You are on page 1of 9

1.

Các thể loại kịch:


1.1 Bi kịch:
Là một thể loại kịch, đối lập với hài kịch. Nhân vật của bi kịch bao giờ cũng là
người lương thiện, dũng cảm, anh hùng, cao thượng, đấu tranh vì mục đích tốt đẹp, vì
lí tưởng cao quý, những điều kiện khách quan chưa cho phép thực hiện. Bi kịch phản
ánh những xung đột gay gắt, quyết liệt thường kết thúc bằng sự thảm hại và cái chết
của nhân vật.
VD: Vở kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Nguyễn Huy Tưởng): Cửu Trùng Đài
bị đốt, Vũ Như Tô bị giải ra pháp trường là cảnh kết thúc Vũ Như Tô của Nguyễn
Huy Tưởng.
Tóm lại, bi kịch là thể loại sử dụng triệt để sức mạnh của kịch nhằm phản ánh cái
bi như một trạng thái nhân thế để mang lại cho nó một ý nghĩa xã hội lớn lao.
1.2. Hài kịch:
Là một thể của kịch, đối lập với bi kịch. Nếu bi kịch là thể kịch phản ánh cái bi,
thì hài kịch là thể kịch phản ánh cái hài. Nếu bi kịch là tiếng khóc đưa tiễn hương
hồn người chết đã lên thiên đường, thì hài kịch là tiếng cười chôn vùi những thây
ma còn sống xuống địa ngục. Tiếng cười cất lên từ hài kịch có nhiều cung bậc
như hài hước, châm biếm, trào phúng. Để tạo ra tiếng cười, hài kịch sử dụng
nhiều phương thức , phương tiện ngôn từ và xây dựng hình tượng, như giễu nhại,
nói mỉa, chơi chữ, phóng đại, tăng cấp, tương phản đối lập, vật hóa con người…
Người ta chia hài kịch thành 2 thể: hài kịch tình huống & hài kịch tính cách
+) Hài kịch tình huống: là tiếng cười nhằm châm biếm, đả kích những hoàn
cảnh, môi trường đời sống lố bịch, nhố nhăng, méo mó, nghịch dị. Ở thể kịch
này, cốt truyện có vai trò quan trọng trong kết cấu.
+) Hài kịch tính cách lại đưa lên sân khấu cái xấu, cái “bất túc”, cái khiếm
khuyết, chưa hoàn thiện trong bản chất con người. Cốt truyện ở thể kịch này
chỉ là một trong những phương tiện thể hiện tính cách.
1.3. Chính kịch:
Chính kịch phản ánh một xung đột gay gắt, nhưng không hẳn là hài, cũng chẳng
phải là bi.
Chính kịch không mô phỏng cổ đại, không khai thác đề tài ở thần thoại, truyền
thuyết. Nó khai thác đề tài cuộc sống hiện tại đầy những dang dở phù vân. Cuộc
sống trong chính kịch là cuộc sống trần thế, cuộc sống của cái hằng ngày,
thường ngày, đầy chất văn xuôi. Xung đột ở đây tuy gay gắt nhưng không hẳn
là xung đột giữa cách khuynh hướng tính cách, mà là xung đột nội tâm, xung
đột giữa tính cách với hoàn cảnh, môi trường, và những xung đột ấy không phải
là không thể giải quyết được.
Chính kịch giống như là sự hợp nhất của hài kịch và bi kịch, nên nó được gọi là
thể kịch trung gian.

2. Phân biệt các thể loại kí:


2.1. Kí sự: Kí sự sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật để
ghi lại xác thực những diễn biến khách quan của cuộc sống và con người thông qua
bức tranh toàn cảnh của sự kiện, trong đó sự việc và con ngườ đan chéo và nhau,
cốt truyện không chặt chẽ như trong truyện. Kí sự thường đậm yếu tố tự sự, giàu
chất sống thực tế, yếu tố liên tưởng, bàn luận cá nhân trong kí sự thường ít được sử
dụng hơn so với trong bút kí, tuỳ bút.
Ví dụ: Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác) ghi chép khá đầy đủ trình tự các sự việc
trong chuyến “thượng kinh” của tác giả. Qua những bức kí hoạ sơ sài mà chân xác
về đời sống và con người nơi kinh đô, đặc biệt là đời sống trong Phủ Chúa thời Lê
- Trịnh, tác phẩm đã làm hiện lên những chân dung điển hình của giai cấp thống trị
với bản chất ích kỉ, bạc nhược, đang trên dốc suy tàn. Tập sách cũng in đậm cái tôi
tác giả- một con người trung thực, luôn xa cách với xã hội quan tước, thờ ơ danh
lợi, khinh ghét bọn thống trị, rất chân thành trong tình cảm với bạn bè, với kỉ niệm
tuổi trẻ.

2.2 Bút kí: Bút kí “là một thể loại phóng khoáng, tự do mà cá tính nghệ sĩ trực tiếp
tham gia vào đặc điểm thể loại” Cùng với việc tái hiện dồi dào những chi tiết xác
thực về con người và sự việc mà người viết đã tìm hiểu, nghiên cứu, bút kí cũng
ghi lại những cảm nghĩ của tác giả về những sự việc, hiện tượng được phản ánh,
qua đó biểu hiện cách nhìn, cách đánh giá cũng như quan niệm của nhà văn. Trong
bút kí, yếu tố trữ tình luôn xuất hiện xen kẽ với ghi, tả sự việc, hiện tượng.
Trong bút kí văn học, tác giả thường khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ thuật để
tô đậm những phát hiện, nhận thức riêng của mình, tác động đến độc giả. Bút kí có
thể thiên về khái quát các hiện tượng có vấn đề của đời sống (chú ý nhiều đến việc
sử dụng các biện pháp nghệ thuật: xây dựng cốt truyện, sử dụng các yếu tố liên
tưởng, trữ tình...để điển hình hoá những tính cách), hoặc thiên về chính luận (mô tả
các hiện tượng đời sống một cách chính xác, sinh động, kèm theo những nhận xét
riêng của mình hoặc của nhân vật, phân tích, đánh giá cuộc sống được mô tả; sử
dụng yếu tố nghị luận, châm biếm, hài hước).
2.3 Phóng sự: Phóng sự là tiểu loại kí ghi chép kịp thời, cung cấp những tri thức
chính xác, phong phú, đầy đủ, nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự việc, một
vấn đề có ý nghĩa thời sự với một địa phương hay toàn xã hội. Phóng sự được sáng
tác nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của công chúng về một vấn đề, một hiện
tượng xã hội nào đó. Phóng sự rất xác thực trong việc ghi chép, phản ánh sự việc
và chi tiết đời sống đang diễn ra hay vừa kết thúc, nhưng có khuynh hướng rõ rệt
trong việc nêu bật thực chất và xu thế vận động, phát triển của vấn đề. Để trình bày
một cách trung thực, khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc, đồng thời nêu
bật một kết luận, đề xuất những vấn đề xã hội nhất định, người viết phóng sự
thường sử dụng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn ghi
chép tại chỗ, các phương tiện ghi âm, ghi hình... Sự phân biệt phóng sự báo chí hay
phóng sự văn học tuỳ thuộc ở mức độ sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn
học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới nội tâm
của nhân vật...

2.4 Nhật kí, hồi kí: Nhật kí là thể loại kí ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hằng
ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của
người viết. Hồi kí là thể loại ghi chép các sự kiện quá khứ đã trải qua do đương sự
thực hiện, là một hình thức văn học mình tự nói về mình, là một kiểu tự truyện của
tác giả. Hồi kí cung cấp những tài liệu về quá khứ mà đương thời chưa có điều kiện
nói được. Tuy nhiên do thời gian lùi xa, nhiều sự kiện nhớ không chính xác, nhớ
nhầm hoặc tưởng tượng thêm. Hồi kí chỉ thực sự có giá trị khi người ghi có địa vị
xã hội được nhiều người quan tâm và có thái độ trung thực, không tô vẽ cho mình
và thêm thắt cho người khác. Ví dụ như các tập hồi kí của các nhà văn hoá và các
nhà cách mạng.

2.5 Tùy bút: Đây là thể loại kí thiên về trữ tình. Nhà văn phóng bút mà viết, tuỳ
theo cảm hứng của mình, tuỳ cảnh, tuỳ việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình
bày... “Tuỳ bút là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ và có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn
tượng và suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thể và hoàn toàn
không tính tới việc đưa ra cách giải thích cố định và đầy đủ về đối tượng”. Nét nổi
bật của tuỳ bút so với các tiểu loại kí khác là những chi tiết về con người và sự
kiện cụ thể, có thực được ghi chép trong tác phẩm thường chỉ là cớ, là tiền đề để
bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của tác giả về con người và cuộc
sống. Mỗi tác phẩm tuỳ bút có giá trị thường đem lại cho người đọc một điều gì đó
mới mẻ trong cách nhìn nhận, phát hiện và lí giải các hiện tượng của đời sống. Yếu
tố đóng vai trò thống nhất tổ chức của tác phẩm, chi phối việc phản ánh trung thực
cuộc sống, con người, chi phối ấn tượng và sức tác động của tuỳ bút là chất trữ
tình, những yếu tố suy tưởng, triết lí, chính luận, là mạch tư tưởng của tác giả. Cái
hay của tuỳ bút là qua tác phẩm làm hiện lên một nhân cách, một chủ thể uyên bác,
sắc sảo, tài hoa, giàu có về tâm hồn, trí tuệ.

Cấu trúc của tuỳ bút nói chung ít bị ràng buộc, câu thúc bởi trình tự diễn biến của
sự việc hay quan hệ của những con người ngoài đời thực. Ngôn từ trong tuỳ bút
thường giàu hình ảnh, chất thơ. Tác giả tuỳ bút thường dùng hàng loạt từ đồng
nghĩa để vừa đặc tả, xoáy sâu, vừa tô đậm ấn tượng về những sự vật, hiện tượng
trong cuộc sống.

2.6 Du kí: Có thể hiểu du kí là thể loại ghi chép về vẻ kì thú của cảnh vật thiên
nhiên và cuộc đời, những cảm nhận suy tưởng của con người trong những chuyến
du ngoạn, du lịch. Du kí phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng,
suy nghĩ mới mẻ của bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở
những xứ sở xa lạ, những nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức
của du kí rất đa dạng, có thể là ghi chép, kí sự, nhật kí, thư tín, hồi tưởng, miễn là
mang lại thông tin, tri thức và cảm xúc tươi mới về phong cảnh, phong tục, dân
tình của xứ sở còn ít người biết đến, làm giàu cho nhận thức, kinh nghiệm, tình
cảm của người đọc.

Tác giả du kí thường bộc lộ nỗi niềm say mê sơn thuỷ, thú phiêu lưu, khát khao tìm
hiểu, khám phá của mình.

2.7 Tiểu luận: nhìn chung là một văn bản ngắn dưới hình thức viết, thể hiện góc
nhìn chủ quan của tác giả. Định nghĩa tiểu luận mơ hồ và có thể là một bài viết,
một bức thư hay truyện ngắn. Cách trình bày bài tiểu luận thường theo hình thức
và ngẫu hứng. Các bài tiểu luận theo hình thức sẽ có "chủ đề rõ ràng; văn phong
khoa học; tổ chức, độ dài hợp lý", trong khi bài tiểu luận ngẫu hứng chủ yếu mang
các "yếu tố cá nhân (quan điểm, sở thích, kinh nghiệm); văn phong, cấu trúc lan
man; tính độc đáo hay thể hiện góc nhìn về một chủ đề bất kỳ"
3. Các thể loại giao thoa:
3.1. Truyện truyền kì:
Truyền kì là thể loại văn học chữ Hán có cội nguồn từ văn học Trung Quốc.
Truyền kì Trung Quốc manh nha từ đời Ngụy Tấn, hình thành từ đời Đường với
các tác phẩm như Truyện Lí Oa, Truyện Nhậm Thị. Truyện truyền kì Việt Nam có
cội nguồn gần hơn như tập truyện Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, đời Nguyên.

Truyện truyền kì thuộc loại truyện ngắn, nhưng yếu tố “kì” rất nổi bật. Kì là những
chuyện khác thường, hoang đường, kì dị, như người lấy tiên, tiên giáng trần, người
chết làm quan nơi âm phủ, người sống nằm mơ trò chuyện với thần, ma, người lấy
ma, lấy tinh của cây cối, đồ vật, người đi kiện Diêm vương v.v. Trong kì có ảo, tức
là những sự biến hoá vô thường như người biến thành ma, vật biến thành tinh...

Trên cái nền khuyến thiện, trừng ác, truyện truyền kì có tính giáo huấn khá rõ ở
những lời bình ở cuối truyện. Nhưng mặt khác, qua các cốt truyện li kì, hư ảo,
truyện truyền kì thể hiện khát vọng giải thoát, tự do luyến ái, đòi hỏi công lí.
Truyện truyền kì thể hiện nhiều mối tình lãng mạn, nhiều truyện còn đậm màu sắc
dục.

Truyện truyền kì có kết cấu chặt chẽ, hấp dẫn, trong truyện phần nhiều đều làm
được thơ để trang trải nỗi lòng về thù tạc với nhau. Có nhiều tác phẩm có hàng
chục bài thơ. Thơ thù tạc lấn át cả hứng thú về cốt truyện.

ngày nay vẫn gây hứng thú cho người đọc.

Do đặt trọng tâm ở kì, nhiều truyện mức độ cá thể hoá chưa cao, sáo ngữ cũng thấp
thoáng.

Truyện truyền kì Việt Nam khá phong phú. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ,
Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm.
Đến thế kỉ XVIII, XIX còn có một số tác phẩm trong Lan trì kiến văn lục của Vũ
Trinh, Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đế, Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục
của Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án. Mẫn hiên thuyết thoại của Cao Bá Quát.

3.2 Truyện thơ: Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa hai
yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của người nghèo khổ, khát vọng về
tình yêu tự do, hạnh phúc và cộng lí xã hội.
Truyện thơ dân tộc là một thể loại văn học dân gian thuộc loại hình tự sự, bao gồm
những tác phẩm có hình thức văn vần, được kể, được hát, được ngâm, đọc (kể cả
trước và sau khi đã được ghi chép) và thường có nội dung thể hiện thân phận con
người và cuộc sống lứa đôi.

3.3 Kịch thơ: Kịch thơ Việt Nam là một thể loại trong loại hình văn học kịch, mà
lời thoại là thơ. Thể loại này ra đời vào năm 1934, phát triển mạnh, rồi gần như đã
khép lại vào những năm cuối thế kỷ 20 trong lịch sử văn học và sâu khấu tại Việt
Nam

3.4 Truyện kí: ngược lại với ký sự, thường tập trung cốt truyện vào việc trần thuật
một nhân vật: những danh nhân về khoa học và nghệ thuật, những anh hùng trên
mặt trận chiến đấu và sản xuất, chính khách, nhà hoạt động cách mạng.
3.5 Tự truyện: Tự truyện là những tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự, thường
được viết bằng văn xuôi trong đó tác giả tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong
tác phẩm.
3.6 Tiểu thuyết: tiểu thuyết lịch sử, lâu nay, dù còn nhiều ý kiến bàn luận, song,
cũng đã tương đối đồng nhất, có thể tạm hiểu, đó là loại tiểu thuyết dựng lại lịch sử
ở một thời điểm lịch sử mà yếu tố hư cấu nhiều hơn hiện thực. Còn tiểu thuyết tư
liệu lịch sử, cũng là dựng lại lịch sử trong một thời điểm lịch sử, nhưng ở đó,
những yếu tố hiện thực ngoài đời như sự kiện, nhân vật, thời gian, không gian,
thậm trí cả địa danh, bối cảnh và ngôn ngữ… phải đạt tới trên dưới 70% là thật.
Những hư cấu chỉ là thủ pháp của người viết, giúp cho tiểu thuyết hoàn thiện đúng
với tiêu chí sáng tạo của một tác phẩm văn học, chứa đựng nội dung tư tưởng hàm
súc và bút pháp nghệ thuật thông thoáng, khiến bạn đọc không thể cho rằng, đó là
cuốn “lịch sử hóa” hay “hồi ký hóa”!
Tiểu thuyết phóng sự là một hình thức đặc thù của tiểu thuyết, nó đã từng tồn tại
trong văn học Việt Nam hiện đại trong nhiều thập kỉ qua.
3.7 Thể phú:
Phú là thể loại văn học tiếp thu của văn học Trung Quốc từ đời Trần và được
vận dụng liên tục qua các đời Lê, Mạc, Lê, Nguyễn cho đến thời cận đại.
Về nội dung, phú ban đầu thuộc loại hình tụng ca, được sáng tác để ca ngợi sự
nghiệp đế vương, thiên nhiên, công trạng, phong cảnh.
Về hình thức câu văn, phú là một bài vừa văn vừa thơ làm theo thể thức nhất định.
Phú có vần, có đối, câu ngắn, câu dài làm theo thể văn biền ngẫu.
Về hình tượng, phú cổ thường dùng hai nhân vật “khách vẫn đáp, hoặc dùng hình
tượng ẩn dụ, lấy cái này để nói cái kia
Về thủ pháp nghệ thuật, nét đặc trưng của phú là miêu tả sự vật rất nhiều chi tiết,
nhìn sự vật từ nhiều góc độ. Bài phú đem lại một sự nhìn ngắm đối tượng rất gần
và ngồn ngộn chi tiết.
3.8 Cáo, chiếu, hịch:
Cáo, chiếu là hai tên gọi của một thể văn do vua (hoặc lấy danh nghĩa vua) viết để
truyền đạt mệnh lệnh xuống cho bề tôi, thần dân. Ngô Nạp đời Minh viết: “Cái gọi
là chiếu, tức là cáo. Chiếu thư là thư chiếu cáo cho trăm quan biết”. Vương Triệu
Phương đời Thanh cũng viết: “Chiếu tức là cáo”. Nội dung của chiếu, cáo rất đa
dạng, từ các chủ trương lớn, sự nghiệp lớn, như dời đô, bình Ngô, còn bao gồm cả
phong chức, ban lệnh, di chúc...
Hình thức của cáo, chiếu có thể ban bố bằng miệng, bằng bản viết. Nhưng nhìn
chung, xét từ các bản viết, thì đó là những văn bản điều hành đất nước của người
đứng đầu triều đình, quốc gia, những văn kiện có ý nghĩa lịch sử.
Về thực chất, chiếu, cáo đều là văn nghị luận. Bởi vì khi đề ra một quyết định, chủ
trương nào, bài chiếu, cáo trước hết đều phải nêu lí do, căn cứ, hoặc là sự thật lịch
sử, hoặc là tiền lệ của các triều trước, hoặc nguyên do của sự việc, sau đó mới nêu
sự đánh giá và bàn luận để cuối cùng nêu ra kết luận. Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ,
Đại cáo bình Ngô của Lê Lợi (do Nguyễn Trãi viết), Chiếu cầu hiền của vua
Quang Trung (do Ngô Thì Nhậm viết) đều là như thế.
Về giá trị văn học của chiếu, cáo hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của người viết,
chứ không phải là thuộc tính của thể loại. Một bài cáo như Cáo bình Ngô do
Nguyễn Trãi viết, trở thành áng thiên cổ hùng văn là do tài năng của tác giả. Trong
bài đó tác giả tỏ ra có tài kết hợp nghị luận, tự sự, trữ tình, có tài dùng chữ, hình
ảnh làm cho bài văn lôi cuốn, hừng hực khí thế. Đồng thời tác giả cũng thể hiện
một tầm tư tưởng sâu sắc và tầm văn hoá, chiến lược thâm thuý.
Giá trị văn hoá tư tưởng của các bài chiếu, cáo thể hiện các tư tưởng lớn của những
người đứng đầu quốc gia trong các thời điểm trọng đại của lịch sử dân tộc.
Hịch là thể văn kêu gọi của người đứng đầu, truyền mệnh lệnh của chủ tướng tới
người dân hay kẻ dưới quyền. Hịch thường kể tội kẻ phản nghịch hay vô đạo để
kêu gọi đánh đổ chúng đi. Hịch thường dùng lí lẽ sắc bén, sự thực đanh thép để
thuyết phục. Hịch cũng thường dùng các phép khoa trương, khiêu khích để kích
thích tình cảm người nghe. Hịch thường viết dưới hình thức biền ngẫu. Hịch tướng
sĩ văn của Trần Quốc Tuấn là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc Việt Nam.

3.9 Thư, luận:


Thư thời xưa còn gọi là giản, trát, tiên, độc, hàm, tức là thể văn thư tín. Nội dung
thư rất đa dạng, không bị hạn chế, hình thức cũng không gò bó, ngắn dài tuỳ ý.
Thư kể sự thực, nêu ý kiến đề xuất kể sách.
Tiêu biểu nhất cho thể thư Việt Nam là Quân trung từ mệnh tập do Nguyễn Trãi
viết, trong đó có những bức thư dụ Vương Thông đầu hàng. Lời lẽ khi mềm mại,
khi đanh thép, thắt buộc, thực hiện chủ trương “phạt mưu, công tâm”, đánh vào ý
chí xâm lược của địch làm cho nó lung lay (Thư lại dụ Vương Thông). Trong đời
sống chính trị cận hiện đại, thơ cũng phát huy tác dụng lớn, như Thư thất điều của
Phan Chu Trinh, Hải ngoại huyết thư của Phan Bội Châu.
Luận là tên thể loại văn thuyết lí, nghị luận từ xưa. Ví dụ như Lễ luận, Nhạc luận
của Tuân Tử (Trung Quốc). Ở Việt Nam từ xưa đã có sử luận của Lê Văn Hưu,
Ngô Sĩ Liên.... Ngày nay từ “luận” vẫn được ghép thành các từ như lí luận, luận
thuyết, xã luận, luận án, biện luận... được dùng trong tên gọi tác phẩm, như Luận
về chánh học cùng tà thuyết của Ngô Đức Kế...
Đặc điểm của văn nghị luận là nêu ra luận điểm thể hiện tư tưởng, quan điểm và
lập trường của người viết trước các vấn đề xã hội, lịch sử, con người, có luận cứ,
lập luận thuyết phục.
Thư, luận là thể loại thể hiện năng lực tư duy, suy lí, phân tích, tổng hợp, năng lực
trí tuệ của con người.
3.10. Văn tế: Thời xưa, trong thủ tục tế lễ trời đất, núi sông thường có bài văn cầu
chúc. Về sau, khi chôn cất người thân người ta cũng dùng văn tế để tưởng nhớ
người đã mất.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nội dung văn tế cũng ngày một phong phú thêm.
Đó là sự uất ức về cảnh nước mất nhà tan, xót thương cho những người dám hi
sinh vì nghĩa lớn, lên án bất công như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình
Chiểu, Văn tế đồng bào chết vì nạn bão lụt ở Nghệ - Tĩnh của Phan Bội Châu...;
hay bộc lộ nỗi đau thương có pha lẫn tiếng cười trong Văn tế sống vợ của Trần Tế
Xương, mỉa mai giễu cợt trong Văn tế thuốc phiện, Văn tế xôi thịt của tác giả
khuyết danh, châm biếm và đả kích trong Văn tế Cutxô của Nguyễn Văn Từ...
Văn tế nói chung là loại văn đọc khi tế, cúng người chết (trong một số trường hợp
đặc biệt cũng dùng để tế lễ người sống); bởi vậy nó có hình thức tế - hưởng.

You might also like