You are on page 1of 1

"

Trang chủ / Bài viết / Ngữ Văn 11 / Bài văn của


học sinh giỏi: Phân tích diễn biến tâm trạng
Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở

Điện Tử Sale Sốc


Shopee

GIẢM 6%

Điều Khiển FPT Play Box Chính Hãng…


177.000₫ 190.000₫ Mua sắm ngay bây giờ

Bài văn của học sinh giỏi: Phân


tích diễn biến tâm trạng Chí
Phèo từ buổi sáng sau khi gặp
Thị Nở
LogaVN 3 năm trước 14365 lượt xem
| Ngữ Văn 11
!
Bài văn của học sinh giỏi: Phân tích
diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ buổi
sáng sau khi gặp Thị Nở

Tuyển tập những bài văn hay về


truyện ngắn Chí Phèo.
Đề bài : Phân tích diễn biến tâm trạng
của nhân vật Chí Phèo trong truyện
ngắn Chí Phèo của Nam cao từ buổi
sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết
thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của
nhân vật này
Bài văn tham khảo
Nam Cao là người hay băn khoăn về
vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh
trọng đối với con người. Ông thường
dễ bất bình trước tình trạng con
người bị lăng nhục chỉ vì bị đày đọc
vào cảnh nghèo đói cùng đường”
(Nguyễn Đăng Mạnh). Với tấm lòng
nhân đạo ấy, Nam cao đã khước từ
thứ văn chương lãng mạn đế đến với
dòng văn học hiện thực. Đây cũng
chính là nơi Nam Cao đã kí thác toàn
bộ những tâm tư tình cảm, triết lí
nhân sinh của mình về cuộc đời, con
người. Hàng loạt các tác phẩm đã ra
đời nhằm “minh oan”, “chiêu tuyết”
cho những con người bị miệt thị một
cách bất công: Chí phèo, Một bữa no,
Lang Rận, Tư cách mõ... Trong đó Chí
Phèo là một tác phẩm tiêu biểu nhất
của Nam Cao trước Cách mạng tháng
Tám, viết về đề tài người nông dân
nghèo và đánh dấu một bước phát
triển đáng kế của văn xuôi Việt Nam.
Có thể nói nhân vật Chí Phèo trong
tác phẩm là một điển hình nghệ
thuật về người nông dân nghèo từ
lương thiện sa vào tha hóa rồi lại rơi
vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
người nhưng luôn cố vẫy vùng để đến
với ánh sáng của thiên lương. Chi tiết
để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong
lòng người đọc đó chính là mối tình
giữa Chí Phèo và thị Nở. Mối tình có
một không hai trong làng văn Việt
Nam khiến ta phải đọc rồi suy ngẫm
rất nhiều về tình người trong cõi
nhân thế.

Chí Phèo tự lúc nào đã đi vào trang


văn Nam Cao và rồi lại từ trang văn
Nam Cao bước ra. Nhân vật điển hình
đến mức gấp sách lại ta vẫn thây day
dứt về một anh Chí vốn hiền lành
lương thiện thế nhưng do sự áp bức
ghê gớm cùa bọn chúa đất, thực dân
đã khiến anh trở thành “con quỷ dữ”
của làng Vũ Đại. Tưởng chừng Chí
Phèo đã bị tha hóa hoàn toàn với một
tâm hồn chai đá, những hành động
mất lí trí, bị hủy hoại cả về nhân tính
lẫn nhân hình, bản chất lương thiện
bị che lấp. Nhưng trong trái tim anh
vẫn len lỏi một thứ ánh sáng nhiệm
mầu, đó chính là ánh sáng của lương
tri. Nam Cao là thế đó. Ông không bao
giờ để nhân vật của mình chìm trong
bóng tối mà luôn để nhân vật trượt
trên mặt phẳng nghiêng”, luôn cố
vùng vẫy để thoát khỏi cái thế giới
của con thú trở về với thế giới con
người. Ranh giới ấy rất mong manh
và vô cùng khó khăn. Liệu Chí có thê
thực hiện được không? Ai sẽ là người
giúp anh làm được điều này? Thị Nở ?
Chính thị Nở là người hé mở cánh cửa
để Chí trở về với ánh sáng của lương
tri. Đọc đoạn văn này người đọc vô
cùng sảng khoái trước nghệ thuật
phân tích nội tâm tâm lí nhân vật rất
tinh tế của Nam Cao.
Nhưng cái hay của Nam Cao không
chỉ là những đoạn văn phân tích tâm
lí nhân vật sắc sảo mà còn là Nam Cao
đã xây dựng được một nhân vật hết
sức ấn tượng – thị Nở một người ngấn
ngơ như những người đần trong cổ
tích và xấu ma chê quỷ hờn nhưng lại
có một sức hút, sức hút của tình
người đã kéo Chí về với ánh sáng
nhân tâm. Nếu ta vẽ một chân dung
thj Nở riêng biệt chắc ta phải hoảng
hốt bỏ chạy vì cái “dung nhan” ấy.
Nhưng nếu ta vẽ hình ảnh của thị với
nồi cháo hành nghi ngút khói trên
tay đem đến cho Chí khi hắn đang đói
cào ruột bởi “trận thổ đêm qua”, khi
hắn đang buồn bã cô đơn nhất, đang
“thèm khát người” nhất, đang đau
khổ tuyệt vọng nhất… thì hình ảnh
ấy rung động người đọc biết bao! Đó
là sự rung động của nhân tâm rất tự
nhiên, rất vô tư không hề “sợ hãi” như
những người dân khác ở làng Vũ Đại
mỗi khi gặp Chí và cũng không hề
tính toán thiệt hơn. Thị không biết
tính toán và cũng chẳng cần tính
toán. Cái nghĩa tình có ai tính toán
bao giờ. Tình cảm của thị thô mộc,
nguyên sơ khiến ta cảm động quá!
Chính Nam Cao cũng không thể kìm
lòng trước vẻ đẹp ấy. Nên ở trang văn
này, ta bắt gặp những đoạn miêu tả
khung cảnh thiên nhiên rất đỗi thơ
mộng. Đó là những ánh sáng dịu hiền
của trăng, trăng in cái bóng dáng
xệch xạc, méo mó của Chí Phèo trên
đường làng, trăng trên vườn chuối,
hình ảnh cả hai ngủ say dưới trăng…
Và trong khung cảnh ấy ông đã ghép
một đôi tâm sự rất xứng đôi: Chí Phèo
– thị Nở. Đương nhiên hai con người
ấy có ngôn ngữ tâm sự riêng của họ,
ta không bàn đến mà chi biết rằng: từ
sau cái đêm trăng thanh gặp thị, Chí
Phèo đã nhận thầy một thứ thèm
khát (không phải thèm rượu) đang
sôi sục lên trong anh đó chính là sự
mong muốn làm người. Niềm mong
muốn ấy được Nam Cao miêu tả một
cách tỉ mỉ, tinh tế những thay đổi rất
tinh vi từ trong từng tế bào của Chí.
Điều đầu tiên nhà văn để cho Chí
nhận ra thực tại của mình qua hình
ánh cái túp lều. Đó là cái túp lều ngoài
bờ sông (thuộc đất lưu không) mà
anh đã phải đánh đổi bằng máu, bằng
lương tri, làm tay sai cho bá Kiến mà
có được ấy. Một cái túp lều ẩm thấp,
tối tăm: “Ở đây người ta thấy chiều
lúc xế trưa gặp đêm khi bên ngoài vẫn
sáng”. Đây không phải nơi ở của con
người, nó là địa ngục trần gian mà
Chí đang chết dần chết mòn trong đó.
Vậy mà chưa bao giờ Chí Phèo nhận
thây thế bởi Chí Phèo chưa bao giờ
hết say. Đây là lần đâu tiên Chí nhận
ra cái hiện thực cay đắng phũ phàng
ấy.
Tiếp đó, nhà văn để cho Chí Phèo cảm
nhận được những thanh âm của cuộc
sống: tiêng chim ríu rít, tiêng trò
chuyện của các người buôn hàng,
tiêng anh thuyền chài gõ mái chèo
đuổi cá… Những ầm thanh quen
thuộc đó ngày nào chả có. Nhưng đã
bảy, tám năm trời nay, từ khi ra khỏi
tù, lúc nào Chí cũng chìm trong cơn
say thì làm sao Chí nghe được. Cuộc
đời của anh là những cơn say dài
mênh mông, vô tận, “tràn từ cơn say
này sang cơn say khác…” đến mức “…
Hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc
say, thức dậy vẫn còn say…Hắn làm
tấtcả trong lúc người hắn say…”. Thế
đấy, đã bao giờ hắn tình để mà nghe
những thanh âm của cuộc sống
thường nhật chứ. Đây là lần đầu tiên
sau một giấc ngủ dài Chí nghe thấy
những thanh âm ấy. Những thanh âm
của cuộc sống giản dị đã thức kéo
thiên lương trong anh, lòng anh bỗng
mơ hổ buồn. Chao ôi buồn rồi lại nao
nao buồn! Cái buồn đó cứ như một
cơn gió lúc thì ổ ạt lúc thì nhẹ nhàng.
Bằng bút pháp phân tích nội tâm sâu
sắc, tinh tế, Nam Cao đã mô tả quá
trình thức tỉnh lương tri của Chí Phèo
theo trình tự logic biện chứng.
Nhận ra được thực tại, đón nhận được
giọt âm thanh của cuộc đời, nhà văn
để cho Chí nhớ về quá khứ “hình như
có một thời hắn đã ao ước có một gừ
đình nho nhỏ, . chồng cuốc mướn cày
thuê vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con
lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì
mua dăm ba sào ruộng làm”. Cái ước
mơ chân chính, nhỏ nhoi nhưng sao
lại quá khó đốì với Chí. Rồi Chí nhìn
về hiện tại và tương lai “Chí Phèo
hình như đã trông thấy tuổi già của
hắn; đói rét, ốm đau và cô độc Chí sợ
cô độc nhất. Khi đã sợ cô đơn là lúc
con người ta cô đơn nhất và khao
khát sự sum vầy. Nhưng Chí vốn là
con hoang, không gia đình, không
nhà cửa, không họ hàng thân thích.
Hắn lại là con quỷ dữ trong mắt người
dân ở làng Vũ Đại, không ai chấp
nhận hắn chứ đừng nói đến chuyện
sum vầy.
Và khi Chí đang nhìn về tương lai đen
tối kia với tâm trạng cô độc, sợ hãi,
cũng may là thị Nở đến nếu không thì
Chí khóc mất. Thị Nở bước vào cùng
với bát cháo hành, một hình tượng
đẹp nhất, một chi tiết nghệ thuật
đem đến nhiều mĩ cảm. Chí Phèo
ngạc nhiên, hết ngạc nhiên thì mắt
Chí ươn ướt. Có lẽ vì đây là lần đầu
tiên Chí được một người đàn bà cho
ăn, bởi vì xưa nay Chí vẫn phải “dọa
nạt hay giật cướp” của người khác thì
mới có được. Nhưng thứ thị ho Chí
không đơn giản chì là bát cháo hành
mà còn là một tình yêu thương mộc
mạc , là sáng soi rọi vào sâu thẳm tâm
hổn Chí làm bừng lên chất người
trong anh, làm cho anh khát khao trở
về lương thiện, “thèm làm hòa với
mọi người”. Nhìn bát cháo hành bốc
khói, nhìn nụ cười tình tứ của thị, Chí
vừa vui mà vừa buồn, ta thây được sự
ăn năn và hạnh phúc từ trong nụ cười
của Chí. Cầm bát cháo húp, mổ hôi đổ
ra những giọt to như giọt nước nhưng
Chí vẫn cười, vẫn đắm say trong niềm
hanh phúc mà bát cháo hành mang
lại. Ôi! Nếu không có bát cháo hành
kia liệu ta có thấy được nụ cười của
Chí không hay chỉ thấy sự lưu manh
hung tàn của một con quỷ dữ? Bát
cháo hành là sức mạnh của tình yêu
nồng thắm, là biểu tượng của tình
người duy nhất ờ làng Vũ Đại. Nếu
đặt trong mối tương quan với nhân
vật bà Ba vợ bá Kiến – người đàn bà
đẹp nhât làng nhưng lại là “con quỷ
cái” (bà ta chỉ biết lợi dụng Chí, kêu
Chí lên bóp chân, lúc ấy anh chỉ thấy
nhục chứ yêu đương gì), thì thị Nở rất
đẹp. Vẻ đẹp của tình nghĩa nguyên sơ.
Quả thật, thị Nở càng xâu lại càng
đẹp! Thị Nở càng xấu, tác phẩm lại
càng hay! Đó là một thành công tuyệt
vời của Nam Cao khi ông đã xây dựng
được một hình tượng Tất thú vị.
Trước sự chăm sóc của thị, lòng Chí
bỗng trở nên trẻ con. Chí làm nũng
với Thị như với mẹ vậy. Chí muốn làm
người lương thiện “Trời ơi! Hắn thèm
lương thiện, hắn muốn làm hoà với
mọi người biết bao”. Đó là lời kệ, lời
miêu tả nội tâm Nam Cao hay đó
chính là tiếng lòng thẳm sâu của Chí?
Chỉ có điều là nó bị vùi lấy bảy, tám
năm trời nay. Hôm nay nó đã trỏ về.
Chính thị Nở đã dánh thức lòng thèm
khát lương tri của Chí. Nói cho cùng
đây là sự kết duyên của hai tâm hồn
đồng điệu. Tuy Thị Nở xấu xí nhưng
tâm hồn lại đẹp. Chí Phèo đã bị tha
hóa nhưng vẫn còn bản chất lương
thiện của người nông dân. Và khi bản
chất ấy sống dậy là khi Chí khao khát
gia đình” Giá cứ thế này mãi thì thích
nhỉ?”. Như thế này mãi nghĩa là Chí
muốn có cuộc sống bình yên và hạnh
phúc không chỉ riêng bên Thị Nở mà
còn bên mọi người. Cái tình yêu của
Thị và Chí nói đúng nghĩa hơn là vừa
cho vừa nhận” Đó là cái lòng yêu của
một người làm ơn. Nhưng cũng có
lòng yêu của người chịu ơn”.Mối tình
của Chí Phèo Thị Nở quả thực là”đôi
lứa xứng đôi”. Nhưng dụng ý của
Nam Cao không dừng lại ở đây. Nếu
cứ để Chí và Thị sống hạnh phúc bên
nhau thì đâu còn là hiện thực phê
phán nữa. Mối tình định mệnh của
Chí chỉ diễn ra chóng vánh trong năm
ngày. Đó là năm ngàu hạnh phúc nhất
trong cuộc đời của Chí, là năm ngày
Chí được sống trong sự chăm sóc bởi
tay một người đàn bà. Và khi hắn đã
đến cái dốc bên kia của cuộc đời rồi,
hắn mới cảm nhận được mùi thơm
của cháo hành” trời ơi cháo mới thơm
làm sao”Mùi vị cháo thơm hay đây lòa
vị ngọt của cuộc đời ? Hay là tấm lòng
săn sóc của Thị Nở? Hình ảnh thị Nở
cũng trở nên đẹp đẽ từ việc chăm sóc
Chí Phèo bằng bát cháo hành. Hình
ảnh ấy gợi cho ta cái không khí đầm
ấm của gia đình nông thôn xưa, thế
nhưng họ lại vấp phải rào cản lớn
nhất : ” Bà cô thị Nở”” Ai lại đi lấy
thằng Chí Phèo” Bà đại diện cho định
kiến khắt khe cổ hủ của xã hội phong
kiến đã làm đầy tràn li bi kịch của
Chí, đẩy Chí Phèo đến tận cùng của
tuyệt vọng, cắt đứt cái cầu nối cuối
cùng không cho Chí hòa nhạp với
cộng đồng . Khi bị cự tuyệt, hắn bỗng
nhiên ngẩn người, Hắn sửng sốt,
đứng lên gọi lại”Hắn đuối theo thị”.
Hoàn toàn vô vọng Chí cố uống rượu
đế say, để tìm quên đau khổ. Nhưng
“càng uống lại càng tỉnh”; “hơi rượu
không sặc sụa, hắn cứ thoảng thoảng
thấy hơi cháo hành, hắn ôm mặt khóc
rưng rức”. Nam Cao đã thật tinh tế
thật sâu sắc khi miêu tả những biến
đổi tâm trạng của nhân vật. Từ tâm
trạng ấy, ta thấy những khát khao
chân chính của Chí. Nhưng khi lương
tri đã trở về lại là lúc bi kịch ập đến.
Đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
người.
Nếu ta đánh giá cao tài năng của Nam
Cao trong nghệ thuật miêu tả, phân
tích nội tâm nhân vật và đặc biệt là
nghệ thuật thắt nút – tháo nút – thắt
nút trong tác phẩm thì chính đoạn
văn miêu tả mối tình Chí – thị là sự
tháo nút của nhà văn nhưng lại là để
lần thắt nút cuối cùng giải quyết toàn
bộ xung đột bằng hành động quyết
liệt của Chí ở cuối tác phẩm.
Đó là hành động đi đòi lương thiện
của Chí. Trong tận cùng đớn đau
tuyệt vọng, trong cơn khát thèm
lương thiện, mơ ước gia đình, Chí đã
tìm đến nhà bá Kiến (kẻ đã cướp đi
đời lương thiện của Chí) không phải
đế rạch mặt ăn vạ hay xin đi tù đế có
chỗ trú thân như mọi lần mà là để đòi
lương‘ thiện : “Tao muốn làm người
lương thiện”. Thế nhưng, Chí không
còn đường nào khác, khi anh nhận ra
được một bi kịch: “Không được! Ai
cho tao lương thiện, làm thế nào mất
được những vết mảnh chai trên mặt
này? Tao không thể là người lương
thiện nữa . Biết không ?”. Chí nói rất
dõng dạc câu nói đòi quyên làm người
và đó cũng Bà những tiếng kêu tuyệt
vọng của Chí. Bởi trong cái xã hội
“Chó đểu” (Vũ Trọng Phụng) ấy,
quyền sổng chính đáng của con người
không được chấp nhận. Vậy nên chỉ
có một cách: giết bá Kiến và tự sát.
Hành động của Chí Phèo như là một
quy luật tất yếu . Nó không đơn giản
là hành động trả thù cá nhân mà là
hành động trả thù giai cấp. Bị đè nén,
bị áp bức nhiều thì họ phải đứng lên
chống lại. Nhưng hiện thực lúc bấy
giờ, giết bá Kiến rồi Chí Phèo cũng chỉ
có một con đường chết. Đó cũng
chính là kết cục chung của các tác
phẩm hiện thực phê phán: nhân vật
hoặc lâm vào ngõ cụt không lối thoát
, hoặc là chết. Cái chết của Chí để lại
thương tâm cho người đọc. Không ít
người lên án, cho rằng Nam Cao quá
nhẫn tâm hoặc gắn cái hạn chế cho
nhà văn. Nhung không phải thế, yêu
thương sâu sắc người nông dân, gắn
bó máu thịt với cuộc sống của
họ.Nam Cao chắc sẽ rất đau trước cái
chết của Chí. Nhưng thời đại ấy,
không thể viết khác được. Đó là hạn
chế của thời đại chứ không phải của
nhà văn.
Tác phẩm khép lại là hình ảnh thị Nở
nhìn nhanh xuống bụng và đâu đó
hiện ra một cái lò gạch bỏ hoang (nơi
Chí Phèo ra đời). Hình ảnh ấy tạo cho
tác phẩm kết cấu vòng tròn, đầu cuối
tương ứng đổng thời cũng gọi ra cái
vòng luẩn quẩn tối tăm của người
nông dân nghèo. Hiện thực xã hội
cũng lại phơi bày ,Lại một quy luật
“tre già măng mọc”: Chí Phèo chết sẽ
có một Chí Phèo con ra đời, Bá Kiên
chết rổi nhưng còn trăm ngàn bá Kiến
khác… Biết khi nào người nông dân
mới thoát khỏi bốì cảnh ây? Đó là trăn
trớ của nhà văn, là sự day dứt của
người đọc. Trang văn Nam Cao bề
ngoài lạnh lùng nhưng bên trong
chan chứa tấm lòng nhân hậu, nhân
đạo, nhân văn cao cả là vậy.
Tóm lại đoạn văn miêu tả tâm trạng,
sự đổi thay, những khát khao và cả cái
bi kịch dẫn đên thảm kịch của Chí là
đoạn văn thành công nhất của Nam
Cao. Có thể coi đây là một bước ngoặt
lớn trong cuộc đời Chí. Là đoạn văn
thế hiện lòng yêu thương con người
và cả lòng tin tưởng vào “thiện căn” ở
con người Nam Cao. Cũng từ đó mà
tác phẩm thêm sức sông kì diệu, tô
đậm hơn giá trị hiện thực và làm ngời
sáng giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đến đây ta có thể mạnh dạn mà đồng
tình với một ý kiến của ai đó khi nói
“Nếu không viết Chí Phèo, Nam Cao
đã để lại cho văn học Việt Nam một
khoảng trống lớn”. Đúng vậy qua Chí
Phèo, Nam Cao đã đóng góp cho dòng
văn học hiện thực phê phán nói riêng
và văn học Việt Nam nói chung một
tiếng nói nhân đạo, một nhân vật
mang tính điển hình cho người nông
dân trước Cách mạng bị tha hóa, lưu
manh hóa nhưng luôn dám đấu tranh
để chống lại bất công. Nỗ lực không
ngừng, cái tâm – cái tài của Nam Cao
đã được chi nhận xứng đáng: “Trong
văn hóa Việt Nam, với ngòi bút Nam
Cao ta bắt đầu thấy thật có sự sống,
thật có con người trong truyện ngắn”
(Nguyên Hồng).
Bài văn sưu tầm

(Lê Thi Thanh Thảo – THPT Mĩ Quý,


Tháp Mười, Đồng Tháp)

Xem thêm : Tuyển tập đề thi và


những bài văn hay về Chí Phèo : Chí
Phèo

Giảm Giá Đến 50%


Shopee

GIẢM 6%

Điều Khiển FPT Play Box Chính Hãng…


177.000₫ 190.000₫ Mua sắm ngay bây giờ

Bài viết gợi ý:

1. Kiến thức cơ bản và bài văn mẫu


về bài thơ Vội Vàng SGK Ngữ văn 11

You might also like