You are on page 1of 11

Đặc trưng văn học.

(Ý 1: Văn học phản ánh thế giới khách quan và thế giới chủ quan thông qua lăng
kính cá nhân của mỗi người nghệ sĩ.
Ý 2: Văn chương không phải là sự sao chép y nguyên mà sẽ được nhà văn lồng
ghép những hình ảnh và chi tiết sống động, gần gũi.
Ý 3: Dù vô tình hay cố ý, mỗi tác phẩm văn học đều chứa đựng tư tưởng, quan
điểm, tình cảm của nhà văn.
Ý 4: Hình tượng nghệ thuật được xây dựng từ chi tiết, vì vậy mỗi chi tiết xuất hiện
trong văn bản đều có sự tuyển chọn nhất định.
Ý 5: Hình tượng nghệ thuật biểu hiện được những cảnh đời, con người nhà văn
đã kinh qua, và tất cả thông điệp nhà văn muốn truyền tải thể hiện nhiều nhất ở
HTNT.
Ý 6: HTNT điển hình là những nét chung của một tập thể người, cộng hưởng
cùng nét riêng từ ngòi bút nhà văn và nó phải được du nhập một cách sâu rộng
vào đời sống của con người.
Ý 7: Các cấp độ phản ánh → bản chất → quy luật → dự báo.)

Văn học là bộ môn nghệ thuật và phản ánh đời sống con người.

1) Mục đích quan trọng nhất của văn học nghệ thuật là phản ánh nhận
thức (con người), khám phá đời sống con người (cuộc sống của con
người), theo quy luật cái đẹp nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ phong
phú của con người.
-Bất kì ai trong chúng ta khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành, mỗi người sẽ có một
định hình riêng, cảm quan riêng về cái đẹp, thị hiếu thẩm mỹ riêng của mình.
Chính vì như vậy nên ai cũng có sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng nhất định với những
cái đẹp ở trong cuộc sống. Khi văn học ra đời, nhà văn sẽ làm một điều gì đó để
cây bút của mình hướng tới cái đẹp, cái tâm thức, ham muốn của người đọc (Nhu
cầu thẩm mỹ phong phú của con người) Khi văn học đến với cuộc sống của con
người và thoả mãn những nhu
- Ph tuân theo gtri chân thiện mỹ của cuộc sống, tuân theo sự thật chân lý của con
người
- Văn học đi vào cuộc sống của con người và khắc hoạ những chuyển biến đời
sống của con người kể cái những cái tinh vi, những cái chuyển động rất là nhỏ của
thế giới bên ngoài (xã hội)
- Đi sâu vào quy luật, diễn biến tâm lý của con người, khai thác những gì xảy ra
trong nội tâm của con người -> vh phản ánh đs của cn ng cả tgioi chủ quan và
khách quan.
- Đối tượng của văn học : con người (nhận thức, suy nghĩ, vẻ đẹp của con người)
và cuộc sống của con người: Văn chương đi vào soi xét phẩm cách, cách suy nghĩ,
diễn biến tâm lý của chúng ta, vẻ đẹp về nhân tính, tài năng -> Tg chủ quan
Thế giới chủ quan (con người) : là chúng ta, bên trong mỗi người sẽ có một vẻ đẹp
riêng, có ngoại hình, tính cách khác nhau, những suy tư, trăn trở, mơ ước và khát
vọng khác nhau -> đối tượng khai thác, diễn tả, khắc hoạ của văn học. (vẻ đẹp tâm
hồn, tài năng, diễn biến tâm lý của con người)
Thế giới khách quan (cuộc sống của con người) : cây cỏ thiên nhiên, hđ bthg trong
đời sống sinh hoạt của con người, những quy luật đời sống (Tắt đèn – có áp bức có
đấu tranh)

Cho dù là trong tác phẩm có nói đến xã hội loài người hay không, thì cái mà nó
hướng đến sau cùng, vẫn là đời sống của con người.
=>Mỗi tác phẩm ra đời phải có một chức năng, giá trị chứ nếu đọc chỉ để giải trí thì
sẽ trở nên đơn giản hoá. Vì văn chương là một thứ gì đó rất phức tạp, ra đời với
mục đích làm cho con người trở nên tốt hơn, cho nên nó phải khiến cho mình
nghiêng về đời sống của con người.

Nhớ rừng – Thế Lữ -> cuộc sống của con hổ -> ẩn dụ cho cuộc sống của con
người 1930 – 1945 bất lực, khốn khổ

Dế mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài : Hành trình của một chú dế mèn, lúc sinh ra rất là
ngỗ nghịch, rất tự cao tự đại, tự cho mình là hơn người khác, vậy nên thuở thiếu
niên của nó rất bốc đồng và sốc nổi, gây ra những chuyện rất khác nhau và có
nhưng lỗi lầm mà nó không bao giờ có thể sửa chữa được. Sau này, khi Dế Mèn
gặp gỡ nhiều người, trải qua nhiều thử thách khác nhau, Dế Mèn có cơ hội có được
những cuộc kì ngộ và cơ duyên xảy đến trong cuộc đời. Càng về sau, cậu càng
trưởng thành hơn và trở thành một chú dế nhân hậu, biết cách đối nhân xử thế để
làm sao cho mình và mọi người có được sự hạnh phúc
 Qua câu chuyện mà Tô Hoài kể trong DMPLK, ông muốn nói một điều rằng
trong hành trình trưởng thành của Dế Mèn thật ra cũng là hành trình trưởng
thành của con người, con người sống và trải nghiệm, không phải ai sinh ra
cũng hoàn hảo, ai cũng có sự va vấp từ những tuổi đầu tiên, ai cũng có
những bước đi chập chững. Rồi cũng có những người vấp ngã, bỏ cuộc,
phạm phải những cái sai lầm mà không bao giờ có thể sửa được. Chính từ
những điều ấy, con người ta trở nên trưởng thành hơn, người ta biết cách
thấu hiểu cho những nỗi đau của người khác và triệt tiêu cái tôi của mình, hạ
cái tôi của mình xuống để suy tính cho lợi ích của cộng đồng.

Liêu trai chí dị - Bồ Tùng Linh -> xã hội của ma quỷ -> con người: Nói về những
chuyện quái dị có nguồn gốc từ Trung Quốc.
=>Kể cả là động vật, thực vật hay kể cả những thực thể không xác định, thì nếu nó
xuất hiện trong văn chương với vai trò là nhân vật chính hay là xã hội chủ đạo,
gam màu chủ đạo thì chắc chắn, thông qua các hình ảnh như vậy (sự kiện, hiện
tượng) để nó diễn tả cái phẩm cách của con người, cách hình dung đối với con
người và phải kể những câu chuyện liên quan đến cuộc đời của con người thì đó
mới là một tác phẩm văn học chân chính.

- Văn học nghệ thuật -> quan tâm đến bản chất xã hội của con người (Không chỉ
khai thác những câu chuyện đời thường của con người, những biến chuyển trong
đời sống thường nhật của con người hay biến chuyển trong tâm lý của con người ở
bên ngoài mà còn khai thác những góc khuất, những thứ thuộc về bản ngã của con
người (mưu cầu hạnh phúc, nỗi cô đơn, buồn tủi, khát vọng yêu và được yêu), văn
học không chỉ nói về cảm xúc vui buồn mà còn nói về bản chất của con người) .
Bản chất đó thể hiện qua tinh thần, qua đạo đức, đời sống tâm tình của con người.

=> Văn học không chỉ khám phá bề sâu của xã hội, của đời sống hiện thực, mà còn
lặn sâu vào tâm tưởng của con người, đáy hiện thực để xem số phận của con người
như thế nào, có những thân phận nào bị tù đày, những thân phận nào hạnh phúc.
Trong cuộc đời, con người hay mắc phải những bi kịch gì (bi kịch vật chất, tinh
thần) -> nói đến những cái bản chất, bản ngã (cái tôi nguyên gốc, con người thật),
bản thể (cái tồn tại sâu trong mỗi con người) của con người. (Nỗi cô đơn của các
số nguyên tố), không phải sáng tác bằng con mắt của một người ngoài cuộc mà là
của một người đứng trong thời cuộc và đứng sâu ở trong thời cuộc, nhìn thấy từng
góc khuất một để thấy được là bên trong một con người có thể cục mịch cu li
nhưng lại có một tấm lòng vô cùng lương thiện và trắc ẩn.
VD: Chiếc lá cuối cùng (O – Henry): cụ Bơ – men vẽ chiếc lá của cây thường xuân
để tạo động lực sống cho người em -> Cốt truyện không ai ngờ tới. Qua lời kể của
O – Henry thì cụ Bơ – men cũng chỉ là một người bình thường, cũng như bao
người bình thường khác xuất hiện trong cuộc đời của 2 chị em kia thôi.
Phản đề: Nếu văn học chỉ nói đến những chuyện mà ai cũng thấy được cả, người
bình thường cũng giống như nhà văn, thì việc đọc văn sẽ trở nên vô nghĩa. Đọc văn
vốn để ta thấu hiểu nhiều hơn.
=>Nhiệm vụ, trọng trách, thiên chức của nhà văn rất là lớn, khi họ có quyền năng,
khả năng thâm nhập vào đời sống của con người, phát hiện ra những quy luật của
đời sống hoặc bản chất của con người. Và đó là thứ văn học nghệ thuật quan tâm
tới và muốn truyền tải đến từng độc giả một.

*Nỗi cô đơn của các số nguyên tố: Các số nguyên tố chỉ chia hết được cho 1 và
cho chính nó -> là những số cực kỳ đặc biệt. Kể về 2 số phận của 1 người con gái
và 1 người con trai. Người con gái vì gặp tai nạn, ông bố của nữ chính thì rất quan
tâm đến bộ môn trượt tuyết vậy nên ông bắt, ép con gái mình. Từ đó, xảy ra một tai
nạn mà cô bé đó bị chấn thương và mang một vết sẹo suốt cả cuộc đời. Còn cậu
con trai là 1 người đàn ông từ lúc bé đã rất ham chơi nên đã làm mất em và mãi
mãi không thể tìm thấy được người em đó. Vậy nên anh ta đã sống trong sự dằn
vặt suốt đời. Khi lớn lên, có cơ duyên đã khiến cho nam chính và nữ chính gặp lại
nhau, là 2 mảnh ghép rất phù hợp với nhau, chia sẻ chung con số 1. Nhưng 2 người
họ cuối cùng lại lạc mất nhau. Những nỗi đau của họ là những nỗi đau họ phải
mang suốt cả đời mà đến cuối đời họ cũng không thể nào chữa lành vết thương ấy.
=> Thông điệp tgia: Ai cũng mang cho mình một cái ám ảnh, và ai cũng là một con
số nguyên tố nào đấy trong cuộc sống. Có thể chúng ta gặp nhau và nghĩ rằng mình
dành cho nhau, có thể thấu hiểu và mình đã dành cho nhau được. Nhưng chúng ta
cũng giống như những số nguyên tố, cùng nhau chia hết cho 1, nhưng còn những
cách biệt rất là lớn. Ngoài cái giao điểm, không có một cái gì có thể khiến mình
gặp gỡ nhau cả.
=>Độc giả nhận ra: Bản chất của con người là luôn cô đơn, và nó ám ảnh đến suốt
cả cuộc đời.

Q: Tại sao văn học nghệ thuật lại quan tâm đến bản chất xh của con người?

A: Nếu nhà văn nhìn đời sống một cách đơn giản, khái quát, bằng một con mắt của
một con người đứng ngoài thời cuộc thì tác phẩm văn học sẽ không có giá trị, ý
nghĩa, tác dụng. Vậy nên nhiệm vụ của nhà văn là thâm nhập vào đời sống, bởi chỉ
khi họ thâm nhập vào cuộc sống và các biến chuyển tâm lý, nội tại của con người
thì mới nhìn thấy được rằng trong cuộc đời có những góc khuất, những điều mà
người bình thường họ không lý giải được thì văn chương có đủ quyền năng để làm
điều như vậy, khiến cho con người nhận ra là bề ngoài của cuộc sống không chỉ
dừng lại trong một đôi mắt của kẻ bình thường mà còn là sự nhạy cảm, cảm quan
tinh tế của người cầm bút. Cuộc đời có những khoảng nông sâu mà chưa chắc
những khoảng sâu mình đã cảm nhận, tri ngộ được và nhà văn là những người làm
được điều đó. Và khi nhà văn nhìn được những điều mà người khác không nhìn
thấy, thì nhà văn giãi tỏ, giãy bày cho bạn đọc những điều chưa hề có cơ hội quan
tâm, khi đó, văn chương mới trở nên ý nghĩa hơn đối với mỗi con người, trở thành
công cụ, một khí giới đắc lực để tố cáo xã hội để con người trở nên thanh sạch hơn.
Vậy nên, văn học không chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài của con người mà nó phải
quan tâm đến bản chất của xã hội, bản chất con người (thể hiện qua tinh thần, cách
con người suy nghĩ, cách con người cảm nhận, đạo đức, chuẩn mực, cách đối nhân
xử thế, qua đời sống tâm tình như ước mơ, khát vọng của họ) =>Văn chương phải
nói được những điều lớn lao như vậy thì mới thu hút được cộng đồng diễn giả
nghiên cứu và bình phẩm về tác phẩm văn học đó.
VD: Người như Chí Phèo, hắn cũng có những ước mơ lương thiện, bình thường và
giản dị (cưới vợ, có vợ biết dệt may, chồng đi cày đi cấy, khấm khá thì nuôi thêm
con lợn) => Ước mơ của con quỷ làng Vũ Đại cũng chỉ bình thường như bao người
khác. Và lí do hắn trở thành con quỷ của làng VĐ là do xã hội xô đẩy chứ thật ra,
bản chất của con người luôn có sự hướng thiện, nhưng do hoàn cảnh nhào nặn con
người. CP sinh ra là một anh canh điền chất phác và thuần hậu, chính vì trải qua
cuộc sống ngục tù, chính vì trải qua bi kịch mà Bá Kiến đem lại thì CP mới trở
thành một điều đáng trách như vậy. Từ đầu đến cuối, hắn chỉ có một khát vọng nhỏ
nhoi là làm một người bình thường, lương thiện, không ăn cắp, có một cuộc sống
hạnh phúc, gia đình đầm ấm.
 Khi Nam Cao đi vào, Nam Cao lí giải những khúc mắc trong tâm lý, thì tự
dưng ta thấy hắn đáng thương đến lạ. Hoá ra, một kẻ có vẻ ngoài vô cùng
mạnh mẽ, mạnh mồm, là một kẻ không sợ đau, lấy thân thể ra để đánh đổi
miếng cơm, đánh đổi sự công nhận của người khác vậy mà có những khoảnh
khắc rất dịu dàng, đáng yêu, lương thiện tới lạ. (thứ mà chỉ nhà văn mới nhìn
thấy được)
*Nhà văn cần sự nhạy cảm: Sự nhạy cảm làm lên một trái tim lớn. Marxim Gorki
từng nói: “Mỗi nhà văn là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”
VD: Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng có lần giãi tỏ “Văn học và cuộc sống là hai
đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Thật vậy, bước qua biết bao thế
kỷ văn học khởi sinh và tồn tại với nhân loài, nó vẫn là một lĩnh vực luôn cất cao
tiếng nói vì con người và đời sống của con người. Chính vì thế mà mỗi nhà
văn/nhà thơ trong hành trình sáng tác của mình đều thâm nhập vào cuộc sống bằng
đôi mắt của một kẻ tinh anh. Phải chăng đó là lý do mà dù biết bao văn nhân nghĩa
sĩ đã sáng tác về chủ đề ABC, thế nhưng tác phẩm XYZ vẫn luôn tại thế bởi sự
phản ánh về bản chất của nó thông qua ngòi bút của nhà văn/nhà thơ…

Đoạn văn: Bất kỳ thể loại văn chương nào cũng đều hướng mình tới hiện thực đời
sống, bởi cuộc đời chính là nơi mà văn chương khởi nguồn, và cũng là thánh địa để
văn chương an trú. Phải chăng vì thế mà đồng vọng với biết bao tiếng nói của văn
nhân tự cổ chí kim, nhà văn/nhà thơ A đã phác hoạ một hiện thực đời sống thật
sinh động ẩn trong câu chữ của mình…

CSLL: Đặc trưng văn học.

2) Nghệ thuật có thể phản ánh hiện thực trên một phạm vi hết sức rộng lớn và
đa dạng, nhưng tất cả các hiện thực ấy đều được xem xét trong mối quan hệ
thẩm mĩ với con người.

- Văn học nhận thức và phản ánh đời sống nhưng không tách rời việc thể hiện tư
tưởng, tình cảm, ước mơ và khát vọng của các nhà văn.
+ Văn chương không phải tấm gương phản chiếu hiện thực đơn thuần, nó không
hoàn toàn phản ánh một cách trơn tru, một cách khô cứng hay sao chép lại mỗi
hiện thực mà nhà văn nhìn thấy mà qua một tác phẩm văn học, nhà văn buộc phải
lồng ghép quan điểm, tư tưởng và tình cảm từ góc độ cảm nhận của vấn đề, cách
nhìn nhận vấn đề của tác giả.
VD: Chủ đề mùa xuân có Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, chủ đề người nông dân có
Làng, Vợ Nhặt, Chí Phèo, Tắt đèn,… =>Mỗi nhà văn có một cách khai thác riêng
để truyền tải quan điểm, tư tưởng của mình và mỗi người họ sống và lớn lên với
môi trường khác nhau, họ sẽ hình thành nên cảm nhận, cảm quan, khát vọng, ước
mơ khác nhau,… thế nên dù họ có thể sáng tạo, họ lấy chung một chất liệu ở hiện
thực nhưng ở mỗi một tác phẩm lại hiện lên một nét bút, bức tranh và gam màu
khác nhau. Và trong mỗi bức tranh lại có một tư tưởng, một quan điểm (phong
cách nghệ thuật, cá tính cá nhân trong văn chương), con người lúc nào cũng có bản
sắc.
VD: Văn học 1930 – 1945: tập trung miêu tả cái đói, nghèo, lương tri con người
+Nam Cao: dùng cái chết để giải quyết vấn đề của mình, lương tri được đặt lên
trước đời sống của con người.
+Ngô Tất Tố: tiền đồ tối như bầu trời âm u của chị Dậu, sự khép lại ấy đánh động
vào lương tâm của con người, rằng đời sống của chị quá nghèo khổ. Bán con, bán
chó, bán đủ thứ trong nhà vẫn không có đủ miếng ăn.
+Vũ Trọng Phụng: Cuộc đời của những con người quá nhố nhăng, học đòi cách
tân, học đòi Tây hoá nhưng chẳng hiểu biết gì cả. Một thời đại lố lăng tới mức, kể
cả những kẻ bình thường chẳng có tri thức, chẳng có học tài, chỉ có vài tài vặt khôn
lỏi mà lại trở thành những kẻ đáng trọng vọng ở trong xã hội. Thằng Xuân tóc đỏ,
những kẻ lăng loàn, ăn nằm với đủ thứ người trong xh lại dc gọi là Thiết hạnh khả
phong (Phó Loan – Số đỏ)
=>Dù một tp văn học nói đến cùng trời cuối đất, cái xấu xa, độc ác, hiểm nguy, bất
cập của đời sống này, thì cuối cùng nó vẫn phải nêu cao cái minh triết, triết lý, một
chân lý nào đó về cuộc sống, về cái đẹp, cái tốt. Có như vậy mới phát huy được
chức năng của văn học.

-> tấm gương phản chiếu hiện thực, nó không hoàn toàn phản ánh một cách trơn
tru, một cách khô cứng và không tái hiện lại chỉ mỗi hiện thực mà thôi -> nó còn
lồng ghép quan điểm của nhà văn, lồng ghép tư tưởng và tình cảm, góc độ cảm
nhận vấn đề, cách nhìn nhận vấn đề của tác giả.

⇒ Văn học phản ánh hiện thực đời sống nhưng không phải là sự sao chép y
nguyên mà nó được truyền tải qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.

- Khi nói tới văn học và đặc điểm nội dung của văn học -> nói tới khát vọng của
nhà văn, muốn thể hiện chân lí cuộc sống, chân lí về cái đẹp, cái tốt -> đấy chính là
cảm hứng mãnh liệt của nhà văn.

⇒ Tư tưởng và quan điểm nhà văn lồng ghép qua những tác phẩm nghệ thuật
phải là những điều cao cả, lớn lao, những triết lý về giá trị Chân - Thiện - Mỹ
của cuộc sống.

VD về “Cái đẹp” trong sáng tác của Nguyễn Tuân :

“Chém treo ngành” (một tác phẩm nổi bật của NT trước CM, nói về một anh đao
phủ có biệt tài rất đặc biệt đó là nếu ông chém đầu một người, thì da đầu của người
ấy và da cổ của người ta sẽ dính lại vào nhau->một nhát chém ngọt -> cái đẹp với
Nguyễn Tuân là nhát cắt đầu người của người đao phủ. (không phải ca ngợi
chuyện chém giết người khác, mà con người nếu mà họ làm tốt công việc của
mình, biến công việc của mình trở thành nghệ thuật, một nguồn cảm hứng thì họ đã
là một người nghệ nhân, không riêng gì người đao phủ mà bất kể người nào làm
bất kì công việc gì ở trên cuộc đời này đều như vậy cả)
=>Quan niệm nghệ thuật, con người của Nguyễn Tuân khác biệt, bình dị và dễ
hiểu, quan niệm ấy theo ông cùng những tác phẩm sau CM (Người lái đò sông Đà,
Chữ người tử tù). Một người lái đò thành công khi ông ta làm chủ mái chèo của
mình, ông ta đưa khách của mình đi qua những rặng rất nguy hiểm bằng sự tài hoa,
kinh nghiệm, dũng cảm của mình.
Quan niệm cái đẹp của Ng Tuân trong cảnh cho chữ của “Chữ người
tử tù”
- Phân ra thành 2 gam màu rất là khác biệt, đối lập nhau. 1 gam màu rất là
thanh tao từ mực, từ giấy, từ lửa. Còn gam màu còn lại rất là tối tăm, mùi ẩm
mốc, mùi hôi thối của phân chuột phân gián, bóng đêm ở trong xà lim, gông
xiềng của người tử tù. 2 hình ảnh đối lập nhau nhưng lại xuất hiện ở trong
một khung hình. Một người tử tù mà họ sắp lìa xa khỏi nhân thế, ngày mai là
ngày diễn ra thi hành án tại một nhà tù mới vậy mà giờ vẫn ngồi ung dung
rộng tô những nét chữ vô cùng vuông vức, ngay ngắn ở trên một mảnh gỗ
trắng. Cái đẹp nó có thể sinh ra từ cái xấu nhưng nó không thể chung sống
với cái xấu, nếu 1 trong 2 muốn được sống thì phải triệt tiêu cái còn lại. Vì
vậy, khi cảnh cho chữ ấy ra đời, rất nhiều nhà phê bình cảm thấy hay. Ở
bình diện nghệ thuật, người gác ngục và Huấn Cao là 2 con người tri âm tri
kỷ, họ rất hiểu nhau, một người có cái đẹp về phẩm cách, người còn lại có cả
tài năng và phẩm cách nhưng đối với phương diện pháp lý thì 2 người lại là
kẻ thù của nhau mà họ lại hoà thuận trong cái sự cho chữ. Cái đẹp đã xoá
nhoà khoảng cách giữa con người và con người, cái đẹp đã cứu thế, cảm hoá
con người và đã khiến cho con người sát lại gần nhau hơn.
- Trước CMl: Hay thiên về những con người khu biệt và dị biệt, sau thì những
con người làm nghệ thuật đều là người giản dị cả.

Giải thích CHÂN – THIỆN – MỸ: Chân nghĩa là chân thành, sự chân thật, thiện là
thiện lành, sự lương thiện, mỹ là thẩm mỹ, là cái đẹp.

3) Văn học nhận thức, phản ánh đời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng
hình tượng nghệ thuật.

- Hình tượng văn học (con người, hiện tượng, sự vật nhưng bắt buộc phải là thứ
chính yếu) là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên trong tâm trí. Qua hình tượng
nghệ thuật, ta thấy được đời sống, con người, thấy được tất cả nội dung mà nhà văn
muốn bày tỏ thông qua thi phẩm của mình.

a) Đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật là tái hiện cuộc sống qua chi
tiết nghệ thuật.

- Nó sẽ làm cho con người, cảnh vật trong văn học trở nên sinh động, cụ thể để
người đọc như được sống, chứng kiến cuộc sống trong tác phẩm.
+ Hình tượng đồng chí (Đồng chí – Chính Hữu) -> mối quan hệ mật thiết giữa
người với người, thông qua sự giống nhau về xuất thân, ngoại hình, gian khổ trong
cuộc chiến. Phải có hình tượng nghệ thuật, ta mới có thể hoá thân vào nhân vật,
mối quan hệ đó để mình có thể biết được người lính đã trải qua những câu chuyện
gì trong cuộc sống.
+ “Đầu súng trăng treo”: cảm quan của người nghệ sĩ khi làm người chiến sĩ rất
lãng mạn. Dù trong hoàn cảnh như vậy, họ vẫn có thể thấy được rằng họ rất lạc
quan, họ có một niềm tin của mình hơn người bình thường (xem nhẹ cái chết, khó
khăn mà họ còn nhìn được những cái đẹp của cuộc sống)
 Thông qua việc xây dựng hình tượng nghệ thuật (con người, con vật, sự vật),
thì con người và cảnh vật sẽ trở nên cụ thể, sinh động hơn,…
+, Nếu như không có hình ảnh người con gái Nam Xương, sao chúng ta có thể biết
được trong thời đại phong kiến, người con gái khổ đến như vậy, chịu nhiều sự đay
nghiến và chì chiết như vậy, có nhiều định kiến, tiền giả định của con người như
vậy. Hình tượng VN cho phép bạn đọc hoá thân vào để được sống, được chứng
kiến những điều xảy ra trong tác phẩm ấy.

-> kéo hồn bạn đọc vào những trang viết, tác phẩm sẽ là thuốc gợi dẫn -> đưa con
người sống những cuộc sống mà có thể họ chưa từng sống, chưa từng trải nghiệm.

⇒ Hình tượng nghệ thuật (hình tượng văn học) giúp tác phẩm trở nên sinh
động, gần gũi hơn và chính HTNT sẽ là thứ gợi dẫn bạn đọc đến với chân trời
trong tác phẩm, cho bạn đọc cơ hội để sống và trải nghiệm những hoàn cảnh
trong từng trang văn.
+ Trung đại: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương): Hình tượng bánh trôi nước trong
thi phẩm cùng tên giúp bạn đọc đặt bản thân mình vào. Khi người phụ nữ là cái
bánh trôi nước, cách xây dựng hình tượng như vậy cho ta thấy số phận của người
phụ nữ bi thảm tới mức không có phần trung gian, một là rắn, hai là nát. Dù người
họ lấy là ai thì cuộc sống của họ vẫn sẽ bị dày vò, vẫn sẽ bị đau khổ. Và chính vì
vậy, họ đã trải qua rất nhiều trung chuyên, nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn giữ tấm
lòng son của họ như một linh mạch trường tồn cùng đất nước. Thông qua hình
tượng bánh trôi nước, ta có thể ngường tưởng được tất cả những thứ mà người phụ
nữ ở thời đại phong kiến đã trải qua, có những cái đau khổ, có những cái va vấp, có
những trắc trở và éo le mà họ đã từng phải trải qua, họ đã từng phải kinh qua trong
kiếp sống của mình. Từ những điều như vậy, ta mới thấy đồng cảm với những
người phụ nữ.
 Hình tượng nghệ thuật có khả năng kéo bạn đọc vào tp để bạn đọc hình dung
được bối cảnh mà các tác phẩm ấy ra đời, bối cảnh mà truyền cảm hứng cho
nhà văn để tạo nên được văn phẩm ấy.
+, Biến dạng (Kalfka): Truyện kể về Gregor Samsa, nhân viên giao hàng, trong
một lần tỉnh dậy sau giấc mơ dài mệt mỏi đã bị biến thành một con bọ. Điều đầu
tiên làm anh ta hoảng hốt không phải là anh biến thành con bọ, mà là ai sẽ tiếp tuc
làm việc. Cuộc biến đổi ấy kéo theo một loạt những xáo trộn trong công việc và
ảnh hưởng đến gia đình (gồm bố mẹ và một cô em gái) của Gregor. Từ một người
từng là “trụ cột gia đình”, Gregor bỗng chốc trở thành kẻ vô dụng chỉ sau một đêm.
Gánh nặng bắt đầu đè lên vai những thành viên còn lại của gia đình. Trong lúc đó,
Gregor cũng loay hoay trong hình dáng mới của bản thân, và phải hứng chịu cả sự
ghẻ lạnh từ người bố. Một lần, vì quá tức giận, ông ném quả táo vào người Gregor.
Quả táo đã khiến Gregor không thể chuyển động được một cách tự nhiên, sự chăm
sóc của người em gái cũng thưa thớt dần. Trong một lần nghe được cuộc nói
chuyện giữa bố mẹ và em gái, Gregor quá đau khổ, chui vào căn phòng riêng và
trút hơi thở cuối cùng. Sau sự ra đi của Gregor, không khí gia đình trở nên nhẹ
nhõm và thoải mái hẳn. Mọi người cùng vui vẻ trong chuyến đi chơi xuống phố,
đặc biệt là cô em gái Crete.
=> Chân trời của một con người mà bị cuộc sống xô bồ cuốn đi, bị những giá trị
vật chất, những giá trị tức thời (công việc, tiền bạc) cuốn đi và họ không thể thấy
mình được nữa, họ cũng không thể tìm được những giá trị cơ bản và bản thể của
con người (nhu cầu hạnh phúc). Vậy nên khi họ làm thì họ vẫn đơn côi trong chính
thế giới mà họ lựa chọn.
=> Chỉ khi bạn đọc đắm mình vào trong htnt thì mới thấm nhuần điều mà nhà văn
muốn truyền tải -> Sức mạnh htnt
- Chi tiết trong tác phẩm thường là những chi tiết đã có sự lựa chọn của nhà văn ->
tiêu biểu nhất trong một tình huống, hoàn cảnh, nó phải giàu sức biểu hiện -> “chi
tiết biết nói”.

-> chi tiết : nhỏ -> sức chứa phải lớn -> tạo ra được những hiệu ứng nhất định để
tác động vào bạn đọc. Chi tiết là phát ngôn viên của nhà văn – nói dc điều nhà văn
muốn nói

⇒ Chi tiết luôn là sự lựa chọn có dụng ý của nhà văn, nó phải giàu sức biểu
hiện để tạo ra những tác động đến nhận thức và hành động của người đọc.

VD truyện : qua chi tiết -> nhân vật (biểu hiện, tính cách, hành động, tâm lí..).
Chi tiết ông Hai (Làng – KL) phản ứng lại trước tin đồn làng theo giặc -> ông
Hai là người rất yêu nước, thấu hiểu rằng tình yêu nước phải bao trọn tình yêu
làng, tính thời cuộc, đại cuộc phải để lên làm yếu tố tiên quyết -> chấp nhận bỏ
tình yêu làng để thể hiện tình yêu với đất nước.
 Hình tượng nghệ thuật được tạo ra bằng những chi tiết rất nhỏ, chỉ là một cx
bùng nổ trong khoảnh khắc, tình huống của nhân vật, hình tượng ấy đã thể
hiện dc htnt ấy mang ý nghĩa gì.
“Chi tiết là bụi vàng của tác phẩm.”

b) Hình tượng là kết tinh những ấn tượng sâu sắc nhất của nhà văn về cuộc
đời và những điều nhà văn day dứt, trăn trở.

- Nhà văn không sao chép hiện tượng của cuộc sống nhằm chứng minh một tư
tưởng nào đấy. Bằng trí tượng, bằng tài năng của mình, nhà văn sẽ nhào nặn các ấn
tượng, truyền cho chúng linh hồn và sức sống để chúng trở thành những hình
tượng sinh động.

-> Hình tượng là hình ảnh của những cảnh đời, những con người cụ thể được tái
hiện sinh động trong tác phẩm.

⇒ Hình tượng nghệ thuật là sự tuyển chọn những hình ảnh mà nhà văn từng
trải nghiệm trong cuộc đời của họ. Nhưng đó không phải là sự truyền tải y
nguyên, mà bằng tài năng và trí tưởng của mình, văn nhân sẽ thổi hồn vào
những hình tượng đấy, biến chúng trở thành những sinh thể phập phồng sự
sống.
Tại sao người đọc lại thấy hấp dẫn, tò mò với trang văn của người nghệ sĩ, đấy là
do họ đang cố tình đặt bẫy mọi người bằng cách tạo ra những cấu trúc vẫy gọi. Nó
có thể được cài cắm trong những htnt là nhiều nhất và từ các htnt ấy con người
cảm thấy hứng thú, sẽ đào sâu các tác phẩm ấy hơn, họ sẽ kpha tác phẩm ở nhiều
chiều kích khác nhau. Htnt sẽ chứa đựng những cái tâm tư, tư tưởng, thậm chí là
bình luận, bình phẩm và phê phán của nhà văn.

Lồng ghép, tạo ra những “cấu trúc vẫy gọi” (cấu trúc mở) -> mời gọi bạn đọc
khám phá tác phẩm.

- Hình tượng cũng sẽ chứa tư tưởng, chứa đựng sự suy đoán, bình luận, bình phẩm,
phê phán của nhà văn.

c) Hình tượng điển hình (mang nét đặc trưng của một tập thể người - mang nét
cá biệt từ ngòi bút của nhà văn - du nhập vào đời sống thường nhật của nhân
dân). (Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Truyện Kiều)
Nóng như Trương Phi đa nghi như Tào Tháo => ý nghĩa phê phán ngợi ca
Quen thuộc → Khác biệt → Du nhập vào lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Chí Phèo là một nhân vật điển hình của những người nông dân => Quen thuộc
nhma đc cá biệt hoá qua ngòi bút của nhà văn (sự ăn nằm với thị nở, ngoại hình,..)
- Nếu tác phẩm đó có độ tiếp cận cao, du nhập vào đời sống con người, thì rất
có thể hình tượng của tác phẩm ấy sẽ trở thành hình tượng điển hình -> du
nhập của lời ăn tiếng nói của nhân dân.
 Bói Kiều: bói bằng thơ Kiều

- Là những hình tượng sinh động cụ thể nhưng đồng thời khái quát được những nét
cơ bản của con người, tầng lớp người trong cuộc sống. Qua hình tượng điển hình, ý
nghĩa phê phán, đả kích, ngợi ca càng sâu sắc hơn.

- Tình huống điển hình: tình thế xảy ra sự việc mà bộc lộ được tính điển hình của
nhân vật nhiều nhất (tình huống điển hình là tình thế điển hình xảy ra sự việc có
chứa mâu thuẫn và nghịch lý nhằm thể hiện tích cách điển hình của nhân vật cũng
như tư tưởng và quan điểm của nhà văn).

VD : hình tượng Chí Phèo (Th1: Hắn vừa đi vừa chửi Th2: Hắn ăn nằm với Thị Nở
Th3: Khi hắn vác dao đi kiếm Bá Kiến rồi nói câu “Ai cho tao lương thiện?”. =>
Tất cả cái hành động ấy bật lên cái suy tư. => Các hình tượng điển hình phải được
xây dựng bằng những tình huống điển hình
Thị Nở.

* Các cấp độ phản ánh trong văn học.


- Phản ánh đời sống xã hội, con người (bản chất).

- Phản ánh quy luật của xã hội.

VD : Có áp bức – có đấu tranh (TĐ – NTT).

- Dự báo (chỉ có những nhà văn thức giấc trước bình minh).

VD : Tắt đèn – Ngô Tất Tố.

-> trỗi dậy mạnh mẽ của nhân dân.

Biến dạng – Kafka -> cuộc sống “cuồng công việc” -> bỏ quên đi những giá trị
vĩnh viễn -> quan tâm đến giá trị tức thời -> quên mất mình là ai, mình cần sống
như thế nào.

You might also like