You are on page 1of 5

1, Đối tượng phản ánh (Ptrang):

- Đối tượng phản ánh của văn học là toàn bộ hiện thực: Cái mọi người quan
tâm trong đời sống chính là nội dung của nghệ thuật. Hay nói cách khác,
“không có gì là rừng cấm của thi ca”.
+ Đi đến tận cùng những câu chữ trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam
Cao như phơi bày toàn bộ hiện thực, lên án tố cáo xã hội đương thời
ngay trước mắt bạn đọc.
+ Xã hội ấy đã đẩy người nông dân và bi kịch tha hóa, bi kịch bị cự
tuyệt quyền làm người.
+ Mặt khác, với hai cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến, tác phẩm đã
cho thấy mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội Việt Nam.
- Con người là đối tượng trung tâm:
+ Văn học không phản ánh con người như những khái niệm trừu
tượng mà khám phá con người như những tình cảm cụ thể, sinh
động, cảm tính mà vẫn hướng tới những phẩm chất có ý nghĩa xã
hội, những kiểu quan hệ xã hội nghĩa là có sự thống nhất giữa cái
riêng và cái chung.
+ Ở đề tài người nông dân, khi Nam Cao xuất hiện trên văn đàn thì
các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… đã rất nổi
tiếng. Đó là một thách thức lớn nhưng “Chí Phèo” ra đời, trở thành
tác phẩm hay nhất, tiêu biểu nhất về thân phận người nông dân
trước cách mạng. Con người trong truyện ngắn của Nam Cao vừa bị
rơi vào bi kịch bần cùng vừa bị xô đẩy vào con đường lưu manh, tội
lỗi và bị xói mòn về nhân phẩm.

=> Như vậy, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ độc đáo, sâu sắc về nỗi
khổ của người nông dân khi bị áp bức bóc lột tàn tệ trong xã hội thực dân phong
kiến, quan tâm đến một bi kịch còn đau đớn hơn bi kịch tô tức, cường hào là tấn
bi kịch tinh thần. Đó đồng thời thể hiện một cái nhìn mới về con người, về đối
tượng phản ánh trung tâm của văn học.

3, Phương thức phản ánh


- E.Casire nói: “Nghệ thuật quả thực là biểu hiện tình cảm nhưng nếu
không tạo hình thì nó không thể biểu hiện.” Tình cảm xã hội thẩm mĩ
trong văn chương không thể tồn tại một cách trừu tượng mà cần phải được
hình thức hoá qua hình tượng nghệ thuật. Nắm bắt được đặc trưng này,
Nam Cao đã dựng nên một hình tượng kinh điển trong nền văn học nước
nhà, đó là Chí Phèo.
- Hình tượng Chí Phèo được xây dựng trên một tuyến thời gian cùng sự
xoay chuyển trong nhân hình, nhân phẩm. Ban đầu, anh là người canh
điền hiền lành, chân chất. Nhưng sau 7,8 năm ở tù, anh trở về với một
hình hài khác, một “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, cùng sự biến chất đến
cực điểm. Thế nhưng, chính nứt vỡ đó trong tính người của Chí đã làm bật
lên mạnh mẽ những vấn đề nhức nhối của thời cuộc và củng cố thêm nhiều
điều:
+ Sự thống nhất khách quan - chủ quan: cùng viết về người nông dân
nhưng Nam Cao chọn xoáy vào cái lao dốc đáng báo động của nhân
tính, để từ đó tố cáo sâu cay xã hội và khai mở những mạch ngầm
phẩm chất lưu lại trong họ.
+ Sự thống nhất cụ thể - khái quát: người ta bắt gặp trần đời chỉ môt
và một Chí Phèo “vừa đi vừa chửi”, rạch mặt ăn vạ. Dù anh cá biệt
là thế, nhưng bao tinh chất, điển hình cho con người thấp cổ bé
họng xưa, anh cũng có đủ.
+ Sự thống nhất lí trí - tình cảm: Nam Cao tưởng như đã “đóng cũi
sắt tình cảm”, song vẫn trở thành vị luật sư nhiệt thành nhất bào
chữa cho nhân vật của mình. Ông cũng nắm bắt những vấn đề căn
cốt, những mâu thuẫn cơ bản của thời đại một cách chính xác và
tinh nhạy - điều chỉ có một lí trí sáng suốt mới có thể thực hiện
được.

2, Chức năng nhận thức ( Xuân ) :


3, Chức năng giáo dục (Hồng)
—-> Tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao đã nuôi dưỡng, bồi đắp cho độc giả
sự trân trọng, nâng niu khát vọng hướng đến những điều chân chính, nâng
niu những ước mơ vô cùng nhỏ bé, chính đáng của con người.
- Năm 18 tuổi Chí làm canh điền cho nhà lý kiến. Khi đó hắn là một anh nông dân
hiền lành, chăm chỉ, hắn cũng đã từng mơ về một ngôi nhà ở đó vợ chồng hạnh phúc
bên nhau, vợ dệt vải nuôi tằm, chồng cuốc mướn cày thuê, rồi chúng bỏ một con lợn
ra nuôi khá giả thì mua dăm ba sào ruộng. Nhưng có ai ngờ thân phận nô lệ đâu để
cho hắn yên khi thói dâm dục của bà 3 ý kiến nổi lên cùng thói ghen tuông của lão
cũng là lúc Chí Phèo bị đẩy vào tù để rồi 7, 8 năm sau ra tù chí đã trở thành con
quỷ dữ của cả làng vũ đại bị mọi người xa lánh, sợ hãi.
2, Tác dụng (Linh)
1. Đồng cảm
- Đồng cảm bắt nguồn từ sự đồng điệu : Mỗi chúng ta khi tiếp xúc với một
nhân vật , một nỗi lòng hay một cảnh ngộ trong trang văn đều sẽ phải
“ngả mũ cúi chào” , ở đó ta nhìn thấy phần nào của chính mình . Có thể là
những điểm gặp gỡ , đồng tình về tư tưởng quan niệm cũng có chăng là
âm rung đồng điệu của con tim như cái cúi đầu trầm ngâm “tư cố hương”
trong thơ thi tiên Lý Bạch hay sự hưởng thụ , an nhiên như bé Hồng khi
“trong lòng mẹ”.
+ "Trong con người tôi có cả Chí Phèo và Thị Nở" ( Thành
Chương ) , là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện thực phê
phán Việt Nam Nam cao luôn hướng ngòi bút của mình khắc
họa những vấn đề nhức nhối của đời sống, những vấn đề và
nỗi lòng “chung cho cả loài người” . Ta sở dĩ rung động mãnh
liệt khi Chí phèo ngửi mùi rượu mà chỉ thấy hương cháo hành
thoang thoảng rồi lại xót xa khi “sự ngọt ngào đã làm hắn
tan chảy”biết bao hận thù dù cho có là một thoáng dịu dàng
giả dối của Bá Kiến - nguồn cơn trực tiếp ép Chí tha hóa . Bởi
thẳm sâu trong mỗi con người , ai cũng khát khao được đối
xử dịu dàng .
+ người ta yêu “chí phèo” đâu chỉ vì cái hiện thực trần trụi
mà nó phơi bày , hơn thế , ta yêu cái tinh thần nhân đạo và
sự thương cảm , trân quý Nam Cao dành cho những kiếp
người bị thói đời giày xéo : Nát rượu, rạch mặt và chửi đổng
chỉ là cái cách để Chí Phèo cố gắng thoát ra khỏi cái đời sống
tăm tối mà Chí và những người dân làng Vũ Đại phải sống.
Nhưng trong tất cả tăm tối và thê thảm ấy của Chí Phèo vẫn
có một đêm trăng hiện ra, vẫn có một bát cháo hành, vẫn có
một sự chia sẻ và vẫn có một sự lóe sáng từ một thân phận
bần cùng nhất.
- “văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có , luyện cho ta những
tình cảm ta sẵn có”, sự đồng cảm của bạn đọc không cứ phải bắt nguồn từ
nhưng kinh nghiệm đồng điệu. Ta chưa từng vào tù cũng chẳng vị vu oan ,
không phải rạch mặt ăn vạ để kiếm sống cũng không bị vứt bỏ tàn nhẫn ,
tất cả điều ấy đều là trải nghiệm của riêng Chí thôi hay nhiều nhất thì
cũng chỉ là những con người thời ấy nhưng nhờ “trắc ẩn chi tâm” ta vẫn sẽ
dâng lên những phẫn nộ uất ức hoặc đau đớn , hy vọng như chính những
những đợt sóng lòng của chí .
=> “tất cả những nhân vật nhờ sức mạnh màu nhiệm của ngôn từ mà trở
nên có hồn , đang vây quanh ta , đọng chạm vào da thịt ta, ta cảm thụ đến
đau đến nỗi khổ của họ , cười và khóc với họ , căm thù và yêu họ, thấy rõ
ánh sáng niềm vui và làn sương ẩm ướt u buồn trong mắt họ, ta sôngs
cuộc sống với họ như bạn bè,và tất cả những cái đó dằn vặt ta một cách
tuyệt vời như cuộc sống thật vậy, chỉ có điều trọn vẹn hơn và đẹp hơn
thật” ( M. Gorki ) .Chính nhờ sự đồng cảm sâu sắc với tác phẩm ,bạn đọc
ngược lại được trang văn bồi đắp và khơi dậy những tình cảm phong phú
đồng thời có thể “rẽ văn”, thâm nhập vào sâu hơn tác phẩm.
2. Thanh lọc
- Đạt được sự cân bằng trở lại về tâm lý : Lâu nay, quá nhiều người đang
nhìn Chí Phèo như một kẻ quấy rối xã hội, Thị Nở như một sự xấu xí, cái
lò gạch hoang như một góc địa ngục. Đó là những gì một người “đọc” “chí
phèo”nhìn thấy ban đầu, chỉ dừng lại ở đọc thôi và vì thế thế giới trong họ
lại thêm những mảng màu u tối với những con người xấu xí, gàn dở ,
những góc khuất đổ nát hoang tàn. Nhưng không , khi ta thật sự mở lòng
để tiếp nhận tác phẩm thì trái lại , thế giới trong ta sẽ được gạn lọc đi
những vết bùn nhơ bởi ở đó ta thấy được không chỉ là một con quỷ lưu
manh mà còn là một linh hồn sứt sẹo liều mình tìm lại sự lương thiện , một
người không chỉ xấu xí , dở hơi mà còn biết chăm sóc , quan tâm và bới tìm
được viên ngọc của nhân cách bị chôn vùi dưới sự bẩn thỉu , mục nát.
- sự mở rộng và nâng cao : chứng kiến sự giằng xé , vật lộn của Chí Phèo ,
của một con người dù đã gần như nát bấy dưới bùn nhơ vẫn cố gắng bò lên
trong ta như được thanh lọc , trở nên tươi sáng hơn , tin tưởng hơn vào
chính mình vào cuộc sống và những giá trị tươi đẹp mãi trường tồn
=> văn chương là một thứ “khí giới thanh cao và đắc lực” giúp tâm hồn
bạn đọc “ thêm trong sạch và phong phú hơn”. Nó tạo nên cho ta một sức
đề kháng để trở nên miễn nhiễm , xa lánh cái xấu cái ác đồng thời thanh
lọc thế giới bên trong con người , hình thành trong mỗi bạn đọc ý thức tự
thanh lọc , tinh tuyển hạt ngọc trong những viên sỏi đá cuộc đời
3. Bừng tỉnh
- sự thức tỉnh về tâm hồn , về lương tri :
- mở ra vô vàn những chiều kích về cuộc sống từ đó đánh thức những gì đã
ngủ quên trong mình :
4. Ghi tạc Phải đâu mà áng văn, áng thơ lại day dứt lòng người như thế ? Có chăng
đó là những chữ nghĩa mà anh chắp bút lên luôn nặng trĩu, thấm đượm và tràn trề
một bầu cảm xúc ấm nóng khi thấp thoáng trong từng trang văn, tưởng như ta có thể
nghe cả tiếng van nài, tiếng thét khổ đau hay tiếng thầm thì thương mến của văn sĩ .
Anh ta lăn lộn, oằn mình với đời để rồi nỗi lòng ấy tích tụ, đè nén trong trái tim và nó
vỡ ra, tràn ra, lênh láng trong từng áng thơ, lời văn .
5.

You might also like