You are on page 1of 16

Học văn cùng cô Hà

Tài liệu nội bộ

Ế Ậ
ĐỌ Ể
Ữ Ă
Chúc các em học tốt và vươn tới những chân trời ước mơ!
GV: Nguyễn Thị Hà

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

I. Các kiến thức đọc hiểu cần ôn tập


1. Phương thức biểu đạt
a. Tự sự: Là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc,
sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
b. Miêu tả: Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự
vật, hiện tượng, con người (đặc biệt là thế giới nội tâm)
c. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
d. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai
nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
e. Thuyết minh: Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật,
hiện tượng nào đó.
f. Hành chính – công vụ: Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn
bản điều hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật
pháp, văn bản hành chính.

2. Phong cách chức năng ngôn ngữ:


a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày,
không mang tính nghi thức, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm…
- Nhận biết:
+ Gồm các dạng: chuyện trò (hội thoại), nhật kí, thư từ
+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

b. Phong cách ngôn ngữ khoa học:


- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên
cứu, học tập và phổ biến khoa học.
- Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở từ ngữ, câu, đọan văn, văn bản).
+ Tính khái quát, trừu tượng.
+ Tính lí trí, lô gíc.
+ Tính khách quan, phi cá thể.
c. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Khái niệm: Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực văn chương.
- Đặc trưng: tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa, thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
Thường nằm trong các văn bản thơ, truyện.
d. Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp
bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của
đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở. Tránh
sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ,
câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu
hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
- Nhận diện: lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo,
thời sự…
e. Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành
chính. Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà
nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
- Chức năng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường. (Văn bằng, chứng
chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…)
+ Sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp
trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá
nhân.

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

f. Phong cách ngôn ngữ báo chí


- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự
trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng,
nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
-

3. Các biện pháp tu từ


- Tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu
cho câu)
- Tu từ từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ, liệt kê
(trong một câu), chơi chữ, nói giảm, nói tránh,…
- Tu từ cú pháp: Điệp cú pháp, liệt kê (giữa các câu với nhau), câu hỏi tu từ,
đảo ngữ, đối,…

4. Các phép liên kết


a. Phép lặp từ ngữ: Câu đứng sau lặp lại những từ ngữ đã có ở câu trước
b. Phép liên tưởng (đồng nghĩa/ trái nghĩa): Câu đứng sau sử dụng những từ ngữ
đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
c. Phép thế: Câu đứng sau sử dụng các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã
có ở câu trước
d. Phép nối: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với câu trước.

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

5. Các thao tác lập luận


a. Giải thích: là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và
giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
b. Phân tích: là chia tách đối tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu
xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
c. Chứng minh: là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một
lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
d. Bác bỏ: là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng
đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
e. Bình luận: là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai,
hay/dở; tốt/xấu, lợi/hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có
phương châm hành động đúng.
f. So sánh: Nhằm đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một
sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị
của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

II. Nhận dạng đề đọc- hiểu


Phần 1: Đưa ra một văn bản
Phần 2: Đưa ra một câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao:
nhận biết-> thông hiểu -> vận dụng thấp - > vận dụng cao.

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

- Câu hỏi nhận biết: thể thơ, các phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao
tác lập luận, phương tiện liên kết…
- Câu hỏi thông hiểu: nội dung chính, biện pháp tu từ…
- Câu hỏi vận dụng thấp: giải thích ý nghĩa của văn bản…
- Câu hỏi vận dụng cao: yêu cầu bày tỏ quan điểm về thông điệp, ý nghĩa câu nói…

III. Cách làm (căn thời gian làm bài khoảng 20-25 phút)
Bước 1: Đọc câu hỏi trước, gạch chân các yêu cầu (từ khóa) trong các câu hỏi.
Bước 2: Đọc văn bản
- Đọc lướt để tìm chủ đề hoặc ý chính-> đọc kĩ để tìm chi tiết, thông tin.
- Chú ý nhan đề, câu chủ đề (thường ở đầu hoặc cuối văn bản), các từ ngữ lặp lại
nhiều lần, tìm ý để trả lời cho câu hỏi.
- Trả lời theo yêu cầu đề
+ Câu 1, 2 (0,5 điểm)
• Trả lời trực tiếp, ngắn gọn, chính xác.
• Hỏi gì đáp nấy, không trả lời thừa.
• Thường nằm ngay trong văn bản.
• Trả lời từ 1-2 dòng.
Thực tế chấm thi cho thấy, nhiều học sinh làm phần đọc hiểu lan man. Viết như
vậy là không cần thiết và tốn thời gian.
+ Câu 3 (1 điểm)
• Đòi hỏi có sự suy luận
• Trả lời khoảng 3-5 dòng (tùy mức độc câu hỏi).
+ Câu 4 (1 điểm)
• Đòi hỏi tư duy, nêu suy nghĩ, thái độ của bản thân.
• Viết thành đoạn văn khoảng 5-7 dòng, trả lời mạch lạc, rõ ràng, tránh lặp ý.
IV. Phương pháp cụ thể với mỗi mức độ câu hỏi
1. Câu nhận biết:
- Cần lưu ý một số dấu hiệu: chính, chủ yếu, các, những, một, một số…
VD: Chỉ ra PTBĐ chính: đáp án chỉ có một và phải chính xác.
Chỉ ra các PTBĐ: đáp án phải từ hai trở lên.
- Cần phân biệt rõ các khái niệm: phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao
tác lập luận…

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

- Nếu yêu cầu nhận biết từ ngữ, hình ảnh: cần đọc kĩ xem từ ngữ, hình ảnh đó
hướng tới nghĩa gì.

2. Câu thông hiểu:


- Câu hỏi yêu cầu hiểu nghĩa của từ, câu: Vận dụng thao tác giải thích để giải
quyết (là gì?), với một câu dài, cần xem xét có bao nhiêu vế, hiểu lần lượt từng vế,
sau đó mới khái quát nghĩa cả câu.
VD: Anh/ chị hiểu như thế nào về nghĩa của hai câu:
“Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên mà sống”
+ Đất là điều kiện, là môi trường sống chung cho mọi hạt giống
+ Những chồi non phải tự mình vươn lên, sống khỏe mạnh hay yếu ớt đều là do tự
mình quyết định
+ Nghĩa của hai câu: Muốn nói tới con người chúng ta ai sinh ra cũng có điều kiện
được sống, còn sống như thế nào thì tự mình phải quyét định, phải nỗ lực vươn lên
để khẳng định bản thân, sống có ích.

- Nếu gặp câu hỏi “Theo tác giả….”: Câu trả lời sẽ nằm ngay trên văn bản
VD: Theo tác giả, chúng ta sẽ được lợi ích gì khi “nhận thức được vẫn còn nhiều
điều có thể học”? (đề thử nghiệm của bộ 2017)
Đáp án: Chúng ta sẽ bổ sung được nhiều kiến thức mới
- Nếu gặp câu hỏi “theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng...”: Câu trả lời sẽ dựa
trên ba căn cứ cơ bản sau:
+ Thứ nhất: Căn cứ vào nghĩa của câu mà tác giả cho rằng…
+ Thứ hai: Căn cứ vào ngữ liệu trên văn bản
+ Thứ ba: Căn cứ vào sự hiểu biết của chúng ta

VD: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực
ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”?
Trả lời: Tác giả nói như vậy vì:
+Khi nhận ra mình “chẳng có gì đặc biệt cả” tức là các em hiểu rõ mình là ai, mình
đang ở đâu, các em hiểu rằng thế giới ngoài kia kì vĩ, lớn lao, thú vị vô cùng. Và
khi đó, các em sẽ có ý thức, có ham muốn, có niềm vui khi học hỏi, khám phá và
chinh phục thế giới.

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

+Ngược lại, nếu tự mãn về bản thân, các em sẽ không tìm ra mục tiêu cho cuộc
sống của mình, vì vậy, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị.
-Nếu yêu cầu nêu tác dụng của biện pháp tu từ: Cần chỉ rõ tác dụng về nội dung
(biện pháp đó giúp làm rõ nội dung như thế nào), và về hình thức (làm cho câu
văn, câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, tạo sự cân đối nhịp nhàng…)

3. Câu vận dụng (thấp): Câu trả lời hoàn toàn do nhận thức, cách nghĩ của hs.
-Nếu yêu cầu rút ra thông điệp: Có hai cách, một là chọn ngay một câu có ý
nghĩa nhất làm thông điệp, hai là tự rút ra ý nghĩa của văn bản rồi chọn đó làm
thông điệp. Sau đó đều phải lí giải vì sao anh/ chị chọn thông điệp đó.
( Lưu ý: Đây là câu hỏi vận dụng, có độ phân hóa cao, nên dù câu hỏi không yêu
cầu giải thích vì sao, hs vẫn phải lí giải)
-Nếu yêu cầu nêu lên điều anh/chị tâm đắc, hoặc một số việc làm cụ thể: Câu
trả lời hoàn toàn dựa trên sự hiểu biết của hs, cần nêu được ít nhất 2-3 nội dung.

V. Lưu ý
- Đối với, các văn bản trong đề chưa thấy bao giờ, các em cần đọc nhiều lần để
hiểu từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên
kết câu, cách ngắt dòng… để có thể trả lời những câu hỏi: Nội dung chính của
văn bản, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong văn bản.,thông điệp rút ra từ văn
bản…
- Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu quan trọng. Việc làm này
giúp các em lí giải được yêu cầu của dề bài và xác định hướng đi đúng cho bài
làm, tránh lan man, lạc đề.
- Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Kiến thức
nào? Để bài làm được trọn vẹn hơn, khoa học hơn tránh trường hợp trả lời thiếu.
- Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận từng chữ.
- Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu nào, dòng
nào.

VI. Luyện tập


Bài 1:
“…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh
diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để
có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An
Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng
giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng
mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”
(Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,5đ)
Câu 2. Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5đ)
Câu 3.Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của
dân tộc? (1đ)
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói
dân tộc trong bối cảnh hiện nay. (1đ)

Bài 2:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia
Khuôn mặt đẹp trẻ dựa vào những miền xa nào. . .
Đứa bé lẫm chẫm muốn chạy lên Hai bàn chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay
hoa hoa một điệu múa kì lạ
Và cái miệng nhỏ líu ríu không thành lời, hát một bài hát chưa từng có
Ai biết đây, đứa trẻ còn chưa vững chãi lại chính là nơi dựa vững chãi cho người
đàn bà kia sống .

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?


Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Ai biết đây bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia
đi qua những thử thách.
( Nguyễn Đình Thi, “Tia nắng”)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?
Câu 2: Giải thích nhan đề “Nơi dựa” của bài thơ.
Câu 3: Hai phần của bài thơ có gì giống nhau?
Câu 4: Các hình ảnh “em bé” và “bà cụ” gợi cho anh chị suy nghĩ gì về “nơi dựa”
của con người trong cuộc sống?

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

Bài 3.
(1) “Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về bản thân là do sự xuất
hiện của mạng xã hội cùng các công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy nhiên,
thực tế, căn bệnh “ái kỷ” này có thể nảy sinh từ rất sớm. Một giả thuyết được đưa
ra, cho rằng sự thiếu vắng tình thương yêu của bố mẹ có thể khiến cho trẻ tự an ủi
bản thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và đòi hỏi nhận được đối xử
đặc biệt. Một giả thuyết khác lại cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường
đánh giá quá cao con mình, khiến đứa trẻ nảy sinh lòng tự kiêu.
(2) Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích so sánh tính xác thực của
hai giả thuyết nêu trên. Các chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ
tuổi từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mỹ và Hà Lan trong vòng 18 tháng. Kết
quả cho thấy, việc cha mẹ đánh giá quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực nhiều
hơn.
( 3) Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng phản ứng lại một cách
mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi của
chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn
cùng lứa. Tự yêu bản thân thực chất là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm
trọng…”
(Trẻ mắc bệnh “Ái kỉ” - Báo điện tử Dân Trí, 13/12/2015)
Câu 1: Đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì?
Câu 3: Dựa vào văn bản, anh/ chị hãy nêu ngắn gọn hậu quả của bệnh ái kỷ.
Câu 4: Theo anh/chị bệnh ái kỉ còn những hậu quả nghiêm trọng nào khác?

Hướng dẫn:
Bài 1.
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là chính luận.
Câu 2: Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác bình luận.
Nhận xét: Để trả lời câu hỏi này có thể dùng 2 phương án: Nếu đã hiểu rõ về các
thao tác lập luận có thểdựa vào nội dung, cách diễn đạt của tác giả. Nếu chưa
chắc chắn có thể dùng phương án loại trừ.
Câu 3: Tiếng nói có tầm quan trọng đối với vận mệnh dân tộc: tiếng nói là người
bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp
giải phóng các dân tộc bị thống trị.

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

Câu 4: Vai trò của tiếng mẹ đẻ trong bối cảnh hiện nay:
- Trong bối cảnh hiện tại, với xu thế toàn cầu, một người không chỉ thành thạo
tiếng mẹ đẻ mà còn có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ khác để học tập và làm việc.
Việc nắm bắt xu thế hiện đại, rèn luyện những kĩ năng sống của công dân toàn
cầu là điều cần thiết.
- Tuy nhiên, học ngoại ngữ không có nghĩa là rời xa tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ là
hồn cốt của dân tộc, là thứ để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác… người
trẻ càng cần có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Lưu ý: Ngoài việc nêu vai trò, học sinh cần có mở rộng, bài học, liên hệ bản thân.

Bài 2:
Câu 1:Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: biểu cảm.
Câu 2: “Nơi dựa” là chỗ (nơi, vị trí, người, vật) để ta tựa vào để có thêm sức mạnh
(cả vật chất và tinh thần). Nơi dựa trong bài thơ là nơi dựa về mặt tinh thần, tình
cảm của mỗi người.
Câu 3: Hai phần của bài thơ có cấu trúc và hình tượng tương tự nhau.
+ Số lượng câu thơ ở mỗi phần như nhau
+ Mỗi phần đều có 2 hình tượng nghệ thuật cùng làm nổi bật chủ đề của bài thơ.
Câu 4: Hình ảnh em bé và bà cụ cho thấy trong cuộc sống, nhiều khi “nơi dựa”
vững chắc cho mỗi người không phải là những người trẻ, khỏe, đầy đủ về vật chất
mà lại chính là những người có vẻ yếu đuối, nhỏ bé, mong manh. Nơi dựa thực sự
của mỗi người chính là nơi chúng ta tìm thấy sự bình tâm, niềm tin tưởng, sự bình
yên… để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Bài 3:
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí/ báo chí
Câu 2:
+ Phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó
đụng chạm đến cái tôi
+ Dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa
Câu 3: Trẻ mắc bệnh “Ái kỉ” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều
Câu 4: Những hậu quả nghiêm trọng khác của bệnh tự yêu bản thân:
+ Tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là đúng đắn
+ Thiếu trách nhiệm, vô cảm với cuộc sống xung quanh

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

+ Sống thu mình vào thế giới ảo, không có niềm tin vào người khác
+ Có những hành động dại dột như tự tử…

VII. Bài tập tự luyện


Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Vào năm ngoái, UNICEF chi nhánh Thụy Điển đưa ra một thông điệp
truyền thông khá khác thường: “hãy like chúng tôi trên facebook, và không đứa trẻ
nào được tiêm vacxin phòng bại liệt”.
“Like không cứu mạng trẻ em. Chỉ có sự trợ giúp về vật chất mới làm được
điều đó”, đại diện của UNICEF sau đó giải thích. Họ kêu gọi mọi người ủng hộ
bằng tiền thay vì like.
Khi thế giới chuyển dần sang online, những kiểu “đấu tranh” cho các mục
tiêu tốt đẹp bằng likes và comment như vậy trở nên phổ biến hơn.
Các học giả truyền thông gọi hiện tượng đó là “slacktivism”, nghĩa là việc
thể hiện thái độ bằng các hành vi trên mạng thay vì hành động ngoài đời thực.
Ngôn từ Việt Nam chúng ta hay gọi là “anh hùng bàn phím”.
Nhìn chung, có thể chia ra hai loại “anh hùng bàn phím” cơ bản. Ở dạng thứ
nhất, người dùng Internet cảm thấy đã hành động đủ để giúp ích cho cộng đồng
chỉ bằng một cái click chuột. Chúng ta thấy hài lòng khi đã “like” fanpage của
một chiến dịch xóa đói giảm nghèo, ký tên trong các cuộc vận động trực tuyến hay
comment bày tỏ sự cảm thông trước một mất mát nào đó.
Chúng ta nghĩ đã làm được một điều tốt, bỏ qua chủ đề vừa mới làm mình sôi
máu trong ít phút, và đi tìm thú vui khác trên mạng. Nhưng thực tế là thế giới
không thay đổi bằng “likes”. Mười triệu “likes” cũng không giúp Toàn Shinoda
sống lại hay xóa bỏ bệnh AIDS.
Sự vô danh, vô thưởng, vô phạt của mạng Internet cũng dẫn đến một loại
“anh hùng bàn phím” thứ hai, mà có lẽ phổ biến ở nước ta hơn, là những người sử
dụng diễn đàn trực tuyến để thỏa mãn cái tôi cá nhân thay vì đóng góp vào chủ đề
tranh luận. Nó xuất hiện ở nhiều dạng thức khác nhau: từ những phê phán, đả kích
cá nhân, đến những lời bông đùa ác ý, và cả những bịa đặt không rõ chủ đích.
Hai vụ việc gần đây có liên quan đến “anh hùng bàn phím” là tin đồn dịch
Ebola xuất hiện tại Việt Nam và thông tin cho rằng nhóm phượt Phong Vân lợi
dụng vụ tai nạn xe khách ở Lào Cai, mà họ đã tham gia cứu hộ, để “làm hàng”.
(Anh hùng bàn phím- Khắc Giang, theo Vnexpress.net)

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

Câu 1: Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Theo tác giả, vì sao “anh hùng bàn phím” xuất hiện ngày càng nhiều trên
các trang mạng xã hội?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về thông điệp “hãy like chúng tôi trên facebook,
và không đứa trẻ nào được tiêm vacxin phòng bại liệt”?
Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh chị về quan niệm của tác giả: “Nhưng thực tế là
thế giới không thay đổi bằng likes”.

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất
lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính
là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các
bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của
bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công
một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt
vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm.
Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì
bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một
mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố
gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ”.
(Trích bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford năm 2005, Steve
Jobs).
Câu 1: Chỉ ra ít nhất 5 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động
viên, khích lệ.
Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào về câu: “Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình
đánh ngã bạn.”?
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các
bạn yêu quý.”?
Câu 4: Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Nếu bạn không phải là một cái cây, lí gì bạn phải ở yên một chỗ?
Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không
ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn
mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt.
Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lý do là vì tôi biết bạn không phải
một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước,
chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn. Thế
nên rễ nó mới dài tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và cành không
ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây,
bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát khỏi
vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm. Mọi hành
trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày mai, hãy thử làm những việc bạn
chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng
tòa nhà, hãy đi một con đường khác tới công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật
lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hàng ngày…
Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu
những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc đời mình
bằng những điều mới mẻ và thú vị.”
(Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu- Phi Tuyết, Volunteer For
Education)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong
đoạn trích trên?
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu văn: “Thoát khỏi vùng an toàn của mình
là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm”?
Câu 4: Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/chị?

Bài 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì
anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa
chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách
- bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn
bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất.
Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên.
Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của
kẻ ăn bám là chinh phục con người.
Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích
cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh
ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
(Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng
tạo?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Mối quan tâm của người sáng tạo là
chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người?
Vì sao?

Bài 5. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy
chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm
phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với
chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ
nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như
không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến
môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm
họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống
tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn. Sự đối nhân xử
thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với
chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết
được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích
cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong
gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!
(Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân
trí, 2017, tr.206 – 207)
Câu 1. Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách
nào?

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa


Học văn cùng cô Hà
Tài liệu nội bộ

Câu 2. Cũng theo tác giả, chúng ta chỉ “nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của
người khác” khi nào?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng, “biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được
người khác cần gì”?
Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với quan điểm “đối thoại với chính mình mới hiểu được
mình để có cách ứng xử và hành động hợp lí” không? Vì sao?

Bài 6. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
…Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có
thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Thời
gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay
lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho
bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn,
lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là
trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên
vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép;
con tầu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài
ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế
hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị
là có tội với đời, với tương lai đất nước…
(Phong cách sống của người đời – nhà báo Trường Giang)
Câu 1 Xác định thao tác lập luận của văn bản?
Câu 2 Xác định đề tài của văn bản trên?
Câu 3 Anh, chị hiểu như thế nào về nhận định sau: “Lãng phí thời gian là mất
tuyệt đối”.
Câu 4 Theo tác giả: “Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian
trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước?”. Anh, chị có đồng ý với ý
kiến đó không? Vì sao?

Hoặc là rực rỡ hoặc là nhạt nhòa

You might also like