You are on page 1of 7

GV: Lê Thị Tuyết Lan – THPT Trần Phú

Họ và tên:……Nguyễn Ngọc Trâm Anh…………………………………..Lớp:…


12A19………….STT:…03…………..

PHIẾU HỌC TẬP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Em hãy đọc bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí”, “Nghị luận về một hiện
tượng đời sống” trong sách Ngữ văn 12, tập 1, trang 20-22, 66-70

Em hãy tìm hiểu câu NLXH trong đề thi TN THPT, môn Ngữ Văn của Bộ
GD&ĐT những năm gần đây:

1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết sống cống hiến. (Đề
TN THPT 2021 – Đợt 1).
2. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong
cuộc sống. (Đề thi TN THPT 2021 – Đợt 2)
3. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc
sống mỗi ngày. (Đề TN THPT 2020 – đợt 1).
4. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào
cuộc sống. (Đề TN THPT 2020 – đợt 2).
5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sức mạnh của ý chí. (Đề TN
THPT QG 2019).

1
GV: Lê Thị Tuyết Lan – THPT Trần Phú

6. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi
cá nhân. (Đề TN THPT QG 2018).
7. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống. (Đề
TN THPT QG 2017).
Em hãy hoàn thành các nhiệm vụ nêu bên dưới:

1. Điền các thao tác viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí vào
bảng sau:

Mở bài
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần bàn luận, trích dẫn vấn đề

Thân
bài - Giải thích (là gì): thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào, cần tìm
và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; từ đó rút ra ý nghĩa
chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua
câu nói.

- Phân tích (tại sao): trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc
không đúng, không phù hợp, đồng thời dùng dẫn chứng thực tiễn để
chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết
phục người đọc

- Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào): lật ngược vấn đề vừa bàn luận,
nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề và ngược lại; bảo vệ cái
đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

2
GV: Lê Thị Tuyết Lan – THPT Trần Phú

- Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao): xem vấn đề đó đúng
hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không
- Bài học nhận thức và hành động (tích cực): bài học rút ra cho bản thân
tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học
nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.

Kết bài - Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí, liên tưởng, mở rộng,
nâng cao vấn đề.

2. Điền các thao tác viết bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
vào bảng sau:

Mở bài
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần bàn luận, trích dẫn vấn đề

Thân - Giải thích hiện tượng


bài - Bàn luận

* Hiện tương tốt


+Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng.

+Biện pháp nhân rộng hiện tượng.

+Phê phán hiện tượng trái ngược.

* HIện tượng xấu

3
GV: Lê Thị Tuyết Lan – THPT Trần Phú

+ Phân tích tác hại


+Chỉ ra nguyên nhân

+Biện pháp khắc phục

- Bài học cho bản thân

Kết bài - Đánh giá ngắn gọn hiện tượng

3. Theo em, viết một bài văn NLXH và một đoạn văn NLXH (200 chữ) có
những điểm gì khác biệt?

Bài văn NLXH Đoạn văn NLXH (200 chữ)


Hình thức

Dung lượng - Tùy ý - Khoảng 200 chữ

Nội dung

Các thao tác lập


luận

4. Khi viết đoạn văn nghị luận xã hội (200 chữ), chúng ta cần chú ý những
yêu cầu gì ?

4
GV: Lê Thị Tuyết Lan – THPT Trần Phú

- Đọc kĩ yêu cầu của đề là viết đoạn hay bài văn để tránh những sai sót không đáng có
về cách trình bày (thường là đoạn văn có giới hạn số chữ).

- Phải xác định xem đây là dạng nghị luận gì (tư tưởng về đạo lí hay hiện tượng xã
hội)

- Đảm bảo đủ cấu trúc của một bài nghị luận xã hội:

+ Đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và kết bài


+ Phải đảm bảo tính cân đối của cả 3 phần.
+ Xác định ý chính của bài
+ Vận dụng đa dạng các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…) kết hợp
với các thao tác lập luận trong văn bản (giải thích, phân tích, chứng minh,…) để
bài có sức thuyết phục và sống động hơn.
+ Biết sử dụng các yếu tố biểu cảm và nêu cảm nghĩ riêng.

- Cần trang bị cho mình một vốn kiến thức sâu rộng về đời sống xã hội thông qua việc
tìm hiểu, ghi nhớ các thông tin trên báo đài, mạng xã hội, những vấn đề xung quanh
cuộc sống hằng ngày.

5. Em hãy nêu một số lỗi học sinh thường mắc phải khi viết đoạn văn nghị
luận xã hội

- Phân bổ thời gian làm bài không hợp lí.

- Viết câu rườm rà, quá nhiều yếu tố biểu cảm làm mất đi tính rõ ràng, xác thực mà
một bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội cần có.

- Dẫn chứng đưa ra không hợp lí, quá ít hoặc quá nhiều; dẫn chứng chung chung và
mang tính chủ quan; thiếu dẫn chứng thực tế.

- Liên hệ quá máy móc, khuôn mẫu, chưa định hướng được hành động cụ thể của
bản thân.

6. Em hãy trình bày các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội (200 chữ)

- Bước 1: Đọc kỹ đề bài


5
GV: Lê Thị Tuyết Lan – THPT Trần Phú

- Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn


- Bước 3. Cách triển khai ý ở thân bài

- Bước 4: Cách viết kết đoạn bài nghị luận 200 từ ( 2-3 dòng)

7. Lập dàn ý cho 2 đề văn sau:

Đề 1: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
vai trò của tri thức trong cuộc sống.
Đề 2: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về tác hại của việc lãng phí thời gian

Mở bài
 Dẫn dắt vào vấn đề: Thời gian là thứ có giá trị không thể nào đong đếm được.

Thân bài
Bàn luận, phân tích
 Thời gian là một thứ trừu tượng, trôi qua từng ngày, ta không cảm nhận thời gian
một cách trực quan như nhìn hay chạm vào, ta cảm sự trôi chảy của thời gian qua
sự thay đổi của sự vật tồn tại xung quanh mình.

 Thời gian là thứ tiền bạc không thể mua được, một đi không trở lại, một khi đã
qua đi không thể nào lấy lại được. Nếu để lỡ mất thời gian dù có hối tiếc cũng
thể lấy lại được

 Thời gian giúp vạn vật vận động theo đúng quy luật, trình tự của nó (Con người,
cây cối trưởng thành rồi chết đi, xã hội cũng thay đổi theo thời gian).

 Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị, không chỉ vật chất mà quan trọng
hơn là tinh thần, nếu biết tận dụng tốt sẽ tích sẽ khiến giá trị bản thân tăng lên
(trưởng thành hơn, hiểu biết hơn...).

 Thời gian giúp thay đổi suy nghĩ, tình cảm của con người: giúp xóa nhòa nỗi
đau, hận thù, thậm chí làm phai nhạt tình cảm yêu thương, thay đổi tính tình của
con người.
6
GV: Lê Thị Tuyết Lan – THPT Trần Phú

Mở rộng vấn đề
 Quý trọng thời gian không có nghĩa là phải sống gấp gáp, chạy theo thời gian mà
là biết trân trọng từng giây, sống hết mình, cống hiến hết mình cho cuộc đời.

 Không chỉ dành thời gian ra để làm việc như một cỗ máy mà cũng cần cả thời
gian nghỉ ngơi hợp lý, quan tâm yêu thương mọi người xung quanh có như vậy
mới là tận dụng hết giá trị đích thực của thời gian.

 Giới trẻ chưa biết quý trọng giá trị của thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa,
không tích lũy được giá trị cho bản thân, Ví dụ: chỉ biết vui chơi, thay vì tận
dụng thời gian để học lại sa vào trang mạng xã hội than thở học vất vả...

Liên hệ bản thân


 Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian.

 Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng
phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh.

 Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc sao cho sử dụng quỹ thời gian hiệu quả
nhất: biết phân chia hợp lý giữa thời gian học tập và vui chơi giải trí ...

 Tránh hấp tấp nóng vội bởi mỗi việc cần được đầu tư một quỹ thời gian nhất
định của nó thì có thể thành công, chỉ cần biết làm chủ thời gian, nỗ lực

 Sống hết mình từng giây từng phút để không hối hận khi thời gian qua đi, để
cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
Kết bài
 Mỗi người hãy trân trọng từng phút giây mình đang sống, bạn có thể trì hoãn
nhưng thời gian thì không.

You might also like