You are on page 1of 3

Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm

trong bài Cảnh ngày hè


 

a. Giải thích khái niệm:

–  Văn học trung đại: Văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, là nền văn học tồn tại
và phát triển trong xã hội phong kiến.

–  Tính qui phạm: Một đặc điểm nổi bật của văn học trung đại, là sự qui định chặt chẽ theo khuôn
mẫu. Tính qui phạm thể hiện ở một số phương diện cơ bản sau:

+ Quan niệm văn học: Đề cao chức năng xã hội của văn học, coi trọng mục đích giáo huấn, thơ dĩ
ngôn chí, văn dĩ tải đạo.

+ Tư duy nghệ thuật: Lối tư duy trừu tượng, gián tiếp, quen nghĩ và phải nghĩ theo một kiểu mẫu
nghệ thuật có sẵn đã thành công thức gắn với tính ước lệ, tượng trưng, bút pháp gợi hơn tả…

+ Quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp của quá khứ là chuẩn mực, tạo nên tính sùng cổ, sử dụng nhiều điển
tích, điển cố, nhiều thi liệu truyền thống…

+ Thể loại: Sử dụng những thể loại có kết cấu định hình.

+ Ngôn ngữ: uyên bác, trang trọng, đề cao phép đối, điển tích, điển cố…

– Sự phá vỡ tính qui phạm thể hiện trên một số phương diện cơ bản sau:

+ Quan niệm văn học: hướng vào đời sống cá nhân,  mô tả hiện thực khách quan…

+Tư duy nghệ thuật: Xuất hiện lối tư duy trực quan cụ thể, đưa những hình ảnh chân thực của cuộc
sống vào thơ.

+ Thể loại: những thể thơ mới, thay đổi tiết tấu, nhịp điệu…

+ Ngôn ngữ: Vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày, câu thơ mang ngữ điệu nói…

– Cá tính sáng tạo: Là biểu hiện rực rỡ của các phạm trù cái chủ quan, cái cá biệt, cái không lặp lại
trong tài năng của người nghệ sĩ. Cá tính sáng tạo biểu hiện tập trung ở cái nhìn nghệ thuật độc đáo,
ở cách cảm, cách nghĩ  riêng của nhà văn…
b. Ý cả câu: Các tác giả trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng đã phá vỡ những qui định chặt chẽ,
theo khuôn mẫu của văn học trung đại để thể hiện những nét riêng, mới mẻ trên phương diện nội
dung lẫn hình thức nghệ thuật.

2.2. Bàn bạc, mở rộng:

– Tại sao các tác giả trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng, một mặt tuân thủ tính qui phạm,
mặt khác lại phá vỡ tính qui phạm:

+ Văn học trung đại ra đời và phát triển trong xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng của văn hóa, văn
học Trung Quốc, với những ràng buộc, phép tắc, ý thức cá nhân, cá thể chưa có điều kiện phát triển.
Xã hội có phép tắc, văn học có khuôn mẫu.

+ Tính qui phạm khiến cho văn học bị hạn chế trong việc phản ánh hiện thực, coi trọng thuyết minh
cho đạo lý gắn với con người bổn phận. Nhà văn sáng tác không bằng con mắt quan sát của cá nhân
mà bằng những hình thức có tính cố định, hạn chế tối đa sự sáng tạo cua người nghệ sĩ.

+ Nhà văn tài năng là những người có bản lĩnh, có cá tính sáng tạo mạnh mẽ, không chấp nhận cái
cũ, sự rập khuôn, khao khát sáng tạo, khao khát thể hiện cái tôi, thể hiện bản sắc riêng.

– Việc phá vỡ tính qui phạm của văn học trung đại có ý nghĩa như thế nào

+ Văn học mang hơi thở của cuộc sống, thúc đẩy văn học trung đại phát triển theo theo hướng dân
tộc hóa, hiện đại hóa, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.

+ Bài học sáng tạo cho người cầm bút: trong sự chi phối của tính qui phạm vẫn thể hiện được cá tính
sáng tạo với cách nhìn, cách miêu tả riêng.

+ Đối với người đọc, khi tìm hiểu văn học trung đại, cần chú ý đến việc phá vỡ tính qui phạm để
nhận thức được đặc sắc của mỗi tác phẩm, đóng góp của mỗi tác giả.

2.3. Phân tích “Cảnh ngày hè”để làm sáng tỏ nhận định

– Qua phân tích, thí sinh cần làm nổi bật được những khía cạnh mà nhận định đã đề cập. Bài viết có
nhiều cách triển khai, song cần đảm bảo các yêu cầu nội dung như phần giải thích, bàn bạc vấn đề,
với những định hướng cơ bản sau:

– Tính qui phạm trong Cảnh ngày hè:

+ Quan niệm văn học: Nói chí tỏ lòng – lý tưởng dân giàu đủ khắp đòi phương

+ Tư duy nghệ thuât: Miêu tả cảnh ngày hè bằng những hình ảnh ước lệ (ngày hè, lựu, sen, lầu tịch
dương…)
+ Sử dụng điển tích, điển cố gắn với quan niệm thẩm mĩ cái đẹp của quá khứ là chuẩn mực.

+ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

– Sự phá vỡ tính qui phạm, thể hiện cá tính sáng tạo:

+ Nằm trong mục Bảo kính cảnh giới (gương báu răn mình) nhưng bài thơ này không nặng về giáo
huấn, khuyên răn mà thể hiện cảm nhận tinh tế của một tâm hồn rất thi sĩ.

+ Sử dụng thể thơ thất ngôn đường luật phá cách, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, nhịp thơ, cấu trúc
bài thơ thay đổi.

+ Thi nhân xưa đến với thiên nhiên bằng bút pháp vịnh, Nguyễn Trãi thiên về bút pháp tả. Hình
tượng nghệ thuật là những gì gần gũi với cuộc sống thường ngày

+ Sử dụng ngôn ngữ tài tình, vừa giản dị, quen thuộc mà gợi cảm với những động từ mạnh, tính từ
gợi tả.

– Trong quá trình phân tích cần làm nổi bật:

+ Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống

+ Vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi: Tâm hồn yêu thiên nhiên, tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống; tấm
lòng ưu ái với dân với nước

You might also like