You are on page 1of 2

1.

Thể loại – hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học
- Khái niệm:
+ Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm,
trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định,
tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể.
+ Thể loại tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất, quy định lẫn nhau
của các loại đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu,
hình thức lời văn
+ Nói tới thể loại là nói tới một cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời
sống và một kiểu giao tiếp nghệ thuật
+ Là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp văn học, hình thành trên
cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm
+ Là cơ sở để tiến hành phân loại tác phẩm
+ Ví dụ: Cùng viết về đề tài cách mạng: truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
với tác phẩm chiếc lược ngà viết về tình cảm cha con trong kháng chiến
chống Mỹ. Còn với thơ Tố Hữu qua bài thơ Từ Ấy cho chúng ta một hình
ảnh của đảng cộng sản soi sáng trong tâm hồn người linh trẻ
- Biểu hiện:
+ Sự lặp đi lặp lại có quy luật các yếu tố của tác phẩm
+ Sự vận dụng độc đáo trong việc vận dụng thể loại của của tác giả
- Ví dụ: Tiểu thuyết
+ Nội dung: ôm trùm cuộc sống rộng lớn trong 1 thời gian dài
+ Hình thức biểu đạt: văn xuôi tự sự, trường thiên
=> ứng với mỗi nội dung thể loại sẽ có một hình thức tương ứng với nó
- Ví dụ:
+Trong sáng tác của Thạch Lam người thành công trong lĩnh vực truyện ngắn
tác phẩm tiêu biểu Hai đứa trẻ, Cô hàng xén đều có sự lặp đi lặp lại có quy luật:
truyện mà không có cốt truyện, miêu tả trong hình ảnh phố Huyện Cẩm Giàng,
viết về số phận hẩm hiu nghèo khổ
+Là một nhà văn có biệt tài truyện ngắn người đã sử dụng thế mạnh của mình để
tạo ra những tác phẩm xuất sắc mang nhiều giá trị ý nghĩa cho đến ngày nay
1.2. Sự hình thành và phát triển thể loại
- có nghĩa là sự hình thành và phát triển của văn học qua các giai đoạn
- Sự hình thành:
+ Bắt đầu bằng nhu cầu xã hội
+ bằng các khả năng và nhu cầu hoạt động văn hoá, giao lưu văn hoá, qua sự thể
nghiệm trong sự sáng tác của các nghệ sĩ, nhà văn
+ hình thành những thể loại tương đối ổn định, có khả năng phản ánh hiện thực
nhất định
=> Thể loại có thể :
+ kế thừa, vận dụng và biến đổi cho phù hợp với điều kiện xã hội mới
+ có thể sẽ đi đến chỗ suy tàn, hoá thân vào thể loại khác, có thể tự chấm dứt sự
tồn tại
- Phát triển thể loại
+ Ở phương Tây : truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí, kịch
+ Trung Quốc cổ đại: Kinh thi, Li tao, chính luận, kí, tiểu thuyết, kịch nói
+ Việt Nam: Thể loại văn học phát triển muộn ( trữ tình, truyện kí truyền kì, thơ
Nôm, ngâm khúc, truyện thơ Nôm). Những năm 20 của thế kỉ XX mới xuất hiện
đầy đủ.
=> thể loại văn học mang tính thời đại rất rõ
+ Thể loại văn học mang tính dân tộc sâu sắc, gắn liền với ngôn ngữ, tâm lí và
truyền thống văn hoá dân tộc
+ Tính lịch sử:
 Thể hiện ở chức năn các thể loại và tương quan của chúng với nhau
 Gắn liền với một hệ thống thể loại văn học đã hình thành trong lịch sử
+ Tính biến đổi:
Mỗi nền văn học dân tộc, qua các thời đại khác nhau cũng hình thành hệ thống
thể loại văn học dân tộc và hệ thống ấy cũng biến đổi
Tóm lại, nghiên cứu thể loại phải chú ý đến tính lịch sử, tính thời đại, tính
dân tộc và tính biến đổi của nó.

You might also like