You are on page 1of 22

B.

DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ GỢI RA TỪ MỘT BỨC


TRANH HOẶC HÌNH ẢNH
Đây là dạng đề thường xuất hiên trong các đề thi những năm gần đây, đề thi có
sự khác biệt, không chỉ là văn bản ngôn từ mà có thêm hình ảnh. Trong cuộc sống,
việc đọc hiểu rất đa dạng, đa phương thức như sơ đồ, bảng biểu…Xu hướng ra đề thi
đa dạng, ra đề bằng hình ảnh không hề xa lạ trong đề khảo sát năng lực đọc hiểu của
hs.
Tùy vào năng lực và trải nghiệm của học sinh mà mỗi người sẽ có cách trình
bày quan điểm khác nhau. Cấu trúc bài làm cần linh hoạt sử dụng một trong các dạng
trên. Tuy nhiên, cái khó của dạng đề này là thường gợi mở nhiều vấn đề, người viết do
đó cần có năng lực khái quát thành một vấn đề chung nhất, bao quát nhất, đồng thời
phải có bản lĩnh khi nghị luận về vấn đề.
Người học có thể đọc thông điệp theo nhiều hướng khác nhau mà đáp án không
hề khuôn mẫu hay áp đặt hệ thống ý có trước, miễn là luận giải theo hướng tích cực
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ở đây, không chỉ đánh giá năng lực đọc
hiểu mà còn là năng lực làm văn của người học, nên tùy đối tượng học sinh sẽ có cách
phân tích vấn đề khác nhau. Vì thế, hoàn toàn phù hợp để kiểm tra dành cho học sinh
giỏi.
1.Bày tỏ suy nghĩ của anh chị về bài học cuộc sống rút ra từ bức tranh.
Gợi ý:
Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội với nội dung
rút ra từ 1 bức tranh; kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục, không mắc các loại lỗi.
Yêu cầu về kiến thức: Đây là một đề mở, thí sinh có thể có nhiều cách kiến giải
khác nhau nhưng cần có sức thuyết phục, đảm bảo các ý cơ bản sau.
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
* Thân bài: Giải quyết vấn đề:
– Trình bày cách hiểu về bức tranh:
⇒ Ý nghĩa của bức tranh: Phần này thí sinh có thể rút ra nhiều bài học khác
nhau nhưng phải có lập luận thuyết phục.
– Bàn luận:
– Liên hệ bản thân, rút ra bài học:
* Kết bài: Kết thúc vấn đề: Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của hành
động.
2.3.CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN MANG TÍNH ĐỐI THOẠI,
BỘC LỘ SUY NGHĨ RIÊNG VỀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ NỘI DUNG CÂU
CHUYỆN.
1. DÀN BÀI GỢI Ý:
Đây là dạng đề mới nhất thường được lựa chọn trong một vài năm gần đây.
Dạng đề này lại thường thiên về bộc lộ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề thiên về
hiện tượng đời sống. Cấu trúc làm bài có thể cụ thể hóa như sau:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề
* Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:
2. Trao đổi, bàn luận, đối thoại (phần này phụ thuộc vào nhận thức và sự hiểu
biết của bản thân, nhận thức và đánh giá vấn đề đó đúng/sai,phải/trái, đồng tình/không
đồng tình…)
3.Trình bày quan điểm sống của bản thân (gần với bài học nhận thức và hành
động).
Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề
C. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: ĐỐI VỚI ĐỀ THI HSG VĂN 9 THƯỜNG
RA DƯỚI DẠNG PHÂN TÍCH, LÀM SÁNG TỎ
MỘT Ý KIẾN, MỘT NHẬN ĐỊNH.
CẤU TRÚC MỘT BÀI NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT Ý KIẾN, NHẬN
ĐỊNH

Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học:
Dàn ý chung phần thân bài như sau:
Thao tác Nội dung Mức độ tư duy:
1. Mở bài: Tùy theo yêu cầu của đề để có những hướng tiếp cận mở bài khác
nhau.
2. Thân bài:
2.1. Giải thích:
– Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó hiểu trong nhận định.
– Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ở đây là gì? (Đọc – Hiểu)
22. Bàn luận:
– Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn đề nghị luận.
– Trả lời cho câu hỏi “vì sao?” (Vận dụng Tổng hợp)
2.3. Chứng minh:
– Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các biểu hiện của vấn đề nghị luận.
(Phân tích)
+Luận điểm 1:
+Luận điểm 2:
+Luận điểm 3:
…………
2.4. Đánh giá:
– Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.
– Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có) (Đánh giá)
2.5. Liên hệ:
3. Kết bài.
Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình vận dụng sáng tác và bạn đọc trong
quá trình tiếp nhận.
Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy
đủ các thao tác này để bài viết không bị mất điểm.
Ví dụ:
Câu 2 (12 điểm)
Bàn về thơ có ý kiến: Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ. Trong khi đó lại có ý
kiến cho rằng: Gốc của thơ là tình cảm.
Hãy bình luận và làm sáng tỏ những nhận định trên qua bài thơ “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính”

Yêu cầu về kĩ năng (1đ)


– Biết cách làm bài nghị luận văn học; bố cục và cách trình bày hợp lí.
– Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt; dẫn chứng phù hợp.
– Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về nội dung (11,0đ)
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần hướng tới nội
dung cơ bản sau):
Mở bài.
Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến.
Thân bài:
Giải thích (3đ)
– Thơ hay là bữa tiệc ngôn từ: ý nói cái hay của bài thơ trước hết là nhờ cái hay
của ngôn từ (sống động, phong phú…), giống như sự hấp dẫn của những ”món ăn”
ngon bằng ngôn từ.
– Gốc của thơ là tình cảm: nhấn mạnh tư tưởng tình cảm là then chốt quyết
định giá trị của một bài thơ.
=>Hai ý kiến là hai cách định nghĩa về thơ có sự nối tiếp những quan niệm
trước đó. Một bên khẳng định sức mạnh của thơ là ở ngôn từ, một bên khẳng
định sức mạnh của thơ nằm ở tư tưởng, tình cảm chứ không phải ở ngôn từ.
* Lý giải,Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề (6đ )
– Nói thơ hay là bữa tiệc ngôn từ bởi vì: một bài thơ ngôn ngữ trúc trắc, sáo
rỗng, tầm thường thì không thể gọi là thơ hay. Ngược lại, bài thơ hay là khi nó bày ra
trước độc giả một “bữa tiệc ngôn từ”, với những ngôn từ được nhà thơ công phu lựa
chọn, tổ chức, biến nó từ lời bình thường trở thành nghệ thuật {vừa thể hiện tâm hồn
thi nhân; vừa chính xác hàm súc; vừa có dấu ấn riêng của tác giả..}.
– Gốc của thơ là tình cảm bởi vì: thơ là chuyện của tâm hồn, của lòng người
cho nên việc thể hiện tất cả mọi vui buồn trong cuộc đời là một nhu cầu bức thiết của
thơ. Hơn nữa tình cảm ấy thường tiêu biểu, điển hình, khơi dậy trong trái tim người
đọc những rung động sâu xa, những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt vời.
–=>Mỗi ý kiến đều xác đáng nhưng chưa toàn diện, chưa khái quát được đặc
trưng thơ ca vì:
+ Nếu người nghệ sĩ chỉ chú ý rèn câu đúc chữ mà không chú ý đến nội dung tư
tưởng của tác phẩm thì sáng tác thơ ca chỉ là những kỹ xảo vờn vẽ, là lối thơ chuộng
hình thức. Thơ ca chỉ neo đậu vững chắc trong bạn đọc khi nó có nội dung tư tưởng
sâu sắc, hình thức thể hiện độc đáo.
+ Gốc của thơ là tình cảm, sức sống của thơ là tư tưởng, nhưng các nhà thơ từ
xưa đến nay nếu không muốn lặp lại người khác và lặp lại chính mình thì quá trình
sáng tác đòi hỏi người nghệ sĩ phải tìm đến “bữa tiệc ngôn từ”.
=>Tóm lại một tác phẩm hay,có giá trị phải đầy đủ hai yếu tố:bữa tiệc ngôn từ
và gốc của thơ ca là tình cảm.Bài thơ về tiểu đội xe không kính hội tụ cả hai yếu tố
đó.
* Phân tích, chứng minh.
Luận điểm1. Bài thơ về tiểu đôi xe không kính là bữa tiệc ngôn từ.
- Nhan đề bài thơ khá dài,thu hút người đọc ở vẻ mới lạ, độc đáo.
+Bài thơ có cách đặt đầu đề hơi lạ. Bởi rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác
giả lại ghi là “bài thơ” - cách ghi như thế có vẻ hơi thừa. Lẽ thứ hai là hình ảnh tiểu
đội xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng, không hoàn hảo, là những chiếc xe
không đẹp, vậy thì có gì là thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ,
lãng mạn, bay bổng. Vậy, đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật.
Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay
trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả
trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.
+Tiếp đến là hình ảnh độc đáo, gây ấn tượng mạnh là những chiếc xe không
kính. Từ bài thơ có vẻ như hơi thừa, nhưng thực ra từ đó lại nằm trong chủ định của
tác giả và tạo nên sự liên kết giữa hai sự vật có vẻ xa lạ nhau: “bài thơ” và “xe không
kính”. Xe không kính thì chẳng có gì làm nên thơ cả, vậy mà nó đã trở thành hình ảnh
trung tâm của một bài thơ. Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng rất
khô khan, trần trụi. Đó chính là chất thơ từ hiện thực gian khổ, ác liệt ở nơi chiến
trường.
=>Chính chất liệu chân thực từ cuộc sống ấy đã làm nên sức sống lâu bền của
bài thơ. Cách đặt nhan đề tự nhiên thể hiện sâu sắc phong cách thơ Phạm Tiến Duật:
tinh nghịch, sôi nổi, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống và chiến đấu. Tác giả đã tìm
thấy, phát hiện và khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống
bình thường nhất. Thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội,
ác liệt của chiến tranh. Đó cũng là bút pháp của nền văn học kháng chiến chiến chống
Mĩ cứu nước, vừa tự nhiên, sôi động vừa đậm chất sử thi hào hùng.
- Xây dựng hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu sôi nổi, chất liệu thơ
chân thực,gần gũi, mang đạm tính khẩu ngữ, tự nhiên gợi cảm.

+Thành công đầu tiên của Phạm Tiến Duật trong Bài thơ về tiểu đội xe không
kính là đã xây dựng được một hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu sôi nổi, chất
liệu thơ chân thực, gần gũi, gợi cảm. Ngôn ngữ của bài thơ gần gũi với lời nói thường,
mang tính khẩu ngữ, tự nhiên, sinh động và khỏe khoắn:
“Không có kính không phải vì xe không có kính”
“Không có kính, ừ thì có bụi”
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
+Giọng điệu tự nhiên, trẻ trung, có vẻ tinh nghịch pha một chút ngang tàng, rất
phù hợp với những đối tượng miêu tả:
“Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
=>Ngôn ngữ và giọng điệu ấy rất phù hợp với việc khắc họa hình ảnh những
chiến sĩ lái xe trẻ trung hiên ngang, bất chấp nguy hiểm, khó khăn. Đó là những người
lính tươi trẻ, yêu cuộc đời, yêu đất nước, tinh thần tràn đầy niềm tin tưởng, quyết
chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
+Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của
các chàng trai lái xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự
nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ. Phạm Tiến Duật đã không hề cầu kì hay thi vị
hóa đơn điệu hình ảnh những chiếc xe không kính và hình tượng người lính lái xe.
Bởi với ông, cuộc đời ấy đã quá đẹp, rất thơ, rất mạnh mẽ, không cần tô vẽ gì mà vẫn
tỏa sáng.
+Tác giả còn kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu
thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động. và linh hoạt trong nghệ thuật biểu hiện. Những
yếu tố về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ đã góp phần trong việc khắc họa hình ảnh
người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn một cách chân thực và sinh động.
+Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ
nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng,
tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời.
=>Những câu thơ giản dị như lời nói thường, với giọng điệu thản nhiên, ngang
tàn, hóm hỉnh. Cấu trúc:“không có…”; “ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các
từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của
người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ,hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Ở
họ, những trở ngại của thiên nhiên và điều kiện chiến đấu không thể làm họ sờn lòng.
Ngược lại, nó càng làm cho họ thêm hứng thú, quyết tâm vươn lên hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ. Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thứ
nhất và nghệ thuật điệp ngữ với từ“nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ thứ hai.
Lời thơ nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe.
Cuộc sống chiến đấu của người lính tràn đầy niềm vui ngay trong hoàn cảnh
khắc nghiệt, hiểm nguy.
=>Qua nghệ thuật biểu hiện, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất
thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi,
khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.
Luận điểm2. Gốc của thơ là tình cảm, trong bài thơ về tiểu đội xe không
kính còn thể hiện ở sự ngợi ca ngợi những vẻ đẹp tâm hồn người lính.
_ Tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin:
+ Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Không có kính
chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao
khó khăn nguy hiểm: nào là “gió vào xoa mắt đắng”, nào là “con đường
chạy thẳng vào tim”, rồi “sao trời”, rồi “cánh chim” đột ngột, bất ngờ như
sa, như ùa- rơi rụng, va đập, quăng ném.... vào buồng lái, vào mặt mũi,
thân mình. Dường như chính nhà thơ cũng đang cầm lái, hay ngồi trong
buồng lái của những chiếc xe không kính nên câu chữ mới sinh động và cụ
thể, đầy ấn tượng, gợi cảm giác chân thực đến thế.
+ Cảm giác, ấn tượng căng thẳng, đầy thử thách. Song người chiến sĩ
không run sợ, hoảng hốt, trái lại tư thế các anh vấn hiên ngang, tinh thần
các anh vẫn vững vàng.... “ung dung.... nhìn thẳng. Hai câu thơ “ung
dung.... thẳng” đã nhấn mạnh tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người chiến sĩ
trên những chiếc xe không kính. Đảo ngữ “ung dung” với điệp từ “nhìn”
cho ta thấy cái tư thế ung dung, thong thả, khoan thai, bình tĩnh, tự tin của
người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh. Bầu không khí căng thẳng với
“Bom giật, bom rung”, vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía
trước của một con người luôn coi thường hiểm nguy. Nhịp thơ 2/2/2 với
những dấu phẩy ngắt khiến âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi, như diễn tả
thái độ thản nhiên đàng hoàng. Với tư thế ấy, họ đã biến những nguy hiểm
trở ngại trên đường thành niềm vui thích. Chỉ có những người lính lái xe
với kinh nghiệm chiến trường dày dạn, từng trải mới có được thái độ, tư
thế như vậy.
⇒ Vậy đấy, hai khổ thơ mở đầu tả thực những khó khăn gian khổ mà những
người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đã trải qua. Trong khó khăn, các anh vẫn ung dung,
hiên ngang bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm gan góc
chuyển hàng ra tiền tuyến. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, đoàn xe vẫn
lăn bánh bình thường. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe
vun vút chạy trên đường.
-Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ, tinh thần lạc
quan hồn nhiên, yêu đời của người lính trẻ.
- Nếu như hai khổ trên là những cảm giác về những khó khăn thử
thách dù sao cũng vẫn mơ hồ thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ
thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” (gió, bụi,
mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con đường chi viện
cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ.
+ Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các
anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn. “mưa tuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc
nghiệt, dữ đội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận
tâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính.Chấp nhận thực tế, câu
thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi,
ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp
nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ
hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần
của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem
hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai.
+ Sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết
tâm vượt gian khổ hiểm nguy:”Chưa cần rửa.... khô mau thôi”. Cấu trúc
câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh
xe lăn. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng
gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất
thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 – 20 hoà trong những hình
ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc – nhìn nhau mặt lấm cười ha
ha” ... ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên
đường đi tới. Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng thấy
thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ
đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy. Có lẽ với những năm tháng sống
trên tuyến đường Trường Sơn, là một người lính thực thụ đã giúp Phạm
tiến Duật đưa hiện thực đời sống vào thơ ca – một hiện thực bộn bề, một
hiện thực thô tháp, trần trụi, không hề trau chuốt, giọt rũa. Đấy phải
chăng chính là nét độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật. Và những câu thơ
gần gũi với lời nói hàng ngày ấy càng làm nổi bật lên tính cách ngang tàng
của những anh lính trẻ hồn nhiên, yêu đời, trẻ trung. Đó cũng là một nét
rất ấn tượng của người lính lái xe Trường Sơn. Cái cười sảng khoái vô tư,
khác với cái cười buốt giá trong bài thơ “Đồng chí”, nụ cười hồn nhiên ấy
rất hiếm khi gặp trong thơ ca chống Pháp, nụ cười ngạo nghễ của những
con người luôn luôn chiến thắng và tràn đầy niềm tin.

Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết.


- Sau mỗi trận mưa bom bão đạn cùng với những chiếc xe bị tàn phá
nặng nề hơn, họ lại gặp nhau trong những phút dừng chân ngắn ngủi tạo
thành một “tiểu đội xe không kính” – tiểu đội những chàng trai lái xe quả
cảm, hiên ngang mà hồn nhiên tinh nghịch. Hình tượng người chiến sĩ lái
xe thêm một nét đẹp nữa về tâm hồn và tình cảm. Đấy là tình cảm gắn bó,
chia sẻ ngọt bùi của những chàng trai vui vẻ, sôi nổi, yêu đời. Cái bắt tay
độc đáo là biểu hiện đẹp đẽ ấm lòng của tình đồng chí, đồng đội đầy mộc
mạc nhưng thấm thía : “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”, cái bắt tay thay cho
lời nói. Chỉ có những người lính, những chiếc xe thời chống Mĩ mới có thể
có những cái bắt tay ấy, một chi tiết nhỏ nhưng mang dấu ấn của cả một
thời đại hào hùng.
- Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái,
xuềnh xoàng, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt: chung bát,chung
đũa, mắc võng chông chênh... chỉ trong một thoáng chốc. Tình cảm gia
đình người lính thật bình dị, ấm áp thân thương tạo nên sức mạnh, nâng
bước chân người lính để rồi các anh lại tiếp tục hành quân: “Lại đi lại đi trời
xanh thêm”, đi đến thắng lợi cuối cùng.Trong tâm hồn họ, trời như xanh
thêm chứa chan hi vọng lạc quan dào dạt. Câu thơ bay bay, phơi phới, thật
lãng mạn, thật mộng mơ. Nhịp điệu câu thơ vừa sôi nổi, vừa nhịp nhàng
cùng với điệp từ “lại đi” được lặp lại hai lần gợi tả nhịp sống chiến đấu và
hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom
nào có thể ngăn cản nổi. Sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong
một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang – tư thế của người chiến thắng.
- Lòng yêu nước, nhiệt huyết của tuổi trẻ quyết tâm giải phóng miền
nam…
Hai câu đầu là hình ảnh những chiếc xe không còn nguyên vẹn về
phương tiện kĩ thuật, dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch
gieo xuống, do đường trường gây ra: những chiếc xe bị hư hỏng nhiều hơn
“không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước...” và biết bao chiến
sĩ đã dũng cảm hi sinh. Ấy vậy mà những chiếc xe mang trên mình đầy
thương tích đó lại như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn,
hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. Chỉ cần trong xe có một trái
tim”
- Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra
phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền
Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi.
Bởi vì trong những chiếc xe đó lại nguyên vẹn một trái tim dũng cảm. Hình
ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa.
Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến
sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì
Miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng
cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt
vào ngày thống nhất Bắc Nam. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe,
gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái
“trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương
này. Nhà văn đã tô đậm những cái “không” để làm nổi bật cái “có” để làm
nổi bật chân lí của thời đại: bom đạn, chiến tranh có thể làm méo mó
những chiếc xe, huỷ hoại những giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gẫy
được những giá trị tinh thần cao đẹp….để rồi một nước nhỏ như Việt Nam
đã chiến thắng một cường quốc lớn.
⇒ Điệp ngữ “không có”, các từ ngữ tương ứng “vẫn … chỉ cần có” đã
làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Vẫn là cách nói thản
nhiên ngang tàng của lính nhưng câu thơ lại lắng sâu một tinh thần trách
nhiệm và có ý nghĩa như một lời thề thiêng liêng. Quyết tâm chiến đấu và
chí khí anh hùng của người lính không có đạn bom nào của kẻ thù có thể
làm lay chuyển được.

Tác phẩm đích thực là sự kết hợp của hai yếu tố trên {bữa tiệc ngôn từ và tình
cảm} mới có thể tạo nên sự xuất thần cho thơ.Nhà thơ không ngừng trải nghiệm lắng
nghe rung cảm của đời để tạo được cái gốc tình cảm cho thơ, và không ngừng mài dũa
để thực sự trở thành bậc thầy về ngôn từ.Người tiếp nhận phải sáng suốt linh hoạt,
không nên cực đoan trong tiếp nhận một quan niệm mà đi đến phủ nhận những quan
điểm còn lại.
*Đáng giá tổng hợp.
- Mỗi ý kiến trên đều xác đáng nhưng chưa toàn diện,chưa khái quát hết được
đặc trưng thơ ca của một tác phẩm tuy nhiên bài thơ về tiểu đội xe không kính đã đáp
ứng được hai yếu tố trên.
- Bài học đối với người cầm bút:nhà thơ là nhà thư kí trung thành của trái tim,
thời đại nên không ngừng trải nghiệm, lắng nghe, rung cảm để tạo nên gốc tình cảm
của thơ ca, không ngừng học hỏi để trau dồi ngôn từ.
- Bài học đối với người tiếp nhận:hiểu hơn về hoàn cảnh của cuộc kháng chiến,
vẻ đẹp của người lính, niềm tự hào……
Kết bài: Khẳng định, đánh giá lại ý kiến

LÍ LUẬN VĂN HỌC VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN


DẠNG ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC

1.Kiến thức lí luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghị luận văn học?
Có thể tạm chia các đề NLVH thường gặp hiện nay thành ba cấp độ:
Yêu cầu đề Đề minh họa:
Cấp độ 1:
Phân tích các yếu tố cơ bản trong một tác phẩm văn học.
Ví dụ:
– Phân tích nhân vật Ông Hai trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân.
– Cảm nhận về nhân vật …
Cấp độ 2:
Ví dụ:
Phân tích các yếu tố trong tác phẩm văn học để làm rõ một yêu cầu nào đó.
–Phân tích giá trị nhân đạo
–Phân tích chất thơ trong truyện ngắn
Cấp độ 3:
Ví dụ:
– Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ nhận định lí luận văn học. chỉ
bật ra trong
tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy”.
– Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự tôn vinh con người bằng cách hình
thức nghệ thuật độc đáo. Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

DÀN Ý CHUNG
1.Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học:(làm sáng tỏ
một nhận định, ý kiến..)
Dàn ý chung phần thân bài như sau:
Thao tác Nội dung Mức độ tư duy:
1. Mở bài: Tùy theo yêu cầu của đề để có những hướng tiếp cận mở bài khác
nhau.
2. Thân bài:
2.1. Giải thích:
– Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó hiểu trong nhận định.
– Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ở đây là gì? (Đọc – Hiểu)
22. Bàn luận:
– Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn đề nghị luận.
– Trả lời cho câu hỏi “vì sao?” (Vận dụng Tổng hợp)
2.3. Chứng minh:
– Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các biểu hiện của vấn đề nghị luận.
(Phân tích)
+Luận điểm 1:
+Luận điểm 2:
+Luận điểm 3:
…………
2.4. Đánh giá:
– Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.
– Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có) (Đánh giá)
2.5. Liên hệ:
3. Kết bài.
Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình vận dụng sáng tác và bạn đọc trong
quá trình tiếp nhận.
Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy
đủ các thao tác này để bài viết không bị mất điểm.

2. Dàn ý bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học
Mở bài :
Dẫn dắt vấn đề: giới thiệu đôi nét về tác giả (phong cach, sự đóng góp,một chi
tiết trong cuộc đời có liên quan đén việc sáng tác…)và đôi nét về tác phẩm (hoàn cảnh
ra đời, vị trí của tác phẩm trong toàn bộ sáng tác…)
Giới thiệu khái quát đặc điểm của nhân vật….
Chuyển ý….
Thân bài :
Trước khi đi vào phân tích đặc điểm của nhân vật, ta có thể giới thiệu đôi nét
hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật.
Lần lượt phân tích từng đặc điểm của nhân vật. Ta có thể sắp xếp theo một trình tự
sau :
1/ Nêu đặc điểm 1 của nhân vật (luận điểm 1)
Lý lẽ – “dẫn chứng”
Lý lẽ – “dẫn chứng”
Lý lẽ – :dẫn chứng”
2/ Nêu đặc điểm 2 của nhân vật (luận điểm 2)
Lý lẽ – “dẫn chứng”
Lý lẽ – :dẫn chứng”
Lý lẽ – :dẫn chứng”
3/ Nêu đặc điểm 3 của nhân vật (luận điểm 3)
Lý lẽ – “dẫn chứng”
Lý lẽ – :dẫn chứng”
Lý lẽ – :dẫn chứng”
Ta cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến hết các đặc điểm của nhân vật …
Đánh giá chung về nhân vật : (hs có thể lồng vào trong quá trình phân tích trên)
Gợi ý đánh giá nhân vật:
Nhân vật ấy tiêu biểu cho lớp người nào trong xã hội ? tốt hay xấu… cao thượng hay
thấp hèn?…
Bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ xoay quanh những đăc điểm của nhân vật…
Có thể nêu một vài cảm nghĩ của bản thân về tác giả trong việc xây dựng nhân vật
Đánh giá về nghệ thuật :
Gợi ý : hs có thể đánh giá, cảm nhận về nghệ thuật xây dựng tính cách nhân
vật, cách miêu tả nội tâm nhân vật, ngôn ngữ nhân vật….
Kết bài:
Khẳng định lại đặc điểm của nhân vật…
Ví dụ:Dàn bài gợi ý: Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Phương Định:
Mở bài:
Lê Minh Khuê là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cảu nền văn học
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tác phẩm những ngôi sao xa xôi là tác phẩm xuất
sắc nhất của nhà văn, viết năm 1971, lúc cuộc chiến chống Mỹ cứu nước đang ở trong
giai đoạn quyết liệt nhất. Nổi bậc trong tác phẩm là nhân vật Phương Định, một nữ
thanh niên xung phong xinh đẹp, giàu mơ mộng, với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của thế
hệ thanh niên Việt Nam anh hùng thời kháng Mỹ cứu nước.
Thân bài:
Luận điểm 1:
Phương Định là một cô gái có ngoại hình xinh đẹp:
Lý lẽ – “dẫn chứng”
Lý lẽ – :dẫn chứng”
Lý lẽ – :dẫn chứng”
Luận điểm 2:
Phương định có tam hồn nhạy cảm, giàu mơ mộng:
Lý lẽ – “dẫn chứng”
Lý lẽ – :dẫn chứng”
Lý lẽ – :dẫn chứng”
Luận điểm 3:Phương Định mang trong mình lý tưởng cao đẹp của thế hệ
tuổi trẻ Việt Nam quyết chiến đáu hi sinh vì tổ quốc:
Lý lẽ – “dẫn chứng”
Lý lẽ – :dẫn chứng”
Lý lẽ – :dẫn chứng”
Đánh giá:
Nội dung:
Qua nhân vật Phương Định và các cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã
có cái nhìn thật đẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến
tranh. Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻ
đẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gian lao,
quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng
Việt Nam.
Nghệ thuật:
–Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên.
–Nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thực, sinh động, nhất là miêu tả tâm lí.
–Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình.
–Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiến trường.
Kết bài:
Khẳng định: Tác phẩm là bản anh hừng ca ca ngợi cuộc sống, chiến đấu của
thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM
VĂN XUÔI HIỆU QUẢ
Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại tuy rất khác nhau nhưng vẫn mang
đặc điểm chung là có cốt truyện, nhân vật, lời kể… Khi đọc hiểu tiểu thuyết và truyện
ngắn, cần chú ý các yếu tố sau:
I. Phân tích nhân vật
Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu của truyện ngắn và tiểu thuyết. Tùy
theo tiêu chí, sẽ có các loại nhân vật sau: nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật
chính diện và nhân vật phản diện… Để nắm bắt, khái quát tính cách, bản chất của
nhân vật, cần căn cứ vào những phương tiện cơ bản mà nhà văn thường sử dụng để
khắc họa nhân vật như:
Phân tích ngoại hình nhân vật:
Ngoại hình nhân vật không chỉ giúp người đọc hình dung dáng vẻ bề ngoài của
nhân vật mà còn thể hiện một phần tính cách và cả những biến cố, những đổi thay
trong cuộc đời của nhân vật ấy
Ví dụ:
Các chi tiết miêu tả ngoại hình
Phân tích ngôn ngữ nhân vật:
Ngôn ngữ nhân vật (bao gồm hình thức đối thoại và độc thoại) thường được
nhà văn cá thể hóa bằng nhiều cách: ghép từ, đặt câu, lặp đi lặp lại những từ, những
câu nói
Phân tích hành động của nhân vật:
Phân tích nội tâm của nhân vật:
Nội tâm là thế giới tinh thần của nhân vật với những cảm xúc, suy nghĩ, quá
trình diễn biến tâm lí… Đây là yếu tố có khả năng bộc lộ rõ nhất chiều sâu tâm hồn
nhân vật, thể hiện sự thấu hiểu con người và tài nghệ của nhà văn.

Phân tích mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác và hoàn cảnh xung
quanh cũng có tác dụng bộc lộ địa vị, tính cách và số phận của nhân vật.
Ví dụ:
II. Phân tích cốt truyện và tình huống truyện:
Cốt truyện là hệ thống sự kiện được nhà văn tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và
nghệ thuật nhất định. Cốt truyện là phương tiện vừa có khả năng bộc lộ tính cách nhân
vật vừa phản ánh những xung đột xã hội. Vì vậy, nắm vững cốt truyện sẽ giúp người
đọc hiểu đúng nội dung tác phẩm.
Tình huống là một yếu tố then chốt, thậm chí được coi là “hạt nhân” của
truyện ngắn. Đó là “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”,
“khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại” (Nguyễn
Minh Châu).
Có ba loại tình huống truyện cơ bản:
+ Tình huống hành động
+ Tình huống tâm trạng
+ Tình huống nhận thức
Đọc hiểu tình huống truyện là “nắm được chiếc chìa khóa quan trọng nhất để
mở vào thế giới bí ẩn của truyện ngắn” (Chu Văn Sơn).
III. Phân tích Kết cấu truyện
Kết cấu truyện là cách tổ chức tác phẩm. Do dung lượng, nêu tiểu thuyết và
truyện ngắn có kết cấu rất khác nhau song vẫn có những điểm chung: sự phối hợp
giữa phần mở đầu và kết thúc, sự lựa chọn và sắp xếp các chi tiết, đoạn, chương.
Ví dụ:
+ Chi tiết chiếc bóng với tác dụng thắt nút và mở nút trong Chuyện người con
gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
IV. Phân tích lời kể, lời dẫn chuyện
Lời kể, lời dẫn là ngôn ngữ của người kể chuyện. Đọc kĩ lời kể không chỉ giúp
người đọc hiểu bức tranh đời sống mà còn nắm được điểm nhìn của người kể khi tái
hiện bức tranh đời sống ấy. Điểm nhìn được thể hiện qua cách dùng từ ngữ xưng hô,
cách miêu tả, cách diễn đạt, giọng kể…

3. DÀN Ý PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN THƠ HOẶC MỘT BÀI THƠ
1.Mở bài:
Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề
sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn
học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.
Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của
đoạn thơ/bài thơ. Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn)
còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả.
2.Thân bài:
– Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ
thơ, bài thơ
– Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình
ảnh, biện pháp tu từ, v.v. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp
người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cảu bài
thơ.
Lưu ý: nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ
ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy
diễn miên man, không chính xác, cụ thể:
– Phân tích khổ thơ thứ nhất:
+ Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất:
(Trích thơ)
+ Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp
nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v. trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó
có ý nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào.
+ Chuyển sang khổ thứ hai.
– Phân tích khổ thơ thứ hai:
+ Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.
+ Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.
(lưu ý: đôi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng
một ý nghĩa)
– Nhận xét đánh giá bài thơ:
+ Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài
thơ là gì? Thành công/hạn chế?)
+ Đánh giá về nghệ thuật. (Thành công/hạn chế?)
+ Đánh giá về tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói
thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn
lúc bấy giờ).
3.Kết bài:
+ Khẳng định lại toàn bộ gia trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
+ Liên hệ bản thân (nếu có).
CẤU TRÚC DÀN Ý BÀI VĂN PHÂN TÍCH
MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
Dạng 1: Hướng dẫn cách làm bài phân tích một bài thơ:
I.Mở bài: Giới thiệu tác giả dẫn vào bài thơ.
II. Thân bài:
1.Khái quát về bài thơ : Giới thiệu xuất xứ ( trích trong tập thơ nào?), hoàn
cảnh sáng tác ( sáng tác năm nào, gắn liền với sự kiện lịch sử gì nổi bật ?), tóm tắt nội
dung, bố cục bài thơ.
2.Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ:
– Lần lượt làm rõ nội dung, nghệ thuật bài thơ. Chia bài thơ thành từng đoạn
nhỏ ( gồm những câu thơ có cùng nội dung hoặc liên quan mật thiết về nội dung) rồi
giới thiệu, trích thơ và phân tích dẫn chứng thơ. Cụ thể :
– Giới thiệu dẫn chứng : có 3 cách : Giới thiệu vị trí dẫn chứng, Giới thiệu nội dung
chính của dẫn chứng,Kết hợp nêu vị trí dẫn chứng với nội dung chính.
– Trích dẫn dẫn chứng : Phải trích nguyên văn và đặt dẫn chứng trong ngoặc kép. Viết
dẫn chứng thành đoạn riêng.
– Phân tích dẫn chứng : là dùng lời văn của mình để làm rõ nội dung ( nói cái gì? Nói
vậy là có ý gì?), nghệ thuật ( biện pháp nghệ thuật gì?) và ý nghĩa của dẫn chứng ( có
thể từ ngữ tiêu biểu hoặc cả câu thơ được trích dẫn ). Để phân tích được dẫn chứng
phải hiểu nghĩa của từ ngữ, vận dụng những hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh sáng tác
bài thơ, những kiến thức đọc hiểu về văn bản, hiểu biết về văn học và đời sống; phải
liên tục sử dụng liên tưởng và tưởng tượng, nhận xét và suy luận.
Lưu ý : phân tích chứ không diễn xuôi đoạn thơ.
3. Đánh giá chung thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
4. Giải quyết yêu cầu phụ ( nếu có )
III. Kết bài:
– Tóm lại, đoạn thơ nổi bật gì về nội dung và nghệ thuật?
– Gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn ( thường nêu tác động của đoạn thơ đến tư
tưởng, tình cảm của người đọc hay đóng góp của đoạn thơ với văn học, với đời sống.
Có thể nêu ngắn gọn cảm nghĩ về tác giả, bài thơ, đoạn thơ.
DẠNG 2: HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI PHÂN TÍCH MỘT
HÌNH TƯỢNG, MỘT VẤN ĐỀ TRONG MỘT BÀI THƠ.
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả dẫn vào bài thơ. Nêu vấn đề : Giời thiệu hình
tượng hay vấn đề phân tích
II. Thân bài:
1. Khái quát về bài thơ: Giới thiệu xuất xứ ( trích trong tập thơ nào?), hoàn
cảnh sáng tác ( sáng tác năm nào, gắn liền với sự kiện lịch sử gì nổi bật ?), tóm tắt nội
dung, bố cục bài thơ.
2. Phân tích hình tượng hay vấn đề: Lần lượt làm rõ từng đặc điểm của hình
tượng.
– Nêu đặc điểm của hình tượng.
– Đưa dẫn chứng thơ phù hợp với đặc điểm của hình tượng.
3. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình tượng hay nghệ thuật thể hiện vấn đề.
4. Liên hệ, so sánh với nhân vật khác.
III. Kết bài:
– Tóm lại, hình tượng ( trong đề ra) có gì nổi bật gì về nội dung và nghệ thuật?
– Gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn ( thường nêu tác động của hình tượng hay vấn
đề đến tư tưởng, tình cảm của người đọc hay đóng góp của hình tượng hay vấn đề với
văn học, với đời sống. Có thể nêu ngắn gọn cảm nghĩ về tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

Một số cách thức phân tích đoạn thơ, bài thơ:


1. Phân tích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, giọng điệu, nhịp điệu trong
từng câu thơ, khổ thơ.
* Phân tích từ ngữ:
Từ ngữ chính là chất liệu đầu tiê tạo nên ý nghĩa thơ. Mọi tư tưởng, tình cảm
của tác giả đều được kí thác vào hệ thống từ ngữ của đoạn thơ, bài thơ.
Ví dụ: khi miêu tả hành vi và bản chất con buôn của Mã Giám SInh, Nguyễn
Du đã dùng từ thật sâu cay:
Ghế trên ngồi lót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
“Ngồi tót”: cách ngồi sổ sàng, trịch thượng, vô văn hóa, thiếu lễ độ. Hành vi
cho thấy, Mã Giám Sinh là một con người ít học, vô loại, nhân cách kém cỏi, tầm
thường chứ không phải là một sinh viên trường Quốc Tử Giám nho nhã, học thức như
hắn nói.
“Sổ sàng”: ngồi thoải mái, không kiêng nể gì. Hành vi thất kính, vô văn hóa,
thiếu lễ độ.
“Kíp”: giục giã, vội vàng, vô cùng cấp bách. Ỷ tiền khinh người.
Như vậy chỉ với việc miêu tả qua hệ thống ngôn ngữ, Nguyễn du đã vạch trần
được bản chất của Mã Giám Sinh, đó chỉ là một tên vô loại, ít học và có gì đó gian trá,
bịp bợm, bởi những lời nói của hắn trước sau không có sự thống nhất.
* Phân tích hình ảnh thơ và biện pháp tu từ:
Ý nghĩa thơ còn được ẩn giấu trong hình ảnh thơ và các biện pháp tu từ được sử
dụng. Thơ nói bằng hình ảnh và ẩn ý nghệ thuật. Đó mới là thơ, là nghệ thuật ngôn từ.
Ví dụ, khi thể hiện niềm yêu kính và tự hào đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhà
thơ Viễn Phương viết:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Với thủ pháp ẩn dụ, Viễn Phương đã nâng cao cuộc đời và sự nghiệp của Bác
Hồ, đồng thời thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng đối với vị cha gì dân tộc.
“Mặt trời” trong câu thứ nhất là mặt trời của tự nhiên có tác dụng chiếu sáng
và đem lại sự sống cho muôn vật, muôn loài. Còn “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là
hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác Hồ vĩ đại. Bởi từ trong cuộc đời và con người
Bác cũng toát ra một thứ ánh sáng kì diệu vô cùng rực rỡ. Đó là ánh sáng của chân lí
cách mạng có thể xua tan mọi bất công, bạo tàn và soi đường dẫn lối đưa 25 triệu con
người đi từ bóng đêm nô lệ đến được ánh sáng của tự do, hòa bình, công lí.
Bác mãi là vầng dương bao la, chói ngời vĩ đại. Suốt cả cuộc đời Người đã hi
sinh hạnh phúc của bản thân, gia đình để dấn thân vào con đường Cách mạng đầy
hiểm nguy, thử thách để tìm ra con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc.
Có thể nói bằng hình ảnh đó, tác giả Viễn Phương đã thể hiện một cách sâu sắc tình
cảm yêu thương, tôn kính của nhà thơ đối với Bác.
* Phân tích giọng điệu thơ:
Giọng điệu thơ góp phần bộc lộ tư tưởng, tình cảm bài thơ, đồng thời tạo nên
sự đồng cảm sâu sắc giauwx người đọc và tác giả bài thơ.
Đó có thể là giọng điệu chân thành, tha thiết, sâu lắng ( Bếp lửa, Viếng lăng
Bác,…). Có thể là giọng hồn nhiên, sôi nổi, tinh nghịch (Bài thơ tiểu đội se không
kính,…). Hoặc đau xót, buồn bã, tuyệt vọng (Kiều ở lầu Ngưng Bích,…)
2. Liên tưởng, so sánh những câu thơ cần phân tích với một số câu thơ có
nội dung tương đồng hoặc tương phản.
* So sánh tương đồng:
Vd: So sánh nỗi nhớ nhà, nhớ người thân yêu, ruột thịt của người lính trong bài
thơ Đồng chí của Chính Hữu với nỗi nhớ nhà của người lính trong bài thơ Nhớ của
Hồng Nguyên.
Ruộng nương anh để bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
* So sánh với:
Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái lều gianh
Tiếng mõ đêm trường
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya.
Trong nỗi nhớ của người lính đều xuất hiện những hình ảnh mộc mạc bình dị
đặc trưng của làng quê vì họ đều xuất thân từ những người nông dân mặc áo lính.
* So ánh tương phản:
Vd: So sánh nỗi nhớ ruộng vườn, gia đình của người lính trong bài thơ Đồng
chí của Chính Hữu:
Ruộng nương anh để bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Với nỗi nhớ về một Hà Nội xa xăm, sáng rực, vui vẻ, huyên náo, với hình ảnh
những “dáng kiều thơm” thướt tha, yểu điệu trong tâm hồn của những người chiến sĩ
thuộc binh đoàn Tây Tiến, được nhà thơ Quang Dũng nhắc tới trong bài thơ Tây
Tiến, những chàng trai vốn xuất thân từ những người tri thức Hà Thành hào hoa, lịch
lãm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
3. Hóa thân vào nhân vật để nói lên tâm tư, tình cảm của nhân vật:
Vd:
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.
Tiếng gọi tah thiết, chân thành, da diết, thể hiện một niềm mong mỏi của nhà
thơ trong những ngày sống xa nhà. Tác giả như muốn mói với những con tu hú: “Tu
hú ơi, đừng kêu chi hoài trên những cánh đồng xa xôi ấy nữa mà hãy về đây, hày kêu
lên những âm thanh tưng bừng, rộn rã, hãy đến ở cùng bà để bà khống cảm thấy buồn
bã, quạnh quẽ, cô đơn. Và qua lời kêu gọi chân thành, tha thiết đó, ta dường như cảm
nhận được biết bao nỗi nhớ thương, lo lắng của tác giả đối với bà trong những ngày xa
xứ.
4. Phân tích ý nghĩa nhan đề:
Vd: suy nghĩ của em về nhan đề bài thơ Bếp lửa:
Bếp lửa không còn là sự vật tồn tại bên ngoài mà đã đi sâu vào tâm hồn tác giả,
gắn liền với những kỉ niệm êm đẹp của tuổi thơ, với hình ảnh người bà chắt chiu, dành
dùm, chịu thương chịu khó, đã hết lòng yêu thương, qua tâm lo lắng cho tác giả. Bếp
lửa của cuộc sống được nhen nhóm bằng than củi, gỗ cây còn bếp lửa trong tâm hồn
được nhen nhóm bằng tình yêu, sự hi sinh, tần tảo của người bà. Bếp lửa mãi mãi soi
sáng tâm hồn, là biểu tượng của quê nhà, gắn kiền con người với cội nguồn quê cha,
đất tổ nên nó rất đỗi thiêng liêng và mãi tồn tại trong trái tim của mỗi con người.
4.CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH
I. Các kiểu bài làm văn so sánh:
– So sánh hai đoạn thơ.
– So sánh hai đoạn văn.
– So sánh hai nhân vật.
– So sánh hai chi tiết.
– So sánh hai ý kiến.
– So sánh hai hình tượng.
II. Dàn bài gợi ý chung:
Có thể làm theo hai cách:
Cách làm 1: So sánh nối tiếp.
Mở bài:
– Dẫn dắt vào vấn đề. Giới thiệu khái quát về hai đối tượng so sánh (giới thiệu
điểm chung nhất của 2 đối tượng)
Thân bài:
Giới thiệu:
+ Hai tác giả.
+ Hai tác phẩm: (sáng hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, khái quát nội dung…)
+ Cảm nhận về hai đối tượng: Làm rõ đối tượng thứ nhất về nội dung và nghệ thuật.
Làm rõ đối tượng thứ hai về nội dung và nghệ thuật.
So sánh:
+ Nét tương đồng giữa hai nhân vật (điểm gặp gỡ giữa hai tác giả)
+ Nét khác biệt khác biệt giữa hai nhân vật (khác biệt về thời đại, điểm nhìn, tư tưởng,
quan điểm của hai tác giả)
(Dựa trên các bình diện như chủ đề, nội dung, hình thức nghệ thuật…)
– Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện:
+ Bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại.
+ Phong cách nhà văn.
+ Đặc trưng thi pháp của thời kỳ văn học…
Kết bài: Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. Nêu những
cảm nghĩ của bản thân.
Cách làm 2: So sánh song song.
Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
Thân bài:
Giới thiệu:
+ Hai tác giả.
+ Hai tác phẩm: (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, khái quát nội dung…)
Cảm nhận về hai đối tượng:
+ Điểm giống nhau (đưa ra luận điểm, dẫn chứng).
+ Điểm khác nhau (đưa ra luận điểm, dẫn chứng).
Kết bài: Khái quát những nét giố nhau và khác nhau tiêu biểu. Cảm nghĩ của
bản thân.

You might also like