mà chúng ta muốn đạt được thông qua quá trình hoạt động của
mình.”
 “Động lực giúp bạn đi tiếp và thói quen giúp bạn tới nơi. Hãy biến
động lực thành thói quen, bạn sẽ tới nơi nhanh hơn, và còn vui vẻ trên
đường.” (Zig Ziglar)
 “Chỉ động lực không là không đủ. Nếu bạn có một kẻ ngu và bạn truyền

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 34


động lực cho hắn, giờ bạn đã có một kẻ ngu hăng hái.” (Jim Rohn)
19
Gia đình
 “Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi lưu giữ, giáo dục, trao truyền
các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình.”
 “Bạn có thể làm gì để xây dựng hòa bình thế giới? Hãy về nhà và yêu
thương gia đình của mình.” (Mẹ Teresa)
 “Hạnh phúc sinh trưởng bên lò sưởi của chúng ta, chứ không phải hái
được trong vườn nhà người khác.” (Douglas Jerrold)
 “Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy được sự an bình trong
gia đình là người sung sướng nhất.” (Goethe)
20
Giáo dục
 “Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay
nghiên cứu.”
 “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn / Phần nhiều do giáo dục mà nên.” (Hồ
Chí Minh)
 “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để chúng ta thay đổi thế giới.”
(Nelson Mandela)
21
Hành động
 “Hành động là quá trình thực hiện, biến ước mơ, ý tưởng, dự định thành
thực tiễn, đem lại kết quả nhất định.”
 “Không ai biết mình có thể làm gì nếu không bắt tay làm.” (Publilius
Syrus)
 “Hành động có thể không mang tới hạnh phúc, nhưng không có hạnh phúc
nào lại thiếu hành động.” (William James)
 “Ý nghĩa thực sự ở cuộc sống là ở chỗ dám hành động.” (Karl Marx)
22
Hạnh phúc
 “Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc được biểu thị bởi cảm giác vui vẻ,
thoả mãn, hài lòng, và sự đủ đầy.”
 “Hạnh phúc là khái niệm thuộc phạm trù tinh thần, là cảm xúc vui
sướng, mãn nguyện khi đạt được hay làm được điều mà mình mong
ước.”
 “Hạnh phúc là niềm vui, sự hài lòng khi con người đạt được những
điều tốt đẹp, thỏa mãn được những ước muốn.”
 “Làm điều bạn thích là tự do. Thích điều bạn làm là hạnh phúc.”
(Frank Tyger)
 “Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, chỉ có hạnh

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 35


phúc khi cho đi.” (Henry Drummond)
 “Thành công là đạt được thứ bạn muốn. Hạnh phúc là muốn thứ bạn đạt
được.” (Dale Carnegie)
23
Hèn nhát
 “Hèn nhát là khiếp nhược trước khó khăn thử thách, là trạng thái luôn sợ
hãi, nhút nhát, không dám đối mặt với những biến động của cuộc sống,
những khó khăn nảy sinh trong nghịch cảnh mà chỉ thu mình trong sự an
toàn.”
 “Nguồn gốc thực sự của đau khổ là sự nhút nhát của chúng ta.” (John
Adams)
 “Nỗi sợ hãi có công dụng, nhưng sự hèn nhát thì không.” (Mahatma
Gandhi)
24
Hòa bình
 “Hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi
chúng ta sống vui vẻ, hòa thuận, không đấu đá. Hòa bình còn được sử
dụng để chỉ trạng thái ổn định về cả nội tâm và suy nghĩ của một con
người.”
 “Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng
sự thông hiểu lẫn nhau.” (Albert Einstein)
 “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình,
không phải của chiến tranh.” (Ralph Emerson)
25
Học tập
 “Học tập là quá trình tiếp thu những kiến thức mới, kỹ năng mới, bổ sung
trau dồi các kiến thức nâng cao từ các kiến thức cơ bản mà bản thân đã
được học từ trước.”
 “Hãy học khi người khác ngủ; lao động khi người khác lười nhác; chuẩn
bị khi người khác chơi bời; và có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước.”
(William Arthur Ward)
 “Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều
quan trọng nhất là không ngừng đ♘t câu hỏi.”
(Albert Einstein)
26
Hy vọng
 “Hy vọng là là niềm tin, sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy đến,
sống lạc quan, không ngừng nỗ lực trong cuộc sống và công việc để có
được cuộc sống tốt đẹp hơn.”
 “Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều
gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.” (Helen Keller)

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 36


 “Nơi nào có sự sống, nơi đó có hy vọng.” (Tolkien)
26
Hy vọng
 “Hy vọng là là niềm tin, sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ xảy đến,
sống lạc quan, không ngừng nỗ lực trong cuộc sống và công việc để có
được cuộc sống tốt đẹp hơn.”
 “Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều
gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.” (Helen Keller)
 “Nơi nào có sự sống, nơi đó có hy vọng.” (Tolkien)
27
Ích kỷ
 “Ích kỷ là lối sống chỉ biết nghĩ cho mình, luôn suy tính thiệt hơn, lúc nào
cũng chăm chăm vun vén cho lợi ích của bản thân mà thờ ơ, vô cảm, thậm
chí sẵn sàng chà đạp lên hạnh phúc của người khác.”
 “Những thành tựu lớn lao được sinh ra từ sự hy sinh lớn lao, và chẳng bao
giờ là kết quả của sự ích kỷ.” (Napoleon Hill)
 “Hạnh phúc bắt đầu khi sự ích kỷ kết thúc.” (John Wooden)
28
Khiêm tốn
 “Khiêm tốn là thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình,
không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác.”
 “Người biết ít thường nói nhiều, trong khi người biết nhiều thường nói
ít.” (Jean Jacques Rousseau)
 “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo.” (Ngạn ngữ Anh)
 “Sông càng sâu càng tĩnh lặng. Lúa càng chín càng cúi đầu.” (Khuyết
danh)
29
Kiên nhẫn
 “Kiên nhẫn là cách mà bạn thể hiện mình là người biết suy nghĩ, biết
cách kiềm chế cảm xúc.”
 “Kiên nhẫn được hiểu là sự kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại, không bị khuất
phục trước khó khăn, dù thế nào vẫn cố gắng vượt qua thử thách.”
 “Sự kiên nhẫn đắng chát, nhưng quả của nó lại ngọt.” (Jean Jacques
Rousseau)
 “Nước chảy đá mòn không phải hoàn toàn do sức mạnh của nước, mà do
việc lặp đi lặp lại của dòng chảy.” (Holly Chen)
 “Đĩa thịt gà thơm ngon ta có được là kết quả của cả một quá trình bắt
đầu từ khi ấp trứng, chứ không đơn thuần từ hành động đập vỏ mà ra.”
(Arnold Glasgow)
30
Kỷ luật

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 37


 “Kỷ luật là sự rèn luyện giúp con người tự sửa chữa, tạo khuôn nếp và
làm việc theo mục tiêu đã đề ra để đạt được mục đích cuối cùng.”
 “Kỷ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và
cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra và
thành công trong cuộc sống.”
 “Chúng ta phải lựa chọn giữa nỗi đau của sự kỷ luật hay nỗi đau của sự
hối hận.” (Jim Rohn)
 “Nghị lực kéo ta dậy khỏi giường, tận tụy thôi thúc ta hành động, và kỷ
luật khiến ta bền bỉ đi hết đường.” (Zig Ziglar)
 “Hãy khoan dung với người khác và nghiêm khắc với bản thân.”
(Marcus Aurelius)
31
Lạc quan
 “Lạc quan chính là thái độ sống an nhiên, điềm tĩnh trước mọi sự
việc và tình huống trong cuộc sống.”
 “Người bi quan chờ đợi tình thế trở nên tốt hơn, và mong tiếp tục
chờ đợi; người lạc quan hành động với những gì tốt nhất mình đang có
trong tay, và tiến tới tạo ra tình thế tốt đẹp hơn.” (Christian Larson)
 “Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều
gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.” (Helen Keller)
 “Lạc quan là hạt giống gieo trồng trên mảnh đất của niềm tin; bi
quan là hạt giống cất giữ dưới căn hầm ngờ vực.” (William Arthur
Ward)
32
Lắng nghe
 “Lắng nghe là một quá trình chủ động khi chúng ta cố gắng tập trung
và mong muốn có thể thấu hiểu được nội dung của người nói.”
 “Hãy học cách lắng nghe. Cơ hội có thể gõ cửa rất khẽ khàng.”
(Frank Tyger)
 “Sự sáng suốt không đến từ việc nói. Nó đến từ việc lắng nghe.”
(Katrina Mayer)
33
Lòng tốt
 “Lòng tốt là lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia, vị tha đến những
người xung quanh và rộng ra là đến cả muôn vật muôn loài xung
quanh ta.”
 “Tình yêu lớn lên nhờ cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là
sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được.” (Elbert Hubbard)
 “Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù
có thể thấy.” (Mark Twain)
34

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 38


Lòng trắc ẩn
 “Lòng trắc ẩn là cảm giác khi bạn đau nỗi đau của người khác,
thương cảm cho cảnh đời bất hạnh mà không hề có bất kỳ mục đích
nào.”
 “Lòng trắc ẩn là khả năng khơi dậy sự đồng cảm, thương yêu, thấu
hiểu giữa con người với nhau.”
 “Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác,
nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.” (Albert
Schweitzer)
 “Chúng ta ai cũng muốn giúp người khác. Con người là thế. Chúng ta
muốn sống bên hạnh phúc của nhau chứ không phải sự khổ sở của
nhau.” (Charlie Chaplin)
35
Lười biếng
 “Lười biếng là trạng thái vận động một cách hời hợt, không muốn làm
gì đó ho♘c không cố gắng để hoàn thành công việc, đi kèm với đó là
thái độ mệt mỏi và khó chịu.”
 “Lười biếng là một trạng thái thụ động và để m♘c mọi thứ như nó
vốn có, kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải
thực hiện.”
 “Ngày mai là ngày người lười biếng làm việc và kẻ ngu ngốc thay đổi.”
(Edward Young)
36
Nghị lực
 “Nghị lực là sự quyết liệt trong hành động, là sự kiên trì, bền bỉ,
không chịu lùi bước trước khó khăn, thử thách để thực hiện cho kì
được mục tiêu, chí hướng đã vạch ra.”
 “Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn
hơn, nhưng chính trong khi chống lại gian khổ mà sức mạnh nội tâm
của con tim được hình thành.” (Vincent van Gogh)
37
Niềm tin
 “Niềm tin là sự tin tưởng, tín nhiệm vào bản thân hoặc một điều tốt đẹp
gì đó trong cuộc sống.”
 “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm
tin.” (Steve Jobs)
 “Để làm được những điều lớn lao, chúng ta không những phải hành
động mà còn phải mơ mộng, không những phải lên kế hoạch mà còn
phải có niềm tin.” (Anatole France)
38
Niềm vui

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 39


 “Niềm vui là những điều mang lại cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, hân
hoan, sung sướng cho con người trong cuộc sống.”
 “Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có
cả ngàn lí do để cười.” (Khuyết danh)
 “Hãy viết trong trái tim rằng mỗi ngày đều là ngày tuyệt vời nhất
trong năm.” (Ralph Waldo Emerson)
39
Phán xét
 “Phán xét là một phát biểu về ý kiến cá nhân trong tâm thế chủ
quan.”
 “Nếu bạn phán xét người khác, bạn chẳng còn thời gian để yêu
thương họ nữa.” (Mẹ Teresa)
 “Đừng vô tình phán xét bất kì ai, vì bạn không thể biết những gì
họ đã từng trải qua.” (Lê Ngọc Minh)
40
Sáng tạo
 “Sáng tạo chính là tạo ra những ý tưởng, những sáng kiến có thể
ứng dụng vào cuộc sống thực tại.”
 “Sáng tạo là khả năng nhìn ra những mối liên quan ở nơi tưởng
chừng không có.” (Thomas Disch)
 “Sự sáng tạo đòi hỏi phải có can đảm để buông tay khỏi những điều
chắc chắn.” (Erich Fromm)
41
Tiết kiệm
 “Tiết kiệm là sử dụng hợp lý của cải, thời gian, công sức lao động một
cách có hiệu quả.”
 “Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi
tiêu.” (Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ)
 “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm
cả con tàu.” (Benjamin Franklin)
42
Tha thứ
 “Tha thứ là hành động bỏ qua lỗi lầm của người khác.”
 “Sự trả thù cao quý nhất chính là tha thứ.” (Thomas Fuller)
 “Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những
điều lớn hơn. Khi một người biết tự tha thứ cho mình thì đồng thời
cũng phải biết tha thứ cho kẻ khác.” (Trịnh Công Sơn)
 “Tha thứ là một trong những món quà tốt nhất mà bạn có thể tự trao
cho mình.” (Katrina Mayer)
43
Thay đổi bản thân

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 40


 “Thay đổi bản thân là việc mỗi người không ngừng học hỏi, cải thiện
mình để tiến bộ hơn và hoàn thiện hơn từng ngày.”
 “Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua
những cuốn sách ta đọc.” (Harvey MacKay)
 “Con người có thể thay đổi cuộc đời mình bằng cách thay đổi thái độ
của mình.” (William James)
44
Thấu cảm
 “Thấu cảm là thấu hiểu, đồng cảm với hoàn cảnh của người khác, từ
đó chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với họ.”
 “Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người
khác, đặ t mình vào cuộc đời của họ.” (Đặng Hoàng Giang)
 “Không thể yêu hay ghét cái gì trước khi hiểu thấu nó.”(Leonardo
da Vinci)
 “Có lẽ người ta không mong muốn được yêu thương nhiều bằng mong
muốn được thấu hiểu.” (George Orwell)
45
Tình bạn
 “Tình bạn là tình cảm giữa những người không có mối quan hệ ruột
thịt nhưng lại hiểu nhau, yêu thương nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau,
cùng nhau chia sẻ mọi điều của cuộc sống và gắn bó với nhau.”
 “Chúng ta đều là thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và ta phải ôm lấy
lẫn nhau để học bay.” (Khuyết danh)
 “Hãy đếm tuổi của bạn bằng số bạn bè chứ không phải số năm. Hãy
đếm cuộc đời bạn bằng nụ cười chứ không phải bằng nước mắt.”
(John Lennon)
46
Tình yêu thương
 “Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa
người với người trong cuộc sống. Nó là một khái niệm trừu tượng
của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm,
gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí với muôn vật muôn
loài”
 “Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ
càng cho nhiều, họ càng có nhiều.” (Rainer Maria Rilke)
 “Tình yêu lớn lên nhờ cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự
yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được.” (Elbert Hubbard)
 “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc.” (Đặng Thùy
Trâm)
47
Trách nhiệm

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 41


 “Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có j thức với
những việc làm đó.”
 “Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là
người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác.”
(Les Brown)
 “Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là
điểm xuất phát của lòng tự trọng.” (Joan Didion)
48
Trì hoãn
 “Trì hoãn là xu hướng của con người khi làm chậm lại, chưa muốn
làm ngay một công việc phải làm, ho ♘c chờ đợi một thời gian sau đó
mới thực hiện.”
 “Ai chờ đợi để làm nhiều điều tốt đẹp cùng một lúc sẽ chẳng bao giờ
làm gì cả.” (Samuel Johnson)
 “Chúng ta không được bảo đảm có ngày mai, nhưng chúng ta có hôm
nay. Đừng trì hoãn làm những việc quan trọng với mình.” (Katrina
Mayer)
49
Trung thành
 “Trước sau một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin, giữ trọn những tình
cảm gắn bó, những điều đã cam kết đối với ai hay cái gì.”
 “Chỉ người trung thành với chính mình mới có thể trung thành với
người khác.” (Erich Fromm)
 “Tôi ngay không thờ hai chúa.” (Tục ngữ Việt Nam)
50
Trung thực
 “Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống
ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết
điểm.”
 “Không di sản nào quj giá bằng lòng trung thực.” (William
Shakespeare)
 “Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm
nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh
hằng.” (Walter Scott)
 “Lòng trung thực là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ.” (Thomas
Jefferson)
51
Tự ti
 “Tự ti là tự đánh giá thấp về chính bản thân mình và không có đủ sự tự
tin để thể hiện, bộc lộ bản thân.”
 “Nhận thức tiêu cực về bản thân giống như vừa lái xe qua cuộc đời

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 42


vừa hãm phanh.” (Maxwell Maltz)
 “Nếu bạn thật sự không coi mình có nhiều giá trị, nên biết rằng thế
giới sẽ không nâng giá lên đâu.” (Khuyết danh)
52
Tự tin
 “Tự tin là tin tưởng vào bản thân, tin vào khả năng và hành động của
chính mình.”
 “Không một ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình thấp kém nếu không
có sự đồng j của bạn.” (Eleanor Roosevelt)
 “Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là
người vô dụng.” (Hồ Chí Minh)
 “Sớm hay muộn, người thắng là người nghĩ mình có thể.” (Paul
Tournier)
53
Tự trọng
 “Tự trọng là biết coi trọng và giữ gin phẩm cách, biết điều chỉnh hành
vi của mình cho đúng với chuẩn mực xã hội.”
 “Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội
cho ngay ngắn.” (Ngạn ngữ Tây Ban Nha)
 “Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã
làm người thì phải có lòng tự trọng.” (Nguyễn Bá Thanh)
 “Lòng tự trọng và sự khiêm nhường là những viên đá nền cho lòng
trắc ẩn.” (Theodore Isaac Rubin)
54
Tuổi trẻ
 “Tuổi trẻ là những công dân ở lứa tuổi tuổi thanh niên, là những
người đủ điều kiện và nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình
với gia đình, xã hội và đất nước.”
 “Tuổi trẻ là những con người tràn đầy khát vọng, luôn ấp ủ những ước
mơ, hoài bão về một tương lai tươi sáng.”
 “Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên; là lứa tuổi được học hành,
được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho
việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.”
 “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi
trẻ là mùa xuân của xã hội.” (Hồ Chí Minh)
 “Hãy sống đúng với giấc mơ tuổi trẻ.” (Friedrich Schiller)
 “Có những người chết ở tuổi 25 và chỉ đến 75 tuổi mới được chôn.”
(Benjamin Franklin)
55
Tương lai
 “Tương lai là khoảng thời gian gần ho♘c xa sắp tới, là những sự việc,

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 43


hành động chưa xảy ra, con người có thể lên kế hoạch làm chủ và thực
hiện được những sự việc đó.”
 “Tương lai của bạn phụ thuộc vào nhiều thứ, nhưng chủ yếu vẫn phục
thuộc vào bạn.” (Frank Tyger)
 “Tương lai được mua bằng hiện tại.” (Samuel Johnson)
 “Tương lai thuộc về những ai tin tưởng vào cái đẹp của ước mơ.”
(Eleanor Roosevelt)
 “Quá khứ là tro tàn; tương lai là gỗ. Chỉ ngày hôm nay là lửa sáng
chói lòa.” (Ngạn ngữ Eskimo)
56
Vị tha
 “Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng
mình, không mưu lợi cá nhân.”
 “Xung đột là cơn bệnh trầm trọng của nhân loại; và lòng vị tha là liều
thuốc duy nhất.” (Voltaire)
 “Sự tha thứ là chìa khóa mở cánh cửa oán trách và chiếc còng tay của
hận thù. Nó là thứ sức mạnh có thể phá vỡ xiềng xích của cay đắng và
gông cùm của lòng ích kỷ.” (William Arthur Ward)
 “Kẻ yếu không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của kẻ
mạnh.” (Mahatma Gandhi)
 “Kẻ không thể tha thứ cho người khác làm gẫy cây cầu mà chính mình
phải bước qua; bởi con người ai cũng cần tới sự tha thứ.” (Thomas
Fuller)
57
Vô cảm
 “Vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ của một người hay một
nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến
những gì đang diễn ra xung quanh mình.”
 “Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng
ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất - sự vô cảm của
con người.” (Helen Keller)
 “Nỗi sợ tốt hơn sự vô cảm, bởi vì sự sợ hãi khiến chúng ta có hành
động.” (Emiliano Salinas)
 “Hận thù không phải là thứ đối lập với tình yêu; đó là sự vô cảm.”
(Rollo May)
58
Vùng an toàn
 “Vùng an toàn là một trạng thái thỏa mãn về mặt cảm xúc, mà trong
đó một người cảm thấy thoải mái và quen thuộc với môi trường sống
xung quanh họ. Ở đó, rủi ro hay những cảm xúc tiêu cực được giảm
thiểu đến mức tối đa.”

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 44


 “Vùng an toàn là nơi tuyệt đẹp của mỗi cá nhân, nhưng chẳng có gì phát
triển hay thành công được ở đó cả.” (Jack Canfield)
 “Nguy hiểm nhất đối với hầu hết chúng ta không nằm ở việc đặt mục
tiêu quá cao rồi nhận thất bại chóng vánh mà đó là đặt mục tiêu an
toàn và chấp nhận kết quả tầm thường.” (Michelangelo)
 “Mỗi ngày hãy thử một thứ gì đó mà bạn từng sợ hãi.” (Eleanor
Roosevelt)
59
Xin lỗi
 “Xin lỗi là một hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, đồng
thời là sự đồng cảm, sẻ chia với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại.”
 “Người xin lỗi đầu tiên là người dũng cảm nhất. Người tha thứ đầu
tiên là người kiên cường nhất. Người từ bỏ đầu tiên là người hạnh
phúc nhất.” (Khuyết danh)
 “Đừng bao giờ làm hỏng lời xin lỗi bằng lý lẽ ngụy biện.” (Benjamin
Franklin)
 “Lời xin lỗi là loại nước hoa dễ thương; nó có thể biến khoảng
khắc bối rối nhất trở thành món quà thanh nhã nhất.” (Margaret
Lee Runbeck)
60
Ý chí
 “Ý chí hiểu là khả năng vượt qua mọi thử thách, là việc thực hiện các
hành động để có thể tạo ra được kết quả theo như mong muốn.”
 “Ý chí chính là sự bền bỉ nỗ lực không biết mệt mỏi của một người với
mục tiêu mà bản thân họ đã đề ra.”
 “Sức mạnh không đến từ thể chất. Nó đến từ ý chí bất khuất.” (Mahatma
Gandhi)
 “Cái người đời thường thiếu là ý chí chứ không phải là sức mạnh.”
(Victor Hugo)
 “Không có tài năng vĩ đại nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ.” (Balzac)
 “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường.” (Pauline Kael)

GV: Bùi Ngọc Luyến Trang 45

You might also like