You are on page 1of 6

MỞ BÀI CHUNG:

Đề tài về người nông dân vốn là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn. Đặc biệt
là vấn đề quyền sống, quyền làm người của con người giữa xã hội cũ đầy rối ren. Tuy
nhiên không phải khép lại đầy bế tắc như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hay bi lụy như cái
chết trong “Lão Hạc”, với chủ nghĩa nhân văn và lòng nhân đạo Nam Cao đã tạo nên một
kiệt tác mang tên “Chí Phèo”. Đây có thể coi là một bài ca về lương thiện và khát vọng
sống mãnh liệt của con người trong xã hội cũ. Và bước ngoặt của nhân vật Chí Phèo sau
khi ra tù khiến người đọc suy ngẫm biết bao nhiêu.(...)

Nam Cao sinh sinh năm 1915-1951. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần
nhân đạo, chuyên viết về hai đề tài: người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã
hội cũ và người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng
Tám.Nam cao luôn quan niệm rằng: “ nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,
nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia
thoát ra từ những kiếp lầm than.”. Chí Phèo là 1 kiệt tác trong văn xuôi VN hiện đại của
nhà văn Nam Cao viết vào năm 1941. lấy bối cảnh là một bức tranh xã hội u ám và xám
ịt. Nếu như các nhà văn khác đi sâu vào phản ánh phong túc hay đời sống cùng cực của
nông dân dưới thời thực dân phong kiến thì Nam Cao lại chú trọng đến việc thể hiện nỗi
đau hơn của những tâm hồn, nhân cách bị xúc phạm, bị huỷ diệt. Đồng thời ông cũng kín
đáo bênh vực và khẳng định nhân phẩm của những con người cùng khổ. Chí Phèo là nhân
vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước Cách mạng.

(1) Tác phẩm này mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo to lớn, nhất là thông qua cách
miêu tả nhân vật Chí Phèo, sự chuyển biến về tâm lý và con người của Chí sau khi ra tù
mang đến nhiều điều khiến con người ta phải suy nghĩ, thông qua đoạn trích “...”

Lật lại những trang đời, là đứa con hoang bị bỏ rơi từ mới lọt lòng, được một bác phó cối
không con đem về nuôi. Bác phó cối chết, Chí tứ cố vô thân, hết đi ở chỗ này lại đi ở cho
nhà khác. Không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, Chí lớn lên như cây cỏ,
chẳng được ai ban cho chút tình thương. Thời gian làm canh điền cho nhà lí kiến, Chí
được tiếng là hiền như đất. Dù nghèo khổ, không được giáo dục những chí vẫn biết đâu là
trái, đúng sai, đâu là tình yêu đâu là sự dâm đãng đáng khinh bỏ. Mỗi lần bị mủ vợ ba lí
Kiến bắt bóp chân, chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Cũng như bao nông dân nghèo
khác, Chí từng mơ ước về một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm: “Chồng cuốc
mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua
dăm ba sào ruộng làm.” Thế nhưng cái mầm thiện trong con người sớm bị quật ngã tả tơi
và không sao gương dậy được, chính cái xã hội bất lương, tàn bạo, cái xã hội thực dân đã
bóp chết ước mơ nhỏ nhoi ấy, nó tước đi quyền được hạnh phúc của một con người bình
thường. Có ai ngờ anh canh điền chất phác ấy đã thực sự bị tha hoá bởi sự ghen ghét, ta
đây, để rồi biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vì ghen tuông vô lỗi, Lý Kiến đã
nhẫn tâm đấy Chí vào tù và nhà tù thực dân đã nhào nặn chí thành con người khác hẳn.

Ra tù, chí biến thành một con người hoàn toàn khác trước, với cái sên sặc mùi giang hồ là
Chí Phèo: “Hắn về lớp…thằng săng đá.. Cả hai cánh tay cũng thế” Nhà tù thực dân tiếp
tay cho tên cường hào lý kiến, bắt bỏ tù một anh chí hiền lành, vô tội, để rồi thả ra một gã
chí phèo lưu manh,côn đồ. Từ một người lương thiện, chí bị biến thành quỷ dữ.Hãy nghe
Nam Cao mô tả diện mạo của Chí Phèo lúc ra tù: "Cái đầu cạo trọc lóc, cái răng cạo trắng
hớn, cái mặt thì đen mà rất tinh xảo, hai mắt gườm gườm, ngực và tay chạm trổ đầy
những hình thù rồng phượng, có cả một ông tướng cầm chùy. Trông Chí Phèo đặc như
một tên săng đá ". Hình ảnh này đã làm tái hiện một Chí Phèo khác hoàn toàn, thay thế
hắn nông dân thuần hậu ngày xưa giờ đây là một Chí Phèo sinh ra làm người nhưng
không được làm người, hiền lành chân chất là thế giờ đây trở thành con quỷ dữ của làng
Vũ Đại.Chí Phèo cả đời khao khát lương thiện nhưng giờ đây thành kẻ xấu xa mất rồi,
thành con quỷ dữ mất rồi. Hình ảnh của Chí uống rượu vừa đi vừa chửi bới hết sức buồn
cười, phải chăng đằng sau vẻ lãm khùng của hắn là tiếng gào thét vô vọng của nỗi khát
khao được giao tiếp với đồng loại. Trong cơn say hắn nhận ra những nỗi đau tột cùng của
một con người bị xã hội ruồng bỏ. "Hắn thèm nghe người ta chửi, đánh hắn có nghĩa là
không biết hắn là người". Thế nhưng hắn vẫn chửi, xung quanh hắn hắn là sự im lặng
đáng sợ, hắn đánh xong thì nói: "Nhà có ba con chó dữ với một thằng say rượu". Hắn đã
bị tước quyền giết người vĩnh viễn. Bản chất của Chí không phải là kẻ hung hăng, nát
rượu. Khi còn sống hắn đã "ao ước có một mái gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc
mướn vợ làm vải nuôi heo". Mơ ước của hắn chỉ bình dị bằng sức lao động chân chính,
cái hạnh phúc giản đơn nhưng ấm áp tình người mà ai cũng có được nhưng với Chí thì
quá đỗi xa vời. Giờ đây, trở về làng vũ đại, cái mảnh đất quần ngư tranh thực cá lớn nuôi
cá bé ấy, chí phèo không thể hiền lành, nhẫn nhục như trước nữa. Hắn đã nắm được quy
luật của sự sinh tồn: những kẻ cũng định càng hiền lành càng bị ức hiếp đến không thể
ngóc đầu lên được. Phải dữ dằn, lì lọm, tàn ác mới mong tồn tại. Hắn đã mượn men rượu
để tạo ra những cái đó.. Và cứ thế Chí Phèo say triền miên. Say để quên đi quyền làm
người, say để làm những việc mà người ta giao cho hắn làm, đốt phá, cướp giật, dọa
nạt… của bao người dân lương thiện. Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác,
thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, thức dậy hãy còn say… Chưa bao
giờ hắn tỉnh, và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ có hắn ở đời.
Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Nam Cao đã vạch ra rằng những người nông dân khốn
khổ phải giành lấy sự tồn tại sinh vật bằng việc bán cả nhân phẩm, trở thành lực lượng
phá hoại mù quáng, dễ dàng bị bọn thống trị thâm độc lợi dụng.

(2) Tác phẩm viết về bi kịch của người nông dân Việt Nam và đánh dấu một bước phát
triển đáng kể của văn xuôi Việt Nam. Trong đó, chi tiết để lại ấn tượng sâu đậm nhất
trong lòng người đọc có lẽ là diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.

Trong một đêm say, hắn tình cờ gặp Thị Nở – người đàn bà dở hơi xấu xí, và quá lứa lỡ
thì. Đêm hôm ấy, họ ăn nằm với nhau, sự chung đụng ngẫu nhiên ấy, mang tính bản năng
của người đàn ông trong cơn say.

Hắn còn cảm nhận về hương vị cháo hành, nó thơm và ngon lắm. Thị Nở còn cảm nhận
thấy hắn rất hiền.Bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Trái tim tưởng chừng
như chai đá của Chí Phèo đã dần dần sống dậy. Cái phần người trong hắn cũng hồi sinh.
Chí đã sống đúng với con người thật của mình, trở lại nguyên hình của anh canh điền
ngày xưa. Hành động chăm sóc đầy tình cảm yêu thương ấy làm tâm trạng Chí đi từ xúc
động đến ăn năn, hồi tỉnh. Bát cháo hành ấy là vị thuốc giải độc cho cuộc đời Chí. Không
chỉ giải cảm, bát cháo hành là tình người duy nhất đã gợi thức phần lương tri ngủ quên
trong lốt “con quỷ dữ Chí Phèo”. Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện,
thèm trở về cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành đã dẫn đường cho hi vọng hoàn lương:
Thị Nở có thể làm hòa với hắn thì mọi người cũng có thể làm hòa với hắn. Khát khao
lương thiện bùng dậy mãnh liệt đã khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở – về cây cầu
đưa hắn về với cuộc đời lương thiện. Bát cháo hành đã hoàn thành thiên chức gọi chất
người, khơi hòn than đỏ vùi trong lớp tro tàn đang âm ỉ, nó đưa Chí qua một cuộc lột xác
để về với sự lương thiện.

Ty của Thị Nở đã mở đường cho Chí Phèo trở lại làm người: “Trời ơi! Hắn thèm lương
thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao.. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao
người khác lại không thể được”. Cùng với mong ước được làm người lương thiện, Chí
khao khát hạnh phúc và một mái ấm gia đình. Và hắn nói “Gía cứ thế này mãi thì thích
nhỉ?”. Lúc này nội tâm của Chí đã bừng tỉnh, lương tri của hắn đã trỗi dậy mà thôi thúc
tình cảm hắn. Hắn thật sự muốn ”thế này” đó là muốn được ăn cháo hành, được sống bên
cạnh thị Nở, được thị quan tâm, chăm sóc, yêu thương và được làm nũng với thị.. “Hay
là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” một mái ấm gia đình vui vẻ, hạnh phúc, câu
nói này giống như một lời cầu hôn của Chí với thị Nở – một lời cầu hôn rất canh điền,
chất phác, giản dị. Hắn muốn sống như 1 con người đúng nghĩa, khao khát đc trở lại với
cuộc sống bình thường, được làm hòa với mọi người. Thị Nở sẽ là cây cầu nối giữa hắn
với cuộc đời. Chí Phèo bâng khuâng, háo hức nghĩ tới 1 tương lai tốt đẹp. Chính tình
người của Thị Nở đã thức tỉnh hồi sinh tình người trong Chí Phèo, thế mới biết sức cảm
hóa của tình thương kỳ diệu biết nhường nào! Phát hiện và miêu tả quá trình thức tỉnh của
Chí Phèo là một thành công nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao. Tác giả đã khéo lựa chọn
những chi tiết rất chân thực thể, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo hiện nên ý nghĩa của sự
hồi sinh là sự khẳng định sức sống của thiện lương, của lòng lương thiện.

(3) Thị nở cự tuyệt


Nhưng, bi kịch và đau đớn thay, cánh cửa cuộc đời vừa hé mở thì cũng ngay lập tức đóng
sầm lại trước mắt Chí Phèo, rốt cuộc thì ngày chút tình thương yêu của Thị Nở không đủ
mạnh để cứu hắn. Lời nói của bà cô Thị Nở như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt Chí
Phèo làm tắt ngúm ngọn lửa lòng vừa được nhen lên trong Chí. “Ai lại đâm đầu đi lấy
một thằng không cha không mẹ như cái thằng Chí Phèo” đã trở thành định kiến khắc
nghiệt lấp mất lối về của Chí. Cũng như mọi người dân làng Vũ Đại khác, bà đã quen coi
Chí là 1 thằng lưu manh, hơn thế nữa là 1 con quỷ dữ. Rồi cả Thị Nở, người đàn bà mà
hắn đặt trọn lòng hy vọng đó nghe lời bà cô cũng “ rướn cái môi vĩ đại mà ném vào hắn
bao lời chửi mắng”. Như thế, Chí Phèo thật sự rơi vào 1 bi kịch tinh thần đau đớn. Đó
chính là bi kịch của một con người chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống lương
thiện. Chút hạnh phúc nhỏ nhoi, mong ước được trở lại cuộc sống lương thiện cuối cùng
vẫn không đến được với Chí Phèo. Và thật là khắc nghiệt, khi bản tính người nơi Chí
Phèo trỗi dậy, cũng là lúc Chí Phèo hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện
được nữa. Định kiến xã hội thông qua bà cô thị Nở không cho hắn đặt chân lên nhịp cầu
hy vọng. Nói xa hơn, cái xã hội thực dân nửa phong kiến đó đã cướp đi của Chí quyền
làm người và vĩnh viễn không trả lại. Nó đã tiêu hủy và đã bẻ gãy chiếc cầu nối Chí với
cuộc đời.

Chí Phèo 1 lần nữa bị hắt hủi, ruồng bỏ phũ phàng. Chí Phèo lại uống rượu trong nỗi
tuyệt vọng, đau đớn tột cùng ”ôm mặt khóc rưng rức”. Chí Phèo uống thật say, nhưng lần
này k như mọi lần, càng say thì Chí lại càng tỉnh, càng tỉnh càng nhận ra bi kịch của cuộc
đời mình. Phẫn uất, tuyệt vọng Chí xách dao đi định đến nhà Thị Nở. Trong ý định, Chí
định đến nhà đâm chết con “khọm già”, con “đĩ Nở” nhưng sự thức tỉnh ý thức về thân
phận và bi kịch đã đẩy chệch hướng đi của Chí dẫn Chí đến thẳng nhà Bá Kiến. Hơn ai
hết lúc này Chí thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi quyền làm người của mình rằng: kẻ đã
làm cho mình phải mang lốt quỷ, kẻ đã làm mình ra nỗng nỗi khốn cùng này chính là Bá
Kiến. Anh càng thấm thía tội ác kẻ đã cướp đi quyền làm người, cướp đi cả bộ mặt và
linh hồn của mình. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với tư cách là một nô lệ thức tỉnh, đòi
quyền làm người. Thống thiết thay là tiếng kêu của Chí Phèo cuối tác phẩm: ”Tao muốn
làm người lương thiện!… Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những
mảnh vết chai trên mặt này?… Tao không thể làm người lương thiện nữa! Biết không!
Chỉ có một cách… biết không!” Đó là những câu hỏi vút lên đầy cay đắng và không lời
giải đáp. Câu hỏi chất chứa nỗi đau đớn đầy phẫn uất của một con người thấm thía được
nỗi đau khôn cùng của bi kịch cá nhân. Câu hỏi đánh thẳng vào bộ mặt của xã hội bất
lương. Câu hỏi như cứa vào tâm can người đọc về một thân phận con người đầy đắng cay
trong xã hội cũ. Căm thù cao độ và không còn lối thoát. Chí Phèo đã giết bá Kiến rồi tự
sát, lấy sự hủy diệt đời mình để giải quyết sự bế tắc của số phận. Chí đã chết khi cánh cửa
cuộc đời đã đóng chặt trước mặt anh không cho anh trở lại. Đó là sự thức tỉnh về quyền
sống, không chấp nhận đc cuộc sống của 1 con quỷ dữ nữa, anh muốn hoàn lương mà xã
hội đâu cho, bởi cái khát khao mãnh liệt được làm người đã bị dập tắt. Lương thiện có
ngay trong mỗi con người là di sản tinh thần của mỗi người. Tại sao phải đi đòi lương
thiện? À, thì ra Chí đã bị cái xã hội vô nhân tính ấy cướp mất. Khốn nạn thay cho Chí,
ngay cả cái quyền được làm một con người cũng bị xã hội người ăn thịt người ấy bóp nát.
Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời tố cáo mãnh liệt cái xã hội vô nhân đạo, xã hội thực
dân nửa phong kiến. Cái chết ấy là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trước
ngưỡng cửa về cuộc làm người, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi
của nhà văn: Hãy cứu lấy con người! Hãy yêu thương con người!

Tác phẩm Chí Phèo ra đời trước Cách mạng tháng Tám, đồng nghĩa với việc, số phận và
cuộc đời người nông dân hoàn toàn bế tắc, không lối thoát. Không phải vậy mà Chí Phèo
với bản chất vốn lương thiện đã không thể tồn tại trong xã hội ấy đó sao? Anh phải tìm
đến cái chết để được làm người… lương thiện. Còn với Vợ nhặt thì khác, dù lấy bối cảnh
là nạn đói năm Ất Dậu (1945) nhưng tác phẩm được viết lại vào năm 1955, tức sau Cách
mạng tháng Tám. Văn học thời kỳ này phải gắn liền và phục sự cho sự nghiệp cách
mạng. Do vậy, số phận của người nông dân, mà chủ yếu qua nhân vật Tràng có nhiều
điểm khác biệt: Có lối thoát với kết thúc có hậu.

Qua Chí Phèo, Nam Cao đã đóng góp cho dòng văn học hiện thực phê phán nói riêng và
văn học Việt Nam nói chung một tiếng nói nhân đạo, một nhân vật mang tính điển hình
cho người nông dân trước Cách mạng bị bần cùng hóa, lưu manh hóa đến tha hóa nhưng
luôn dám đấu tranh để chống lại bất công. Nỗ lực không ngừng, cái tâm - cái tài của Nam
Cao đã được chi nhận xứng đáng: “Trong văn hóa Việt Nam, với ngòi bút Nam Cao ta bắt
đầu thấy thật có sự sống, thật có con người trong truyện ngắn” (Nguyên Hồng).

You might also like