You are on page 1of 6

NAM CAO

1. Câu hỏi : Đọc phần I và trả lời câu hỏi: Tiểu sử và con người
Nam Cao có ảnh hưởng như thế nào đến những sáng tác của
ông?
Vì sao NC và NTT được xem là nhà văn của người nông dân.
2. Đọc phần II và trả lời câu hỏi: Vì sao nói quan điểm nghệ
thuật của Nam Cao là sự kết tinh và hoàn thiện cho quan điểm
sáng tác của các nhà văn hiện thực trước 1945.
3. Tóm tắt những luận điểm chính về sáng tác Nam Cao qua hai
mảng đề tài chính: Nông thôn và người nông dân + Đề tài tiểu
tư sản. Có luận điểm nào còn mơ hồ, gây tranh luận, cần thảo
luận?
4. So sánh người nông dân trong sáng tác của Nam Cao với
những con người dưới đáy xã hội trong sáng tác của Vũ Trọng
Phụng (Cơm thầy cơm cô (http://www.sachhayonline.com/tua-
sach/com-thay-com-co)
Nam Cao : Nhà văn coi trọng “cảm giác và tư tưởng”, quan tâm
đến quá trình tha hóa của nhân vật nhưng không mất niềm tin
vào con người.

5. Mẫu số chung của hai mảng đề tài người nông dân và trí thức
tiểu tư sản trong những sáng tác của Nam Cao. Làm sáng tỏ
qua một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao.
6. Những đặc sắc trong nghệ thuật của Nam Cao? Cho ví dụ
minh hoạ từ văn bản cụ thể.
7. Vấn đề/ tác phẩm/ nhân vật/ chi tiết nào để lại ấn tượng sâu
đậm nhất cho anh/chị khi tiếp xúc với những tác phẩm của
Nam Cao? Vì sao?
BÀI LÀM
Câu 1 : Vì sao Nam Cao và Ngô Tất Tố được coi là nhà văn của người nông
dân ?
* NAM CAO ( hai mảng đề tài chính là người nông dân và trí thức tiểu tư
sản)
- Khắc họa đề tài về người nông dân, Nam Cao đã tạo ra một bức tranh chân thực
về cuộc sống nghèo đói và đau khổ trong nông thôn Việt Nam thời kỳ trước năm
1945.
- Ông tập trung vào việc miêu tả cuộc sống của những người nông dân bị xã hội
đàn áp và chà đạp, sống trong cảnh nghèo khó và bất công.
* NGÔ TẤT TỐ
- Giống với nhiều tác giả khác, Ngô Tất Tố cũng hướng ngòi bút của mình tới
những người nông dân.
- Ông đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn học hiện thực và đặc biệt
quan tâm đến đối tượng người nông dân nghèo.
- Tác phẩm của ông tập trung mô tả và phê phán cuộc sống của người nông dân,
với những khía cạnh như đói kém, áp bức của chủ nô, bất công xã hội và sự thiếu
văn hóa trong xã hội nông thôn.
Câu 2 :
- Xuất hiện ngay khi văn học Việt Nam đang có những lớp bụi mờ bao phủ, văn
Nam Cao vẫn tỏa ra ánh sáng riêng biệt thu hút tất cả bạn đọc yêu văn bằng chính
những cái “ thật đến mức trần trụi” mà ông miêu tả. Và đó chính là lý do giải thích
vì sao, Nam Cao luôn là một cái tên tỏa sáng trên dòng văn hiện thực một cách
sáng chói như vậy, như một màu cuối cùng tô điểm thêm sự hoàn hảo của bức
tranh văn chương.
- Trước Cách mạng tháng Tám, văn Nam Cao gây ám ảnh tới người đọc vềhình
ảnh của cái đói, cái khổ và tấn bi kịch của cuộc đời con người. Ông đưa nhân vật
của mình vào một hoàn cảnh khốc liệt và rồi để họ chìm sâu vào bi kịch tăm tối,
không lối thoát. Đó là cái chết thảm thương với mong muốn giải thoát của Chí
Phèo, khi bản thân anh ta sinh ra vốn là một con người nhưng bị người đời khước
từ quyền được làm người. Đó là anh Hộ- một người nghệ sỹ mang trong mình
nhiều ước mơ cao đẹp nhưng “ áo cơm gì sát đất” khiến anh chìn trong vũng lầy
của đói khổ. Nam Cao dùng chính ngòi bút sắc bén của mình để quét sạch đi sự
yên ả đến mức giả tạo của làng quê thanh bình, để chính người đọc nhận ra, sau
những thứ được gọi là “ an nhàn” ấy là bao nhiêu nỗi khổ đau, bi kịch mà con
người ta phải chịu đựng. Tất cả các tác phẩm thời kỳ này đều lâm vào bế tắc, nhân
vật không lối thoát chỉ có thể đi tới cái chết bởi đó là con đường duy nhất. Đó cũng
chính là chân dung hiện thực Việt Nam ta trong những năm trước 1945: cái đói
triền miên, xóm làng xơ xác, con người khổ cực. Ở giai đoạn này, văn chương của
ông thể hiện tính triết lý vô cùng sâu sắc với hai quan niệm nghệ thuật được coi
như bản tuyên ngôn của nghệ thuật. “Chao ơi, nghệ thuật không cần phái là ánh
trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau
khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...”. Với ông, nghệ thuật hãy nên là chính
nó, phải là sự thực ở đời, là hiện thực cuộc sống không tô vẽ. Hơn hết, nếu đã là
văn chương, là một tác phẩm có giá trị thì tất yếu “phải vượt lên trên tất cả các bờ
cõi và giới hạn, sẽ là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng
được một cái gì lớn lao và mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng
lòng thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn”. [2] Dù
con mắt có hiện thực đến đâu, sâu thẳm trong con người Nam Cao vẫn mang giá trị
nhân đạo sâu sắc, đó cũng là lời giải thích cho việc những tác phẩm của ông trong
giai đoạn này tuy mang nặng chất hiện thực nhưng sâu bên trong lại chất chứa tinh
thần nhân đạo cao đến như vậy.

Câu 5 :
- Ở cả hai mảng đề tài chính, tác phẩm của Nam Cao thường mang trong mình tư
tưởng chung về sự bất công và những băn khoăn về tình trạng con người bị ảnh
hưởng bởi đói nghèo.
- Ông tìm cách tạo ra sự đồng cảm và sự thấu hiểu đối với những nhân vật trong
tác phẩm.
- Thông qua đó, ông thể hiện sự quan tâm đến tình hình xã hội và mong muốn thay
đổi tình thế của những người nghèo.
Câu 6 : Nét đặc sắc nghệ thuật
* Một ngòi bút phân tích, miêu tả tâm lý sắc sảo
- Tác giả quan tâm đến đời sống nội tâm tình cảm của con người, Nam Cao chú
trọng miêu tả nội tâm bên trong của nhân vật. Đối với những người thấp cổ bé
họng tác giả chú trọng đến những đau khổ cả về vật chất lẫn tinh thần của họ.
- Về tầng lớp trí thức tiểu tư sản tác giả phát hiện những bi kịch tinh thần, tư tưởng
và hoài bão của họ trong mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
VD: Hộ định thoát li vợ con để rảnh rang theo đuổi văn chương. Nhưng Hộ không
thể ích kỷ tàn nhẫn như vậy. Hộ đã hy sinh sự nghiệp để giữ lấy tình thương. Rồi
lại rơi vào sự nuối tiếc, sự cục cằn thô bạo. Khi tỉnh lại, Hộ càng đau đớn hơn nữa
lẽ sống cuối cùng cũng không giữ được. Hộ nói với vợ trong tiếng nức nở : "Anh ...
chỉ là... một thằng... khốn nạn"
+ Cậu giáo Thứ, giáo San: những thanh niên con nhà có máu mặt một chút ở
thôn quê, bằng con đường học hành, họ cố leo lên một chổ đứng tử tế trong xã
hội, những mong thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Nhưng lớp "đồ tây" ấy chẳng
may mắn hơn lớp đồ nho trước họ: hoặc học hành giỏi giang hoặc có mảnh bằng
đấy mà vẫn thất nghiệp. Họ rơi vào tình cảnh dở sống dở chết. Bị hắt ra ngoài lề
xã hội một cách thảm hại.
* Một nghệ thuật trần thuật hiện đại
- Tâm lý nhân vật Nam Cao gắn bó mật thiết với phương thức trần thuật. Nắm
vững tâm lý con người, nhà văn tập trung miêu tả quá trình tâm lý xây dựng tính
cách Nam Cao rất chủ động, linh hoạt, tỉ mỉ, sâu sắc trong cách kết cấu tác phẩm.
- Tâm lý nội tâm bên trong được nhà văn khai thác triệt để, Nam Cao có nhiều
điểm mới trong phương thức trần thuật, tác giả đặt điểm nhìn thứ ba để bao quát
hiện thực, bối cảnh truyện và đi sâu vào tâm lý nhân vật rất tự nhiên, chân thực.
* Những triết lý qua giọng điệu cảm xúc trữ tình
- Nam Cao là nhà văn triết luận. Nhiều triết lí nhân văn cao đẹp được phát hiện khi
đọc các tác phẩm của ông. Triết lý trong tác phẩm thường được tác giả gửi gắm
vào lời độc thoại nội tâm của nhân vật.. Những triết lý của ông thấm đãm cái bình
dị. Nếu như nội dung triết lý làm cho tác phẩm Nam Cao có chiều sâu thì giọng
điệu trữ tình lại làm cho tác phẩm của ông đầy vẻ thiết tha xúc động lòng người.
VD: Trong truyện ngắn: “Đời thừa”, nhân vật Hộ là một nhà văn, hắn yêu thích
văn chương, có lý tưởng, hoài bão về văn chương chân chính “Văn chương không
cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn
chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có...” . Nhưng hoàn cảnh gia đình
nghèo khổ. Hộ luôn mắc kẹt, mâu thuẫn và đôi khi dẫn đến xung đột nội tâm với
hiện thực và lý tưởng ấy: “Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu
những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận
rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì
giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những
bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn
sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiếnrăng vò
nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn... Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn
thay cho hắn!...Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình
lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng
cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm
áo mà đủ mệt”.
Câu 7 :
1. Nhân vật của Nam Cao là những nhân vật luôn đi qua những chuỗi bi kịch
(không đến một lần), bi kịch sau bao giờ cũng cay đắng, chua xót hơn bị kịch
trước, tận cùng bao giờ cũng là những cái chết, có thể là những cái chết sinh
học, nhưng phổ biến hơn, đau xót hơn là cái chết của nhân cách.
** Thân thể
 Xưa nay người ta coi thân xác, thân thể thuộc tự nhiên, do tạo hoả sinh ra,
nhưng Nam Cao còn cho rằng thân thể là sản phẩm của môi trường xã hội.
Thị Nở: cái xấu của tạo hoá
Chí Phèo: cái xấu của môi trường đóng dấu lên gương mặt nhân vật.
 Nam Cao nhận ra chân dung phụ thuộc xã hội, những con người dưới đây
hiện lên trong hình hài xấu xi. Gương mặt bị ảnh hưởng bởi môi trường, bị
đóng dấu những xấu xa lên gương mặt
 Định mệnh thứ nhất do tự nhiên, Định mệnh thứ hai do môi trường xã hội
đem lại, phải gánh chịu. NC đối thoại với quan điểm truyền thống: thân thể
là tầm thường, linh hồn mới cao quý (thân thể có rồi lại mất). NC chứng
minh điều ngược lại, thân thể chính là sự tồn tại của con người, quyết định
lại linh hồn. CP: lấy cái chết để chứng minh lương thiện
2. Nam Cao thường nói về bi kịch của cái đói, miếng ăn, rét, bệnh tật, thân xác,
thân thể, cô đơn
Cái đói: “Con người rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm
+ Con người phải ăn những thứ không giành cho con người (Nghèo)
+ Con người phải ăn cách ăn của con vật (Trẻ con không biết đói)
+ Con người phải bất chấp nhục nhã, xấu hổ để tìm miếng ăn (Một bữa no, Hai
người ăn tết lạ)
+ Cái ăn khiến con người phải bất chấp sức khỏe, mang song (Quên điều độ)
3. Khi con người rơi vào đáy sâu của bi kịch thì cũng đồng thời Nam Cao nhìn
thấy ở họ ánh sáng của nhân tính.
Cái chết làm toả sáng nhân cách (Chí Phèo, Lang Rận, Lão Hạc)

You might also like