You are on page 1of 26

LUYỆN TẬP KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đề bài 1: SS
Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ về sức mạnh/Ý nghĩa/vai trò/giá trị của tinh thần vượt khó.
Hướng dẫn
1) Mở đoạn: Ngắn gọn-rõ vấn đề-hay, sáng tạo.
- Không phải ngẫu nhiên, danh sĩ Nguyễn Bá Học lại cho rằng: “Đường đi khó không khó vì
ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Chẳng phải thế sao, “ngăn sông cách núi”
chỉ là thử thách khó khăn bên ngoài; “lòng người ngại núi e sông” mới là yếu tố quyết định làm nên sự
thành bại. Cho nên, đứng trước những thử thách ấy, con người cần phải có tinh thần vượt khó.
- “Bạn đừng buồn vì trong bụi hoa hồng có gai, mà hãy vui mừng vì trong bụi gai có hoa hồng”.
Con đường đi đến thành công không bao giờ bằng phẳng mà luôn ẩn chứa nhiều thử thách, khó khăn.
Để hái được những đóa hoa hồng tươi đẹp, ta cần phải có tinh thần vượt khó.
- “Đời người chỉ sống có một lần phải sống làm sao cho khỏi xót xa vì những tháng năm đã sống
hoài sống phí”. Để cuộc sống trở nên có ý nghĩa, con người cần phải có tinh thần vượt qua khó khăn.
- “Con người ta sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh mà để in dấu chân
trên mặt đất và trong trái tim mọi người”. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải dám đối mặt với khó
khăn gian khổ, phải có tinh thần vượt khó trong bất cứ một tình huống nào.
2. Thân đoạn
- Giải thích: Vậy, “tinh thần vượt khó” là gì? Tinh thần vượt khó là tinh thần dám đối mặt và vượt qua
mọi khó khăn, gian khổ.
- Bàn luận: (khẳng định/lí lẽ/dẫn chứng).
+ Tinh thần vượt khó có một sức mạnh vô cùng to lớn.
+ Vì cuộc sống không trải thảm toàn hoa hồng, khó khăn thử thách là một tất yếu. Cho nên, đứng trước
khó khăn, ta không còn cách nào khác là phải vượt qua.
+ Vượt qua được khó khăn ta mới nhận ra được chính mình để từ đó, phát huy những ưu điểm, khắc
phục những nhược điểm để hoàn thiện bản thân mình. Nói như nhà thơ Lưu Quang Vũ: “Nếu tất cả
đường đời đều trơn láng/Thì chắc gì ta đã nhận ra ta”.
+ Có vượt qua khó khăn thử thách, ta mới rèn được cho mình ý chí, bản lĩnh, trở nên kiên cường, vững
vàng trước muôn nẻo sóng gió của cuộc đời, giống như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong”.
+ Người dám đối mặt và vượt qua khó khăn, thử thách mới biết trân trọng những gì mà mình đang có.
Bởi lẽ, cuộc sống không phải câu chuyện cổ tích nhiệm màu, nơi có những ông Bụt, bà Tiên ban cho
nhiều phép mà cuộc sống là một chuỗi thử thách vô tận, vô cùng. Những gì ta đạt được đều do mồ hôi,
công sức, trí tuệ, tâm huyết tạo nên. Chỉ có vượt qua thử thách ta mới cảm nhận được trái ngọt của
hạnh phúc.
+ Người có tinh thần vượt khó tựa như một ngôi sao sáng giữa bầu trời. Họ sẽ truyền cảm hứng cho
những người xung quanh, được mọi người yêu mến, trân trọng.
+ Có thể nói, vượt khó là con đường đi đến thành công, khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của mình giữa
cuộc đời.
+ Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương tiêu biểu cho tinh thần vượt khó. Picaso là một họa sĩ lừng
danh trên thế giới. Nhưng mấy ai biết rằng trước đó, ông đã trải qua muôn ngàn thử thách, khó khăn.
Khi ra trường, tranh của Picaso không có người mua, tên tuổi của ông không ai biết đến, trong túi
không có tiền để tiêu. Chỉ còn 15 xu cuối cùng, ông đã quyết định đánh cược với số phận bằng cách
thuê 2 sinh viên đi khắp thành phố Pa-ri và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picaso không”? Từ đó, mọi
người mới biết đến tên tuổi của ông. An-đéc-xen, nhà viết truyện cổ tích lừng danh trên thế giới, thời
tuổi thơ cũng từng là một đứa trẻ đánh giày. Nhưng chính những năm tháng tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả
đã tạo nên thế giới cổ tích thần tiên trong sáng tác của ông. Đúng là “không có câu chuyện cổ tích nào
đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”.
- Phê phán. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng đủ ý chí, bản lĩnh và tinh thần vượt khó như
vậy. Thậm chí, nhiều người còn hèn đớn, nhút nhát, sợ hãi trước thử thách khó khăn. Những người như
thế thực sự đã chết ngay khi đang còn sống.
- Bài học (nhận thức, hành động). Từ đó, ta cần nhận thức được tầm quan trọng của tinh thần vượt khó.
Nhưng “mọi phẩm chất của con người được thể hiện qua hành động”. Vì thế, khi đứng trước thử thách
khó khăn, ta hãy tìm cách vượt qua bằng tất cả khả năng của mình giống như cây xương rồng, dù sống
giữa hoang mạc khô cằn và cát cháy vẫn nở cho đời những đóa hoa tuyệt đẹp: “Đừng thở dài hãy vươn
vai mà sống/Bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu” (Tố Hữu).

Đề bài : Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải xác định mục tiêu trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN
1. Mở đoạn
Cách 1.
“Bạn đừng buồn vì trong bụi hoa hồng có gai, hãy vui mừng vì trong bụi gai có hoa hồng”. Con
đường đi đến thành công không bao giờ bằng phẳng mà ẩn chứa nhiều sóng gió, chông gai. Để hái
được
những đóa hồng thành công, hạnh phúc, ta cần xác định mục tiêu trong cuộc sống.
Cách 2.
“Đời người chỉ sống có một lần, phải sống làm sao để khỏi xót xa, ân hận vì những tháng năm
đã sống hoài sống phí”. Để cuộc sống không trôi qua vô nghĩa như chiếc lá xuôi dòng, ta cần xác định
cho mình mục tiêu trong cuộc sống.
Cách 3.
“Con người ta sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh mà để in dấu chân trên
mặt đất và trong trái tim mọi người”. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần xác định mục tiêu trong
cuộc sống.
Cách 4.
“Đời người như giọt sương đọng trên lá sen” (Tagor). Thật tươi đẹp nhưng ngắn ngủi! Để chiến
thắng sự hữu hạn của đời người, ta cần xác định cho mình một mục tiêu trong cuộc sống.
2. Thân đoạn
- Giải thích: Vậy, “mục tiêu” là gì? “Mục tiêu” là mục đích mà ta hướng tới, là những dự định,
khát khao, hoài bão ta đặt ra và mong muốn đạt được.
- Bình luận: Việc xác định mục tiêu là vô cùng cần thiết.
+ Khi xác định được mục tiêu ta mới có cái đích để hướng tới.
Giống như ta đi trên một con đường phải biết đâu là điểm dừng để không bị lạc lối, bơ vơ, không bị
mất phương hướng.
Có thể xem, mục tiêu là cái la bàn quý giá của đời.
- Xác định mục tiêu giúp ta có thêm động lực, ý chí, sức mạnh, quyết tâm để hướng tới. Cho dù đường
đời muôn nẻo nhiều gian khổ, khó khăn ta vẫn không bỏ cuộc, toàn tâm, toàn ý để đạt bằng được mục
tiêu.
- Xác định được mục tiêu ta mới thấy ý nghĩa thực sự của cuộc đời. Nói như anh thanh niên trong
“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: “Ta đẻ ra ở đâu? Ta vì ai mà làm việc?” .
- Xác định mục tiêu còn là cách để ta sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội. Cuộc
sống sẽ không trôi qua uổng phí và vô ích.
- Những người xác định đúng mục tiêu là những người có cống hiến, có đóng góp cho xã hội. Họ được
mọi người yêu quý, trân trọng.
- Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều cám dỗ, mua chuộc. Nếu không
xác định được mục tiêu, ta sẽ bị mua chuộc, cám dỗ, đánh mất bản thân mình, chẳng khác gì chiếc lá
mong manh bị dòng nước cuốn đi không biết đâu là bến bờ.
- Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương tiêu biểu về sự cần thiết phải xác định mục tiêu.
+ Trước đây, con người sống trong bóng tối hàng triệu triệu năm. Và Ê-đi-sơn, nhà khoa học vĩ đại của
Mĩ, đã băn khoăn, trăn trở. Vì sao, con đom đóm có thể phát sáng mà con người lại không? Sau rất
nhiều nghiên cứu, thí nghiệm bị thất bại, cuối cùng, Ê-đi-sơn đã tìm ra ánh sáng cho con người.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan. Người tâm sự: “Cả đời tôi chỉ
có một ham muốn. Ham muốn tột bậc là đất nước ta được độc lập, đồng bào ta được tự do, nhân dân ta
ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Để thực hiện mục tiêu này, Người đã ra đi tìm
đường cứu nước, giải phóng dân tộc VN. Nếu Người không xác định được mục tiêu, liệu đất nước ta
giờ sẽ ra sao?
-Phản đề: Xác định mục tiêu là cần thiết nhưng đó phải là mục tiêu đúng đắn, vì mình và hạnh phúc
của mọi người.
-Phê phán/Ca ngợi: Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít người sống buông thả, ăn chơi, hưởng thụ,
không có mục tiêu. Thật đáng phê phán!
-Bài học: Từ đó, ta cần nhận thức được tầm quan trọng của xác định mục tiêu. Mục tiêu giống như
đường băng để ta cất cánh bay lên trong cuộc đời. Vì vậy, trong hoàn cảnh nào, ta cũng cần xác định
cho mình một mục tiêu cụ thể và kiên cường, bản lĩnh, theo đuổi mục tiêu cho đến cùng. Bạn hãy nhớ:
“Anh không làm được gì cả nếu không có mục đích. Anh cũng không làm được cái gì lớn lao, nếu như
mục đích tầm thường”.
Hãy sống như hoa hướng dương luôn rạng rỡ dưới ánh sáng mặt trời!

Đề 2. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải rèn luyện bản lĩnh. Trong đoạn văn có
sử dụng một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó.

Đề 3.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sức mạnh của niềm tự hào dân tộc.
“Máu của những người yêu nước chính là hạt giống của những cây Tự Do”. Có thể nói, không
có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trên mảnh đất hình chữ S thân thương không thể có cây Tự do
mà ông cha ta đã gieo trồng bằng máu thắm của mình. Vậy, tự hào dân tộc là gì? “Dân tộc” là khái
niệm dùng để chỉ một cộng đồng người sống trên cùng một lãnh thổ, có chung nguồn gốc, lịch sử, văn
hóa, truyền thống. “Tự hào dân tộc” là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng, sự tự tôn trước những vẻ đẹp
trong lịch sử, văn hóa, truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc mình. Tự hào dân tộc có sức mạnh vô
cùng to lớn. Tự hào dân tộc giúp ta thêm yêu thương, gắn bó với con người, mảnh đất nơi ta sinh ra và
lớn lên. Nhờ có niềm tự học hào dân tộc, ta có thêm động lực để tập, lao động, cống hiến để xây dựng
phát triển đất nước. Tự hào dân tộc còn góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức
mạnh không một kẻ thù nào có thể chia rẽ. Tự hào dân tộc, ta có thể vượt qua mọi khó khăn, gian khổ,
thử thách. Niềm tự hào dân tộc còn giúp ta biết tỉnh táo phân biệt đúng sai, đâu là chính nghĩa, đâu là
phi nghĩa. Vì thế, không một kẻ thù nào có thể xúi giục, kích động ta quay lưng lại với quá khứ, lịch sử,
văn hóa, truyền thống của dân tộc mình. Vì niềm tự hào dân tộc, ta sẵn sáng chiến đấu, hi sinh vì Tổ
quốc: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt/Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng/Ôi Tổ quốc, nếu cần ta
chết/ Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”. Trong lịch sử, niềm tự hào dân tộc giúp dân tộc ta đã
kiên cường anh dũng chống giặc ngoại xâm, giành nền độc lập, tự chủ, tự do cho Tổ quốc. Trong cuộc
sống hiện đại, niềm tự hào dân tộc đã tiếp thêm sức mạnh cho biết bao người con đất Việt lao động
sáng tạo khẳng định vị thế của dân tộc mình. Giữa băng tuyết giá lạnh ở Thường Châu, đội tuyển bóng
đá Việt Nam đã chiến đấu kiên cường làm nên siêu phẩm “Cầu vồng tuyết”. Giữa lúc đại dịch Covid
hoành hành dữ dội, dân tộc Việt Nam vẫn đoàn kết một lòng chống dịch, làm nên những điều kì diệu,
phi thường khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. Đó chẳng phải là những minh chứng hùng hồn cho niềm
tự hào dân tộc sao? Tuy nhiên, tự hào dân tộc không phải là sự tự tôn mù quáng đề cao dân tộc mình
mà hạ thấp các dân tộc khác.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, một mặt ta cần đề cao dân tộc mình, mặt
khác, ta cần học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong thực tế, không ít kẻ vì lợi ích cá nhân,
có tư tưởng thù địch, chống phá mà quay lưng lại với đất nước, Tổ quốc mình. Thật đáng phê phán. Từ
đó, ta cần rút ra bài học sâu sắc. Về nhận thức, ta cần nhận thức sâu sắc về sức mạnh của niềm tự hào
dân tộc. Về hành động, mỗi chúng ta cần gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, không
ngừng tu dưỡng, rèn luyện cống hiến hết mình cho Tổ quốc yêu thương. “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì
cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay?”.

Đề bài 2
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải chiến thắng nghịch cảnh.
Hướng dẫn
2. Viết đoạn:
a. Mở đoạn:
- Cuộc sống không chỉ toàn màu hồng mà đầy chông gai và thử thách. Để đến được cái đích của
sự thành công, bạn phải biết cách đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó.
- “Con người ta sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh mà để in dấu chân
trên mặt đất và trong trái tim mọi người” . Để làm được điều đó, chắc chắn bạn phải vượt qua và chiến
thắng nghịch cảnh.
b. Thân đoạn:
- Giải thích: Vậy nghịch cảnh là gì? Đó là hoàn cảnh éo le, trớ trêu mang đến những khó khăn,
thách thức cho cuộc sống của con người.
- Bình luận:
+ Khẳng định: Chiến thắng nghịch cảnh có ý nghĩa quan trọng.
+ Lí lẽ:
1) Nhờ chiến thắng nghịch cảnh, chúng ta hiểu được sức mạnh, năng lực của bản thân, phát huy
những giá trị tiềm ẩn mà trong hoàn cảnh bình thường chưa chắc ta đã phát hiện ra được.
2) Chiến thắng nghịch cảnh còn giúp ta chinh phục mọi khó khăn, thử thách, rèn cho con người
ý chí, nghị lực tinh thần kiên cường, dũng cảm trước sóng gió của cuộc đời. Cho nên, ai đã
qua những ngày mưa dầm mới biết yêu những ngày nắng đẹp. Ai đã qua những đêm đông
lạnh giá thì mới biết cái ấm áp lúc xuân sang.

3) Người biết vượt qua, chiến thắng nghịch cảnh sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng.

4) Họ cũng là người truyền cảm hứng tích cực cho những người xung quanh như ánh sáng rực
rỡ của mặt trời xua đi màn đêm u ám, giá lạnh.
5) Chỉ khi nào bạn vượt qua được nghịch cảnh bạn mới vững vàng trên con đường đi đến hạnh
phúc, thành công.

6) Có thể nói, nghịch cảnh là phép thử tuy đau đớn nhưng giúp con người nhận ra những giá trị
đích thực của cuộc sống, từ đó hoàn thiện bản thân mình.

7) Nếu con người không biết vượt qua và chiến thắng nghịch cảnh, bạn sẽ trở thành kẻ đầu
hàng, thất bại thảm hại và tự đánh mất chính mình. Sẽ chẳng ai yêu quý, tôn trọng một người
như vậy. Nghĩa là bạn đã chết trong trái tim của mọi người.

- Dẫn chứng: Trong cuộc sống, có biết bao nhiêu con người đã đón nhận nghịch cảnh, chiến thắng
nó để rồi trở thành những ngôi sao sáng của nhân loại.
+ Có thể kể đến J.K Rowling, từ một người phụ nữ li dị chồng, kiếm sống nhờ việc viết văn,
tác phẩm bị rất nhiều nhà xuất bản từ chối đã trở thành “nhà văn phù thủy” với kiệt tác Harry
Potter.
+ Nich Vujick sinh ra đã bị khuyết tứ chi. Đau khổ và tuyệt vọng, ông từng có ý định tự tử.
Nhưng cuộc đời chỉ ban tặng cho ta một lần được sống. Ông đã vượt qua mặc cảm, trở thành nhà
truyền cảm hứng lớn trên thế giới.
- Phê phán/Ca ngợi. Trong cuộc sống, có những người kiên cường vượt qua nghịch cảnh thật
đáng trân trọng nhưng lại có những kẻ hèn nhát, yếu đuối, chấp nhận, đầu hàng số phận, tự chôn
vùi mình trong bóng tối tuyệt vọng chẳng đáng phê phán lắm sao?
- Bài học: Chúng ta cần rút ra cho mình những bài học sâu sắc.
+ Về nhận thức, nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống, giống như có mặt trời thì có mặt
trăng; có ánh sáng thì có bóng đêm bao phủ, có nụ cười rạng rỡ thì có nước mắt đớn đau.
+ Về hành động: Khi đối mặt với nghịch cảnh, ta phải tìm cách vượt qua, vươn tới một tương lai
tốt đẹp: “Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống/Bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu” (Tố Hữu).
Đề 3. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc trân trọng cuộc sống từng phút giây.
Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ em đã sử dụng.
Hướng dẫn
“Đời người như giọt sương đọng trên lá sen”, thật ngắn ngủi, mong manh. Để chiến thắng sự
hữu hạn của kiếp người, mỗi chúng ta cần sống trọn vẹn từng khoảnh khắc là không sống hoài, sống
phí, sống có trách nhiệm, sống cống hiến, sống yêu thương. Những người như vậy, đứng trước mỗi sự
kiện đều cố gắng làm hết sức mình hay đứng trước nỗi buồn đau cũng không bi lụy. Sống trọn mỗi phút
giây đầu tiên sẽ giúp ta cảm thấy ý thức về sự quan trọng và sự chảy trôi của cuộc đời, làm cho ta cảm
thấy biết ơn về những gì mình đang có. Và đặc biệt hơn, khi không lãng phí thời gian và làm điều có
ích, ta sẽ cảm thấy bản thân tuy có hơi mệt mỏi về thể xác nhưng lại rất bình yên và tĩnh tại, thoải mái
trong tâm hồn. Đó chẳng phải là điều ai trong chúng ta cũng muốn sao? Bên cạnh đó, sống trọn giúp ta
khai thác được hết tiềm năng và nội lực của chính bản thân mình. Từ đó, ta sẽ có nhiều cơ hội để phát
triển bản thân, tích lũy kiến thức, kỹ năng để đạt được thành công trong tương lai. Không những vậy, từ
những giá trị mà ta có, ta có thể đóng góp sức mình cho cộng đồng, giúp những người khó khăn hơn
mình, lan toả tình yêu thương và tinh thần tích cực đến người khác. Như vậy, một người sống trọn bao
giờ cũng được người khác quý mến và kính trọng bởi họ mang lại nhiều giá trị cho người khác. Marie
Curie là một trong những nhân vật tiêu biểu của việc sống hết mình. Bà đã tận tuy cống hiến, dám nghĩ,
dám làm để đưa đến những phát minh vĩ đại cho nhân loại. Thái Phạm- nhà sáng lập của cộng đồng
Happy life, xuất phát điểm rất thấp, sinh ra trong một xóm trọ buôn bán ma túy trái phép. Nhưng nhờ
chính bản lĩnh và sự cố gắng, sống trọn từng phút giây của đời mình mà giờ đây, anh đã trở thành một
CEO nổi tiếng truyền đi sự tích cực cho người khác và giúp họ nâng cao giá trị bản thân. Với cộng
đồng, nhiều người sống trọn từng khoảnh khắc sẽ thúc đẩy một xã hội sống sâu hơn, văn minh hơn, tích
cực hơn, tạo điều kiện để đất nước đi lên, giàu mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Sống trọn vẹn cho ta
nhiều thứ đến vậy nên tất nhiên nếu ta sống buông thả, lãng phí thì giờ thì hậu quả sẽ khôn lường. Ta sẽ
đánh mất chính bản thân mình, đáng mất chính tiềm năng và giá trị của mình, trở thành một người hèn
nhát trong xã hội, một người khôg có bản lĩnh sống. Cuộc đời giống như một tờ giấy trắng, bạn muốn
nó tiêu cực, rất dễ, chỉ cần tô lên nó màu đen. Nhưng bạn ơi, hãy tô lên tờ giấy ấy đa màu sắc khác
nhau bằng chính sự sống trọn từng khoảnh khắc của mình. Hãy sống qua mỗi ngày như thể đó là ngày
cuối cùng ta sống ( Punlilius Syrus).

Đề 2. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự sẻ chia.
“Cuộc sống là bài học dài của nhân loại”. Bạn đã học được gì từ bức tranh cuộc sống muôn
màu? Với tôi, bài học có ý nghĩa nhất là sự sẻ chia. “Sẻ chia” là một dạng tình cảm xuất phát từ trái
tim, sự đồng cảm và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những
người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Sự sẻ
chia có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Khi biết sẻ chia, ta sẽ giúp đỡ được nhiều mảnh đời khổ
đau, bất hạnh, sưởi ấm con tim băng giá, nhóm lên ngọn lửa của tình yêu thương. Ta sẽ được tiếp thêm
động lực, sức mạnh trong công việc, cuộc sống, biết cống hiến, hi sinh vì những điều cao cả, biết
hướng tới giá trị chân – thiện – mĩ. Sẻ chia còn giúp ta phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự
gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai
đó gặp khó khăn, giúp được họ ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều. Cuộc sống
không bao giờ trải thảm toàn hoa hồng mà ẩn chứa nhiều phong ba, bão táp. Khi biết sẻ chia, ta sẽ được
mọi người yêu quý, trân trọng. Nếu có một ngày nào đó, bàn chân ta thấm đau vì những mũi gai, ta sẽ
được mọi người mở rộng tấm lòng yêu thương, quan tâm, giúp đỡ. Có cho đi ta mới được nhận lại.
“Bàn tay trao tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Mỗi người biết sống sẻ chia còn
góp phần phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” giàu tính nhân văn của
dân tộc Việt. Đồng thời, ta còn gieo mầm yêu thương, hạnh phúc để nảy lên những chồi lộc của tình
nhân văn. Trong cuộc sống, có biết bao tấm gương biết sống, hi sinh vì người khác. Những học sinh,
sinh viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn
đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…,
đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ. Tuy nhiên, sẻ chia phải xuất phát từ
tấm lòng, tình cảm chân thành, vô tư, trong sáng, không phải sự toan tính vụ lợi, cũng không phải một
cách “làm màu” để đánh bóng tên tuổi của bản thân. Vậy mà, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết
nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến
người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Thật đáng phê phán! Mỗi chúng ta cần rút ra bài học
sâu sắc. Sự sẻ chia có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Nó giống như một thứ ánh sáng lấp lánh,
tinh khôi soi chiếu tâm hồn con người. Mỗi chúng ta hãy sẵn lòng chia sẻ với những người xung quanh.
Như vậy, cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không
phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu tình thương”.

Đề bài: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương.
“Cuộc sống là bài học dài của nhân loại”. Bạn đã học được gì từ bức tranh cuộc sống muôn
màu? Với tôi, bài học có ý nghĩa nhất là tình yêu thương. Vậy, tình yêu thương là gì? “Tình yêu
thương” là sự đồng cảm, sẻ chia, quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh; sống nhân hậu, khoan
dung, cao thượng, vị tha và sẵn sàng hi sinh vì người khác. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng
hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Tình yêu thương có sức mạnh lớn lao trong cuộc sống.
Tình yêu thương góp phần xoa dịu nỗi đau, hàn gắn vết thương, xóa bỏ hận thù. Một xã hội ngập tràn
tình yêu thương thì đó là một xã hội bình đẳng, văn minh, bác ái. Khi lòng yêu thương trở thành chuẩn
mực của xã hội thì cái ác sẽ bị đẩy lùi, chiến tranh sẽ không còn và lửa hòa bình sẽ ấm áp thắp lên
trong mỗi căn nhà bình dị. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại
những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp
dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp
giữa người với người, phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc
Việt. Trao đi yêu thương, ta sẽ được đón nhận tình yêu thương, cuộc sống thêm yên vui, hạnh phúc:
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/Ta có thêm ngày mới để yêu thương”. Có thể nói, yêu thương
giống như một dòng suối mát lành làm hồi sinh những tâm hồn chai sạn, khô cằn như sỏi đá. Ta không
khỏi xúc động khi nhớ lại câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng” của Ô. Hen-ri. Trong đêm mưa gió, để cứu
Giôn-xin khỏi chết vì tuyệt vọng, họa sĩ Bơ-men đã hi sinh sự sống của mình để vẽ chiếc lá thường
xuân, một kiệt tác của tình yêu thương con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cha già kính yêu của
dân tộc, cũng là một biểu tượng của tình yêu bao la: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta/Thương cuộc đời
chung thương cỏ hoa/Chỉ biết quên mình cho hết thảy/Như dòng sông chảy nặng phù sa”. Tuy nhiên,
yêu thương chỉ có sức mạnh khi nó xuất phát từ con tim chân thành, từ ước mong đem đến hạnh phúc
cho người khác; đồng thời, yêu thương phải đúng người, đúng hoàn cảnh, tránh bị lợi dụng bởi tình yêu
thương.Trong thực tế, vẫn còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết
sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần
lên án, phê phán kịch liệt. Từ đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học sâu sắc. Về nhận thức, yêu thương có
sức mạnh kì diệu. Nó đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn
cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp. Về hành động, chúng ta hãy
dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn
cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn nơi như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.
Đề 6.
1. Mở đoạn
Cách 1.
“Cuộc sống là bài học dài của nhân loại”. Vậy bạn đã học được gì từ bức tranh cuộc
sống muôn màu? Với tôi, một trong những bài học có ý nghĩa nhất là tầm quan trọng của tự học.
Cách 2.
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng nhưng quả lại ngọt ngào”. Để
hái được trái quả ngọt của học vấn, ta phải không ngừng học tập, trong đó, có quá trình tự học.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- Tự học là quá trình tự mình tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp, kĩ năng để áp
dụng vào thực tế mà không cần đến sự hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô
hoặc những người khác.
b. Bình luận: 3 bước: khẳng định vấn đề, lí lẽ, dẫn chứng.
- Khẳng định: Tự học có vai trò vô cùng quan trọng.
+ Tự học giúp ta tư duy độc lập, không bị lệ thuộc vào người khác.
+ Tự học giúp ta hiểu kiến thức sâu hơn.
+ Tự học còn giúp ta lĩnh hội kiến thức không chỉ qua bài học của thầy cô mà còn qua
nhiều hình thức học tập khác giúp ta khám phá ra nhiều điều mới lạ.
+ Tự học là nền tảng để chúng ta tiến tới thànhh công trong tương lai.
+ Tự học giúp ta trở nên năng động và sáng tạo hơn.
+ Tự học còn giúp chúng ta có thói quen tự giác không chỉ trong việc học mà còn
trong các công việc khác.
+ Tự học ta thấy thoải mái, không bị áp lực, có cảm hứng học tập tốt hơn.
+ Chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống, không gặp khó khăn khi gặp những tình
huống thử thách trong học tập.
+ Tự học sẽ truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
+ Tự học giúp ta có vốn kiến thức phong phú, bởi vì đó là những kiến thức mà chúng
ta đúc kết được qua quá trình tự học…
+ Tự học cũng giúp ta cách tìm ra những phương pháp học tập phù hợp với bản thân,
phát huy được những điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
+ Tự học giúp ta rèn luyện trí thông minh và khả năng ghi nhớ….
+ Tự học giúp ta hình thành những phẩm chất, đức tính tốt đẹp: sự cần cù, siêng năng,
chăm chỉ, ý chí quyết tâm, khát vọng vươn lên phấn đấu không ngừng. Đây sẽ là tiền
đề, nền tảng vững chắc để ta bước vào cuộc sống.
+ Tự học giúp ta độc lập trong tư duy, suy nghĩ, không lệ thuộc vào người khác, làm
chủ bản thân mình.
+ Trong thời điểm đại dịch, tự học còn giúp ta hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
- Dẫn chứng: Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần tự học.
+ Bác Hồ là một trong những tấm gương đó. Để học tốt ngoại ngữ, mỗi ngày Bác chỉ
học 5 từ, tự viết vào tay. Trước khi đi ngủ, Người lại tự viết lại một lần nữa. Nhờ cách
học này mà Bác đã thông thạo 6 ngoại ngữ.
+ Nhà thông thái Trương Vĩnh Kí thông thạo 21 ngoại ngữ và mọi lĩnh vực khoa học,
kĩ thuật.
+ Bill Gate bỏ học một trường ĐH hàng đầu của Mĩ. Bằng cách tự học, tự nghiên cứu,
ông đã sáng lập công ty máy tính hàng đầu trên thế giới.
+ Đác-uyn, cha đẻ của học thuyết tiến hóa đã khẳng định: “Tất cả những gì có giá trị
một chút tôi đều thu nhận được bằng cách tự học”.
c. Phản đề
+ Tự học là vô cùng cần thiết nhưng không vì thế mà tuyệt đối hóa vai trò của tự học.
Ngoài tự học, ta cần kết hợp các hình thức học tập khác để kiến thức phong phú, toàn diện
hơn. Hơn nữa, để việc tự học có hiệu quả, ta cần có sự chọn lọc kiến thức và phương pháp
nếu không, ta sẽ không thể xử lí được những kiến thức mà ta đã tiếp thu.
d. Phê phán/Ca ngợi. Từ đó, ta trân trọng những người có tinh thần tự học bao nhiêu thì cần
phê phán những người lười nhác, thụ động, thiếu ý chí, tinh thần tự học bấy nhiêu.
e. Bài học: Mỗi chúng ta cần rút ra bài học sâu sắc về nhận thức và hành động. Tự học có vai
trò vô cùng quan trọng trên hành trình cuộc đời của mỗi con người. Vì thế, ta phải không
ngừng học tập, tư duy, suy nghĩ. Bởi “tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”. (Đề-các).
Bài viết hoàn chỉnh

“Học vấn có những chùm rễ đắng, nhưng quả lại ngọt ngào”. Câu ngạn ngữ Hi Lạp đã khẳng
định giá trị của việc học. Nhưng học như thế nào cho hiệu quả? Tự học sẽ giúp bạn hái được trái quả
ngọt ngào ấy. Vậy tự học là gì? Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri
thức. Tự học đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người.Người biết tự học
luôn tư mày mò, tìm kiếm, nghiên cứu một cách tích cực và không cấn ai nhắc nhở ở bất cứ hoàn cảnh
nào. Nhờ đó những con người ấy luôn biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong
thực tế do biết áp dụng kiến thức đã học. Kiến thức là vô cùng trong khi trí nhớ của con người là
hữu hạn, nếu chỉ biết học tủ học vẹt thì ta sẽ không thể biền những kiến thức ấy thành của mình để vận
dụng vào thực tế mà sẽ mau chóng quên đi. Tự học sẽ giúp ta khắc phục phục được nhược điểm này
đồng thời giúp ta rèn luyện thói quen tích cực, chủ động hơn trong hoàn cảnh khó khăn. Hơn hết, khi tự
học ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của tri thức từ đó trở nên say mê khám phá, học hỏi nhiều điều
mới lạ hơn nữa. Tự học chính là cuộc hành trình của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức, và những bước
đi đầu tiên sẽ luôn có nhiều chông gai, thử thách nhưng chính những lúc bế tắc ấy lai là động lực thúc
đẩy chúng ta tích cực tư duy để tìm ra hướng đi. Cái cảm giác lúc tự mình ngộ ra được những điều mới
lạ thật không còn gì vui hơn và bài học đó sẽ mãi theo ta. Tự học giúp ta nắm vững căn bản, đào  sâu và
mở rộng kiến thức chứ không phải nhận thức một cách máy móc. Có tự học ta mới hệ thống lại được
những kiến thức đã học và kịp thời nhận ra thiếu sót của bản thân để kịp thời bồi đắp, từ đó ta có bước
đầu tự tin trên con đường học vấn. Trong lịch sử ta thấy có rất nhiều tấm gương thành tài nhờ nỗ lực tự
học của bản thân như trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền …. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là tấm
gương tiêu biểu cho tinh thần tự học. Hằng đêm, sau 12 giờ lao động nặng nhọc Người lại tự học
tiếng Pháp bằng cách học thuộc lòng mỗi ngày mười từ, và cứ thế Người đã thông thạo không chỉ tiếng
Pháp mà còn nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh. Người cũng đã từng nói "Trong
cách học. phải lấy tự học làm nòng cốt". Tuy nhiên, tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức
từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế.
Trong thực tế ta có thể thấy vẫn còn rất nhiều người học tủ, học vẹt một cách ép buộc để đối phó với
kiểm tra thi cử. Cách học này chỉ đem lại hiệu quả tức thời nhưng không mấy ai nghĩ đến hậu quả lâu
dài của nó. Những cách học ấy làm cho ta không hiểu hết bản chất của vấn đề dẫn đến việc mau chóng
lãng quên mà lại còn lãng phí thời gian và công sức. Những con người này nều không biết vươn lên tự
học thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau mà thôi. Thật đáng phê phán. Từ đó, ta cần rút ra bài học sâu sắc. Về
nhận thức, ta cần nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học. Về hành động, ta cần biết cách tự học
hợp lí, hiệu quả. Ngoài tự học, ta có thể học thêm bạn bè, thầy cô, học trong đời sống xã hội để kiến
thức thêm phong phú. Nhưng quan trọng hơn hết mỗi người cần phải có tinh thần tự học: “Tất cả
những gì có giá trị một chút, tôi đều thu được bằng cách tự học” (Đác-uyn).

ĐOẠN 8.
Viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của tinh thần lạc quan.
“Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống/Bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu”. Câu nói ấy
đã khẳng định ý nghĩa của tinh thần lạc quan. Vậy, lạc quan là gì? “Lạc quan” là tin tưởng hoặc
hy vọng rằng kết quả của một số nỗ lực cụ thể, hoặc kết quả nói chung, sẽ là tích cực, thuận lợi
và như mình mong muốn. Lạc quan có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Người lạc quan luôn
tin tưởng vào năng lực của mình, luôn tích cực trong công việc, sống cởi mở, mạnh mẽ, tràn đầy
hi vọng. Tinh thần lạc quan giúp con người vượt qua được cảm xúc yếu đuối, bi quan trước khó
khăn, nghịch cảnh, tạo động lực cho bản thân và người khác phấn đấu, kiên trì tiếp tục công việc
cho đến khi thành công. Khi lạc quan, bạn sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn và ngược lại nếu bi
quan bạn chỉ nhìn thấy khó khăn trong cơ hội. Chính tinh thần lạc quan là yếu tố tạo nên ý chí,
khát vọng vượt khó để thành công. Lạc quan sẽ tạo ra nguồn sức mạnh giúp bạn làm việc không
biết mệt mỏi. Chính tinh thần lạc quan của bạn lại có thể truyền cảm hứng và niềm tin cho người
khác, thôi thúc họ vươn lên chiến thắng nghịch cảnh. Người lạc quan tâm hồn luôn vui vẻ, ngập
tràn hạnh phúc, niềm vui, tình yêu con người, cuộc sống. Dù phải đối mặt với khó khăn, thử
thách, chông gai vẫn chẳng nản chí, sờn lòng. Người lạc quan sẽ được mọi người yêu quý, tôn
trọng, tin yêu, lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Quả thực, người lạc quan luôn tìm thấy
ánh sáng trong bóng tối nhưng tại sao người bi quan lại đến và thổi tắt nó đi?”. Hãy hướng về
phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Nói đến những tấm gương sáng của tinh thần lạc
quan thì không hề hiếm. Trước tiên ta phải kể đến đó là tinh thần lạc quan của Hồ Chủ tịch khi
mà người bị bắt và giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch bị lưu đầy từ nhà lao này đến
nhà lao khác luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ điều và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào.
Thế nhưng ta chưa bao giờ bắt gặp sự bi quan trong con người đó. Ta chỉ nhìn thấy tinh thần luôn
luôn lạc quan tuy rất muốn ra ngoài để hoạt động cách mạng nhưng cái tinh thần yêu thiên nhiên
luôn được Bác để lên hàng đầu. Bằng chứng là trong hoàn cảnh này Bác vẫn có thể sáng tác
ra Nhật kí trong tù thể hiện tinh thần rất lạc quan yêu đời của Bác. Hay tinh thần lạc quan mà cả
thế giới đều ngưỡng mộ chính là Nick Vujicic là một người không chân không tay nhưng anh có
một tinh thần lạc quan vô bờ. Thế nên thành công luôn mỉm cười với anh, anh đi khắp nơi để
truyền ngọn lửa của mình cho tất cả mọi người và rất nhiều người đã được anh thắp sáng lên
niềm tin và tìm ra con đường cho mình. Tuy nhiên, lạc quan không có nghĩa là vô tâm, hời hợt
mà là cách nhìn tích cực dựa trên sự cố gắng và năng lực thực sự của bản thân cùng niềm tin
mãnh liệt vào cuộc đời. Trong thực tế, không ít kẻ bi quan, ngại khó, ngại khổ, lúc nào cũng nơm
nớp lo sợ giông bão ngay cả những ngày đẹp trời. Thật đáng phê phán. Từ đó, chúng ta cần rút ra
bài học sâu sắc. Về nhận thức, ta cần nhận thức được ý nghĩa của tinh thần lạc quan, đó là nguồn
sức mạnh tinh thần vô giá làm nên hạnh phúc, thành công trong cuộc đời. Về hành động, chúng
ta cần rèn bản lĩnh, ý chí, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ bằng niềm hi vọng, tin
tưởng vào những điều tốt đẹp nhất của cuộc đời. Hãy sống như đóa hoa hướng dương luôn hướng
về phía mặt trời bạn nhé!

Đề 9. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của tư duy độc lập
Hướng dẫn
“Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”. Câu nói nổi tiếng của Đề-các đã khẳng định ý nghĩa của
tư duy đối với sự tồn tại, phát triển của con người, trong đó có tư duy độc lập. Tư duy độc lập là quá
trình tự suy nghĩ, tìm tòi, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu học hỏi và đúc kết lại như một kinh nghiệm mà
không theo một lối mòn, không phụ thuộc vào người khác. Tư duy độc lập có vai trò vô cùng quan
trọng. Tư duy độc lập cùng với lý lẽ vững chắc giúp con người hiểu được những vấn đề phức tạp để
đưa ra các quyết định và lựa chọn. Những người có tư duy độc lập thường nhận được những khả năng
tiềm ẩn nơi mình; họ biết phát huy khả năng vốn có và đạt đến thành công trong cuộc sống.Mục đích
cuối cùng của Tư duy độc lập là nhằm phát triển lòng tự trọng, tự tin và khả năng suy nghĩ độc lập để
giải quyết vấn đề khó khăn gặp phải trong cuộc sống, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tư duy độc lập giúp con
người luôn suy nghĩ, thúc đẩy sự phát triển và khả năng sáng tạo không ngừng; đồng thời, hoàn toàn
làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống. Thiếu tư duy độc lập, con người không khác gì ngọn đèn trước
gió, sẽ dễ bị lụi tắt bất cứ lúc nào. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại, thiếu tư duy độc lập con người dễ bị
cuốn vào các tệ nạn xã hội, dễ dàng chạy theo người khác và cũng sẽ dễ có hành động tiêu cực, đánh
mất bản thân. Cô-péc-ních, cha đẻ của thuyết Nhật tâm là một trong những tấm gương tiêu biểu về tư
duy độc lập. Suốt bao năm dài, con người đã cho rằng mặt trời quay quanh trái đất. Nhưng bằng khả
năng tư duy độc lập sáng tạo, khoa học, Cô-péc-níc đã khẳng định ngược lại, không phải trái đất là
trung tâm mà mặt trời mới là trung tâm. Dù bị kết án và đưa lên giàn hỏa thiêu nhưng ông vẫn kiên
định với chân lí. Nếu Cô-péc-níc không có tư duy độc lập, không dày công nghiên cứu, tìm hiểu thì
không biết nhân loại còn sai lầm đến bao giờ. Tuy duy độc lập là quan trọng nhưng bản thân mỗi cá
nhân không bao giờ hoàn hảo. Sự học hỏi từ những người xung quanh cũng vô cùng cần thiết, giúp bạn
tích lũy được nhiều điều và hoàn thiện bản thân. Trong thực tế, có nhiều người thiếu lập trường, quan
điểm, thiếu tư duy độc lập, phụ thuộc vào người khác. Đó là sự dựa dẫm đáng phê phán. Tư duy sẽ góp
phần làm nên trí tuệ và sự phát triển của mỗi con người. Vì vậy, hãy không ngừng tư duy. Bởi “Đầu
chúng ta tròn để tư duy có thể thay đổi phương hướng”.

Đề 10. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của tư duy phản biện.

Hướng dẫn

Đôi khi sự lựa chọn không hề dễ dàng chút nào, nó khiến bạn phải căng não suy nghĩ. Nhưng
thật may mắn! Có một kỹ thuật tư duy đặc biệt có thể giúp bạn thay đổi điều này. Đó chính là tư duy
phản biện. Tư duy phản biện hay tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích
và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và
khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Tư duy phản biện có vai trò vô cùng quan trọng trong
cuộc sống. Tư duy phản biện giúp con người nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ, nhiều phương diện khác
nhau. Vì vậy, bạn sẽ có cách nhìn toàn diện, đầy đủ, thấu đáo, sâu sắc hơn. Tư duy phản biện còn giúp
ta tìm ra được cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Những người có tư duy phản biện sẽ rèn
cho mình tính tự tin, cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định quan trọng. Họ sẽ làm chủ bản thân trong
mọi tình huống. Thế giới phát triển không ngừng. Những cái mới của ngày hôm nay sẽ trở thành cái cũ
của ngày mai. Vì thế, tư duy phản biện sẽ tạo động lực cho sự phát triển của xã hội, thôi thúc con người
phải nỗ lực, đổi mới không ngừng, giúp con người hoàn thiện bản thân mình hơn.  Nếu khi xưa
Einstein cũng tin vào giả thuyết của Newton về trọng lực như đông đảo dân chúng thời bấy giờ, có lẽ
ngày nay chúng ta đã không biết đến học thuyết tương đối của ông - vốn là bước ngoặt trong cách con
người nhìn nhận thiên nhiên và vũ trụ. Nếu khi xưa, Bác Hồ cũng đi theo con đường sang Trung Quốc,
Nhật Bản để đánh Pháp như các bậc tiền bối thì không biết đến bao giờ nước ta mới giành lại được độc
lập tự do? Không thể phủ nhận tầm quan trọng của tư duy phản biện. Nhưng trong thực tế, có rất người
nhìn nhận vấn đề còn đơn giản, dễ dàng nghe theo sự dẫn dắt của người khác. Hậu quả để lại sẽ khôn
lường nếu như ta thiếu tư duy phản biện! “Đầu chúng ta tròn để tư duy có thể thay đổi phương hướng”.
Vì vậy, trước bất cứ sự việc nào, chúng ta hãy không ngừng tư duy, nhất là tư duy phản biện!

Đề bài: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sống chậm.
Bài làm
Cuộc đời con người giống như một bản nhạc giao hưởng, giữa những nốt bổng và nốt trầm, giữa
lúc buồn mà không bé tắc, tuyệt vọng; giữa lúc vui mà không mải mê, chủ quan, con người ta có những
“nốt lặng”. Nốt lặng đó không vang thành lời, nó cho con người, cho tuổi trẻ thời gian để sống chậm.
Dù là một giây, một phút thôi nhưng nó nạp cho ta năng lượng sống cả cuộc đời. “Sống chậm” là cách
sống không quá nhanh, không sống quá vội vàng để rồi đánh mất đi những điều bình dị, giản đơn mà ý
nghĩa. Sống chậm giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của vạn vật và tình yêu thương của mọi người. Một
buổi sáng thức dậy, vươn vai nhìn ra ngoài ô cửa sổ và lắng nghe tiếng chim hót líu lo, ríu rít trên cành;
đưa mắt ngắm nhìn những chiếc lá trên cây, những bông hoa đang đua nhau khoe sắc tỏa hương trong
vườn, ta thấy cuộc sống này thật yên bình và đáng yêu biết bao! Sống chậm lại trong cuộc đời để ta biết
mình vẫn còn nhiều thiếu sót, để ta biết mình cần phải cố gắng, cần phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện
bản thân. Nói khác đi, sống chậm là để lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Một chút lặng lẽ, riêng tư cho
chính mình để nghĩ về những gì đã qua, những gì sắp tới, những gì được mất. Sống chậm cho ta
khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và thêm niềm hi vọng cho tương lai. Khi sống
chậm, tâm hồn mỗi người trẻ tuổi sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn. Sống
chậm lại để ta biết yêu thương và cảm thông hơn những mảnh đời nghèo nàn, khốn khó, biết dang tay
giúp đỡ những kiếp người bất hạnh hẩm hiu trong xã hội. Từ thời xưa, Nguyễn Trãi đã rời bỏ chốn
quan trường, sống chan hòa với thế giới tự nhiên: “Côn Sơn suối chảy rì rầm/Ta nghe như tiếng đàn
cầm bên tai”. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tìm về nơi vắng vẻ, chốn lao xao để giữ sự bình yên của tâm
hồn. Ước mong lớn nhất của Bác Hồ là ngày đất nước hoàn toàn độc lập, sẽ dựng một căn nhà nhỏ bên
suối, hàng ngày đi câu cá, trò chuyện với các cụ già, làm bạn với trẻ chăn trâu. Đó chẳng phải là những
ước mong bình dị nhưng vô cùng ý nghĩa của lối sống chậm sao? Tuy nhiên, sống chậm không phải là
lãng phí thời gian mà là trân trọng thời gian, quý trọng những kí ức, những kỉ niệm. Sống chậm không
có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cách kĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn tạp, a dua, ăn
theo. Một chút sống chậm để biết quý giá “món quà” hiện tại. Vậy mà vẫn có nhiều người chưa hiểu
hết giá trị của sống chậm, lao mình vào vòng xoáy của cuộc đời để rồi đánh mất đi bao giá trị. Cuộc đời
con người thật đáng quý biết bao! Bởi vậy mà chúng ta cần phải học cách cân bằng giữa sống chậm và
sống nhanh để nâng cao giá trị bản thân mình và cảm nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại:
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui/Chọn những bông hoa chọn những nụ cười” (Trịnh Công Sơn).

Đề bài: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải thích nghi để thay đổi.

Hướng dẫn
“Cây sậy nhỏ, nằm rạp dưới sức gió, rồi sẽ sớm đứng thẳng dậy khi bão qua”. Tuy chỉ là một cây sậy
nhỏ nhưng để tồn tại, nó cũng cần biến đổi linh hoạt để thích nghi. Con người cũng vậy. Thích nghi để
thay đổi là cần thiết. Thích nghi là khả năng thích ứng tốt trước sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh
để phù hợp với xu hướng. Sự thích nghi là vô cùng quan trọng vì thích nghi với cuộc sống giúp ta đứng
vững trên đôi chân của mình trước những gian lao, sóng gió của cuộc đời. Cuộc sống là một chuỗi
những khó khăn, thử thách yêu cầu mỗi chúng ta cần phải nỗ lực và thay đổi bản thân không ngừng để
có thể thích nghi với từng hoàn cảnh, từng trường hợp. Mỗi giây phút trôi qua, vạn vật đều biến đổi
không ngừng. Để ứng phó với sự thay đổi của cuộc sống, mỗi người trong chúng ta cần phải “biến hóa”
liên tục giống như cách chú “tắc kè hoa” đổi màu để thích nghi với từng điều kiện sống khác nhau.
Hoàn cảnh có khó khăn đến đâu, nhưng con người thay đổi được suy nghĩ của mình, thay đổi cách nhìn
nhận với điều kiện sao cho bản thân phù hợp với hoàn cảnh chắc chắn sẽ đạt được thành công. Khi bạn
luôn có tâm thế chủ động thích nghi thì bạn sẽ không bị bất ngờ, hoang mang và dễ dàng đưa ra những
cách thức để ứng phó với những thử thách trong cuộc sống. Sự thích nghi không chỉ rèn luyện cho ta
bản lĩnh vững vàng, lòng dũng cảm đương đầu với khó khăn mà còn rèn luyện cho ta ý chí, sự tự tin và
thêm trân trọng cuộc sống của mình hơn. Thích nghi với cuộc sống là điều mà ta cần rèn luyện hàng
ngày chứ không phải một chốc một lát là có thể thực hiện được. Người không biết thích nghi với cuộc
sống sẽ cảm thấy cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, dễ bỏ cuộc, không đáp ứng được những yêu cầu mà cuộc
sống đặt ra và sẽ bị xã hội bỏ lại phía sau. Trong thế giới tự nhiên, không phải tự nhiên cây xương rồng
lại có sức sống mạnh mẽ. Để có thể thích ứng với điều kiện khắc nghiệt, lá của xương rồng đã biến đổi
thành gai, từ đó, xương rồng mới có thể nở hoa trên cát trắng. Ai đó đã nói rằng: “Hãy học cách ứng xử
của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng tìm đường khác”. Thì ra, sức mạnh của nước chính là ở sự mềm dẻo, biến đổi
linh hoạt. Đó chẳng phải là minh chứng hùng hồn cho sự thích nghi đó sao? Soi vào lịch sử dân tộc, ta không thể quên
câu chuyện về Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Khi ông ốm nặng, vua Trần hỏi ông về kế sách giữ nước, ông đã
trả lời: muốn thẳng trận phải tùy thời mà tạo thế. Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi đi Pháp đã nói với cụ
Huỳnh Thúc Kháng rằng: Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn
nhờ cậy ở cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong cụ dĩ bất biến ứng vạn biến (lấy cái không thay đổi mà
ứng phó với cái luôn thay đổi) cũng là bài học vô giá về sự thích nghi trước những thay đổi không
ngừng của cuộc đời. Tuy nhiên, thích nghi không đồng nghĩa với việc đánh mất chính mình, phủ nhận
giá trị cốt lõi của bản thân để chiều theo xu hướng. Chúng ta cần hòa nhập nhưng không hòa tan. Vậy
mà trong xã hội vẫn có nhiều người sống ở thế bị động, không chịu thích nghi với sự biến đổi của cuộc
sống, không biết tự lường trước cuộc đời của mình, gây ra những hậu quả tiêu cực cho chính họ và cho
cộng đồng. Bên cạnh đó còn có những người sống ỷ lại, phó mặc cho số phận, bị động trước những đổi
thay. Để không trở nên mất phương hướng trước những biến đổi bất ngờ, chúng ta phải ý thức được
tầm quan trọng của việc thay đổi để thích ứng.Thay đổi về tư duy, suy nghĩ, thói quen, cách làm việc để
bản thân có thể sống một cách chủ động, tích cực để thích nghi với cuộc sống một cách tốt nhất:
“Người biết lí lẽ khiến bản thân mình thích nghi với thế giới, người không biết lí lẽ khăng khăng muốn
khiến thế giới thích nghi với mình” (Geogre Bernard Shaw).

Đề bài: Sự cần thiết tôn trọng quan điểm của người khác.
Bài làm
Trong vườn hoa rực rỡ muôn sắc màu mỗi loài hoa lại có một vẻ đẹp riêng. Giống như tạo hóa
sinh ra con người là một bản thể độc đáo, riêng biệt. Vì thế, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng quan điểm
của nhau là điều cần thiết. Tôn trọng là thái độ đánh giá cao về một vấn đề nào đó. Quan điểm là cách
suy nghĩ, nhận thức, nhìn nhận vấn đề của mỗi người. Tôn trọng quan điểm của người khác là biết
lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có
thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi
thường suy nghĩ của họ. Tôn trọng quan điểm của người khác là cần thiết vì mỗi người có một nhận
thức, một suy nghĩ, một góc nhìn khác nhau, giống như khi bạn nhìn từ trên xuống, số 9 chỉ là số 9,
nhưng khi bạn nhìn từ dưới lên, bạn lại thấy đó là số 6. Tôn trọng quan niệm của người khác cũng
chính là tôn trọng sự khác biệt của mỗi người, giúp cho họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn
vào cuộc sống. Tôn trọng quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về mọi
việc. Khi đọc tới đoạn bà mẹ kế ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội trong câu chuyện “Cô bé lọ lem”,
nhiều người cho rằng bà mẹ kế vô cùng xấu xa. Nhưng nhiều người cho rằng thật ra bà ta chỉ không tốt
với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Bà ta không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ
chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi. Như vậy, khi cùng một câu chuyện, nhưng mỗi
người lại có những suy nghĩ rất khác nhau, có những suy nghĩ và quan điểm riêng. Như thế, học được
cách lắng nghe, đồng cảm, chúng ta biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm đó làm bài học cho
chính bản thân mình, từ đó hoàn thiện bản thân mình hơn. Ngoài ra, tôn trọng quan điểm của người
khác cũng chính là tôn trọng quan điểm của chính mình và chúng ta sẽ được mọi người yêu quý và tôn
trọng. Từ đó, chúng ta sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát
triển của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, tôn trọng, lắng nghe quan điểm của người khác nhưng cần chọn lọc,
cần lên tiếng đúng lúc, góp ý, phản biện kịp thời nếu thấy quan điểm đó chưa đúng, thậm chí là sai trái,
lệch lạc, đi ngược với thuần phong mĩ tục, những chuẩn mực đạo đức xã hội. Ta ca ngợi những con
người biết tôn trọng quan điểm, ý kiến của người khác bao nhiêu thì phê phán những con người bảo
thủ, luôn cho mình là đúng và người khác sai, cái tôi quá lớn khiến cho bản thân trở nên cố chấp. Vì
thế, bạn hãy học cách lắng nghe ý kiến, tôn trọng quan điểm của người khác, bởi: “Đừng lãng phí cuộc
đời vào việc ghét bỏ người khác. Cuộc đời này, để yêu thương người khác còn chưa đủ. Chúng ta chỉ
có một lần được sống”.

Đề bài: Sự cần thiết phải chọn lọc thông tin


Bài làm
Nhà toán học, vật lí học nổi tiếng Newton đã từng nói: “Điều ta biết là giọt nước, điều ta chưa
biết là đại dương”. Chính vì tri thức của nhân loại quá lớn như vậy, đặc biệt là thời kì bùng nổ thông
tin như hiện nay thì sự chọn lọc thông tin là điều cần thiết. Thông tin được hiểu là tin tức, tri thức.
Chọn lọc là chắt lọc, sàng lọc, lựa chọn, tìm và giữ lại những gì tốt nhất. Như vậy, chọn lọc thông tin
được hiểu là chắt lọc, tìm ra, tiếp nhận những tin tức, tri thức lành mạnh và phù hợp. Hiện nay, với sự
phát triển của khoa học kĩ thuật với công nghệ hiện đại, con người không chỉ tiếp nhận nguồn thông tin
từ sách báo mà còn trực tiếp tiếp xúc với các nguồn thông tin từ các phương tiện truyền thông, các
trang mạng xã hội. Trong khi đó, rất nhiều thông tin mà chúng ta tiếp xúc chưa được kiểm định về tính
đúng – sai và đầy rẫy những thông tin giả. Nếu ta biết chọn lọc, tỉnh táo để nhận biết đâu là những
thông tin chính thống, mang tính chính xác cao thì chúng ta sẽ thu lượm được nguồn tri thức phong
phú, mở mang tầm hiểu biết và nâng cao trí tuệ bản thân. Nếu ta không biết cách chọn lọc thông tin,
tiếp nhận tất cả những gì nhìn thấy, nghe thấy thì ta sẽ thu nạp tất cả mớ hỗn độn thông tin gây “ngộ
độc” con người, ta sẽ không phân biệt được đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai. Nhiều khi, với
những thông tin chứa nội dung không lành mạnh, nó còn ảnh hưởng tiêu cực tới cách sống, cách suy
nghĩ của chúng ta. Đặc biệt là những bạn trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên, các bạn rất dễ bị lôi kéo để
rồi a dua, học đòi theo lối sống tiêu cực và để rồi đánh mất cả tương lai. Vậy làm thế nào để chọn lọc
thông tin? Điều quan trọng là chúng ta cần có tư duy phản biện, có bản lĩnh, có chính kiến. Tức là
không phải tất cả những gì chúng ta nghe thấy, nhìn thấy đều là sự thật và đều đúng. Đối với mỗi
nguồn thông tin mà chúng ta tiếp xúc, chúng ta cần tìm hiểu rõ ngọn ngành, nguồn gốc tin tức rõ ràng,
suy xét nhiều chiều với nhiều góc nhìn khác nhau để kiểm định tính chính xác của tin tức, có cái nhìn
toàn diện và đầy đủ, chính xác về nó rồi mới tiếp nhận. Từ đó, ta ca ngợi những người biết chọn lọc
thông tin kĩ càng và đồng thời phê phán những người sẵn sàng tiếp nhận tất cả các nguồn thông tin mà
không cần chọn lọc. Qua đây, ta cũng rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Mỗi
người cần cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin, chắt lọc thông tin kĩ càng. Với những nguồn thông tin sai
trái, chúng ta không được cổ súy mà cần phải lên án, phê phán và bài trừ nó để không nhiều người phải
tiếp xúc với những thông tin sai sự thật ấy. Hãy là người tiếp nhận thông tin một cách thông minh bạn
nhé!
Đề bài: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự quyết tâm.
Hướng dẫn
“Trên đời này không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là
bạn phải có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Sức mạnh ấy chẳng phải là sự
quyết tâm đó sao? “Quyết tâm” chỉ sức mạnh ý chí, nghị lực tinh thần của con người, khi đã định ra
việc gì thì sẽ thực hiện đến cùng. Không thể phủ nhận sức mạnh của sự quyết tâm trong cuộc sống.
Nhờ có quyết tâm, ta có thêm sức mạnh tinh thần để đương đầu với mọi thử thách, khó khăn, gian khổ.
Quyết tâm cho ta niềm tin vào con đường phía trước, những việc ta sẽ làm, những mục tiêu mà ta
hướng tới. Quyết tâm sẽ biến ước mơ của ta trở thành hiện thực. Người quyết tâm không bao giờ bỏ
cuộc giữa chừng, đánh mất đi giá trị của bản thân và ý nghĩa của sự sống. Quyết tâm sẽ giúp ta phấn
đấu, nỗ lực không ngừng để tỏa sáng. Cuộc sống của ta sẽ trở nên tươi đẹp, ý nghĩa biết bao. Người ta
yêu hoa hướng dương vì nó luôn hướng về ánh sáng mặt trời. Người có quyết tâm cũng sẽ đem lại cảm
hứng cho những người xung quanh để hướng tới những gì tốt đẹp nhất. Những người như vậy thật đáng
trân trọng biết bao! Giả sử, một ngày nào đó, con người mất đi sự quyết tâm, lúc đó, họ sẽ rơi vào bóng
tối của tuyệt vọng, tên tuổi cũng bị nhấn chìm trong biển cả mênh mông của cuộc đời. Nich VuiJich,
sinh ra bị khuyết tứ chi, anh cũng đã từng tuyệt vọng và có ý định tự tử. Nhưng đời người chỉ sống có
một lần, bằng sự quyết tâm vươn lên không ngừng, anh đã học tập, rèn luyện, khắc phục những nhược
điểm của bản thân để trở thành nhà truyền cảm hứng lớn trên thế giới. Nhà văn Mĩ Hellen Keler sau
một thời gian mắc bệnh, bà bị mù, câm, điếc…Nhưng với quyết tâm không ngừng, bà đã học nói, học
viết trở thành nhà văn lớn của Mĩ, người tích cực đấu tranh chống lại chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ra đi tìm cứu nước cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Trải qua bao ngày “lênh
đênh trên sóng biển”, những đêm dài buốt giá của “sương mù thành Luân Đôn”, Người đã đi khắp bóng
cờ Châu Mĩ, Châu Phi để tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó chẳng phải là sức mạnh
vô giá của sự quyết tâm sao! Vậy mà trong thực tế, có không ít người hèn nhát, yếu đuối, thật đáng phê
phán! Trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai, con chim chỉ hót có một lần trong đời,
nhưng hót hay nhất thế gian. Đó là khi nó bay đi tìm bụi mận gai. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng
hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Con người cũng vậy, phải biết vượt
lên nỗi đau khôn cùng khôn tả, phải quyết tâm không nghỉ, không ngừng bạn mới tìm được ý nghĩa của
sự sống!

MỘT SỐ DẪN CHỨNG VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


1. Nghị lực sống
- Nick Vujick khi sinh ra bị khuyết tứ chi và ông từng có ý định tự tử vì mặc cảm bản thân. Nhưng sau
đó, ông đã học tập, tốt nghiệp Đại học Tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và
truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Ông nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới
hạn” và câu nói: “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng”.

2. Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung
thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh
nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời.
“Ngày hội Hoa hướng dương” đã viết tiếp ước mơ của Thúy.

- Kito Aya, cô nữ sinh Nhật Bản phải đối mặt với bệnh thoái dây sống tiểu não, đã dũng cảm và mạnh
mẽ để sống những ngày trọn vẹn, yêu thương bên mọi người. Cô tâm sự: "Có những người mà sự tồn
tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan
trọng nhường nào. Mình muốn trở thành một sự tồn tại như thế." Cuốn nhật kí “Một lít nước mắt” của
cô đầy nghị lực và cảm động, đã truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị của cuộc sống. Đến tận cuối đời,
Ay vẫn giữ trọn niềm tin yêu của mình với cuộc đời, với mọi người. Cuốn nhật kí của cô kết thúc bằng
dòng chữ: “Cảm ơn”.

- Nguyễn Công Hùng cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường.
Anh đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình, mở ra cơ hội việc
làm và tương lai tươi sáng cho họ. Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10
gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin”.

- Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” Vật lý lý thuyết của thế giới.
Hawking mắc bệnh lạ khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí
quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua
một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó. Hawking là Giáo sư Lucasian,
chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những
nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac. Ông có những bài học sâu sắc cho giới trẻ:
"Một là, hãy nhớ nhìn lên các vì sao và đừng nhìn xuống chân của mình. Hai là, không bao giờ từ bỏ
làm việc. Làm việc sẽ giúp con cảm thấy có ý nghĩa và mục đích. Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng nếu
không có công việc. Ba là, nếu còn đủ may mắn để tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng
để nó vuột mất khỏi tầm tay".

5. Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn người Mỹ. Sinh ra bà là một đứa trẻ bình
thường. Nhưng sau một trận ốm bà bị mù, câm, điếc. Nhờ nghị lực sống phi thường bà đã trở thành nhà
văn, nhà hoạt động xã hội, đấu tranh phản đối thế chiến thứ 2. Bài học mà Keller rút ra: Lạc quan là
niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.

6. Ga-li-lê: Là nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới. Ông đã bảo vệ thuyết Nhật tâm của Cô-péc-níc và
bị kết án tử hình. Nhưng họ đã cho ông một cơ hội được sống nếu ông phủ nhận học thuyết này. Ga-li-
lê buộc phải nói một cách miễn cưỡng. Nhưng khi ra đến cửa tòa án, ông đã nói một câu nổi tiếng: “Dù
sao thì trái đất vẫn quay”.

2. Sự dũng cảm
- Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi
Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ
đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi cô sinh sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận
giải Nobel Hòa Bình. Bài phát biểu của cô tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con người ta mang màu
da gì, nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con người và tôn trọng lẫn nhau,
đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi
người.”

- Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi đi ngang qua sông
Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao
xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị
ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị
kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi.

3. Sự công tâm
- Abraham Lincoln (tổng thống Mỹ) rất giỏi tự đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu động cơ và
mong muốn của họ. Khả năng đồng cảm này giúp Lincoln tạo ra một nội các bất thường nhất trong lịch
sử nước Mỹ, bằng cách tập hợp các đối thủ lại và sắp xếp trọng trách theo khả năng của họ.

- Tuy có hiềm khích riêng với Trần Khánh Dư, nhưng khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt
lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đã gạt bỏ qua việc riêng, tin cậy giao hết công việc biên thùy cho phó tướng
Vân Đồn là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư khi ông này được phục chức. Ngoài ra, khi soạn xong
Vạn Kiếp tông bí truyền thư, thì Trần Khánh Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho
sách.
- Danh y Lê Hữu Trác: Có lần một nhà quyền quí mời ông chữa bệnh, thấy ông đến muộn mới hỏi thì
được biết trên đường đi, ông ghé vào chữa bệnh cho một người nghèo. Bị trách, ông đáp vì bệnh của
người quyền quí là bệnh nhẹ, có thể chữa sau, còn người nghèo kia mắc bệnh nặng nên không thể trì
hoãn.

4. Tha thứ và chuộc lỗi


- Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ), trong buổi lễ sau
khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai,
hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất nước.”

- Phan Thị Kim Phúc, “em bé Napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến tranh VIệt Nam,
đã phải chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha
thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô. Kim
Phúc nói: “Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau
đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành.”

 - John Wast, cựu binh Mỹ, sau cuộc chiến đã mang trả lại kỉ vật cho gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng,
người lính Bắc Việt đối đầu với ông năm xưa. Khi đó, cánh chim bồ câu được khắc khéo léo ở mặt
trong chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ông giật mình, nhận ra tình yêu hòa bình lớn lao trong lòng người
lính bên kia chiến tuyến. Suốt 46 năm qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và coi
như lời nhắc về giá trị của hòa bình, cho đến khi trao trả lại cho gia đình liệt sĩ Hưng, như một lời tạ
tội.

- Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về cuối đời đã rất ân hận vì phát minh của
mình được sử dụng trong chiến tranh, mang lại nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại. Do đó, trong
di chúc của mình, Nobel đã dành toàn bộ tài sản của mình thành lập giải Nobel để tôn vinh những đóng
góp khoa học cho nhân loại, như một cách chuộc lại lỗi lầm của mình.

5. Trung thực – thiếu trung thực


- Theo Sách Trắng về hiện trạng du học sinh Trung Quốc tại Mỹ của tổ chức giáo dục WholeRen, có
khoảng 8.000 du học sinh Trung Quốc bị đuổi học ở Mỹ trong năm 2014.

- Ở Ấn Độ, hàng trăm phụ huynh ném tài liệu vào phòng thi cho con khiến các nhà chức trách đau đầu.
Đây là hậu quả của việc học không thực chất, của áp lực xã hội lên bằng cấp cá nhân.

- Chàng sinh viên Lê Doãn Ý (23 tuổi, Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng), nhặt được và trả lại hơn 1,3
tỷ đồng cho người mất. Ý tâm sự: “Nhặt được tài sản thì trả lại người đánh mất chứ có chi mô. Nhưng
được nhiều người khen, em rất vui và lấy đó làm động lực để sống tốt hơn”.

- Abraham Lincoln luôn được tôn vinh bởi đức tính trung thực của mình. Trong thư gửi thầy giáo của
con mình, ông đã viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao
động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố...”

- George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gẫy cây anh đào mà bố ông yêu thích. Thấy bố rất tức
giận, Washington vô cùng hoảng sợ, trước câu hỏi của cha, sau một thoáng lưỡng lự ông khóc òa: “Con
không thể nói dối, cha biết con không thể nói dối! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Đức
tính trung thực làm nên nhân cách lớn, Washington chính là vị tổng thống đầu tiên, khai sinh ra Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ.
- Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng
cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự
suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp
thuận. Ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, soạn sách. Ông không vì học trò làm quan to mà dựa dẫm,
luôn thẳng thắn phê bình những học trò thiếu lễ độ.

6. Giữ chữ tín


- Vua Lỗ sai Nhạc Chính Tử đem chiếc đỉnh giả dâng cho vua Tề, Nhạc Chính Tử nhất mực từ chối.
Nhạc Chính Tử nói: "Nhà vua qúi cái đỉnh ấy thế nào thì tôi qúi cái đức tín của tôi như thế." Sau vua
Lỗ phải đưa đỉnh thật Nhạc Chính Tử mới chịu đi.

- Qúy Trát, con vua nước Ngô, đi công cán các nước. Khi qua nước Từ vào thăm vua Từ. Thấy Quý
Trát có thanh gươm báu, vua Từ muốn xin nhưng không dám nói. Qúy Trát nhận ra và trong bụng có ý
muốn cho, nhưng vì công việc còn đang dở dang nên chưa tiện dâng gươm cho vua Từ được.Trên
đường về từ nước Tần qua đến nước Từ thì vua Từ đã mất. Qúy Trát không biết làm sao hơn, đành ra
thăm mộ và treo gươm vào một cành cây bên cạnh mộ vua Từ, rồi mới trở về nước Ngô.

7. Lòng nhân ái
- Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền chài nghèo bị mắc bệnh đậu mùa
rất nặng, người bốc lên mùi xú uế, mỗi khi khám bệnh phải bỏ quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ
mũi cho giảm bớt mùi khó chịu. Thế mà ông vẫn đi lại thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng
tháng trời. Đến khi cậu bé khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn cho
gia đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…

- Mẹ Theresa: Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối và lãnh
đạo dòng Thừa Sai Bác Ái (Missionaries of Charity) phát triển khắp Ấn Độ và đến các quốc gia khác.
Bà thực hiện bất cứ việc gì bà nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát” hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên
thế giới. Từ các việc làm của bà, mọi người đều nhận thấy được tình yêu thương không vị kỷ của vị nữ
tu.

- Những người mẹ, người dì của hàng chục đứa con mồ côi ở làng trẻ SOS Nghệ An đã dành cả cuộc
đời bên những đứa trẻ không máu mủ ruột rà nhưng họ thương yêu như rứt ruột đẻ ra. Họ chia sẻ:
“Nhìn các con khôn lớn, có cuộc sống hạnh phúc, các mẹ mừng vui lắm. Đó là động lực để các mẹ tiếp
tục cố gắng chăm sóc các trẻ nhỏ bất hạnh, trao lại nụ cười trên môi cho các bé”. Làng trẻ em SOS Quy
Nhơn hiện có 13 bà mẹ. Phần lớn họ là những phụ nữ ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh, tuổi từ 30 đến
40, sức khỏe tốt, không có chồng và con, tự nguyện hy sinh phần đời còn lại cho trên dưới 10 đứa trẻ
mồ côi. Họ có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị các điều kiện để trẻ có thể hòa nhập, tự lập
khi đến tuổi trường thành. Tựa như bao bà mẹ khác, họ còn là người tạo lập mối quan hệ tình cảm ruột
thịt, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình trong làng.

-  Làng trẻ em SOS Quy Nhơn hiện có 13 bà mẹ. Phần lớn họ là những phụ nữ ở các vùng quê trên địa
bàn tỉnh, tuổi từ 30 đến 40, sức khỏe tốt, không có chồng và con, tự nguyện hy sinh phần đời còn lại
cho trên dưới 10 đứa trẻ mồ côi. Họ có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị các điều kiện để
trẻ có thể hòa nhập, tự lập khi đến tuổi trường thành. Tựa như bao bà mẹ khác, họ còn là người tạo lập
mối quan hệ tình cảm ruột thịt, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình trong
làng. (Theo baobinhdinh.com).

8. Đức tính khiêm tốn


Nhà bác học vĩ đại Einstein không tự nhận mình là một người nổi tiếng: “Tôi chỉ là một người bình
thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người
nổi tiếng?”

9. Sống có đam mê
-  Steve Jobs, CEO của Apple là một người có đam mê mạnh mẽ với công nghệ máy tính. Hơn chục
năm gây dựng sự nghiệp, ít ai ngờ chính Steve Jobs từng bị Apple sa thải. Đam mê không cho phép
ông nản lòng, rời khỏi Apple, ông vẫn kiên trì xây dựng lại sự nghiệp, tạo ra nhiều công nghệ đột phá,
mới mẻ. Những danh ngôn của Steve Jobs: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh
mất niềm tin.” , “Hãy theo đuổi đam mê thành công sẽ theo đuổi bạn”. (Steve Jobs).

“Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều, và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi
vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta
đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy điều ta làm nên thật tốt. Nên đáng giá.”

- Susan Boyle là giọng ca thiên thần nước Anh, đam mê ca hát cho cô nghị lực sống. Susan được sinh
ra khi mẹ cô đã 47 tuổi. Ca sinh nở khó khăn gây ảnh hưởng tới não vì thiếu oxy và thai nhi được chẩn
đoán sẽ gặp khó khăn trong học tập sau này, cô hay bị bắt nạt ở trường và bị mọi người chế giễu vì vẻ
xấu xí của mình. Trước những khó khăn của cuộc đời cô vẫn giữ vững niềm đam mê âm nhạc, với ca
khúc “I Dreamed a dream”, giọng ca thiên thần của cô đã chạm vào trái tim hàng triệu khán giả.

- Nghệ sĩ ba lê nổi tiếng Anna Pavlova đã nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật của mình đến những giây
phút cuối đời. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, bà yêu cầu người ta mặc cho bà bộ váy bà vẫn mặc khi
biểu diễn vở Cái chết của con thiên nga. Vào đêm diễn ra buổi biểu diễn tiếp theo của bà trên sân khấu
ở Hague, người ta để duy nhất một chiếc đèn chiếu tỏa ánh sáng xuống một điểm dành cho diễn viên ba
lê để tưởng nhớ Anna Pavlova. Vòng tròn ánh sáng trống không như muốn nói lên rằng: Sân khấu ba lê
thế giới đã chịu một mất mát lớn lao như thế nào khi phải vĩnh biệt nữ hoàng của nó.

- Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ
bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu. Vượt qua tất cả với ước mơ trở
thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen đóng những vai kịch tầm thường,
làm quét dọn. Cuối cùng, nghị lực và đam mê nghệ thuận đã giúp ông thành công. Những câu truyện cổ
tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước
mơ đẹp. => Nghị lực và tình yêu nghệ thuật là những nhân tố để thành công.

10. Sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn và nắm bắt cơ hội
- Nữ diễn viên nổi tiếng Anna Pavlova: Mỗi lần biểu diễn trên sân khấu là mỗi lần Anna Pavlova khổ
sở vì đau chân, vì thế bà đã sửa giày của mình bằng cách đệm thêm một miếng da cứng vào đế giày
đồng thời đệm phẳng cả bên trong lòng giày. Kiểu giầy đó đã giúp giải phóng cảm giác đau đớn từ bàn
chân và giúp bà thuận lợi hơn trong xử lý các động tác để phát huy sự sáng tạo trong biểu diễn

- Thuở niên thiếu Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông
quyết định “đánh canh bạc cuối cùng”. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi: “Ở đây có
bán tranh của Picaso không?” Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của
ông bán được và nổi tiếng từ đó=> Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ
hội cả.
MỘT SỐ CÂU NÓI HAY SỬ DỤNG TRONG VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Thà làm một đóa hoa sen nở dưới ánh mặt trời rồi mất hết tinh nhụy còn hơn giữ nguyên hình nụ búp
trong sương mù vĩnh cửu của mùa đông (Tagor)
2. Đời người như giọt sương đọng trên lá sen (Tagor)
3. Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống/Bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu (Tố Hữu)
4. Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/Để gió cuốn đi (Trịnh Công Sơn)
5. Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/Ta có thêm ngày mới để yêu thương.
6. Ánh sáng cuối đường hầm.
7. Hạnh phúc không phải là đích đến. Hạnh phúc là một hành trình.
8. Đường tuy gần chẳng đi chẳng đến. Việc tuy nhỏ chẳng làm chẳng nên (Lão Tử) .
9. Không có hoàn cảnh tuyệt vọng. Chỉ có con người tuyệt vọng vì hoàn cảnh.
10. Bàn tay trao tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm.
11. Hãy hướng về phía mặt trời. Bóng tối sẽ ngả về sau bạn (Ngạn ngữ Nam Phi).
12. Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc và nở ra những đóa hoa thật đẹp.
13. Trên đời này không có bước đường cùng, chỉ có ranh giới. Điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để
bước qua ranh giới ấy (Nguyễn Khải).
14. Tôi yêu những người mở đường thất bại. Tôi yêu những người thấy bại nhưng vẫn dám mở đường
(Văn Cao).
15. Nếu bạn đánh mất niềm tin vào bản thân thì còn đánh mất nhiều thứ quý giá khác nữa.
16. Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cho mình cách sống.
17. Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.
18. Bạn sinh ra là một nguyên bản. Đừng chết đi như một bản sao.
19. Khi ta sinh ra, ta khóc mọi người cười. Hãy sống làm sao để khi ta chết, ta mỉm cười còn mọi người
phải khóc vì ta.
20. Bạn đừng buồn vì trong bụi hoa hồng có gai. Hãy vui mừng vì trong bụi gai có hoa hồng (Tổng
thống Licon – Mĩ).
21. Đừng sống cho người khác xem. Đừng xem người khác mà sống.
22. Con người ta sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh mà để in dấu chân lại trên
mặt đất và trong trái tim mọi người.
23. Bạn đừng chờ đợi quà tặng của cuộc sống mà hãy tự mình làm ra quà tặng.
24. Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi (Khổng Tử).
25. Điều gì mình không thích thì đừng làm cho người khác (Khổng Tử).
26. Sự im lặng là người bạn thật sự và không bao giờ phản bội (Khổng Tử).
27. Đời người như một bài thơ. Giá trị của nó không phụ thuộc vào chiều dài mà ở nội dung.
28. Lời nói dở đau hơn gươm giáo. Lời nói hay ấm hơn vải lụa.
29. Người quân từ nghiêm khắc với mình. Kẻ tiểu nhân nghiêm khắc với người (Khổng Tử).
30. Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại (Khổng Tử).
31. Những điều chúng ta biết chỉ là giọt nước. Những điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương.
32. Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc, hãy cười vì nó đã xảy ra.
33. Giữa thành công và thất bại có con sông gian khổ… trên con sông đó có cây cầu tên là sự cố gắng .
34. Không ai biết ngày mai sẽ ra sao. Mà có ra sao thì cũng không sao.
35. Khi tất cả những cái khác đã mất đi thì tương lai vẫn còn.
36. Nếu bạn muốn biến những giấc mơ của mình thành hiện thực, điều đầu tiên mà bạn cần phải làm là
thức dậy.
37. Khi còn trẻ, nếu bạn không dám làm những điều điên rồ thì khi về già bạn sẽ chẳng có gì để mỉm
cười để nhớ lại.
38. “Nếu cơ hội không gõ cửa, hãy tạo ra một cánh cửa”
39. Cuộc sống không cho bạn tất cả những gì bạn mơ ước, nhưng cuộc sống cho bạn quyền được lựa
chọn ước mơ và quyền được thực hiện nó.”

40.  Còn gì ý nghĩa hơn việc giúp một người bất hạnh nhận ra rằng mình không bất hạnh

41. Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến một ngày tôi nhìn thấy một người không còn chân để
đi giày (nhà văn Mĩ Hellen Kerler).

42. Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông (Nguyễn Bá
Học).

43. Hạnh phúc là đấu tranh (Các Mác).

44. “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương” (M.Gorki).

45. Bàn tay trao tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm.

46. Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin. (Steve Jobs)
47. Niềm tin biến cái không thể thành cái có thể.
48. Niềm tin thấy đóa hoa yêu kiều trong một cái nụ, khu vườn xinh đẹp trong một hạt giống, và cây
sồi lớn trong một quả sồi ( William Arthur Ward)
49. Người trung thực có thể bị truy nã, nhưng không thể bị làm mất danh dự. (Voltaire)
50 . Càng lớn tuổi, con người ta càng nói ít đi. Họ nghĩ nhiều hơn. - Nguyễn Nhật Ánh
51. Người bạn tốt là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi.
52. Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. - Trích Nhật kí Đặng Thuỳ
Trâm.
53. Đừng đợi đến ngày mai những gì bạn có thể làm ngày hôm nay, bởi nếu bạn tận hưởng ngày
hôm nay, bạn có thể làm nó lần nữa vào ngày mai. – James A. Michener
54.
Nếu là con chim, chiếc lá.
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả.
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
- Tố Hữu-
55. Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác. –
Beethoven
56. Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, bạn hãy tin rằng cuộc sống là tốt đẹp.
57. Tình yêu là thơ ca, là mặt trời của cuộc sống. - V.G. Bielenxki
58. Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những
con đường đi trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành
đường thôi (Lỗ Tấn).
59. Thằng ngốc tự cho mình là thông minh, còn người thông minh biết mình là thằng ngốc. -
William Shakespeare
60. Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng.
Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập
giá Đời. - Trịnh Công Sơn.

61. Nếu bạn không bỏ cuộc, bạn sẽ luôn còn cơ hội. Bỏ cuộc chính là thất bại lớn nhất (Jack Ma)

62. Hôm nay thật khắc nghiệt, ngày mai còn khắc nghiệt hơn, nhưng nếu bạn cố gắng, ngày kia sẽ là
ngày tươi sáng (Jack Ma)
63. Thời gian của mỗi người đều có giới hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người
khác. - Steve Jobs
64. Ta quen với trời cao biển rộng mà quên hoa từ đất mà ra.
65. Hãy xông trận đi rồi sẽ học được cách đánh (Napoleon).
66. Học vấn có những chùm rễ đắng nhưng quả lại ngọt ngào.
67. Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc.
68. Thà tôi cháy vèo trong gió còn hơn thối rữa trên cành (Ê-xê-nin – nhà thơ Nga).

69. “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống làm sao để khỏi xót xa ân hận vì những tháng năm đã
sống hoài sống phí” (Thép đã tôi thế đấy).
70. Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm (Xuân Diệu).

71. Sống toàn tim, sống toàn trí, sống toàn hồn/Sống toàn thân và thức nhọn mọi giác quan. (Xuân
Diệu).

72. Mỗi người sống phải phát huy tận độ khả năng của loài người ẩn chứa ở trong mình. Mỗi người
chết đi phải để lại một cái gì đó cho nhân loại (Nam Cao).

73. Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng/Người không có
học không biết lí lẽ).

74. " Cuộc đời dù không chỉ toàn mùa đông, nhưng một ngọn lửa hồng ấm áp tình thương bao giờ
cũng cần cho những trái tim lạc loài sau cơn bão ".

75. Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà
không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép. Tônxtôi).

76. "Tuổi trẻ không có lí tưởng như buổi sáng

không có mặt trời" (Bielinxki)

77. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi.

78. “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức” (Anhxtanh).

79. “Xin tạm biệt bạn đời yêu quý nhất

Còn mấy vần thơ một nắm tro

Thơ gửi bạn đường tro bõn đất

Sống là cho, chết cũng là cho

(Tố Hữu)

80.
Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh
(Nguyễn Sĩ Đại)
81. “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại” (Đề-các”.
82. “Tất cả những gì có giá trị một chút tôi đều thu được bằng cách tự học” (Đác-uyn).
83. “Cái chết không phải là điều đáng sợ. Điều đáng sợ là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay từ khi còn sống”.
84. “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui/Chọn những bông hoa chọn những nụ cười” (Trịnh Công Sơn).
85. Ánh sáng cuối đường hầm.
86. Giống như hoa dại, hãy học cách sinh tồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, ngay cả khi
người đời cho rằng bạn không thể.
87. Đại dương mênh mông sẽ không thể đánh chìm một con tàu nếu nước không tràn vào bên trong
nó. Cũng tương tự như thế, những khó khăn sẽ không thể quật ngã bạn nếu bạn không cho phép
chúng làm thế.
88. Không một quyền lực nào có thể ngăn cản được một người có thái độ, tinh thần đúng đạt được
mục đích của mình. Và không gì trên đời có thể giúp một người có thái độ, tinh thần không đúng đạt
được thành công – Thomas Jefferson
89. Thành công là một trạng thái tinh thần. Nếu bạn muốn thành công, hãy bắt đầu suy nghĩ như mình
là một người thành công – Joyce Brother
90. Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối
91.   Nếu xe bị hỏng và bạn phải dắt bộ một quãng đường, hãy nghĩ đến những người khuyết tật chỉ
mong có thể tự bước đi vài bước
92. Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi thấy một người không có chân để đi giày
93. Hãy hướng về phía ánh sáng, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn.
94. Bạn cần sức mạnh, nghị lực nên cuộc sống đã đặt ra những khó khăn nghịch cảnh để bạn vượt qua
và trở nên mạnh mẽ hơn
95.  Mọi việc trở nên tốt đẹp hơn hay tồi tệ đi đều bắt nguồn từ suy nghĩ của bạn – William
Shakepeare
96.  Người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi nào mà là một người
có thái độ sống tốt trước bất kỳ hoàn cảnh nào – Hugh Downs
97. Chỉ với một tài năng bình thường cộng với niềm tin kiên định, mọi người đều có thể đạt được kỳ
tích – Thomas Buxton
98. Thành công sẽ đến với những ai biết rõ mình muốn điều gì và không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi
đạt được điều đó – Alexander Graham Bell
99. Cuộc sống của bạn chỉ thật sự ý nghĩa và trọn vẹn khi bạn biết giữ gìn và nuôi dưỡng ước mơ, biết
ghi nhận, biết tin vào những lời hứa.
100. Khi mọi việc dường như đang chống lại bạn, hãy nhớ rằng máy bay cất cánh ngược chiều gió,
chứ không phải cùng chiều gió. - Henry Ford
101. Phần lớn mọi người đều có tiềm năng khổng lồ, phần lớn đều có thể làm những điều phi thường
nếu họ dám liều lĩnh. Tuy nhiên phần lớn không làm như vậy, họ ngồi trước ti vi và đối xử với cuộc
đời như thể nó cứ tiếp diễn mãi mãi. 
102. Trí óc nhàn rỗi là mầm mống của nỗi sợ hãi, vỡ mộng và lo âu. Khi mới xuất hiện dấu hiệu lo
lắng đầu tiên, hãy cố bắt mình bận rộn bằng cách làm một việc gì đó, bất cứ việc gì.
103. Hai mươi năm sau kể từ bây giờ
104. Nếu bạn nghỉ ngơi, bạn bị “rỉ sét” - Helen Hayes
105. Có nhiều rủi ro và mất mát khi ta hành động. Nhưng chúng còn kém xa vô số những rủi ro khi ta
phởn phơ ù lì. - John F. Kennedy
106.  Những người thắng cuộc không phải là người chưa bao giờ thất bại mà là những người chưa bao
giờ bỏ cuộc.
107. Những cánh cửa cơ hội được đánh dấu đẩy và kéo.
108. Không gì là không thể đối với người biết cố gắng – Alexander
109. Hãy luyện tập như thể bạn chưa bao giờ chiến thắng. Hãy hành động như thể chưa bao giờ bạn
thất bại
110. Chỉ cần bạn không dừng lại thì việc bạn tiến chậm cũng không là vấn đề
111. Bất kỳ ai cố gắng "dìm" bạn xuống thì họ đều thua kém bạn
112. Giữ đôi mắt của bạn hướng lên bầu trời và đôi chân trên mặt đất
113. Hãy làm những thứ khó khăn khi chúng còn dễ dàng và làm những thứ vĩ đại khi chúng còn nhỏ
bé. Hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng những bước chân
114. Hãy dừng để ý tới những khó khăn của bạn mà hãy biết ơn những gì bạn có
115. Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ từ bỏ
116. Cái người đời thường thiếu là ý chí chứ không phải là sức mạnh.
117. Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội
cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được. - George
Sand
118. Ý chí là điều quan trọng – chừng nào bạn có nó, bạn vẫn an toàn. - Evelyn Underhill
119. Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
– Hồ Chí Minh
120. Lúc tâm hồn tràn đầy ánh sáng của một ý chí lớn, một tình cảm lớn, và những cái lớn này chi
phối cả đời sống của mình, mọi ý nghĩ và việc làm của mình, thì tự nhiên người ta sẽ rời bỏ cái gì
không xứng đáng, những cái nhỏ nhen, và sẽ thấy vui vẻ phấn chấn lạ thường. - Phạm Văn Đồng
121. Người không có chí như thuyền không lái, như ngựa không cương, trôi dạt lông bông, không ra
thế nào cả. - Vương Dương Minh
122. Vận mệnh, chẳng qua chỉ là lời tự an ủi vô vị của kẻ thất bại, là những lời đánh trống lảng của kẻ
nhút nhát.
123. Tiền đồ của con người chỉ có thể dựa vào ý chí, sự nỗ lực của bản thân để quyết định.
124. Ăn mừng thành công cũng được thôi, nhưng quan trọng hơn là hãy quan tâm đến những bài học
từ thất bại.” –Bill Gates
125. “Một người không bao giờ phạm sai lầm vì họ không bao giờ thử làm những điều mới” –Albert
Einstein
126. Tôi cho rằng, một nửa sự khác biệt giữa những doanh nhân thành công và không thành công đến
từ sự kiên trì thuần khiết.” –Steve Jobs
127. Sự kiên nhẫn của ngày hôm nay có thể biến những nản lòng của ngày hôm qua thành khám phá
của ngày mai. Những mục đích của ngày hôm nay có thể biến những thất bại của ngày hôm qua thành
quyết tâm của ngày mai. - William Arthur Ward
128. Lòng quyết tâm vô hình có thể tựu thành hầu như mọi thứ, và trong nó chính là sự khác biệt giữa
vĩ nhân và kẻ tầm thường. - Benjamin Franklin
129. Tôi tin rằng cuộc sống là một chuyến hành trình, thường khó khăn và đôi khi tàn nhẫn không
ngờ, nhưng chúng ta đều được chuẩn bị tốt cho nó nếu chúng ta biết nắm lấy tài năng của bản thân và
cho phép chúng nảy nở. - Les Brown
130. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu xa nổi dậy.- Khổng Tử
131. Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không bị chông gai thì chí nguyện không kiên
cường - Khổng Tử
132. Hoàn cảnh thuận lợi luôn chứa đựng những yếu tố nguy hiểm. Hoàn cảnh khó khăn luôn giúp ta
vững vàng hơn.
133. Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi giang.
134. Sự phong phú tuyệt diệu của trải nghiệm sẽ mất đi đôi chút phần thưởng niềm vui nếu không có
giới hạn để vượt qua. Thời khắc lên tới đỉnh núi sẽ chẳng tuyệt vời được bằng một nửa nếu không
phải đi qua những thung lũng tối tăm. - Helen Keller
135.  Khó khăn giống như một chiếc máy giặt, chúng ném ta vào, dày vò ta nhưng sau đó chúng ta sẽ
sạch và đẹp hơn.
137. Khó khăn không phải để quật ngã ta, mà là để ta quật ngã chúng.
138. Không có gì là không thể với một người luôn biết cố gắng
139. Hãy luyện tập như thể bạn chưa bao giờ chiến thắng. Hãy hành động như thể chưa bao giờ bạn
thất bại.
140. Nếu cuộc đời cho bạn trăm lí do để khóc, hãy cho đời ngàn lí do để bạn cười

You might also like