You are on page 1of 22

KĨ NĂNG

VIẾT ĐOẠN VĂN


nghi. luân
. xã hôi
.
@Học văn cùng cô Hà
a. Về hình thức
- Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn (bắt đầu
bằng chữ cái viết hoa và lùi đầu dòng, không
xuống dòng giữa đoạn, kết thúc bằng dấu kết
thúc câu,…)
- Là đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ (khoảng
20 dòng, 2/3 trang giấy thi).
- Đảm bảo tính liên kết chặt chẽ, không sai lỗi
chính tả, ngữ pháp...

@Học văn cùng cô Hà


b. Về nội dung
-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
-Tập trung bàn vào một khía cạnh, một bình
diện, một ý nhỏ trong vấn đề lớn.
-Tuyệt đối không triển khai hệ thống ý nghị
luận của tổng thể vấn đề khiến đoạn văn trở
thành bài văn thu nhỏ.

@Học văn cùng cô Hà


B1: Đọc kĩ và phân tích đề
- Gạch chân những từ khóa trong đề
- Xác định đúng dạng bài và vấn đề trọng tâm
của đề bài.

@Học văn cùng cô Hà


B2: Lập dàn ý ra nháp
- Phác thảo nhanh ý tưởng ra nháp theo tuần
tự luận điểm- luận cứ- dẫn chứng
- Giúp bài viết chặt chẽ, mạch lạc và đủ ý.
- Tuyệt đối không biến tờ nháp thành bài làm
thứ 2

@Học văn cùng cô Hà


B3: Viết bài
- Vẫn cần đảm bảo đủ bố cục 3 phần: mở
đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
- Tránh viết lan man, dài dòng
- Lập luận chặt chẽ; dẫn chứng phù hợp, khéo
léo, vừa phải.
- Cố gắng thể hiện được nhiều quan điểm và
thái độ của bản thân.

@Học văn cùng cô Hà


TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
-Vấn đề nhận thức: lí -Bạo lực học đường
tưởng, ước mơ… -Hội chứng đám đông
-Vấn đề về đạo đức, -Phong trào thiện
nhân cách: lòng yêu nguyện trong xã hội hiện
nước, lòng nhân ái, tính đại
trung thực, khiêm tốn… -Các trào lưu sử dụng
-Vấn đề về các quan hệ: mạng xã hội
tình mẫu tử, tình bạn…. -Văn hóa chỉ trích của
người Việt

@Học văn cùng cô Hà


VẤN ĐỀ XÃ HỘI
MĐ: Giới thiệu vấn đề nghị luận
TĐ:
-Giải thích (nếu cần)
-Phân tích- bình luận vấn đề: nêu vấn đề trọng tâm,
có thể là
+Nguyên nhân: chủ quan/ khách quan
+Hậu quả: với cá nhân/ cộng đồng/ xã hội
+Giải pháp: tức thời/ lâu dài
-Chứng minh: nêu dẫn chứng cụ thể
KĐ: Liên hệ- bài học nhận thức và hành động

@Học văn cùng cô Hà


TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
MĐ: Giới thiệu vấn đề nghị luận
TĐ:
-Giải thích (nếu cần)
-Phân tích- bình luận
+Với cá nhân
+Với người xung quanh
+Với xã hội
-Chứng minh: nêu dẫn chứng cụ thể
KĐ: Liên hệ- bài học nhận thức và hành động

@Học văn cùng cô Hà


a. Cách viết mở đoạn
Cách 1: Trích dẫn một câu châm ngôn, lời bài hát,
câu thơ, câu văn,…
“Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho
khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống
hoài, sống phí” câu nói của Nikolai A.Ostrovsky đã
khiến bản thân mỗi chúng ta đặt ra một câu hỏi
lớn: “Tôi sẽ thương lượng với thời gian như thế
nào?”

@Học văn cùng cô Hà


a. Cách viết mở đoạn
Cách 2: Đưa ra những liên tưởng, tưởng tượng:
Tắc kè hoa là loài vật có sự biến đổi linh hoạt bậc
nhất hành tinh. Chúng có khả năng đảo mắt 360 độ,
quan sát bằng 2 hướng độc lập và thay đổi màu cơ
thể đến 7 lần tuỳ thuộc vào môi trường hoạt cảnh để
lẩn trốn và săn mồi. Loài người chúng ta đã làm gì
trước những biến chuyển khôn lường của vũ trụ?
Chắc hẳn, một trong những điều cần có đó là [...]

@Học văn cùng cô Hà


a. Cách viết mở đoạn
Cách 3: Đưa ra phản đề
Trong thế giới cổ tích, để có được kết thúc có hậu,
nhân vật thường chờ đợi phép màu từ ông Bụt, bà
Tiên. Còn trong thế giới này, phép màu của chúng
ta đến từ chính mình. Và ý chí/sự kiên cường/lòng
can đảm… là một trong những điều làm nên phép
màu kì diệu ấy.

@Học văn cùng cô Hà


b. Cách viết thân đoạn
*Phần giải thích.
Chúng ta chỉ cần giải thích đối với những từ ngữ
khó hiểu, chưa rõ nghĩa hoặc mang ẩn ý trong vấn
đề nghị luận. Nếu trường hợp từ ngữ đã rõ nghĩa
thì không cần giải thích tránh việc càng giải thích
càng gây khó hiểu cho người chấm.

@Học văn cùng cô Hà


b. Cách viết thân đoạn
*Phần phân tích- bình luận.
– Cần xoáy sâu vào vấn đề nghĩ luận.
Ví dụ; vấn đề nghĩ luận là trình bày "ý nghĩa" thì ta
cần tập trung vào phần ý nghĩa tránh lan man sang
các vấn đề khác.
– Cần nhìn nhận vấn đề nghị luận dưới nhiều khía
cạnh, góc độ để giúp bài viết thêm hấp dẫn, cuốn
hút và sâu sắc.

@Học văn cùng cô Hà


b. Cách viết thân đoạn
*Phần phân tích bình luận.
-Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, sáng tạo và mang
tính biểu tượng.
+ Những người mất phương hướng không khác nào
những con tàu lênh đênh giữa biển cả mênh mông.
+ Những kẻ sống thụ động, thiếu trải nghiệm chỉ như
những cây non èo uột được tưới tắm cẩn thận nhưng sẽ
bị quật ngã trước gió to, bão lớn.

@Học văn cùng cô Hà


b. Cách viết thân đoạn
*Phần dẫn chứng.
– Chỉ nên lấy từ 1– 2 dẫn chứng.
– Dẫn chứng cần chính xác, thuyết phục, mang tính
thời sự, mới lạ và tránh việc lấy dẫn chứng quá cũ, nói
chung chung không cụ thể.
– Lấy dẫn chứng cần phân tích sơ qua, không nên chỉ
dẫn ra mà không bàn luận gì.

@Học văn cùng cô Hà


c. Cách viết kết đoạn
– Nhiệm vụ chính của phần kết đoạn là khái quát lại
vấn đề, liên hệ bản thân, đưa ra bài học nhận thức
và hành động.
– Hạn chế sử dụng “công thức” kết đoạn quen
thuộc: “là một học sinh ngồi trên ghế nhà
trường…”.

@Học văn cùng cô Hà


Công thức: tên nhân vật+ hành
động /câu chuyện+ý nghĩa

@Học văn cùng cô Hà


@Học văn cùng cô Hà
@Học văn cùng cô Hà
"Người nổi tiếng + Câu nói"
a. Ý chí nghị lực
1.Khi trời đủ tối, bạn có thể thấy những vì sao. (Charled A. Beard)
2.Nếu cuộc sống đá bạn một cú, hãy để nó đá bạn về phía trước.
b. Sự cống hiến
1.Thước đo của cuộc đời không phải thời gian mà là cống hiến.
(Peter Marshall)
2. Con người hạnh phúc nhất và thành công nhất khi cống hiến vì
một mục đích nằm ngoài sự thỏa mãn ích kỷ cá nhân. (Benjamin
Spock)
.................
@Học văn cùng cô Hà
Thank
you!
@Học văn cùng cô Hà

You might also like