You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ : LÍ LUẬN VĂN HỌC

I. Cấu trúc của văn bản văn học


a. Tầng ngôn từ
b. Tầng hình tượng
c. Tầng hàm nghĩa
II. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học
1. Các khái niệm về nội dung
a, Đề tài :
- Mỗi tác phẩm mang một đề tài – đề tài là lĩnh vực cuộc sống mà nhà văn nhận thức, lựa
chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong tác phẩm văn học.
- Việc lựa chọn đề tài là bước đầu biểu hiện khuynh hướng và ý đồ sáng tác của nhà văn.
VD : Đề tài về Bác Hồ, đề tài về chiến tranh…
b, Chủ đề :
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu , vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều
quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với đời sống.
Ví dụ : Bài thơ Bác ơi có chủ đề là tấm lòng thương đời bao la của Bác, sự gắn bó với đời
trong mọi niềm vui, nỗi đau của Bác.
c, Tư tưởng của văn bản :
Khái niệm : Là ý kiến tác giả trước chủ đề, nghĩa là sự lý giải, nhận thức, tâm sự trao đổi,
nhắn gửi của tác giả với người đọc về chủ đề trong tác phẩm, nó là linh hồn của tác phẩm.
Ví dụ : Tư tưởng bài thơ Đồng chí là ca ngợi tình cảm gắn bó thắm thiết của những người
lính nông dân cùng chiến đấu vì lí tưởng độc lập cho đất nước.
d, Cảm hứng nghệ thuật :
Khái niệm : Là nội dung, tình cảm chủ đạo của tác phẩm văn học. Là trạng thái tâm hồn cảm
xúc được thể hiện sâu sắc, chân thật mãnh liệt truyền cảm và hấp dẫn với người đọc.
Ví dụ : Tác phẩm Tắt đèn có cảm hứng là sự phẫn nộ của tác giả với bọn địa chủ cường hào
tàn nhẫn và thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với những người nông
dân có những phẩm chất tốt đẹp.
2. Các khái niệm thuộc về hình thức
a, Ngôn từ
b, kết cấu
c, Thể loại
* Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức của VBVH
- Nội dung mang tư tưởng nhân văn sâu sắc kết hợp với một hình thức phù hợp, hấp dẫn, mới
mẻ.
- Nội dung và hình thức không thể tách rời mà thống nhất chặt chẽ trong tác phẩm văn học,
nội dung tư tưởng cao đẹp biểu hiện trong hình thức hoàn mĩ, nhiều tác phẩm ưu tú đã đạt sự
thống nhất ấy.
III. Một số thể loại văn học
1. Thơ
- Cảm nhận ý thơ : Đọc kĩ, tìm cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, cảnh vật,
hình tượng thơ… qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu và dùng khả năng liên tưởng, tưởng
tượng, hoặc phân tích từ ngữ, chi tiết, vần điệu.
- Lí giải, đánh giá :
+ Nghệ thuật : Có gì độc đáo, mới mẻ, sáng tạo ?
+ Nội dung : ý nghĩa của bài thơ với cuộc sống và con người.
2. Truyện
- Phân tích cốt truyện (mở đầu, vận động, kết thúc). Chú ý các tình tiết, sự kiện, biến cố và
nghệ thuật tự sự : xác định ngôi kể chuyện, điểm nhìn trần thuật (từ nội tâm bên trong hay
bên ngoài), cách sắp xếp các chi tiết, sự kiện, giọng văn…
- Phân tích nhân vật theo diễn biến cốt truyện (theo tình tiết, sự kiện) : Ngoại hình, hành
động, nội tâm, ngôn ngữ, mối quan hệ với nhân vật khác và với hoàn cảnh xung quanh.
Ngoài ra cần làm rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật : sử dụng chi tiết, tình huống, cách miêu
tả…
- Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật : tư tưởng, tình cảm, quan niệm mà nhà văn gửi gắm
3. Kịch
- Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, thời đại tác phẩm
ra đời, vị trí đoạn trích trong tác phẩm…
- Tập trung chú ý mâu thuẫn, xung đột kịch và lời thoại của các nhân vật
- Phân tích hành động kịch
- Tìm, nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
4. Nghị luận
IV. Quá trình văn học và phong cách văn học
1. Quá trình văn học
a. Khái niệm quá trình văn học
* Những quy luật chung tác động đến quá trình văn học :
+ Quy luật VH gắn bó với đời sống xã hội (Bản chất của đời sống Xh trong từng thời kỳ lịch
sử sẽ qui định nội dung, tính chất của Vh).
+ Quy luật kế thừa và cách tân (Kế thừa là dựa trên nền tảng truyền thống, là cơ sở tồn tại
của Vh. Cách tân là làm ra cái mới, làm cho Vh luôn vận động và phát triển).
+ Quy luật bảo lưu và tiếp biến (Văn học mỗi dân tộc để tồn tại và phát triển phải giao lưu
với Vh các nước khác đồng thời biết chọn lọc, cải biến để làm giàu cho Vh dân tộc mình).
b. Trào lưu văn học
2. Phong cách văn học
a. Khái niệm
- Phong cách văn học là sự thể hiện tài năng, dấu ấn riêng của nhà văn trong tác phẩm ; mang
dấu ấn của dân tộc và thời đại. Phong cách Vh là sự độc đáo, riêng biệt của các nghệ sĩ biểu
hiện trong tác phẩm."Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ
độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập" (M. Pru-xtơ).
b. Những biểu hiện của phong cách văn học
- Biểu hiện ở cách nhìn, cách cảm thụ đời sống.
- Ở việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật.
- Ở việc sử dụng các phương thức biểu hiện, các thủ pháp nghệ thuật, ngôn từ, kết cấu, giọng
điệu văn chương ; …
- Giọng điệu riêng biệt, hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp kỹ thuật mang dấu ấn
riêng.
VD:
Nguyễn Tuân
- Có cảm hứng đặc biệt với những cái phi thường.
- Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ
- Miêu tả hiện thực bằng tri thức khoa học, văn hóa, nghệ thuật
- Nghệ thuật điêu luyện trong việc dùng thể tùy bút và ngôn ngữ
Tố Hữu
- Nội dung tác phẩm mang chất trữ tình chính trị
- Nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.
V. Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
VI. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
1. Không gian nghệ thuật
Không gian ứng với một cách sống riêng biệt của con người :
- Không gian rộng lớn : người có chí lớn, khát vọng đạp đổ mọi khó khăn để tiến đến thành
công như trong Ông già và biển cả hay thơ về lãnh tụ của Tố Hữu.
- Không gian nhỏ hẹp : diễn tả sự tù túng, ngột ngạt, ứng với mẫu người thích ngồi một chỗ,
thế giới tâm hồn nghèo nàn, không ước mơ, không muốn thay đổi, sống mòn …
Trong điêu khắc cũng như hội hoạ, không gian được người nghệ sĩ miêu tả là không
gian tĩnh. Còn không gian trong văn học là một không gian có sự vận động, biến đổi. Con
mắt của nhà văn có thể dễ dàng đưa người đọc di chuyển từ không gian này sang không gian
khác.
2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật có thể làm độc giả quên đi hiện thực, nhập làm một với thời
gian trong tác phẩm. Do được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật nên thời gian trong
tác phẩm dễ dàng biến đổi linh hoạt.
Thời gian trong văn học có những nhịp điệu, sắc độ riêng để phản ánh hiện thực.
Văn học có thể kéo dài thời gian bằng cách miêu tả rất tỉ mỉ mọi diễn biến tâm trạng, mọi
diễn biến hành động của nhân vật của các sự kiện. Văn học có thể làm cho một ngày dài hơn
thế kỉ như tên truyện của Aimatop. Ngược lại, nhà văn có thể làm cho thời gian trôi nhanh đi
bằng cách dồn nén làm cho khoảng một thời gian dài chỉ qua một dòng trần thuật ngắn.

ngột, gấp gáp, đầy biến động, có thể có những liên hệ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai.
Thời gian có thể được trần thuật cùng chiều với thời gian tự nhiên, nhưng cũng có thể
đi ngược từ hiện tại trở về quá khứ bằng hồi tưởng.

tiếp nhận yếu tố thời gian phải cân nhắc thật kĩ. Khi nhà văn viết hôm qua, hôm nay, ngày
mai, dạo này, tháng trước, năm sau, một đêm đông … thì có thể không phải là thời điểm cụ
thể nào
* Một số thời gian tượng trưng :
- Buổi chiều : hoàng hôn, chiều tà … là giây phút ánh sáng nhường chỗ cho bóng tối,
gợi nỗi buồn, sự lụi tàn, sự kết thúc một ngày.
- Buổi sáng : bình minh, sáng, ban mai à sự năng động, trẻ trung, sự rạng rỡ, tương lai
huy hoàng, tươi sáng, một ngày mới bắt đầu.
- Mùa xuân : mùa bắt đầu một năm là tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi , cho tuổi trẻ
dồi dào sức sống và sinh lực.
* Một số cách biểu diễn thời gian :
- Trực tiếp : dùng từ chỉ thời gian sáng, trưa, xuân, hạ…
- Gián tiếp : hình ảnh biểu tượng mang tính ước lệ : tiếng cuốc kêu là đêm hè, lá ngô
đồng rụng là chiều thu, cánh én bay là mùa xuân …

You might also like