You are on page 1of 12

CHUYÊN ĐỀ : ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC

1. Đặc trưng về nội dung phản ánh


a. Thể hiện qua mối quan hệ giữa văn học và đời sống. <Mối quan hệ 2
chiều>
+ Hiện thực đời sống tác động đến văn học ở cả hai phương diện nội dung tư
tưởng và hình thức nghệ thuật. Chi phối đến nội dung tư tưởng nhưng không có
nghĩa là hiện thực không tác động đến hình thức nghệ thuật trong tác phẩm,
nhất là về thể loại. Văn học có sự đa dạng về thể loại qua các thời kì.
+ Văn học là sự phản ánh chân thực những cung bậc của đời sống, văn học
không được tô hồng hay bôi đen sự thật của đời sống mà phải đặt nguyên tắc
chân thực lên hàng đầu.
#“Chân thật trong văn học cơ hồ là đạo đức, mà còn là đạo đức tối thượng của
văn học nữa”.
# “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là
ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những
kiếp lầm than.”
+ Văn học phản ánh chân thực đời sống nhưng không có nghĩa là sao chép,
copy hiện thực đời sống. “Văn học không phản ánh hiện thực mà nghiền ngẫm
về hiện thực.” (Lê Ngọc Trà). Điều này nhấn mạnh vai trò chủ quan, sự suy tư
trăn trở về cuộc sống của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Thế nhưng,
phản ánh không có nghĩa chỉ là sự sao chép mà thực chất luôn mang cả sự
sáng tạo trong đó “Mỗi nhà văn không thể tìm thấy tiếng hót của mình trong cổ
họng của bất kì người nào khác.” Hiện thực trong tác phẩm là hiện thực thứ
hai. Hiện thực ấy thống nhất nhưng không đồng nhất với hiện thực đời sống. Đó
là hiện thực khách quan mang tính chủ quan của người nghệ sĩ, tất nhiên nó
mang một không gian riêng, thời gian riêng và màu sắc riêng,..
+ Văn học có sự tác động trở lại với đời sống. Đây là sự tác động hai chiều:
những tác phẩm chân chính sẽ đem lại tác động tích cực cho cuộc sống con
người; còn những tác phẩm tiêu cực, mang tính phản động thì sẽ làm băng hoại,
cản trở sự phát triển xã hội.
Ví dụ: Truyện Kiều phản ánh số phận bi kịch của Kiều – đại diện cho những
con người hồng nhan bạc phận, ở thế kỉ 18
Chí Phèo phản ánh xã hội nông thôn Việt Nam: con người bị tha hóa nhân cách
Nỗi buồn chiến tranh: phản ánh chân thực chiến tranh Việt Nam
b. Thể hiện qua mối quan hệ giữa văn học với các hình thái ý thức khác của
xã hội.
 Mqh văn học – triết học
 Mqh văn học – tôn giáo
 Mqh văn học – đạo đức
 Mqh văn học – chính trị
+ Mqh với triết học: Lấy thực tại khách quan là cái gốc của mọi sự phản
ánh. Như Marx đã nói về nhiệm vụ của triết học: “Triết học không những chỉ
nhằm giải thích đúng đắn thế giới khách quan mà quan trọng hơn là cải tạo thế
giới”, và Phạm Văn Đồng đã nói về sứ mệnh của văn chương: “Văn học, nghệ
thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo lại thực tại xã hội”
Thông qua văn học, có thể nói được những vấn đề, quy luật thuộc về triết học.
Như những kinh nghiệm được đúc rút qua thơ “Đêm tháng năm chưa nằm đã
sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh- uê không chỉ ca ngợi sức mạnh
niềm tin và ý chí của người lao động mà qua chi tiết đàn cá mập bao vây, xâu xé
con cá kiếm, thành quả lao động mà lão Xan-ti- a-gô phải vất vả lắm mới có
được, đã gợi lên trong tâm trí người đọc sự áp bức, bóc lột đang diễn ra hàng
ngày trong xã hội tư bản.
Do tư tưởng quan điểm về thuyết “Tài mệnh tương đồ” của Nguyễn Du trong
Truyện Kiều mà bi kịch của Thúy Kiều mới bắt đầu. Thúy kiều thực chất khổ
không phải chỉ vì những kẻ xấu xa tàn ác của xã hội pk, mà khổ vì chính quan
điểm định mệnh của chính mình...
+ Mqh với tôn giáo: Tôn giáo thường không đc coi trọng bởi một số tư tưởng
đồi trụy, không chuẩn mực, vì thế ít đc nhắc đến trong tp văn học. Nhưng ở tp
của Nguyễn Huy Thiệp sau 1975, ông đã đề cao tác động vai trò tích cực của
tôn giáo – kinh thánh với cuộc sống con người. Đây là cái nhìn rất khác, rất mới
về tôn giáo trong văn học.

+ mqh với đạo đức:


Vd: Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc rút ra những bài học về đạo đức để răn dạy
con người, thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ như:
+Về đạo làm con:
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy,
Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
+Về quy tắc ăn nói, giao tiếp, cư xử:
Kính trên, nhường dưới
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
Một điều nhịn, chín điều lành

+ Mqh với chính trị : Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, chính trị là
những quan điểm, thái độ của một giai cấp nhất định. Nhưng chính trị không chỉ
là một hình thái ý thức xã hội. Nó còn bao gồm pháp luật và những tổ chức
hành chính phục vụ giai cấp đó. Trong các hình thái ý thức xã hội thì chính
trị và văn học nghệ thuật có mối quan hệ đặc biệt gần gũi và tác động lẫn
nhau một cách sâu sắc. Nội dung văn học nghệ thuật thường chứa đựng nội
dung chính trị của giai cấp này hay giai cấp khác, bởi lẽ, quan điểm chính trị,
các cuộc đấu tranh giai cấp, các vấn đề dân tộc đều là những nội dung sâu sắc
của hiện thực mà văn học nghệ thuật cần phản ánh. Thí dụ, những bài thánh ca,
những truyện về các vị thánh…phục vụ hoạt động của tầng lớp tăng lữ; những
bài hát, tranh vẽ, bài thơ ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kì 1945-1975. Nhưng đồng nhất
chính trị với văn học là tước bỏ đặc trưng của văn học.
c. Đặc trưng về nội dung
- Nội dung vh là những tình cảm, cảm xúc, tư tưởng, quan niệm của
nhà văn về những vấn đề đ/s và con người.
+ Nội dung khách quan: Những bức tranh đời sống, vẻ đẹp cuộc đời đc nhà văn
phản ánh trong tp, những biến thiên của thế giới.
+ Nội dung chủ quan: Những tư tưởng, tình cảm cảm xúc, cách nhìn nhận lí giải
của tác giả về cuộc sống.
- Nội dung khách quan và chủ quan không hề tách rời mà đan cài, liên kết
chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xuyên thấm vào nhau. Bởi không bao giờ nhà văn
chỉ phản ánh cái vô tư của hiện thực mà luôn thể hiện tính chủ quan.
- Cả hai nội dung đều quan trọng, nhưng trong đó nội dung chủ quan đc
xem là yếu tố quan trọng mang tính quyết định. Cùng viết về một hiện thực
khách quan, nhưng mỗi nhà văn vs vốn sống, vốn văn hóa, lập trường tư tưởng
khác nhau, quan điểm thẩm mĩ khác nhau sẽ có cách xử lí hiện thực cuộc sống
rất riêng.

2. Đặc trưng đối tượng văn học


- Đối tượng trung tâm mà văn học hướng tới là con người. Dù văn học
viết về cây cối, thiên nhiên, đồ vật nhưng đằng sau nó bao giờ cũng thể hiện
hình bóng con người; thể hiện cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của con người.
- Nếu như các ngành khoa học kĩ thuật hướng tới tái hiện những kinh
nghiệm sự thực kết tinh trong sự vật thì văn học lại hướng tới khai thác, khám
phá “quan hệ người” kết tinh trong các sự vật hiện tượng. Văn học không hỏi sự
vật đó “là gì?” mà đi sâu vào câu hỏi “sự vật đó tác động đến đời sống tinh thần
của con người ntn?”
VD: Nếu KHKT miêu tả đám mây thì mây chỉ đơn giản là một hiện tượng dự
báo thời tiết, còn mây trong văn học lại mang hình bóng con người. Cũng là
miêu tả hoa thì hoa của văn học là biểu tượng của cái đẹp, điều tốt lành,...->
Hình tượng trong tp vh là hình tượng của cõi tâm hồn. Và như vậy văn học lấy
con người làm điểm tựa để nhìn ra thế giới ngoài kia.
- Nếu như các ngành KH miêu tả con người trong diện “phân môn biệt lập”
tức là chỉ ở một phương diện; thì văn học lại miêu tả con người trong sự toàn
diện, đa dạng, đặt trong tất cả mqh vs: gia đình, xã hội, tự nhiên, chính bản thân
mình,...
- Văn học đi sâu khám phá bên trong con người: “con người trong con
người”, con người vs đời sống nội tâm phong phú phức tạp cả về ý thức lẫn vô
thức. Thế giới nội tâm biến đổi không ngừng, rất phức tạp chính là đối
tượng “nghiên cứu” của văn học mà các ngành KH khác chừa ra, bỏ lại. Bởi
thế mà cấu trúc nhân vật của văn học nhiều lúc có sự “vênh lệch” giữa vẻ bề
ngoài và cái bên trong (đặc biệt là ở nhân vật tiểu thuyết). Nói cách khác, con
người không bao giờ đồng nhất tuyệt đối với vai xã hội, bao giờ cũng có phần
thừa ra vs vị trí xã hội.
VD: Thúy Kiều trong “Nỗi thương mình” đã ngồi lại một mình sau đêm “tàn
canh”. Đó là cái giật mình, phút giây cô tách mình ra khỏi vai xã hội “giật mình
mình lại thương mình xót xa”. Như vậy là Nguyễn Du đã nâng tầm nhân vật của
mình lên, để cho Kiều thoát khỏi số phận của người kĩ nữ và bộc lộ đời sống nội
tâm bên trong mình.

3. Đặc trưng về hình tượng nghệ thuật


# văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật
- Hình tượng nghệ thuật là một khách thể tinh thần. Mặc dù là con đẻ
của nhà văn nhưng khi đi vào tác phẩm nó lại mang cái khách thể riêng của nó,
luôn luôn tồn tại ngoài ý muốn chủ quan.
- Hình tượng nghệ thuật là tất cả các đối tượng của đời sống được thể
hiện một cách sáng tạo trong tác phẩm văn học ( hình tượng thiên nhiên,
nhân vật, đồ vật,.....) những hiện tượng này là bức tranh về cuộc đời và con
người được nhà văn sáng tạo trong quá trình hư cấu và tưởng tượng .
ví dụ: hình tượng nhân vật Chí Phèo đã được nhà văn hư cấu và tưởng
tượng trên cơ sở nguyên mẫu của cuộc đời thực một anh bán phèo và một anh
chuyên đi đòi nợ thuê; đàn lorca được lấy cảm hứng từ cuộc đời của người nghệ
sĩ Tây Ban Nha - Lorca ….

*Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật


 Hình tượng nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Tính khách quan của hình tượng là nói lên bản chất, quy luật của cuộc
sống. Người nghệ sĩ phản ánh cái đã, đang và có thể xảy ra theo quy luật
của tự nhiên, đời sống.
 Hình tượng nghệ thuật mang tính ký hiệu và tính sáng tạo. Khi
HTNT trở thành kí hiệu sẽ có dấu hiệu lặp lại. Chính vì thế nó luôn đi
liền với tính sáng tạo.
VD:
 Cùng là hình tượng trăng, mảnh vườn, sông trong tác phẩm nhưng đều
phải mang một vẻ khác nhau, mang một vẻ đẹp biểu tượng rất riêng, rất
mới -> ký hiệu cần có tính sáng tạo.
 Hình tượng người nông dân trong các tác phẩm cùng thời kì khác nhau
của các cây bút khác nhau cũng có nét riêng. ( Nam Cao, Kim Lân, Ngô
Tất Tố, Nguyễn Công Hoan)

 Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng hàm chứa thái độ, cảm xúc của
người nghệ sĩ. Nghệ sĩ bao giờ cũng tái hiện đời sống dưới ánh sáng của
các lợi ích và lý tưởng của một giai cấp, một thời đại nhất định. Khi xây
dựng hình tượng họ biểu hiện trong đó một thái độ, một cảm xúc riêng,
nghĩa là hóa thân.

4.Văn học là nghệ thuật ngôn từ


Văn học là NT ngôn từ. Chất liệu của văn học là ngôn từ, mỗi loại hình nghệ
thuật đều có một chất liệu riêng của nó và văn học cũng vậy. Việc sử dụng ngôn
từ làm chất liệu sẽ mang lại trong văn học những đặc trưng riêng mà những loại
hình nghệ thuật không sử dụng ngôn từ làm chất liệu sẽ không có được.
a. Tính phi vật thể (Tính hình tượng gián tiếp)
- Hình tượng văn học do sử dụng ngôn từ làm chất liệu nên không có khả
năng tác động một cách trực tiếp đến giác quan của người đọc. Ta không thể
nhìn được bằng mắt, nghe bằng tai, cầm nắm vào sự vật trong văn học mà chỉ
có thể tưởng tượng hình dung trong trí óc.
VD: Khi miêu tả tiếng đàn của Thuý Kiều:
“Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối nước trong sa nửa vời.”
-> Ta chỉ có thể tưởng tượng trong trí óc chứ không giống như các loại hình
nghệ thuật nghe nhìn khác (hội họa, âm nhạc, điêu khắc,...) vh đòi hỏi người
đọc phải đồng sáng tạo với tác giả. Dù văn học có bất lợi trong xã hội hiện nay,
nhưng không gì có thể thay thế được văn học trong việc bồi đắp tư tưởng cho
con người.

- Mang lại khả năng phong phú trong việc phản ánh đời sống:
+ Một mặt văn học vẫn có khả năng phản ánh bức tranh đời sống, bức tranh
chân dung con người, những bản nhạc, những công trình kiến trúc,... giống như
các loại hình nghệ thuật khác đã làm. Có nghĩa là văn học tỏ ra không thua kém
bất cứ loại hình nào trong việc phản ánh đời sống.
VD: Những bức tranh trong văn học: bức tranh mùa xuân trong truyện Kiều;
bức tranh vẻ đẹp Thúy Kiều,Thúy Vân; miêu tả tiếng đàn trong truyện Kiều; sản
phẩm kiến trúc trong Nhà thờ Đức Bà Paris
+ Mặt khác văn học còn có khả năng phản ánh những cái mà các loại hình
nghệ thuật khác không làm được. Đó là làm "chuyển đổi giữa các giác
quan"
VD: Bức tranh không thể vẽ được mùi thơm của vườn hoa, nếu có thể sẽ rất vất
vả để có thể làm được điều đó thì văn học lại làm được:
"Đã nghe rét mướt luồn trong gió".
- Chỉ có văn học mới tái hiện được những mảng màu sắc hư ảo, màu sắc tâm lý
để diễn tả chiều sâu của thế giới, của con người.
"Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngắt..."

b. Tính vô cực hai chiều về không gian và thời gian (không giới hạn)
* Không gian
- Một mặt văn học có thể bao quát, ôm trùm không gian rộng lớn, không gian
mang tầm vĩ mô từ miền này đến miền khác, từ không gian này đến không gian
khác,...
VD: "Tây Du Ký"của Ngô Thừa Ân; "Truyện Kiều" của Nguyễn Du; "Khách ở
quê ra";...
- Mặt khác, văn học lại có khả năng đi và tái hiện không gian nhỏ hẹp - không
gian mang tầm vi mô
VD: Mảnh vườn trong thơ Nguyễn Bính; Làng Vũ Đại trong Chí Phèo của
Nam cao; gian gác xếp trong Sống Mòn của Nam Cao;...
* Thời gian
- Một mặt văn học có khả năng bao quát quãng thời gian kéo dài trăm năm,
hàng nghìn năm từ đời này sang đời khác (Truyện Kiều, Tam Quốc Diễn Nghĩa,
Trăm Năm Cô Đơn,...)
- Mặt khác văn học lại có thể đi vào tái hiện một khoảnh khắc ngắn ngủi chỉ liên
quan đến một số phận, một đời người (Vợ nhặt, Hai đứa trẻ...)

c. Tính phổ biến trong sáng tác, trong truyền tải, truyền bá và tiếp nhận
- Vì ngôn từ thuộc sở hữu của toàn dân, nên cả nước đều có thể làm thơ,
viết văn một cách phong phú, đa dạng. Còn sáng tác các tác phẩm hội họa, âm
nhạc thì sẽ khó hơn rất nhiều.
- Để tiếp nhận một tác phẩm hội họa, âm nhạc, phải có mả hiểu, chìa khóa,
ngôn ngữ riêng của nó. Ngược lại đối với tác phẩm văn học ít nhiều ta cũng có
thể hiểu được lớp nội dung nói trên.
Tuy nhiên, phổ biến không có nghĩa là văn học được đánh giá là loại hình được
yêu thích nhất. Và để có thể sáng tác tác phẩm văn học đích thực thì cần rất
nhiều yếu tố mà không phải ai cũng có thể làm được.

ĐỀ SỐ 1: Có ý kiến cho rằng:

“Chân thật trong văn học cơ hồ tương đương với đạo đức, mà là đạo đức tối
thượng của văn học nữa ”

Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng hiểu biết về văn học của
mình, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

1. Giải thích
- “Văn học”: là một loại hình nghệ thuật thuộc kiến trúc thượng tầng lấy
con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy hình tượng làm phương thức
biểu đạt nội dung, lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng.
- "Chân thật": là việc văn học phản ánh hiện thực đúng với bản chất vốn có
của nó
- "Chân thực trong văn học" : là khái niệm chỉ phẩm chất tạo nên sức hấp
dẫn, thuyết phục của văn học, thể hiện ở sự phù hợp sinh động giữa sự phản ánh
của văn học với đối tượng phản ánh, sự thống nhất chân lý nghệ thuật với chân
lý đời sống. tính chân thật trong văn chương còn là thước đo giá trị chân thật
trong cảm xúc, sự đánh giá bày tỏ thái độ của người nghệ sĩ trước hiện thực, sự
thể hiện bản lĩnh nhân cách độc đáo, sáng tạo sao cho phù hợp với thời đại.
- "Đạo đức": là hệ thống các quy tắc chuẩn mực của cộng đồng xã hội.
- "Tối thượng" : là những gì cao nhất, quyền lực nhất không thể không có,
có tác dụng chi phối tất cả. " Đạo đức tối thượng" là những chuẩn mực đạo đức
cao nhất, quan trọng nhất làm nên giá trị một sự vật hiện tượng nào đó.
=> Ý kiến đã bày tỏ quan điểm về đặc trưng văn học, bản chất của văn
chương đích thực phản ánh đúng bản chất của hiện thực khách quan, tôn trọng
quy luật của đời sống là nguyên tắc chuẩn mực cao nhất của văn học làm
nên giá trị các tác phẩm văn học.

2. Bình luận
* Luận điểm 1: Vì sao chân thật là đạo đức tối thượng của văn học? (Tại sao
văn học lại phản ánh chân thật htcs, thế giới nội tâm của con người?)

- Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, như Grandi từng khẳng định:
“Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Hiện thực ấy đa chiều, phong
phú, phức tạp và chứa đầy mâu thuẫn, nghịch lý. Nếu không đảm bảo tính chất
chân thật, văn học chỉ có thể phản ánh được cái bề ngoài của hiện thực hoặc
phản ánh được một nửa của sự thực. Một nửa sự thực lại chính là giả dối, phi
đạo đức. Vì vậy chân thực là nguyên tắc cao nhất của văn học

- Văn học phản ánh hiện thực mà trung tâm là con người, con người
với tất cả sự phong phú, đa diện với tất cả sự thật về nó: Thiện - ác, đạo đức -
bản năng, phần con - phần người, phần cao cả - phần thấp hèn... Văn học cần
đảm bảo tính chân thực để có thể phản ánh sự thật về con người như nó vốn có.
Khám phá bản chất con người ẩn ở sâu bên trong, có khi bị che đậy bởi về hình
tượng bên ngoài khác hẳn.

- Tác phẩm văn học không phải là sự sao chép nguyên si, vô hồn của
cuộc sống, tác phẩm văn học chính là cuộc sống được thể hiện qua lăng kính
chủ quan, gắn cách nhìn nhận đánh giá của người nghệ sĩ. Nhà văn chân chính
phải đối diện với sự thật từ đó là sự thật nhức nhối nhất. nhà văn chân thực sẽ
không dùng văn chương như một cách điều chỉnh nhận thức, điều hướng suy
nghĩ của người đọc phản nhân văn để phục vụ lợi ích cá nhân. nhà văn không
trung thực trong phản ánh sẽ tạo nên thử văn chương giả dối, nguy hiểm cho
con người.
- Văn học cần có tính trung thực để thực hiện sứ mệnh cao cả của
mình. Văn học phải hướng về cuộc đời làm cuộc đời tốt đẹp hơn. Con người
cần hiểu rõ bản chất cuộc sống mới có thể cải tạo cuộc sống. Con người cần
thấu suốt những mặt trái mặt xấu người có thể chiến thắng nó.

* Luận điểm 2: Phản ánh chân thật đảm bảo nguyên tắc đạo đức tối thượng
của văn học được biểu hiện như thế nào?
- Văn học thể hiện được những vấn đề bản chất nhất của hiện thực, nêu
lên được những vấn đề cấp thiết nhức nhối nhất của đời sống xã hội, không tô
hồng cũng không bôi đen hiện thực, phản ánh hiện thực cả mặt tốt lẫn mặt xấu,
thiện - ác, tiến bộ - lạc hậu, phản ánh bằng cái nhìn đa diện nhiều chiều.
- Văn học phản ánh sự thật về con người, đó là sự thật trong tâm hồn con
người, trong số phận con người, dù là đau đớn xót xa nhất.
- Văn học không chỉ phản ánh cái đã có nó đang có mà còn cả cái nên có,
cần có, sẽ có. Nhà văn nói lên được những yêu cầu, khao khát cháy bỏng của
con người, của thời đại phát hiện ra khả năng tiềm tàng trong hiện thực. Đây là
phương diện thể hiện tầm nhìn, tính tích cực tư duy sáng tạo của người nghệ
sĩ.
- Tính chân thật trong văn học không chỉ là tính chân thật của sự phản ánh,
mà còn là sự chân thực một cách nhìn, thái độ thích đánh giá của nhà văn
đối với hành động được phản ánh. Đây là sự thể hiện bản lĩnh, nhân cách của
người nghệ sĩ cũng chính là đạo đức của văn học.

* Luận điểm 3: Phản ánh chân thật trong văn chương có ý nghĩa như thế
nào?
- Phản ánh chân thật giúp người đọc tiếp cận và lĩnh hội được chân lý. Nếu
không đảm bảo được tính chân thật của cuộc sống, văn học sẽ dẫn con người
đến địa của u mê, sai lệch nhận thức, ngày càng xa rời thực tế.
- Phản ánh sự thật về con người chính là cách để hoàn thiện con người.
Văn học giúp con người nghiêm khắc soi vào chính mình, nhìn vào cái phần
khuất, tối để nghiêm khắc cảnh báo, để con người không ảo tưởng về chính
mình. Văn học chính là lời đề nghị về lẽ sống.
- Khi văn học không phản ánh đúng bản chất của hiện thực đồng nghĩa là
nó đã khước từ sứ mệnh của mình. Sự thật vốn khó miêu tả, nhất là khi sự thật
là cái ác cái xấu. Văn học trang trí không tô vẽ hiện thực, miêu tả sự thật này
bằng cái nhìn phê phán, thái độ lên án mạnh mẽ, đây là thái độ giúp con người
đấu tranh với cái ác, cái xấu, làm cho cuộc sống xã hội trong sạch hơn

* Luận điểm 4: Làm thế nào để văn học đảm bảo được nguyên tắc chân thật
trong phản ánh hiện thực?
- Nhà văn cần có vốn sống, sống thật sâu sắc với cuộc đời, có tư tưởng lớn
để cất lên tiếng nói của sự thật tiếng nó vì con người.
- Nhà văn cần dũng cảm bản lĩnh trung thực không bị chi phối bởi những
cám dỗ, ràng buộc của thể chế để khám phá sự thật, để nói lên những tiếng nói
độc lập nhất chân thật nhất của mình.
- Nhà văn cũng cần được sống trong một môi trường dân chủ ở đâu có sự
tôn trọng những tiếng nói cá nhân của con người thì mới có thể lên tiếng đấu
tranh cho sự thật.

3. Chứng minh
Lựa chọn tác phẩm phù hợp để chứng minh cho vấn đề nghị luận. Trong
đó tập trung làm sáng tỏ các ý sau:

- Tác phẩm phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống.
- Qua việc phản ánh chân thực, nhà văn đem lại cho người đọc nhận thức
đúng đắn về hiện thực, giúp con người nhìn nhận lại cuộc sống và chính mình
để có ý thức thay đổi hiện thực tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn. Đồng thời khẳng định
đạo đức của nhà văn.

- Nhà văn đã làm thế nào để phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống

(Ví dụ: Chí Phèo (Nam Cao), Dịch hạch (Albert Camus)
4. Mở rộng, nâng cao vấn đề nghị luận
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến + tác phẩm
- Mở rộng, nâng cao:
+ Trong xã hội hiện đại cái xấu và cái ác càng được ngụy trang tinh vi,
ranh giới giữa thiện ác càng trở nên mong manh. Đồng thời sự phát triển ưu
điểm của công nghệ thông tin, mạng xã hội về những hiện tượng nhiễu thông tin
đến cho sự tiếp nhận chân lý càng trở nên khó khăn hơn. Hơn bao giờ hết, văn
học cần đảm bảo nguyên tắc chân thực trong phản ánh về hướng con người đến
những giá trị chân - thiện - mỹ.
+ Phản ánh chân thực không đồng nghĩa với việc nhà văn sao chép, chụp
ảnh nguyên si hiện thực mà phải luôn có sự sáng tạo trong cách nhìn nhận, cách
phản ánh. Bởi vì như danh họa Tề Bạch Thạch từng nói: “Nghệ thuật vừa giống
vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đó là nghệ
thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối
đời”.

- Yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:
+ Người sáng tác phải ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình để phản
ánh chân thực hiện thực đời sống, đồng thời cũng phải là người có tình cảm sâu
sắc, có ý thức sáng tạo để phản ánh hiện thực theo cách riêng, đem đến những
điều mới mẻ cho bạn đọc.
+ Người đọc cần đón nhận tác phẩm bằng tâm thế tích cực, nâng tầm đón
đợi của mình, rèn luyện bản lĩnh và luôn khát khao đón nhận sự thật, dám chấp
nhận sự thật để có thể tiếp nhận tác phẩm của nhà văn, kích thích sự sáng tạo
của những nhà văn chân chính. Đồng thời đây cũng là cách để người đọc có thể
đánh giá công tâm về nhà văn và giá trị của tác phẩm.

TÓM GỌN : ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC BAO GỒM (3)


- ĐẶC TRƯNG VỀ NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG PHẢN ÁNH CỦA VĂN
HỌC
+ nội dung: tư tưởng, tình cảm của nhà văn
+ đối tượng : con người
- ĐẶC TRƯNG VỀ PHƯƠNG THỨC PHẢN ÁNH: hình tượng nghệ thuật
- ĐẶC TRƯNG VỀ CHẤT LIỆU PHẢN ÁNH: ngôn từ nghệ thuật

You might also like