You are on page 1of 14

SỞ GD – ĐT TỈNH BẮC NINH ÔN TẬP TN THPT NĂM HỌC 2022 - 2023

Trường THPT Thuận Thành số 1 CHUYÊN ĐỀ SỐ 11

Môn: Ngữ Văn

I.LÝ THUYẾT

1. Khái niệm
Lý luận văn học, hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn
học ở bình diện khái quát, nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn
học. Kiến thức lý luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát,
ví dụ như:
Văn học bắt nguồn từ đâu?
Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành?
Văn học được sáng tác và được tiếp nhận
như thế nào? Văn học sinh ra để làm gì?...
Các nhà lí luận sẽ nghiên cứu trên các hiện tượng văn học để khái quát
lên những thuật ngữ, những luận điểm về các quy luật của văn học. Nhờ
các thành quả nghiên cứu đó mà những người quan tâm đến văn học có thể
lí giải được sâu hơn bản chất của các hiện tượng văn học như: nhà văn, tác
phẩm, trào lưu văn học…
Các kiến thức lí luận văn học đang phát triển từng ngày từng giờ với
rất nhiều các khuynh hướng, các luồng tư tưởng, các quan niệm khác nhau,
có khi thống nhất nhưng cũng có khi phủ nhận lẫn nhau. Những nghiên cứu
về lí luận văn học vẫn đang được thực hiện hàng ngày trong cuộc sống của
chúng ta, trao cho ta những góc nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn về văn học.
Có nhiều người cho rằng lí luận văn học rất khó hiểu, thực ra các kiến thức lí
luận văn học vô cùng gần gũi với chúng ta. Văn học là gì? Văn học vì ai mà
tồn tại? – những câu hỏi ấy nảy ra trong ta ngay từ khi gặp gỡ văn học, và
mỗi chúng ta ắt hẳn đều có cho riêng mình những ý niệm để trả lời câu hỏi
ấy. Học lí luận văn học là cách để ta có thể trả lời những câu hỏi dạng như
vậy một cách có hệ thống và khoa học hơn.
Ở mức độ trường phổ thông, trước nay chúng ta vẫn lĩnh hội tri thức lí luận
văn học ở mức độ cơ bản. Những tri thức này sẽ là nền tảng để học sinh tiếp
tục nghiên cứu sâu hơn ở các bậc học cao hơn.
2. Học lý luận văn học như thế nào?
Cũng như mọi bộ môn nghiên cứu lý thuyết khác, chúng ta tiếp nhận tri thức
lí luận văn học trên nhiều cấp độ. Từ thấp đến cao, các cấp độ đó thể hiện như
sau:

Biết Chúng ta biết được các thuật ngữ và các luận điểm lí luận văn học.
Hiểu Chúng ta có thể hiể u và diễn đạt chính xác các thuật ngữ và luận
điểm lí luận văn học bằng lời văn của mình.
Vận dụng Chúng ta có thể vận dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải các
hiện tượng văn học, các nhận định về lí luận văn học.
Chúng ta có thể phân tích các biểu hiện của vấn đề lí luận văn học
Phân tích trong một hiện tượng văn học cụ thể (tác phẩm, phong cách tác giả,
trào lưu văn học, thời kì văn học…)
Chúng ta có thể tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề lí luận văn học
Tổng hợp khác nhau, huy động kiến thức của nhiều chủ đề khác nhau để giải
quyết vấn đề có tính chất tổng hợp.
Đánh giá Chúng ta đ ánh giá được mức độ chính xác, toàn vẹn của một nhận
định lí luận văn học và có thể bổ s ung, ph ản bi ện một cách hợp lý.

Ở mức độ một bài thi yêu cầu đạt điểm cao, bài văn nghị luận văn học dạng
vận dụng kiến thức lí luận văn học đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức đến
mức độ cao nhất trong thang nêu trên, là mức độ đánh giá. Như vậy, việc lĩnh
hội tri thức lí luận văn học cũng cần phải được rèn luyện từng bước để đạt
được cấp độ cao nhất.

Cấp độ Cách thức hình thành


lĩnh hội tri
- Đọc giáo trình, tài liệu, xác định các đơn vị kiến thức quan
Biết trọng (gạch chân, tô sáng các ý).
- Ghi nhớ những đơn vị kiến thức cơ bản nhất: những thuật
ngữ

Cấp độ Cách thức hình thành


lĩnh hội tri
Nhớ như sơ đồ hóa, khắc sâu từ khóa.
Chẳng hạn: phải nắm các khái niệm như nhà văn, tác phẩm văn học,
giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ, phong cách văn
học, trào lưu văn học, tiếp nhận văn học, thể loại thơ, tự sự, kịch…

Hiểu Tập diễn đạt l ại nội dung thuật ngữ, nội dung các luận điểm lí luận
văn học bằng lời văn c ủa chính m ình.
Tập lí giải một số hiện tượng văn học thường gặp. Tập lí giải một số
luận điểm lí luận văn học. Thường xuyên đặt câu hỏi “Vì sao?” và
các câu hỏi giả định.
Chẳng hạn như các câu hỏi:
+ Vì sao văn học p hải phản ánh hiện thực cuộc sống?
Vận dụng + Văn học c ó thể tồ n t ại không nếu không viế t về con ngườ i?

+ Tại sao “Sóng” Xuân Quỳnh lại chọn thể thơ 5 chữ?
+ Tại sao nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị?
+ Tại sao việc xây dựng tình huống truyện lại có ý nghĩa sống còn với
1 tác phẩm truyện, nhất là Vợ nhặt?...
Phân tích các bi ểu hiệ n của các vấn đề văn học trong những hiện
tượng văn học cụ thể như tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu
văn học, thời kì văn học…
Ví dụ như:
Phân tích - Phân tích (chỉ ra biểu hiện) phon g các h Nguyễn Tuân ở thể loại kí.
- Phân tích (chỉ ra biểu hiện) giá t rị nhân đạo trong “vợ chồng A
Phủ”
- Phân tích (chỉ ra biểu hiện) nét riê ng của nhà thơ Xuân Quỳnh khi
viết về đề tài tình yêu …
Giải quyết các vấn đề có tính chất tổng hợp. Ví dụ như:
- Nói về thơ ca, nhà thơ Tố Hữu nói: “Thơ ca là tiếng nói hồn nhiên
Tổng hợp nhất của tâm h ồn”, nhưng Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: “Trót nợ
cùng thơ phải chuố t lời ”. Phải chăng hai câu nói trên là mâu
thuẫn, hãy thử lí giải.
Cấp độ Cách thức hình thành
lĩnh hội tri
- Có người cho rằng: Văn chương phải giúp chúng ta hiể u thê m v ề
đời sống và hiểu ch ính mình . Từ các phương diện đặc trưng văn học,
chức năng văn học, quá trình sáng tác, quá trình tiếp nhận, hãy lý
giải ý kiến trên.
Liên tục đặt các câu hỏi tra vấn, phản biện:
+ Có phải lúc nào cũng như vậy hay không?
Đánh giá + Nói như vậy đã thực sự chính xác hay chưa?
+ Có ngoại lệ hay không?
+ Vấn đề đã toàn vẹn hay chưa, có bổ sung gì không?

Trong định hướng giải quyết các đề thi, các bước luyện tập như sau:

- Bước 1: Tìm hiểu lý thuyết, đọc sách, đọc giáo trình, nghe giáo viên giảng
và hỏi.
- Bước 2: Giải quyết đề thi, nhận định đề và lập dàn ý.
- Bước 3: Tiến hành viết bài.
- Bước 4: Sửa lỗi và rút kinh nghiệm.

Bốn bước nêu trên sẽ được lặp đi lặp lại và mỗi lần làm lại thì ở mức độ cao
hơn. Đó là cách tốt nhất để củng cố và tiếp tục phát triển năng lực cho đến khi
thuần thục ở mức cao nhất.
3. Kiến thức lý luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghị luận văn học?
Có thể tạm chia các đề NLVH thường gặp hiện nay thành ba cấp độ:

Yêu cầu đề Đề minh họa


- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm
Phân tích các yếu “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Cấp độ 1 tố cơ bản trong - Cảm nhận về nhân vật Người đàn bà hàng
một tác phẩm văn chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn
học. Nguyễn Minh Châu.
- Phân tích giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt” của
Kim Lân.
Phân tích các yếu - Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
tố trong tác phẩm của nhà văn Thạch Lam.
Cấp độ 2 văn học để làm - Phân tích tích tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”
rõ một yêu cầu để cho thấy những chuyển biến trong sáng tác của
nào đó. nhà văn Nguyễn Tuân ở giai đoạn sau CMT8
1945.
Cấp độ 3 Giải quyết một - Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ

nhận định lí chỉ bật r a tro ng tim ta khi cuộ c sống đã t r àn


luận văn học. đầy ”.
- Tác phẩm nghệ thuật chân chín h là sự t ôn
vinh con người bằng cách hình thức nghệ thu ật
độc đáo. Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

Ở cả ba cấp độ đề trên, ta đều có thể vận dụng kiến thức lí luận văn học.
Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so
sánh, đối chiếu, nâng cao vấn đề.
Ví dụ: Khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ (trong truyện ngắn Vợ nhặt), ta có
thể so sánh đối chiếu với hình tượng nhân vật người nông dân trước CMT8
để thấy sự kế thừa và phát triển của nhà văn Kim Lân trong truyền thống về
đề tài người nông dân. Bằng các kiến thức lí luận văn học về trào lưu văn học,
về quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ, ta có thể lí
giải phần so sánh, đối chiếu, qua đó làm cho bài viết sâu sắc hơn.
Ở cấp độ 2, kiến thức lí luận văn học thể hiện ở ngay trong những thuật ngữ
đề yêu cầu ta làm rõ. “Giá trị nhân đạo” , “chất thơ”, “phong cách sáng
tác” đều là những thuật ngữ lí luận văn học. Để giải quyết được các đề ở
trên, ta phải nắm được khái niệm của các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng
và biết cách phân tích các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.
Ở cấp độ 3, kiến thức lí luận văn học sẽ được vận dụng trong toàn bài viết.
Đây là dạng đề quen thuộc nhất ở các kì thi học sinh giỏi.
Từ phần này trở về sau, bài viết sẽ chỉ đề cập đến việc vận dụng kiến thức
lí luận văn học trong các đề ở cấp độ 3 này. Bởi vì nếu ta thành thục các kĩ
năng cần có để giải quyết các dạng đề ở cấp độ này, ta sẽ dễ dàng vận dụng
vào hai cấp độ trước.

Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy
đủ các thao tác này để bài viết không bị mất điểm.

II. Bài tập

Đề 1:
Đề 1: Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy


Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
(Ngữ Văn 12, tập 1, NXB giáo dục Việt Nam, 2020)
Trình bày cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét cảm
hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ trên.

MB1: Leonit Leonop cho rằng: “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức
và một khám phá về nội dung”. Mỗi tác phẩm phải là một sự hiện diện của nhà
văn với cuộc đời. Cái hay của Quang Dũng khi viết về kháng chiến chống Pháp,
viết về những gian khổ hi sinh nhưng tiếng thơ lại chất đầy hơi thở của ngòi bút
lãng mạn đã bám rễ sâu chắc vào cuộc sống của con người, trở thành động lực
cho cái nhìn trong sáng và lạc quan. Chính cảm hứng lãng mạn đã vẽ lên những
kỉ niệm tình quân dân đầy thi vị và vẻ đẹp thơ mộng của sông nước Tây Bắc
bằng ngòi bút tinh tế, mềm mại:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa…
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
TB: Quang Dũng vốn là lính của đơn vị Tây Tiến, một đơn vị có nhiệm vụ phối
hợp với bộ đội Lào để giải phóng và bảo vệ miền biên cương phía Tây Tổ quốc.
Sau đó Quang Dũng chuyển đơn vị công tác. Năm 1948, một lần ngồi ở làng Phù
Lưu Chanh (một địa danh cũ thuộc tỉnh Hà Đông), nhớ lại những kỉ niệm về
đoàn quân Tây Tiến, tác giả cảm xúc viết lên bài thơ tuyệt bút – Tây Tiến. Tây
Tiến không chỉ là bài thơ hay nổi tiếng của Quang Dũng nói riêng, của thơ ca
kháng chiến chống Pháp nói chung mà còn là một trong những tác phẩm tiêu
biểu viết về đề tài người lính, vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng được thể
hiện qua thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính là hai nét đặc sắc trong
cảm hứng và bút pháp nghệ thuật của Tây Tiến. Đoạn thơ sau viết về những kỉ
niệm tình quân dân đầy thi vị và vẻ đẹp thơ mộng của sông nước Tây Bắc bằng
những nét vẽ tinh tế mềm mại:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Từ “bừng” trong câu thơ đầu tiên của đoạn thơ đã gợi cho ta cảm giác đột ngột.
Đó là sự “bừng” sáng của hội đuốc hoa, của lửa trại hay sự tưng bừng rộn rã của
tiếng khèn, tiếng hát? “Đuốc hoa” vốn là một từ cổ để chỉ cây nến đốt lên trong
phòng cưới đêm tân hôn “Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng Mai xưa”. Hình ảnh
này xuất hiện trong đêm vui liên hoan của người lính đã tạo nên một màu sắc
vừa cổ kính vừa hiện đại, vừa thiêng liêng vừa ấm áp tình keo sơn quân dân gắn
bó.
Đây là đoạn thơ bộc lộ rất rõ nét tài hoa của ngòi bút Quang Dũng. Hồn thơ lãng
mạn của ông bị hấp dẫn trước những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn của con người
và cảnh vật nơi xứ lạ. Vì thế, cảnh là cảnh trong hoài niệm vậy mà lời thơ lại cho
ta cảm giác đó là cảnh đang diễn ra ngay trước mắt. Và nhà thơ như đang nói với
người vũ nữ “Kìa em xiêm áo tự bao giờ!” – một giọng thơ thật trìu mến, thích
thú, vui sướng! Vui sướng đến ngạc nhiên ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa e thẹn,
vừa tình tứ (nàng e ấp) với bộ xiêm y lộng lẫy trong một vũ điệu mang đậm màu
sắc xứ lạ (man điệu). Chỉ bằng 4 câu thơ mà Quang Dũng đã dựng được một bức
tranh vừa phong phú về màu sắc đường nét, vừa đa dạng về âm thanh.
Nếu khung cảnh đêm liên hoan văn nghệ trong những câu thơ trên đem đến cho
người đọc không khí mê say ngây ngất thì cảnh sông nước Tây Bắc lại gọi lên
được cảm giác mênh mang, hoang dại, tĩnh lặng và mờ ảo thật chứa chan thi vị.
Ở đây một lần nữa càng khẳng định rõ hơn nét tài hoa, lãng mạn, giấc mộng mơ
của người lính. Thiên nhiên ở nơi chốn chỉ có “Núi sương giăng, đèo mây phủ”
khi cảnh chiều về vốn đã mờ ảo lại càng mờ ảo thêm khi có lớp sương mờ bảng
lảng choàng thêm một tấm áo như thực như mơ. Qua hoài niệm, khung cảnh Tây
Bắc như hiện về trong kí ức của tác giả làm cho giọng thơ của tác giả cất lên như
lời tự hỏi “có nhớ? có thấy?” day dứt càng gợi cảm giác bâng khuâng xa vắng,
đầy lưu luyến. Con người tài hoa và lãng mạn ấy thấy bạt ngàn hồn lau trong gió
trong cây như xôn xao một nỗi niềm:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Hình ảnh này chúng ta đã từng gặp trong thơ của Chế Lan Viên:
Ai đi biên giới cho lòng ta theo với
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn trắng ở tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh
(Lau biên giới)
Hay những câu thơ viết về hồn lau trong gió gợi cảm giác về cảnh buồn vắng
lặng tờ như thời tiền sử huyền thoại của thi sĩ kiêm họa sĩ Hoàng Hữu:
Trường vắng mưa mờ buông dốc xa
Dày leo nửa mái sắc rêu nhoà
Người xa phơ phất hồn lau gió
Thổi trắng chân đồi như khói pha
(Hoa lau trường cũ)
Trong khung cảnh sông nước, chiều sương mang đậm màu sắc cổ kính huyền
thoại ấy hiện lên hình ảnh con thuyền độc mộc với cái dáng mềm mại của cô gái
và bông hoa trôi theo dòng nước lũ:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Câu nói của người xưa: “Thi trung hữu họa” thật đúng với trường hợp này. Ngòi
bút tinh tế của Quang Dũng chỉ phác hoạ một vài nét mà không chỉ gợi được cái
“hồn” của ngàn lau mà còn cả cái dáng rất tạo hình của cô gái lái đò người Mèo,
người Thái, cái dáng ngả nghiêng rất tình tứ “đong đưa” chứ không phải “đung
đưa” của những bông hoa rừng như muốn làm duyên bên dòng nước lũ. Hai từ
“thấy” và “nhớ” được tác giả dùng trong hai câu thơ trên cũng khá tinh tế.
Dường như cái hồn thiêng của bông hoa lau đã in hình rõ nét trong mắt tác giả
còn cái dáng mềm mại thon thả của cô lái đò cùng bông hoa rừng đong đưa lại
khắc sâu vào tâm trí nhà thơ vốn giàu tình yêu cảnh đẹp non sông đất nước này.
Không có một tâm hồn nhạy cảm tài hoa thì không thể bắt rất nhạy những hình
ảnh giàu hình sắc của hoa như thế.
Bốn câu thơ như một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ chấm phá, tinh tế,
mềm mại, tài hoa đã truyền được cái hồn của cảnh vật. Hơn thế, đọc đoạn thơ
này lên, người đọc có cảm giác đoạn thơ không chỉ được khắc, được phổ vào
những nốt nhạc tinh tế mà nhạc điều đó còn được cất lên từ một tâm hồn say đắm
với cảnh và người miền Tây Tổ quốc của người lính Tây Tiến. Cho nên rất có lí
khi Xuân Diệu nhận xét “Đọc bài thơ Tây Tiến ta có cảm giác như ngậm âm
nhạc trong miệng”.
Đoạn thơ thể hiện bút pháp tài hoa của tác giả. Qua đó, người đọc thấy cảnh đêm
liên hoan văn nghệ, cái sông nước Tây Bắc mang vẻ đẹp hiện thực lãng mạn mà
huyền ảo với từng vần thơ vừa giàu chất nhạc vừa giàu chất họa. Đó cũng chính
là sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu giữa ba yếu tố: thơ, nhạc, họa trong thi phẩm của
Quang Dũng.

KB1: Nói như nhà nghiên cứu Vũ Thu Hương, “ Bài thơ Tây Tiến là sự tiếp tục
của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một luồng thơ rất
trẻ”. Cảm hứng lãng mạn đã trở thành đòn bẩy nâng tâm hồn người lính Hà
Thành trên chặng đường trường chinh vạn dặm. Để rồi, Tây Tiến trở thành một
khúc độc hành sông núi ngân vang lời vĩnh quyết trầm hùng mang theo cả tâm
hồn người lính trẻ. Hay như nhà giáo Lương Duy Cán thì: “Có những ngày
tháng không thể nào quên, cái gian khổ khốc liệt không thể nào quên, có những
cái hào hùng lãng mạn không thể nào quên. May mắn thay giữa những ngày
tháng không thể nào quên ấy có những bài thơ không quên như Tây Tiến của
Quang Dũng”.

Đề 2:
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị
lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mị đang sống về
những ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi
sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên
môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi
sáo đi theo Mị.
Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết. Mị vẫn
ngồi chơi một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy. Nhưng Mị không bước ra
đường. Mị từ từ vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị
ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trong trắng. Từ nãy Mị thấy
phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ.
Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống
chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá
ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ
lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. […] Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy
ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn
tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn tóc, Mị với tay lấy cái
váy hoa vắt ở phía trong vách.
(Trích “Vợ chồng A Phủ”, Truyện Tây Bắc, Tô Hoài)
Phân tích sự trỗi dậy của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét
tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.
MB : Nhà phê bình văn học người Nga, Bêlinxki khẳng định: “Tác phẩm nghệ
thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng
thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc
trả lời những câu hỏi đó”. Vậy nên, mỗi nhà văn muốn “đứa con tinh thần” của
mình sẽ bám rễ vào mảnh đất văn chương thì không đơn thuần chỉ là phản ánh
những gì nhức nhối, mà trước hết phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-
khốp) để đặt ra “những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. Và nhà văn Tô Hoài
với tình yêu thương con người vô bờ bến, cũng đã để cuộc đời “phả gió” vào trái
tim mình, thôi thúc ông đi tìm kiếm những hạt bụi vàng lấp lánh trên cuộc đời, đúc
thành những bông hoa hồng vàng sáng chói chứa chan tinh thần nhân đạo mang tên
“Vợ chồng A Phủ”. Đặc biệt, trên những trang văn ấy, không thể không nhắc đến
sự trỗi dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân – chi tiết khẳng định sức sống tiềm
tàng của người lao động lúc bấy giờ, dù đau đớn tận cùng vẫn không thôi khao
khát sống.
TB: Nhắc đến Tô Hoài là nhắc đến một cây bút với khả năng sáng tác dồi dào,
phong phú ở nhiều thể loại, mà ở thể loại nào ông cũng để lại những tác phẩm,
những dấu ấn xuất sắc từ truyện thiếu nhi, hồi ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch
bản phim,... Ở mảng văn học hiện thực Tô Hoài đã ghi dấu ấn với tập truyện Tây
Bắc bao gồm ba truyện ngắn nói về cuộc sống của người dân tộc miền núi phía Bắc
những năm tháng trước cách mạng tháng tám. Trong đó Vợ chồng A Phủ là tác
phẩm được biết đến nhiều nhất bởi những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc được
lồng ghép trong bối cảnh hiện thực đất nước lúc bấy giờ. Có thể nói rằng Tô Hoài
chính là người tiên phong "mở đất" khi viết về đời sống của các dân tộc miền núi
phía Bắc, đặc biệt hơn là đi sâu vào những bất hạnh và vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm
hồn của người phụ nữ dân tộc thiểu số dưới ách áp bức của cả cường quyền, lẫn
thần quyền. Mị trong Vợ chồng A Phủ chính là một điển hình cho những số phận
bất hạnh, đau khổ tột cùng của vùng trời Tây Bắc, cuộc đời Mị tưởng như đã chết
từ khi bước chân vào nhà thống lý Pá Tra, thế nhưng với sức sống mạnh mẽ, khao
khát tự do tột độ, trong đêm tình mùa xuân ấy, Mị đã thức giấc, bắt đầu phản
kháng, tìm lối thoát cho riêng mình.
Mị xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, bố Mị phải đi vay tiền cưới vợ,
món nợ ấy mãi đến khi Mị đã lớn khôn, trở thành một cô gái xinh đẹp, giỏi giang
mà vẫn chưa trả hết nợ. Chính món nợ truyền kiếp khốn khổ đó đã kéo theo cuộc
đời của Mị xuống những bất hạnh tột cùng. Vì để trả nợ cho cha, Mị phải chấp
nhận làm con dâu gán nợ cho nhà thống lý Pá Trá, bị bắt ép chung sống với A Sử,
người mà Mị không thương, chấp nhận từ bỏ tình yêu của cuộc đời.
Ngày đầu tiên về là dâu, Mị đã bỏ trốn về nhà, trong tay cầm nắm lá ngón chỉ
muốn chết quách đi cho xong, Mị đã cố gắng vùng vẫy, phản kháng để chống lại số
phận. Thế nhưng Mị chết rồi thì lấy ai trả nợ cho người cha già, cái hiếu, cái tình
đã giữ Mị ở lại với cuộc đời này, thế nhưng Mị sống cũng chẳng khác nào cái xác
không hồn, chỉ đơn giản là đang tồn tại. Mang tiếng về làm dâu nhà giàu, nhưng
Mị sống không khác gì một nô lệ, làm việc quần quật không kể ngày đêm, liên tục
từ mùa này qua tháng khác, chưa từng ngơi nghỉ đến một ngày. Cái khổ sở về thể
xác cùng với sự hành hạ về tinh thần khi phải chung sống với người đàn ông vũ
phu dường như đã giết chết trái tim, giết chết tâm hồn Mị. Mị tựa như một cỗ máy
lao động, suốt mấy năm trời người ta chẳng nghe Mị nói chuyện lần nào, cứ lặng
im, "lầm lũi như con rùa trong xó cửa", đi qua từng năm tháng khổ đau. Rõ ràng là
một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo, tuổi đời tầm hai mươi thế nhưng lại sống như
một nắm tro tàn, lạnh lẽo, đơn độc, thậm chí không còn cảm nhận được niềm vui
sướng hay đau khổ bởi "ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị
tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết
đi làm mà thôi". Ấy vậy mà trong sự chai lì đến vô cảm, không thiết tha với cuộc
đời, Mị vẫn còn nhận thức được cái khổ đau không bằng loài trâu ngựa của người
đàn bà sống trong nhà thống lý Pá Tra rằng "Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm
còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả
ngày". Chi tiết nhỏ này đã khắc họa mạnh nỗi đớn đau, bất hạnh cùng cực không
chỉ của riêng nhân vật Mị mà là của chung nhiều những thân phận đàn bà khác ở
Hồng Ngài, là người nhưng sống kiếp không bằng loài vật nuôi, đớn đau đến tột
cùng.
Không chỉ là nỗi đau về thể xác khiến Mị trở nên chai sạn, mà thực tế chính những
vết thương trong tâm hồn mới khiến Mị trở nên thờ ơ với tất cả. Từ một cô gái xinh
đẹp, thổi sáo, thổi lá giỏi, được biết bao chàng trai si mê, lại có một tình yêu đẹp
tưởng như gần đâm hoa kết trái, Mị bỗng trở thành con dâu gán nợ, chịu cảnh
chung đụng với một kẻ thô lỗ, bị giam cầm trong một căn phòng tối tăm chỉ có một
ô cửa sổ bé bằng lòng bàn tay lúc nào cũng mờ mờ không biết là màu sương hay là
màu nắng. Mị phải từ bỏ tất cả những mong ước của đời mình, từ bỏ cuộc sống tự
do, chôn vùi tuổi trẻ trong cuộc hôn nhân gán nợ, lấy người chồng sang giàu nhưng
chẳng khác nào địa ngục trần gian. Mị không có quyền được lựa chọn, không có
một con đường nào khác, cô chỉ còn cách bọc mình lại trong cái vỏ chai lì, lầm lũi
để tiếp tục những ngày tháng tối tăm, tuyệt vọng.
Những tưởng cuộc đời Mị cứ mãi thinh lặng, bế tắc và vĩnh viễn bị chôn vùi dưới
cái ách của thần quyền và thần quyền, thế nhưng chính đêm tình mùa xuân cùng
với tiếng sáo gọi bạn réo rắt - âm thanh của sự sống trong Vợ chồng A Phủ, dường
như đã đánh thức tâm hồn Mị. Một tâm hồn chưa chết hẳn, nằm sâu trong nắm tro
tàn ấy chính là những hòn than nóng bỏng, vẫn nồng nhiệt niềm khao khát được
sống, được tự do của Mị, chỉ trực chờ ngày được phất lên ngọn lửa rực rỡ. Khi mùa
xuân đến, những cô gái, chàng trai trẻ tuổi nô nức hẹn hò, người ta khoác lên mình
những bộ váy áo màu sắc sặc sỡ, thổi sáo, thổi lá tình tứ suốt ngày này qua ngày
nọ. Mị nghe thấy tiếng sáo vọng lại "thiết tha bổi hổi", trong vô thức mị bất chợt
lẩm nhẩm theo bài hát của người vừa thổi, những câu hát mà có lẽ đã lâu lắm rồi
Mị không còn nhắc tới. Có thể nói rằng, ở một chi tiết nhỏ này, người ta đã thấy
được trái tim vốn chai sạn của Mị hình như đang dần sống lại, bởi lẽ làm gì có
người nào lại hát khi tâm hồn đã nguội lạnh. Những câu hát ấy, dù không thành
tiếng, thành lời thế nhưng nó lại là tiếng vang của tâm hồn, một tâm hồn khởi sắc,
dần bước ra khỏi lớp vỏ chai lì bấy lâu nay vẫn mang.
Sự thay đổi trong tâm hồn Mị càng được bộc lộ rõ ràng thông qua chi tiết Mị uống
rượu "Ngày Tết Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát".
Trên thực tế Mị ở trong nhà thống lý Pá Tra không hề có một vị trí nào, cô sống
cuộc đời còn bần cùng khổ sở hơn cả loài vật nuôi, thế nên việc uống rượu đối với
Mị là một sự kiện xa xỉ, thậm chí nếu bị bắt được có lẽ Mị sẽ bị đánh trói, bắt phạt.
Dù thế nhưng Mị vẫn lén lấy rượu uống, điều đó giống như là một sự phản kháng,
Mị muốn đòi quyền lợi cho mình, cả nhà thống lý đều được uống rượu ăn Tết đủ
đầy, Mị cũng muốn được như vậy, Mị muốn một lần được sống như con người ở
cái nơi đã mang đến cho Mị biết bao nhiêu là đau khổ. Và cứ thế Mị uống rượu
ừng ực, từng bát, uống không phải để thỏa mãn cái niềm khao khát, thèm muốn,
mà dường như Mị đang cố uống cho trôi đi hết tất cả những uất ức khổ đau, cũng
là cái cách mà cô thể hiện sự phẫn nộ, khó chịu trong lòng bấy lâu nay. Trong men
rượu cay, Mị bỗng nhớ về những ngày xa xăm, khi Mị còn chưa bị ép làm dâu nhà
thống lý, cô cũng có một cuộc sống tươi đẹp, tương lai đầy hứa hẹn, khi bản thân
Mị là người con gái tài sắc vẹn toàn, chăm chỉ lao động, lại có một tình yêu đẹp
sắp đơm bông. Thế nhưng chỉ trong một đêm tất cả đã trở thành ác mộng, càng
nghĩ Mị lại càng ngẩn ngơ trong hoài niệm. Thế rồi người cũng về hết, còn lại một
mình Mị ngồi trơ giữa nhà, trong lòng Mị bỗng nảy ra điều gì đó, Mị đứng dậy đi
vào buồng "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những
đêm Tết ngày trước". Tâm hồn tưởng đã chết của Mị đã thực sự sống lại một cách
diệu kỳ, đã biết bao lâu rồi Mị không còn cảm nhận được cái cảm giác vui sướng,
cái phơi phới của một tâm hồn son trẻ, có lẽ là từ lúc Mị bước chân vào nhà thống
lý Pá Tra. Không chỉ là về cảm xúc mà dấu ấn chứng minh cho sự sống lại của tâm
hồn Mị còn nằm ở nhận thức về cuộc đời về tuổi trẻ của mình "Mị trẻ lắm. Mị vẫn
còn trẻ", đồng thời bộc lộ thành khao khát, ước muốn rằng "Mị muốn đi chơi". Có
thể nói rằng đến lúc này niềm khao khát tự do, khao khát được sống, được hưởng
thụ cuộc đời của Mị đã bộc lộ một cách rõ rệt nhất. Mị không còn là người đàn bà
trẻ tuổi sống lầm lũi, thinh lặng, chịu đựng trong nhà thống lý Pá Tra với khuôn
mặt lúc nào cũng buồn rười rượi nữa, mà đã gần như khôi phục được sự sống quay
về với bản tính con người trước kia, một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, giỏi thổi sáo, bắt
đầu dám phản kháng lại để giành lại hạnh phúc cho bản thân.
Thế nhưng không may rằng dù tâm hồn Mị đã được cởi trói, nhưng thân xác Mị
vẫn nằm trong sự khống chế của cường quyền. Trong lúc Mị định thay vào chiếc
váy rực rỡ để đi chơi thì A Sử về, nó không cho Mị cái quyền được chơi Tết mà
tàn ác túm tóc Mị, rồi trói cô vào cây cột nhà bằng sợi đay, cắt đứt hết những niềm
vui sướng vừa nảy nở trong tâm hồn người phụ nữ tội nghiệp. A Sử đi rồi, để lại
một mình Mị với căn buồng tối đen, trong hoàn cảnh ấy cứ nghĩ rằng Mị sẽ sụp đổ
và tuyệt vọng thêm một lần nữa, nhưng không, "Mị đứng im lặng, như không biết
mình bị trói", lòng Mị vẫn đang nghĩ về những cuộc chơi, những đám chơi mà Mị
khao khát. Dường như dây trói của A Sử có chặt hơn nữa, thì cũng chỉ giữ lại được
thân xác này của Mị chứ không thể trói buộc được cái tâm hồn khao khát tự do
mãnh liệt của cô. Mị bắt đầu phản kháng "Mị vùng bước đi" nhưng dây trói siết lại,
"tay chân đau không cựa được", nghe tiếng ngựa đạp vào vách, Mị lần nữa ý thức
được nỗi đau thân phận rằng bản thân thậm chí còn chẳng bằng con ngựa. Bởi lẽ,
con ngựa còn được tự do đôi chân mà đạp vào vách, còn Mị cả chân tay đều bị trói
cứng không thể cựa quậy, Mị chảy nước mắt, nghĩ về cuộc đời đau khổ của mình
bằng một tâm thế xót xa, cái mà bao lâu nay Mị dường như đã bỏ qua.
Đêm tình mùa xuân đã kết thúc bằng việc Mị bị trói đứng trong buồng ngủ, thế
nhưng đó không phải là sự kết thúc, mà thực tế rằng tất cả những sự kiện diễn ra
tuần tự đều có ý nghĩa dần dà đánh thức tâm hồn đang nép kỹ trong lớp vỏ chai sần
của Mị. Cho đến khi Mị hoàn toàn ý thức được nỗi đau thân phận, ý thức được giá
trị của bản thân, cùng với niềm khao khát mãnh liệt được sống, được tự do, thì
cũng chính là lúc Mị hoàn toàn sống lại một cách đúng nghĩa cả thể xác lẫn tinh
thần. Sự kiện A Sử trói Mị chính là tiền đề, khởi đầu cho những sự phản kháng
mạnh mẽ, tự giải thoát cho người khác và cho chính bản thân Mị, để tìm đến một
cuộc đời, một tương lai mới tốt đẹp hơn.
Mị trong Vợ chồng A Phủ là một nhân vật điển hình cho nhiều đồng bào miền núi
phía Bắc có số phận bất hạnh, phải chịu cảnh áp bức bóc lột của cả cường quyền và
thần quyền trong giai đoạn trước cách mạng tháng tám. Với tình cảm gắn bó tha
thiết và đôi mắt thấu hiểu của mình Tô Hoài không chỉ phản ánh hiện thực xã hội
đầy khắc nghiệt mà còn thông qua đó bộc lộ những vẻ đẹp tiềm ẩn trong từng nhân
vật, mà ở Mị là vẻ đẹp tài năng, nhan sắc, nhân cách, sự khao khát tự do mãnh liệt,
tình yêu cuộc sống tha thiết, sự phản kháng mạnh mẽ đối với những bất công mà
cô phải gánh chịu, để tự giải thoát cho chính bản thân và cả người khác.

Kết bài : “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới
mà cần một đôi mắt mới”, và nhà văn Tô Hoài với “đôi mắt tinh tế” và đầy tình
thương nhân đạo của mình đã thổi vào “Vợ chồng A Phủ” một sức sống bền bỉ
mang tên sức sống mãnh liệt của con người. Đề tài về người lao động – vốn là một
“thứ hạt” quen thuộc được gieo trồng trên mảnh đất văn chương. Nhưng theo cách
chăm sóc, và vun tưới của Tô Hoài, nó đã “lai” ra thứ quả - “Vợ chồng A Phủ” mới
lạ và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Với giá trị một tác phẩm chân chính đạt đến sự xuất
sắc, bắt nguồn từ chính hiện thực cuộc sống “đập vỡ những thần tượng trong lòng
người đọc”, nên dù đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, Vợ chồng A Phủ vẫn giữ nguyên
vẹn giá trị và luôn là dư vị khó phai trong lòng đọc giả!

You might also like