You are on page 1of 35

CÁCH VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI ẤN TƯỢNG

I. CÁCH VIẾT MỞ BÀI


“Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối
giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”
M.Gorki

Thật vậy! Đối với một bài văn phân tích hay nghị luận thì mở bài không chỉ có ý nghĩa
đảm bảo cho bài văn có một cấu trúc hoàn chỉnh mà còn có nhiều ý nghĩa khác.  Một mở
bài ngắn gọn, súc tích, gọi tên được vấn đề và có sức lôi cuốn không chỉ tạo tiền đề cho
người viết triển khai mạch văn một cách dễ dàng mà còn tạo được ấn tượng tốt đẹp đối
với người chấm.

Bạn muốn viết mở bài hay chứ! nếu vậy thì hãy để chúng tôi giúp bạn qua các công
thức cùng những đoạn mở bài mẫu được chia sẻ trong bài viết này.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé
Thế nào là một mở bài hay?
Một đoạn mở bài được coi là hay và đặc sắc nếu đáp ứng 4 tiêu chí sau:

1. Ngắn gọn
Mở bài ngắn gọn là ngắn về số lượng câu và nội dung thể hiện, số lượng câu chỉ cần
khoảng 4 - 6 câu, nội dung chỉ cần sự tóm tắt ngắn gọn. Hãy viết mở bài là sự tóm tắt,
khơi nguồn nội dung ít để người đọc cảm nhận được sự tò mò và đi chinh phục nội dung
tiếp theo ở phần thân bài
2. Đầy đủ
Nêu được vấn đề, câu nói dẫn dắt, ngắn nhưng đầy đủ ý mới quan trọng, vấn đề chính
cũng như nội dung quan trọng bắt buộc phải nhắc đến phần mở bài
3. Độc đáo
Gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần viết bằng những liên tưởng khác lạ,
tưởng tượng phong phú trong các bài văn miêu tả, kể tạo sự thu hút bất ngờ cho người
đọc. Sự độc đáo trong mở bài khiến bài viết của các bạn trở nên nổi bật và nhận được sự
chú ý và theo dõi của mọi người về chất lượng bài văn.
4. Tự nhiên
Dùng ngôn từ giản dị, mộc mạc trong cách viết bài, đặc biệt thể hiện ở phần mở bài là
cần thiết để có một mở bài hay.
Trên đây là 4 tiêu chí để xác định một đoạn mở bài hay. Phần nội dung tiếp theo chúng
ta đến với các cách để viết được một đoạn mở bài hay...
Các cách viết đoạn mở bài hay
Để viết được một đoạn văn mở bài hay có thể dùng theo 2 cách là mở bài trực tiếp và
mở bài gián tiếp:

Mục so
Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp
sánh
Đặc điểm Giới thiệu trực tiếp Giới thiệu những nội dung liên quan, dẫn dắt đến các yêu cầu của đề bài
Mục so
Mở bài trực tiếp Mở bài gián tiếp
sánh
về đối tượng miêu tả
Ưu điểm Dễ, nhanh, an toàn Hay, thu hút người đọc
Nhược Không hấp dẫn
Khó, cần có vốn hiểu biết, kiến thức phong phú
điểm người đọc
Tìm hiểu chi tiết
1. Cách viết mở bài trực tiếp
Mở bài trực tiếp chính là đi ngay vào đề tài của đề văn. Mở bài trực tiếp có ưu điểm
ngắn gọn, dễ tiếp nhận và đạt được điểm tối đa trong các kì thi nhưng nó không tạo được
điểm nhấn và cho người đọc hứng thú tới nội dung tiếp theo.

 + Đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được
vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm
rõ ràng.
 + Nghị luận hoặc phân tích tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả,
phong cách thơ tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, trích dẫn khổ thơ, hoặc
giới thiệu vấn đề nghị luận, nhân vật phân tích.

Mở bài trực tiếp phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói
hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà
trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy
nhiên thường thiếu hấp dẫn cho bài viết.
2. Cách viết mở bài gián tiếp
Người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề
để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Người viết xuất phát từ một
ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng
nào đó,...dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết.
Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người
đọc.
CÁCH MỞ BÀI GIÁN TIẾP
Có 5 cách để viết mở bài gián tiếp:

1. So sánh
So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện giống
nhau, khác nhau hoặc cả hai. Cách mở bài so sánh gây thích thú cho người đọc vì nó
chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú.
Có nhiều cách làm phần mở bài theo dạng so sánh.
Tác phẩm thì có tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị,
nhân vật… nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau hoặc vừa giống
vừa khác của một trong các vấn đề đó.
2. Đi từ đề tài
Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thuộc một đề tài nào đó. Hiểu điều này, cùng với
kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm”,
người viết nghị luận văn học sẽ dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch.
Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa thu; viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm
gia đình thì đó cũng là đề tài.
3. Đi từ giai đoạn
Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh
hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác
phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn - tác phẩm
- bạn đọc.  Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi,
ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.

4. Đi từ thể loại
Không có tác phẩm nào không thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại văn học
lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ
thuật trong tác phẩm.
5.Trích dẫn một câu nói, một câu thơ hoặc từ một triết lí cuộc sống.

Các cách mở bài gián tiếp: Ví dụ minh họa

So sánh: So sánh là cách đối chiếu hai hoặc Đất Nước là tiếng ca bay vút lên từ thẳm sâu
nhiều đối tượng với nhau ở phương diện tình yêu con người, là giọt đàn bầu thon thả
giống nhau, khác nhau hoặc cả hai. Cách mở gọi về điệu hồn dân tộc. Ta đã từng gặp một
bài so sánh gây thích thú cho người đọc vì nó Đất Nước hóa thân trong mảnh hồn quê Kinh
chứng tỏ người viết có kiến thức văn học Bắc đậm màu sắc dân gian mà quằn quại
phong phú. Có nhiều cách làm phần mở bài dưới gót giày xâm lược trong Bên kia song
theo dạng so sánh. Tác phẩm thì có tác giả, đề Đuống - Hoàng Cầm; một Đất Nước tươi đẹp
tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai và đau thương trong thơ Nguyễn Đình Thi…
đoạn, giá trị, nhân vật… nên người viết có thể thì hôm nay ta lại bắt gặp Đất Nước bình dị
thân thương ấy trong trang thơ của Nguyễn
đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau hoặc
Khoa Điềm với bao ý tình tươi đẹp, mà mỗi
vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề
dòng thơ như dòng suối ngọt ngào chảy vào
đó.
hồn ta đầy thương mến.

Đất Nước là một đề tài muôn thuở của thơ ca


và nghệ thuật. Hình hài đất nước cũng được
tạc thành nhiều vẻ đẹp khác nhau từ những
Đi từ đề tài: Bất kì tác phẩm văn học nào
góc nhìn khác nhau. Nguyễn Trãi tự hào về
cũng thuộc một đề tài nào đó. Hiểu điều này,
triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần…, Tố Hữu
cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là
thấy Đất Nước trong bóng dáng người anh
phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác
hùng, người Mẹ. Chế Lan Viên “tìm hình của
phẩm”, người viết nghị luận văn học sẽ dễ
nước” trong vị cha già Hồ Chí Minh, còn
dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch.
Nguyễn Khoa Điềm, một nhà thơ trẻ thời
Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa
chống Mỹ, lại tìm vẻ đẹp của Đất Nước trong
thu; viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia
chiều sâu văn hóa, phong tục mang đậm dấu
đình thì đó cũng là đề tài.
ấn tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”. Chiều
sâu tư tưởng ấy đã thể hiện sâu sắc qua đoạn
thơ:

Đi từ giai đoạn: Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn


Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau
nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng
ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp
vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ,
đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác
đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài này.
phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn
Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học
hiện thực đời sống với nhà văn - tác phẩm -
có nhiều thành công góp phần làm rạng rỡ
bạn đọc. Cách mở bài này dành cho những
nền văn học nước nhà…. (giới thiệu tác giả,
học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lí
tác phẩm sẽ phân tích).
luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.
Thơ hay là thơ làm cho người ta nghĩ đến tình
Đi từ thể loại: Không có tác phẩm nào không
người, nghĩ đến sự sống. Thơ nói riêng, cũng
thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại
như văn học nói chung, trở thành cần thiết
văn học lại có những đặc trưng riêng. Người
cho con người là vì vậy. Làm sao không thể
viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã
không nhớ, không yêu  một bài thơ như
nghệ thuật trong tác phẩm.
bài Sóng…

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân


chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần
trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi
vào cõi vĩnh hằng… Nhưng những gì là thơ,
là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn
mãi với thời gian. Trước khi chết, vua Phổ
Trích dẫn một câu nói, một câu thơ hoặc từ
cầm tay Môda và nói: “Ta tiêu biểu cho trật
một triết lí cuộc sống
tự, ngươi tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu là
hậu thế sẽ quên ta và nhắc nhở đến ngươi”.
Có lẽ mãi về sau, chúng ta vẫn sẽ không quên
“Sóng – Xuân Quỳnh” - một bài thơ ngọt
ngào, da diết, là tiếng lòng thổn thức của một
trái tim rạo rực của người phụ nữ khi yêu…

Công thức viết mở bài hay cho bài văn nghị luận và phân tích
1. Mở bài nghị luận về đoạn trích, thơ, văn xuôi
Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế
hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp
gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị
vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ……để tác phẩm ……., đặc
biệt là đoạn trích ………còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.
Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến với
văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện quan niệm
của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều
cung bậc. Và tác giả….. đã để tác phẩm …….. của mình là nốt ngân đầy sáng tạo trong
bản hòa tấu của văn học, đặc biệt là đoạn trích…..
2. Mở bài dạng đề  nghị luận văn học
Có thể nói văn học thời kì là một bộ phận của công cuộc chiến đấu giải phóng dân
tộc, đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Với trách nhiệm
xã hội đó, mặc nhiên tinh thần yêu nước là nội dung bao trùm của toàn bộ nền văn học.
Phẩm chất yêu nước ấy có từ văn học của cha ông qua các thời đại, mỗi khi dân tộc
đứng trước họa xâm lăng, nhưng đến văn học giai đoạn chống Mỹ được thể hiện tập
trung nhất, sâu sắc nhất, biến thành sức mạnh vật chất cụ thể nhất trong cuộc chiến đấu
bảo vệ Tồ quốc. Và ở đó ngời sáng vẻ đẹp của những chiến sĩ anh dũng,kiên cường, một
lòng hướng về dân tộc. Người đọc có thể sống trọn với những ngày tháng hào hùng ấy
qua hình ảnh người lính……trong tác phẩm……của………
Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống
cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh
giọt nước mắt ở đời.” (Trích trong Nhất ký của Nguyễn Văn Thạc). Có lẽ ta không thể
cảm nhận trọn vẹn “niềm sầu buồn” hay “giọt nước mắt” đó nếu nhà văn/nhà
thơ……..không dùng ngòi bút của mình để in dấu tất cả qua hình tượng nhân vật……….
với đầy những áp bức, bóc lột và bất công nhưng trên hết những người nông dân ấy vẫn
giữ trọn vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn.
Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho
những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân
tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn
toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực
cho những con người không có ai để bênh vực.”(Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng
nhân vật…….trong tác phẩm…….., nhà văn/nhà thơ…………. đã thực hiện trọn vẹn sứ
mệnh ấy.
Văn học là cuộc đời... Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. Mỗi
nghệ sĩ lớn đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữ văn học và cuộc sống. Đời sống
là nguồn đề tài - không bao giờ với cạn cho những sáng tác đầy nảy nở, bước đi trên
những nẻo đường là một giọt chắt chiu tư tưởng được hình thành. Qua tác phẩm ...của
nhà thơ ..., ta thấy được. (nội dung vấn đề nghị luận). Cùng với cốt truyện sáng tạo, tình
huống truyện độc đáo hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện giản dị, tác phẩm ...vẫn giữ
nguyên vẹn sức hấp dẫn của mình qua thời gian.

3. Mở bài cho các bài văn phân tích tác phẩm, đoạn trích, khổ thơ hay nhân vật
Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động
và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm
được điều đó. Nhân vật...của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình
ảnh của một... (tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó)
Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một
lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là
thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Tác phẩm ... của
nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt là
trích đoạn….( nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích)
Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động những tác phẩm ... của
nhà văn/nhà thơ .. mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi
lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp của con người Việt
Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho các tác phẩm sống mãi
với thời gian.
Không có tình huống li kì, những tính cách sắc nét, không đi sâu những cảnh áp
bức bóc lột, những số phận thương tâm, mọi thứ trong tác phẩm ... của nhà văn ... cứ
nhẹ nhàng diễn ra trên từng trang viết. Nhưng chính vẻ đẹp của những cái bình thường,
lặng lẽ ấy qua ngòi bút tinh tế, giọng văn nhỏ nhẹ của tác giả lại tạo nên sức hút kỳ lạ.
Tất cả để lại ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách tự nhiên nhưng
lắng đọng vô cùng.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những
trang vàng vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng
tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành công góp
phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà.”…….” Của nhà văn/ nhà thơ ……… là một
trong những đóng góp như vậy.
Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ
đất nước/ Nhân vật chính trong tác phẩm ( tên) …đã thật sự để lại dấu ấn sâu sắc trong
lòng người đọc
(Mở bài như thế này chỉ áp dụng với các bài văn viết về chiến tranh, người lính , ví dụ:
Tây Tiến,…)
Trong trái tim mỗi con người luôn có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình
cảm ấy dạt dào cháy bỏng & có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh
khó khăn, nguy hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân
thực cùng tâm hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều nhà văn VN hiện đại đã khắc họa thành
công hình ảnh con ng VN có tình yêu làng quê tha thiết. Nhưng có lẽ thành công hơn cả
là nhà văn…. Với nhân vật……..
Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác
phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch,
một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những
người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong
những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ…..
Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các
nhà văn nhân đạo đều đau xót trân trọng và tập chung viết về họ đó là người phụ nữ.
trong số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phảI kể đến tác phẩm….
(Áp dụng cho Truyện Kiều, Chiếc Thuyền Ngoài Xa, Vợ Chồng A Phủ.)
Nhiều thập kỉ trôi qua, bạn đọc ngày nay được Sống trong sự đổi mới toàn diện,
trong khí thế vươn lên của đất nước sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn
trong tác phẩm ... của nhà văn .... Thông qua hình tượng nhân vật ..., tác phẩm đã đặt
ra những vấn đề tư tưởng thấm đẫm chất nhân vật không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà
còn có ý nghĩa muôn đời với tất cả mọi người.

MỘT SỐ MỞ BÀI MẪU CHO CÁC TP VĂN HỌC 12


Tuyển chọn mở bài Người lái đò sông Đà hay nhất
Mở bài 1
Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ ngay đến “chủ nghĩa xê dịch”. Ông
tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi không chỉ để thoả mãn cái thú tìm đến miền đất lạ cho
thoả niềm khát khao “Xê dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên và ở
tâm hồn của người lao động. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang
tả đèo cao, vực sâu, thác nước dữ dội hoặc những cảnh thiên nhiên đẹp một cách tuyệt
đỉnh, tuyệt vời. “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của nhà
văn. Tác phẩm là những trang văn miêu tả rất tinh tế vẻ đẹp hình tượng con sông Đà vừa
hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình và lãng mạn.
Mở bài 2
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn
Tuân được in trong tập sông Đà (1960). Viết tuỳ bút này, Nguyễn Tuân tự coi mình là
người đi tìm cái thứ vàng mười của núi rừng Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười trong
những con người đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng quê hương. Chất vàng
mười ấy chính là vẻ đẹp người lái đò sông Đà. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân
người lái đò vừa là người anh hùng vừa là người nghệ sỹ tài hoa trong nghề của mình.
Mở bài 3
Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi gấp mấy vẫn lên đường.
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương.
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”
( Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Hòa chung với không khí sôi nổi của cả nước khi Miền Bắc tiên lên xây dựng Chủ nghĩa
xã hội với xu hướng đi đến những vùng cao để phục hồi kinh tế với tiếng hát đầy sông,
đầy cầu thì Nguyễn Tuân đã lựa chọn Tây Bắc làm miền đất hứa để viết lên tuyệt tác của
đời mình. Ông không đi theo lối mòn khi viết về những “cái tôi”còn buồn như Huy Cận,
Chế Lan Viên – Những “cái tôi” luôn cô đơn trước vũ trụ, cô đơn giữa dòng đời.
Nguyễn Tuân đã khéo léo để “cái tôi” cá nhân của mình hòa chung với “cái ta” của cộng
đồng và mở ra một trào lưu văn học mới để rồi tất cả được kết tinh trong tập “Tùy bút
Sông Đà” mà linh hồn của nó chính là “ Tùy bút Người lái đò Sông Đà”. Nguyễn Tuân
là một nhà văn cả đời say mê đi tìm cái đẹp, cái đẹp ở đây chính là nghệ thuật, mà khi
nói đến nghệ thuật cũng chính là cái đẹp, với Nguyễn Tuân, con người chính là tác phẩm
nghệ thuật tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng. Cái đẹp ấy được Nguyễn Tuân phát
hiện ra trong “ thứ vàng mười đã qua thử lửa” của Tây Bắc, ở những con người đang gắn
bó với công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Chất vàng mười ấy chính là vẻ đẹp của
người lái đò sông Đà, dưới ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Tuân đó vừa là người anh
hùng, vừa là nghệ sĩ tài hoa trên chính nghề nghiệp của mình.
Mở bài 4
“ Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu”
( Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến với nơi đây để tìm cho mình
những nguồn cảm hứng mới. Ta từng biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi
bật là truyện ngắn “Vợ Chồng A Phủ”, hay Nguyễn Khải cũng đã từng xôn xao lòng
mình với “Mùa Lạc” thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập “Tùy bút
Sông Đà” với linh hồn là bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Là một nhà văn đi theo chủ
nghĩa xê dịch, dấu chân của Nguyễn Tuân đã đi khắp mảnh đất hình chữ S này, nhưng
ông lại chọn Tây Bắc làm nơi cho ra đời đưa con đẻ tinh thần của mình là bởi chỉ có nơi
đây mới thỏa mãn thực đơn cho nhãn quan sáng tác của ông. Tùy bút sông Đà là những
trang văn được viết bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo cao, vực sâu, thác
nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp lánh giữa những vẻ
đẹp ấy là hình ảnh con sông Đà hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất nên thơ, trữ
tình và lãng mạn.
Mở bài 5
Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Mỗi tác phẩm
của ông là mỗi bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, với tư tưởng, tình cảm
gắn bó với đất nước quê hương. Bằng ngòi bút độc đáo, uyên bác, tài hoa, cùng lòng yêu
thiên nhiên sâu sắc và những khám phá mới mẻ trong chuyến đi trải nghiệm thực tế
ngược dòng Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã viết nên những trang bút ký đặc sắc, tái hiện một
cách độc đáo vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của sông Đà cũng như thiên nhiên hùng vĩ núi rừng
Tây Bắc qua tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”. Giữa thiên nhiên bao la rộng lớn của núi
rừng Tây Bắc, nối bật lên là hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc
hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con sông Đà.
Xem thêm văn mẫu: Phân tích hình tượng người lái đò trong Người lái đò sông Đà
Mở bài 6
Nguyễn Tuân là một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Mỗi
tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, đặc biệt là
những người lao động bình dị mà tài hoa. Bên cạnh đó, tác phẩm của ông được người
đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo. “Người lái đò Sông
Đà” là một bài tùy bút tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông.

Kết bài Người lái đò sông Đà hay


Kết bài 1
Viết về người lái đò Sông Đà, viết về một vùng đất của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể
hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết với người lao động và thiên nhiên đất nước.
Sông Đà càng đẹp, càng sinh động thì ông lái đò hiện lên càng anh dũng, ngoan cường
trong lao động, ta lại càng thấy được bản lĩnh, tấm lòng và tài năng của Nguyễn Tuân.
Nhà văn đã phát hiện ra trong con người bình dị ấy “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của
núi rừng Tây Bắc. Cuộc sống quanh ta vốn rất cũ kĩ, tầm thường, gió vẫn thổi, mây vẫn
trôi, ngày lại qua ngày... nhà văn chính là người đã mang lại cho ta một thế giới mới,
tinh khôi hơn, diệu kì hơn. Và Nguyễn Tuân đã làm tròn sứ mệnh của một nhà văn, ông
đã góp phần mang đến cho thế giới những sắc màu mới. Bước vào thế giới của Nguyễn
Tuân, chúng ta như bước vào một chân trời với màu sắc huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và
độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của tài hoa và sự uyên bác.
Kết bài 2
Hình tượng người lái đò sông Đà được xây dựng rất thành công qua ngòi bút độc đáo
và sáng tạo của Nguyễn Tuân. Trong hơi thở văn chương ấy, nhà văn đã khẳng định
được tài năng và sức mạnh cường đại của con người, cuộc chiến không cân sức giữa con
người lao động và thiên nhiên kỳ bí vốn có nhiều cam go, vất vả. Nhưng bằng sự thông
minh, sáng tạo, đức tính kiên cường, tỉ mỉ vốn ăn sâu vào máu của những người lao
động, họ đã chiến thắng một cách huy hoàng, vẻ vang nhất, trở thành người nghệ sĩ tài
ba trên chính mặt trận tìm kế sinh nhai của mình.
Kết bài 3
“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say
đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ
hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là con người lao động bình dị ở
miền Tây Bắc. Hình ảnh người lái đò sông Đà là tiêu biểu cho con người lao động vùng
Tây Bắc, dũng cảm, gan dạ, quật cường, luôn kiên trì và hết mình với công việc. Nổi bật
nên trên thiên nhiên bao la hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc chính là con người lao động
nơi đây.
Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất
Mở bài 1
Ai đó đã từng viết “Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để
thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi
mang theo”. Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau.
Nếu tên tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của
ta khi ngang qua “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ
của con sông Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?”. Với sở trường về bút ký và đặc sắc trong sáng tác là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng
hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý, nhà văn đã đem
đến cho người đọc những vẻ đẹp đa dạng về con sông Hương. (dẫn dắt vào đề tài của
bài)
Mở bài 2
Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, người Huế cũng tự hào
khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế cổ kính với những lăng tẩm,
đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc
sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người
nơi xứ Huế này. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy nó mang đặc trưng của Huế
là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông
Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường,
một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần
thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được
ông thế hiện trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng,
thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác
tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc
về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và
người xứ Huế. (dẫn dắt vào đề tài của bài)

Tuyển chọn 10 mở bài Vợ chồng A Phủ hay và ấn tượng


Mở bài Vợ chồng A Phủ mẫu 1:
Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi
tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp
của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế
mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ
tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật,
bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ
ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác
phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài Vợ chồng A Phủ mẫu 2:


“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho
những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân
tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn
toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực
cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng
nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn
sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp
– nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.
Mở bài Vợ chồng A Phủ mẫu 3:
Với trên 200 đầu sách, Tô Hoài hiện là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi
dào nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong
tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của
Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu
biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số
phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân,
vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Điều đó
được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật (Mị hoặc A Phủ)
Mở bài Vợ chồng A Phủ mẫu 4:
Tô Hoài – nhà văn của người dân miền núi. Những năm tháng lặn lội, thâm nhập
vào cuộc sống của con người vùng cao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà văn.
Những bản làng chìm trong sương với những người dân chân chất, thật thà . Những con
người sống trong cảnh đời cơ cực đầy những bất công dưới xã hội cũ nhưng lòng vẫn
cháy không nguôi khát vọng sống mạnh mẽ tựa như sức sống vững vàng của núi, của
rừng. Phẩm chất tốt đẹp đó của con người vùng cao được Tô Hoài phản ánh qua khát
vọng sống mãnh liệt của nhân vật Mị – nhân vật chính trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
vào đêm tình mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc.
Mở bài Vợ chồng A Phủ mẫu 5:
Tây Bắc là mảnh hồn thiêng của núi sông, là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra
năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ để họ viết
nên những trang thơ, trang văn lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã phả hồn vào bao
vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh “chất vàng mười” trong hình tượng người lái
đò của cụ Nguyễn Tuân và phả vào trang viết của Tô Hoài sức sống tiềm tàng mãnh liệt
của con người lao động. Đó là sức sống bền bỉ, tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.
Mở bài Vợ chồng A Phủ mẫu 6:
Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong
sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui
của những đứa con nơi núi rừng hẳn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng
khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè
nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt,
mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong
tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Mở bài Vợ chồng A Phủ mẫu 7:
Có những sở thích nhất thời song có những sở thích đời đời không bao giờ thay đổi,
có những nỗi đau thoáng qua và cũng có những vết thương hằn sâu theo năm tháng. Nếu
giở những trang đời đẫm lệ của kiều ta sẽ khóc, nếu Chí Phèo chết ta sẽ thương thì khi
đọc Vợ Chồng A Phủ ta cũng cho phép mình rung lên theo tiếng thổn thức của Mị. Một
cô gái trẻ phải chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong nhà thống lý, một chàng trai yêu
tự do phải làm nô lệ chuộc nợ chấp nhận trói mình vì mất một con bò. Đọc tác phẩm,
chúng ta có cảm tưởng đó vừa là một bản cáo trạng vừa là một khúc tình ca.
Mở bài Vợ chồng A Phủ mẫu 8:
Trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình, mỗi người nghệ sĩ đều có một không
gian nghệ thuật của riêng mình. Nếu nhà thơ Hoàng Cẩm, cả một đời đắm đuối trong
không gian Kinh Bắc đầy thơ và mộng, nếu Nguyễn Ngọc Nguyễn Trung Thành luôn
trải lòng cùng bạn đọc qua không gian Tây Nguyên đậm chất sử thi, Hoàng Phủ Ngọc
Tường chọn Huế và viết về Huế bằng tất cả tình cảm, tình yêu của mình thì Tô Hoài –
nhà văn một thời của trẻ thơ lại chọn cho mình không gian nơi dẻo cao Tây Bắc để đến,
để sáng tác. Một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Tô Hoài nằm trong không
gian nghệ thuật này không thể không kể tới đó là “Vợ chồng A Phủ”.
Mở bài Vợ chồng A Phủ nâng cao mẫu 9:
"Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng và phát triển trong
những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội, những núi đá
hùng vĩ, những vạt rừng âm u là các dân tộc thiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ
khác nhau nhưng tinh thần kháng Pháp thì là một”. Đó là lời chia sẻ của Tô Hoài về
chuyến đi thực tế lên Tây Bắc - nơi để lại cho ông nhiều điều để thương để nhớ. Những
cảm xúc ấy kết tinh lại thành tập "Truyện Tây Bắc” mà linh hồn là truyện ngắn “Vợ
chồng A Phủ”. Tác phẩm là bức tranh sinh động về hiện thực của những năm tháng tối
tăm trong cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng cao. Bằng lăng kính đầy tình yêu
thương, lòng nhân ái, tác giả đã thể hiện được một chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, tích cực
- điều chứa từng có trên diễn đàn văn chương Việt Nam.
Mở bài Vợ chồng A Phủ nâng cao mẫu 10:
Với truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" cùng tập Truyện Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài đã
hoàn thành điều mong mỏi của mình là quay lại và trả niềm thương nỗi nhớ cho mảnh
đất này. Những người lao động ham sống và khát sống đã vươn lên, tìm ra ánh sáng
tương lai cho chính bản thân mình. Lòng ham sống trong Mị hay trong A Phủ vượt qua
tất cả cường quyền, bạo quyền và thần quyền đã giúp Tô Hoài thể hiện trọn vẹn giá trị
nhân đạo và thông điệp hướng tới tương lai của mình. Con người lao động trong bất cứ
thời điểm nào, họ luôn hướng về sự sống, ánh sáng và luôn sẵn sàng đấu tranh cho chính
hạnh phúc của bản thân mình.
Kết bài Vợ chồng A Phủ hay nhất
Kết bài ngắn gọn và súc tích nhất
Truyện ngắn của Tô Hoài không chỉ ca ngợi vẻ đẹp về tình yêu cuộc đời của con
người Tây Bắc mà còn dấy lên ở mỗi chúng ta niềm tin vào sức sống bất diệt, tin vào tự
do hạnh phúc. Và để có được điều đó mỗi chúng ta phải tự mình đấu tranh tự mình vươn
lên cho những điều tốt đẹp của cuộc đời mình.
Một số kết bài Vợ chồng A Phủ hay khác
Kết bài phân tích và cảm nhận về nhân vật Mị mẫu 1:
Gấp lại những trang sách của Tô Hoài mà dư âm về nhân vật Mị, về cô gái Mèo với
sức sống mãnh liệt, về số phận đáng thương của người dân nghèo dưới chế độ chủ nô
phong kiến miền núi vẫn in đậm trong tâm khảm của bạn đọc. Sức sống của Mị hay sức
hút của ngòi bút Tô Hoài quả thực có sức lay động lòng người để lại những day dứt, ám
ảnh không nguôi.
Kết bài phân tích và cảm nhận về nhân vật Mị mẫu 2:
Tóm lại, nhân vật Mị là linh hồn là hơi thở của tác phẩm. Xây dựng nhân vật Mị là
một thành công đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng của
nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, Tô Hoài đã khẳng định sức sống tiềm tàng
mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động Tây Bắc dưới sự thống trị của bọn
lãnh chúa thổ ty miền núi. Có nhà phê bình đã cho rằng: “Văn học nằm ngoài mọi sự
băng hoại. Chỉ riêng mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”. Đúng vậy, sức
sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị cũng đã làm nên sức sống trường tồn, vĩnh
cửu của tác phẩm Vợ Chồng A Phủ.
Cách mở bài phân tích Chiếc thuyền ngoài xa
Mẫu mở bài 1:
Nguyễn Minh Châu – người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam
thời kì đổi mới. Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu sắc với người đọc: “Mảnh
trăng cuối rừng”, “Bức tranh” và đặc biệt là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” viết vào
những năm đầu thời kì đổi mới. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài
học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa dạng nhiều
chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác
phẩm in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu: với cách khắc họa nhân
vật, xây dựng cốt truyện độc đáo và sáng tạo.
Mẫu mở bài 2:
Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi
Việt nam hiện đại. Ông là người mở đường tinh anh và thành công nhất của nền văn học
thời kì đổi mới. Mang một ước nguyện khám phá con người ở bên trong con người, ông
đã mang đến cái nhìn đa chiều các sự việc và con người trong cuộc sống vào tác phẩm
của mình. "Chiếc thuyền ngoài xa" cùng với nhân vật người đàn bà hàng chài trong
truyện ngắn là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này của ông. Nhân vật người đàn bà
hàng chài được tác giả khắc học và phăm phá bằng cái nhìn đa chiều, từ nhiều điểm nhìn
khác nhau. Có khi được hiện lên từ sự quan sát, cảm nhận của nhân vật Phùng - người
nghệ sĩ nhiếp ảnh với tâm hồn nhạy cảm, phong phú, có lúc chị tự bộc lộ mình qua
những lời nói, hành động trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Khi khám phá
tính cách của người đàn bà hàng chài, ấn tượng đầu tiên Nguyễn Minh Châu muốn đem
đến cho người đọc là vẻ ngoài xấu xí, lam lũ cùng với vẻ cam chịu đến nhẫn nhục của
người đàn bà hàng chài này ẩn dấu những vẻ đẹp nhân tâm của phụ nữ Việt nam hiên
đại.
Mẫu mở bài 3:
Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là
sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể
hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù. Sau năm 1975, văn
chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu
tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi
làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều
mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được nhu
cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó.
Mẫu mở bài 4:
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn
đổi mới, ông là người tiên phong trong việc khám phá đời sống con người trong sự phức
tạp, đa diện thời hậu chiến. "Chiếc thuyền ngoài xa" là truyện ngắn tiêu biểu cho tài
năng và sự tinh anh trong vai trò "người mở đường" của Nguyễn Minh Châu. Truyện
ngắn viết về bi kịch hạnh phúc, bi kịch đói nghèo trong gia đình người đàn bà hàng chài,
qua đó nhà văn không chỉ thể hiện những phát hiện về nghịch lí trong cuộc sống của con
người mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và nhân dân.
Mẫu mở bài 5:
Thông qua khắc họa bi kịch trong cuộc sống của người đàn bà hàng chài, nhà văn
Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ phơi bày hiện
thực cuộc sống vẫn còn những nghịch lí, đau khổ thời hậu chiến mà còn gửi gắm rất
nhiều thông điệp về nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người nghệ sĩ với cuộc đời
cũng như với những sản phẩm tinh thần của con người. Nghệ thuật phải gắn bó với cuộc
đời, nghệ sĩ chân chính không thể nhìn đời, nhìn người bằng ánh mắt hời hợt như chiếc
thuyền ngoài xa mà cần đi sâu vào khám phá để không chỉ thấy được những vẻ đẹp lung
linh, đẹp đẽ mà thấy cả những góc tối xù xì, những nghịch lí vẫn lẩn khuất trong cuộc
sống con người.
Mẫu mở bài 6:
Ai đó từng nói: "Không câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc
sống viết ra". Quả đúng, cuộc sống luôn đi vào trong văn đa diện và đa chiều, đầy đủ và
sâu sắc. Văn chương là nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể chỉ có vị nghệ thuật mà
nghệ thuật còn có vị nhân sinh. Triết lí này càng đúng hơn với nhà văn Nguyễn Minh
Châu và truyện ngắn mang tên "Chiếc thuyền ngoài xa".
Mẫu mở bài 7:
Mỗi khi cầm bút, người nghệ sĩ dù muốn hay không, dù không nói ra hay bộc lộ trực
tiếp thì đều viết dưới ánh sáng của một "tuyên ngôn nghệ thuật" nào đấy. Ta từng bắt
gặp nhiều tuyên ngôn nghệ thuật của những nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc như
Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,... Những tuyên ngôn nghệ thuật ấy
không còn của riêng các ông nữa, chúng đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của cả một
thế hệ cầm bút, hơn nữa còn là tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thời đại văn học. Viết
"Chiếc thuyền ngoài xa", nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn qua đó phát biểu những
suy nghĩ, quan điểm của mình về cuộc sống, con người và nghệ thuật.
Mẫu mở bài 8:
Chân lí là sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong bộ óc con người. Vì vậy
chân lí sẽ phát triển cùng nhận thức của xã hội. Có những khẳng định được đúng một
cách hiển nhiên và cũng có những chân lí được chứng minh và kiểm nghiệm thực tế, thể
hiện tính chất phổ quát và không tìm được sự kiện trái ngược. Từ những đúc kết ấy,
Nguyễn Minh Châu đã mang người đọc đến những chân lí mà ông đã gửi gắm trong
truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa".
Cách mở bài cảm nhận hay về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
Mẫu mở bài 1:
Nguyễn Minh Châu là người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật, tha thiết kiếm tìm
“hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Trước 1975, Nguyễn Minh Châu
được biết đến với những tác phẩm đậm chất sử thi như: Cửa sông, Miền cháy, Dấu chân
người lính. Thế nhưng, sau 1975, chính Nguyễn Minh Châu lại là người đi tiên phong
trong công cuộc đổi mới văn học. Chiếc thuyền ngoài xa được in năm 1983 là một bước
tiến dài rất đáng trân trọng trong hành trình khám phá vào tầng chìm, vào chiều sâu của
cuộc sống và con người của văn xuôi Nguyễn Minh Châu.
Mẫu mở bài 2:
Một trong những cái tên nổi tiếng của làng văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới chính
là Nguyễn Minh Châu. Ông được coi là người “mở đường tinh anh và tài năng nhất”.
Trước năm 1975, ông là một cây bút sử thi lãng mạn, viết nhiều về đề tài người lính.
Tuy nhiên, sau năm 1980, sáng tác của ông đi sâu vào cảm hứng đời tư thế sự với vấn đề
đạo đức, và triết lý chân thực. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy là
"Chiếc thuyền ngoài xa".
Mẫu mở bài 3: 
Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của
những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không
trực tiếp phát biểu những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ cách nhìn
về cuộc đời của mình qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa. Cách đặt tên
tác phẩm, tên nhân vật và xây dựng hình tượng trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối
rừng” của ông là một ví dụ. Và có lẽ hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện
ngắn cùng tên của ông cũng như vậy.
  
Muốn viết một bài văn hay, trước tiên phải biết cách mở bài bằng lí luận. Cách mở
bài bằng lí luận với người làm bài sẽ tạo “đà” cảm xúc để viết nội dung thân bài tốt
và hay hơn; còn đối với người chấm bài là sự cảm tình với bài văn. Mở bài bằng lí luận
cũng là một trong những cách mở bài được đánh giá cao đặc biệt đối với những đề văn
nâng cao. Sau đây sẽ là một số cách mở bài Chiếc thuyền ngoài xa trong các dạng đề
nâng cao mà các em có thể tham khảo áp dụng:
Một số mở bài nâng cao sáng tạo và độc đáo
Mở bài 1: Mở bài phân tích những chân lý được gửi gắm trong truyện Chiếc thuyền
ngoài xa
Chân lý là sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong bộ óc con người. Vì
vậy chân lý sẽ phát triển cùng nhận thức của xã hội. Có những khẳng định được đúng
một cách hiển nhiên và cũng có những chân lý được chứng minh và kiểm nghiệm thực
tế, thể hiện tính chất phổ quát và không tìm được sự kiện trái ngược. Từ những đúc kết
ấy Nguyễn Minh Châu đã mang người đọc đến những chân lý mà ông đã gửi gắm trong
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
Mở bài 2: Mở bài cảm nhận hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua Chiếc thuyền ngoài
xa
Nguyễn Minh Châu người đã thổi một làn gió mới vào văn học Việt Nam thời kì đổi
mới. Với sự chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời, Nguyễn Minh
Châu đã mang đến cho người đọc Chiếc thuyền ngoài xa. Nơi mà tác giả gửi gắm
những thông điệp đặc biệt mà mình đã trải nghiệm về cuộc sống, con người và đặc biệt
là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.
Mở bài 3: Mở bài phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài
xa
Muốn biết ý nghĩa của hòa bình, hãy hỏi những người chiến binh vừa trở về từ nơi
lửa đạn. Muốn biết giới hạn của thời gian, hãy lắng nghe niềm khao khát còn được nhìn
thấy bình minh của những kẻ đang phải mang bệnh hiểm nghèo. Và để cảm nhận được
tầm vóc của người phụ nữ Việt Nam, xin hãy nhìn vào sự hy sinh và những giọt nước
mắt của những người phụ nữ ấy dành cho gia đình của mình. Và đại diện cho hình ảnh
của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng trước là người đàn bà hàng chài
trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
Mở bài 4:  Mở bài phân tích quan điểm về cuộc sống, con người và nghệ thuật
của Nguyễn Minh Châu
Mỗi khi cầm bút, người nghệ sĩ dù muốn hay không, dù không nói ra hay bộc lộ
trực tiếp thì đều viết dưới ánh sáng của một “tuyên ngôn nghệ thuật” nào đấy. Ta từng
bắt gặp nhiều tuyên ngôn nghệ thuật của những nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc như
Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh… Những tuyên ngôn nghệ thuật ấy
không còn của riêng các ông nữa, chúng đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của cả một
thế hệ cầm bút, hơn nữa còn là tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thời đại văn học.
Viết Chiếc thuyền ngoài xa nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn qua đó phát biểu những
suy nghĩ, quan điểm của mình về cuộc sống, con người và nghệ thuật.
Mở bài 5: Mở bài phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là người mở đường tinh anh và tài hoa của
nền văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới, bằng sự thức thời, nhạy bén của người nghệ sĩ
Nguyễn Minh Châu không chỉ nhận ra nhu cầu đổi mới của nền văn học mà còn chủ
động đi đầu trong công cuộc tìm kiếm những cách tân nghệ thuật ấy. Nếu trước năm
1975, Nguyễn Minh Châu thường viết về đề tài chiến tranh, người lính với cảm hứng sử
thi lãng mạn đậm nét thì sau đổi mới ôn lại tập trung bút lực để tìm kiếm, khám phá
những vấn đề thế sự nổi cộm. Nguyễn Minh Châu khám phá con người trong cuộc sống
mưu sinh thời hậu chiến, đồng cảm thấu hiểu với hành trình tìm kiếm đầy nhọc nhằn của
họ, từ đó phát hiện và trân trọng những hạt ngọc quý ẩn giấu trong tâm hồn con người.
Một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất cho tài năng và phong cách sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau đổi mới là "Chiếc thuyền ngoài xa".
Mở bài 6:
Bước qua khói lửa chiến tranh, những tưởng con người sẽ được sống một cuộc
sống hạnh phúc yên bình. Thế nhưng, trong cuộc sống thời hậu chiến, những con người
nhỏ bé, đáng thương vẫn phải "vật lộn" với những lo toan, mưu sinh để rồi bao bi kịch,
nghịch lí nảy sinh từ đói nghèo. Hiện thực cuộc sống với tất cả những phức tạp, đa diện
ấy được Nguyễn Minh Châu phát hiện và thể hiện đầy tinh tế trong truyện ngắn "Chiếc
thuyền ngoài xa". Truyện ngắn không chỉ thể hiện sự trăn trở, xót xa trước những nghịch
cảnh, góc khuất của cuộc đời mà còn đặt ra trách nhiệm của nghệ thuật cũng như điểm
nhìn, tư tưởng của người nghệ sĩ: Nghệ thuật cần hướng đến cuộc đời, người nghệ sĩ cần
gắn bó để đồng cảm với những nỗi đau của con người.
Mở bài 7:
Nikulin (Nga) từng nhận xét: "Niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp
tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình,
họ giống như được bao bọc trong bầu không khí vô trùng". Quả đúng khi nói về những
nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong chiến tranh. Sau năm 1975, như
có làn gió mới thổi vào tâm hồn, ông cố gắng "tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bể sâu tâm
hồn con người". Đáp lại cho cố gắng ấy là truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" được
viết năm 1983.
Mở bài 8: Phân tích, cảm nhận những vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn
bà hàng chài
Ai đó đã từng nói: "Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con
người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo". Phải chăng vì vậy mà ta có thể bắt gặp
nhiều nghệ sĩ có phong cách hoàn toàn khác nhau trên cùng một giao lộ của hành trình
kiếm tìm và khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người. Kim Lân với truyện ngắn Vợ nhặt và
Nguyễn Minh Châu với tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" là một trường hợp như vậy.
Nếu như với khả năng viết rất hay về nông thôn và cuộc sống của người dân quê, Kim
Lân xây dựng thành công nhân vật người vợ nhặt qua tình huống truyện độc đáo thì với
phong cách truyện đậm chất tự sự - triết lí, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những
nghịch lí trong cuộc sống của người đàn bà hàng chài. Qua cả hai tác phẩm, các tác giả
đều cho ta thấy được vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ Việt Nam trong những hoàn
cảnh khó khăn.

Mở bài nâng cao Vợ Nhặt 1:


    B. Sô từng nói “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt diệu nhất vẫn là trái tim
người mẹ”. Quả thật vậy, trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại, là toà bảo tháp ngự trị
vĩnh hằng và sừng sững giữa cuộc đời. Tác phẩm văn học nhất là những tác phẩm viết
về người mẹ luôn là những tác phẩm thành công nhất. Văn học Việt Nam cũng đã từng
ghi nhận những đóng góp lớn lao ấy về người mẹ. Một trong những tác phẩm tạo nên
niềm xúc động sâu sắc về người mẹ phải kể đến đó là “Vợ nhặt” của Kim Lân. Dưới
ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn vốn một đời đi về với ruộng đồng, vẻ đẹp lớn lao
kì vĩ của trái tim người mẹ và tình mẫu tử thắm thiết thiêng liêng cũng ngời lên trọn vẹn
và sâu sắc qua diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ.
Mở bài nâng cao Vợ Nhặt 2:
    “Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôx-tôi-ep-ki). Vâng, “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân
thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là
con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt
Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình
người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở
điểm sáng tuyệt vời ấy.
Mở bài nâng cao Vợ Nhặt 3:
    Còn nhớ sinh thời tác giả của Bỉ vỏ - nhà văn Nguyên Hồng từng “phán” về đồng
nghiệp của mình rằng: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với
“thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. Quả thật không chê vào đâu được lời
“truyền thần” ấy của nhà văn Nguyên Hồng! Sự nghiệp và những quan niệm về văn
chương của Kim Lân qua những tác phẩm của ông đã để lại rất nhiều những ấn tượng
đẹp trong lòng độc giả, và càng chứng minh nhận định của nhà văn Nguyên Hồng không
thể bỏ đi từ nào được. Đọc “Vợ nhặt” - tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của
Kim Lân, ta càng hiểu rõ và thấm nhuần hơn điều này.
II. PHƯƠNG PHÁP VIẾT KẾT BÀI

1. Tầm quan trọng của kết bài:

Kết bài trong văn nghị luận là một phần khá quan trọng bởi đây là phần sẽ tạo
dư âm cho bài viết. Nếu kết bài có sức nặng sẽ tạo nên những cảm xúc rất tốt cho
người đọc. Kết bài là phần kết thúc bài viết, vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã
được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời mở ra hướng suy nghĩ mới, tình
cảm mới cho người đọc. Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở
bài và đã giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài
văn.

2. Các yêu cầu viết kết bài hay:

Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày
lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở
phần thân bài. Một kết bài thành công không chỉ là nhiệm vụ "gói lại" mà còn phải "mở
ra" - khơi lại suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Thâu tóm lại nội dung bài viết không có
nghĩa là nhắc lại, lặp lại mà phải dùng một hình thức khác để khái quát ngắn gọn; khơi
gợi suy nghĩ hay tạo dư ba trong lòng người đọc; là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến
cho người đọc day dứt, trăn trở, hướng về nó.

-  Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở quan
điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng
cao vấn đề.

- Kết bài bằng cách đưa ra nhận định của những nhà văn, nhà thơ khác về tác phẩm đó.

Ví dụ:
1. Bằng cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng, đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết của
tác giả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, về những người lính Tây Tiến giàu ý chí, vững
niềm tin, nghị lực phi thường, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Nửa thế kỷ trôi
qua, nhiều sự việc phôi pha cùng năm tháng, nhưng bài thơ “Tây Tiến” vẫn còn đó,
sừng sững như một tượng đài bất tử về người chiến sĩ vô danh trong cuộc kháng chiến
chống Pháp.

2. Với bút pháp lãng mạn và âm hưởng bi tráng, đoạn thơ ngợi ca những phẩm chất tốt
đẹp của người lính Tây Tiến, qua đó, bộc lộ cảm xúc xót xa, ngưỡng mộ, tự hào của tác
giả về những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ nổi tiếng suốt nửa
thế kỷ qua và sẽ mãi mãi sống trong lòng người đọc, ghi lại một chặng đường anh hùng
của một đơn vị bộ đội anh hùng và xây dựng được một tượng đài bất tử về người chiến
sĩ vô danh.

“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy, con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông.”

(Giang Nam)

3. Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em,
bài thơ diễn tả trọn vẹn tâm hồn của người phụ nữ đang yêu: thiết tha, nồng nàn, chung
thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời ngưởi. Sóng góp
thêm một tiếng nói, một cách diễn tả độc đáo đề tài muôn thuở của loài người - tình yêu.
Với Sóng, Xuân Quỳnh đã khẳng định một phong cách, qua đó ta thấy được tình yêu là
một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
4. Có thể nói, thơ ca kháng chiến chống Pháp là mùa vàng đầu tiên của thơ ca cách
mạng, nơi cảm hứng yêu nước và nhân dân đã thăng hoa trên đầu ngọn bút để bay lên
cùng núi sông Việt Nam. Ngày nay đọc lại Việt Bắc – Tố Hữu, những vần  thơ ấy, vẫn
bao la bát ngát tình.

5. Paustopski đã từng nói: “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở
đường đến với cái đẹp.” Phải chăng, Nguyễn Khoa Điềm đã có được niềm vui ấy – niềm
vui của người mở đường đến với Đất Nước – với Nhân Dân.

Trên đây là một vài kinh nghiệm chia sẻ với các em về cách viết một mở bài, kết bài ấn
tượng. Hi vọng bài viết giúp các em có thêm kiến thức để nâng cao khả năng viết văn,
có được những cách viết của riêng mình, tạo ấn tượng với người đọc và gợi niềm đam
mê sáng tạo văn chương.

MỘT SỐ CÁCH MỞ BÀI THƯỜNG GẶP KHI PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG


NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN

Mở bài 1:
Hình ảnh người lính nói chung và những người lính thời kỳ chống Pháp nói riêng từ lâu
đã đi vào văn chương như một nguồn thi cảm. Các nhà thơ viết về người lính với tất cả
niềm kiêu hãnh, tự hào. Giữa muôn vàn những tác phẩm như vậy, Tây Tiến là bài thơ có
vị trí đặc biệt. Tây Tiến là một trong những bài thơ sớm nhất viết về người lính cách
mạng, ra đời ngay trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và trở
thành thi phẩm xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau năm 1945 cùng với hình tượng
người lính Tây Tiến.
Mở bài 2:
Sự nghiệp của Quang Dũng không phong phú, đồ sộ như nhiều nhà thơ khác, nhưng mỗi
tác phẩm ông để lại đều khắc dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc. Trong sự nghiệp sáng
tác của mình, nổi bật nhất là tác phẩm Tây Tiến. Qua những vần thơ đầy tinh tế mà cũng
vô cùng chân thực, ông đã tái hiện thành công chân dung người lính, binh đoàn Tây
Tiến.
Tây Tiến được sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi Quang Dũng đã rời binh
đoàn Tây Tiến để nhận nhiệm vụ khác. Mặc dù đã rời binh đoàn, những nỗi nhớ, tình
yêu với binh đoàn vẫn luôn tha thiết, nó đã giúp ông kết tinh nên tác phẩm nghệ thuật
này. Bởi vậy, trong tác phẩm cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm.
Mở bài 3: (gián tiếp)
Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa
đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm
huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của
“xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.
Mở bài 4: (gián tiếp)
Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không
phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn
học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của
những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc
động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.
Mở bài 5:
Bài thơ “Tây Tiến” có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong
thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong
Lê) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay
lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.
Những mở bài sáng tạo cho đề văn về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến
Mở bài 1:
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét về bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng
một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà
thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng
cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người
anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự
anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.
Mở bài 2:
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
Đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới cho văn học Việt Nam – một nền thơ ca phản ánh
sự bùng nổ toàn diện sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, trước vận hội lịch sử đã tích tụ
qua nhiểu thế kỉ.
Đọc thơ ca Việt Nam 1945 – 1975, chúng ta thấy cuồn cuộn niềm vui của hàng triệu
người ra trận, thấy được những mất mát đau thương, những khát khao, ước vọng chân
thành… Ba mươi năm liên tục đấu tranh chống kẻ thù cũng là khoảng thời gian văn học
phát triển mạnh mẽ không ngừng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Văn học lấy đề tài chiến
tranh, viết về chiến tranh cách mạng. Thơ cũng như văn, hết lòng ca ngợi người anh
hùng, người lính, người mẹ, thanh niên xung phong… Tất cả hiện lên trong tác phẩm
với mọi tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc… y như thật ở trên đời. Và họ đẹp – cái đẹp tiêu biểu
cho cả thời đại. Cái đẹp ấy kết tinh đậm đà ở hình tượng anh bộ đội cụ Hồ – anh vệ quốc
quân, anh giải phóng quân. Bởi các anh chính là người anh hùng suốt hai cuộc kháng
chiến trường kì.
Mở bài 3:
“Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai bồng…
“Khi Tổ Quốc cần họ biết sống xa nhau””
(Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ)
Chiến tranh đi qua đã để lại cho chúng ta hoài niệm về những tháng năm không thể nào
quên, đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, là để báo
thù, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cá nhân vị
kỉ để đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc…
Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại của thế kỉ
20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện thật xuất sắc thông qua lăng kính lãng mạn
nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài thơ Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa
thành công bức tượng đài người lính Tây Tiến trong những năm đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp gian khổ.
Mở bài 4:
Chiến tranh đã qua đi, những hạt bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những
anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc vĩnh viễn
vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, họ đã dùng
máu và nước mắt của mình tô lên hai chữ “độc lập” của dân tộc.
Tây Tiến là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử khốc liệt
những 1945 - 1954. Qua bài thơ này, Quang Dũng đã dùng bút lực của mình để vẽ lên
thi đàn văn chương một bức tượng đài người lính Tây Tiến vừa lãng mạn hào hoa, vừa
hào hùng bi tráng. Mở bài mở rộng và dẫn dắt vấn đề hay nhất
"Sóng rì rào hỏi những chuyện đã qua
Đứng trước biển em trở thành bé nhỏ
Biển biết không... ngàn nỗi đau giằng xé
Khi con thuyền chẳng cập bến tình yêu"
Vâng! Chẳng biết tự bao giờ những con sóng từ biển khơi lại vỗ dồn dập vào trái tim của
mỗi người nghệ sĩ. Và cũng chẳng biết tự khi nào giữa con sóng và tình yêu lại có mối
quan hệ mật thiết với nhau! Chắc có lẽ là do nét đẹp tiềm tàng của con sóng giống với vẻ
đẹp bí ẩn của tình yêu nên đã làm cho các nhà văn nhà thơ phải bâng khuâng trong tư
tưởng. Trong đó có Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh là một " nữ hoàng thơ tình" trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ. Thơ của bà là tiếng nói tấm lòng của một người phụ nữ trong
tình yêu: hồn nhiên, chân thành nhưng cũng giàu trắc ẩn và luôn khát khao một hạnh
phúc bình dị đời thường. Và bài thơ "Sóng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của
nhà thơ, bày tỏ quan điểm của tác giả về tình yêu vĩnh hằng qua hình tượng con sóng
biển. Có ý kiến cho rằng.......
Mở bài 3
Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhiều người nghệ
sĩ đã dùng bút lực của mình để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ
từ ấy. Nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu
nổi”. Đến Xuân Diệu cũng bất lực trong câu hỏi “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”, Hàn
Mạc Tử cũng phải “nghe trời giải nghĩa yêu”. Nhắc đến thi ca viết về tình yêu, ta không
thể không nhắc đến “Sóng” của Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu
kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu với
khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.
Mở bài 4
"Sóng" được in trong tập "Hoa dọc chiến hào", xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình
nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái
khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng
khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao,
khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm
điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.
Mở bài 5
Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhiều người nghệ
sĩ đã dùng bút lực của mình để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ
từ ấy. Nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu
nổi”. Đến Xuân Diệu cũng bất lực trong câu hỏi “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”, Hàn
Mạc Tử cũng phải “nghe trời giải nghĩa yêu”. Nhắc đến thi ca viết về tình yêu, ta không
thể không nhắc đến “Sóng” của Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu
kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu với
khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.

You might also like