You are on page 1of 6

TỔ 2

Đề: phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm truyện “Chí Phèo”.
Bài làm

I. Mở bài

Hình ảnh người nông dân lam lũ thời kì trước cách mạng tháng 8 luôn là
nguồn cảm hứng bất tận cho những thi sĩ sáng tác nên những áng văn hay, đậm
màu của riêng mình. Một trong số đó là Nam Cao, ông đặc biệt quan tâm đến
đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong
con người” dù viết về người nông dân hay người trí thức. Bằng ngòi bút độc đáo
của mình, ông đã vẽ nên bức tranh hiện thực cuộc sống và con người đầy tính
nhân văn trong tác phẩm “Chí Phèo”. Trong đó, nhân vật Chí Phèo chính là hình
tượng trung tâm giàu ý nghĩa xuyên suốt tác phẩm, khái quát số phận của một
lớp người, bản chất của cả một xã hội, trở thành hình ảnh đáng suy ngẫm về sự
khát khao cho cuộc đời thiện lương.

II. Thân bài

1. Khái quát tác giả, tác phẩm

 Nam Cao là một cây bút hiện thực xuất sắc. Ngòi bút của ông thường
hướng về hai đối tượng là người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc và
người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trong xã hội cũ.
 “Chí Phèo” là một truyện ngắn nổi tiếng được nhà văn chắp bút vào
năm 1941, in trong tập Luống cày.
 Truyện xoay quanh nhân vật Chí Phèo - đứa trẻ bị bỏ hoang trong một
lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Bị Bá Kiến vu oan, hắn ở phải tù rồi trở
về với bộ dạng khác hẳn ngày xưa, luôn miệng chửi bới và rạch mặt ăn
vạ. Chí Phèo trở thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho Bá
Kiến – một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh
cho đến khi gặp được Thị Nở. Ai có ngờ chính bát cháo hành Thị trao vào
một đêm trăng nọ đã dấy lên niềm khát khao mãnh liệt trong hắn - khao
khát được trở về cuộc sống lương thiện ngày trước. Nhưng một lần nữa
hắn bị đạp xuống vực sâu khi bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt
vọng, lại uống và cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Sau, hắn đâm
chết Bá Kiến rồi tự tử, Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ
đến cái lò gạch.
2. Phân tích chứng minh

a. Hoàn cảnh của nhân vật Chí Phèo:

Trước khi tha hóa:

 Là đứa con hoang bị bỏ rơi, Chí được một bác phó cối không con đem về
nuôi, lúc bác chết, Chí không chốn nương thân phải ở nhờ đây nhà này,
mai nhà kia.
 Không cha không mẹ, Chí lớn lên như cây cỏ, chẳng được ai ban cho chút
tình thương.
 Thời gian làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí mang tiếng hiền như đất,
nhưng khổ nỗi mụ vợ ba Lí Kiến không cho Chí sống yên ổn khi liên tục
quấy rối Chí với những hành vi dâm tục. Hắn thấy nhục hơn thích, huống
hồ lại sợ.
 Một lần Chí bị Lí Kiến-địa chủ cường hào của làng Vũ Đại bắt gặp đang
xâm phạm mụ vợ ba, gã điên lắm liền đem Chí bỏ tù.

Sau khi tha hóa:

 Sau những năm đi tù, lúc trở về làng, Chí biến thành con người hoàn toàn
khác trước.
 Hắn trở thành tên côn đồ, lưu manh, hắn la mắng, hắn chửi mọi người
xung quanh, hắn gây gỗ với cả làng Vũ Đại. Và hắn cũng trở thành con
quỷ của làng Vũ Đại, làm tay sai cho Lí Kiến.

b. Ngoại hình:

Trước khi tha hóa: [Chắc ko có đâu haha]

Sau khi tha hóa:

 Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc
như thằng sắng đá… Cái đầu thì trọc lốc. Cái răng cạo trắng hớn, cái mặt
thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn
mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét
chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng
thế.
 Cái mặt không còn là mặt người, Chí đã bán linh hồn cho quỷ dữ, bán rẻ
nhân phẩm để lấy tiền uống rượu.
c. Tính cách nhân vật:

Trước khi tha hóa:

 Chí phèo vốn thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường
hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng.
 Tuy nghèo khổ, không dược giáo dục nhưng chí vẫn biết đâu phải trái,
đúng sai, đâu tình yêu và đâu là sự dâm đẫng khinh bỉ.
 Hồi hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn xác thịt.
 Chí cũng mơ về một cuộc sống gia đình ấm áp nơi “Chồng cuốc mướn
cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả
thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
 Là một con người tự trọng, có ước mơ giản dị về một cuộc sống gia
đình.

Sau khi tha hóa:

 du côn, uống rượu, ăn thịt chó từ trưa đến xế chiều, chửi bới, phá phách,
làm tay sai cho Bá Kiến có tiền uống rượu.
 Cai đói nghèo đã khiến chí rơi vào địa ngục, Chí là đại diện cho người
nông dân bị đè nén áp bức tới mức bị tha hoá.

Sau khi gặp Thị Nở:

 Chí Phèo vẫn còn chút nhân tính, dần thức tỉnh. Bâng khuâng như tỉnh
dậy sau một cơn say dài. Cảm thấy miệng đắng và lòng mơ hồ buồn, thấy
sợ rượu. Bắt đầu cảm nhận được những âm thanh cuộc sống xung quanh.
Hắn nhận ra mình đơn độc. Ước mơ hồi trẻ quay về mong muốn một mái
ấm gia đình.
 Thị Nở đã khiến hắn có hy vọng vào một tương lai tươi sáng, Chí thực sự
thức tỉnh để mong ước như người bình thường.
 Khi bị ngăn cấm, Chí đau khổ, dằn vặt, hăn "ôm mặt khóc rưng rức"
 Hắn quyết định đến nhà Thị Nở để "đâm chết cả nhà nó"
 Nhưng hắn đã đến nhà Bá Kiến, Chí đã thức tỉnh và nhận ra kẻ thù của
mình. Câu hỏi "Ai cho tao lương thiện" chính là tiếng lòng, cũng là lời trăn
trối cuối cùng của Chí, nhưng cũng chẳng một ai giúp hắn trả lời, như cái
cách mà mọi người đẩy Chí ra khỏi xã hội loài người.
d. Tác động của nhân vật Chí Phèo đến người đọc:

 Cho nguòi đọc thấy được khao khát sống lương thiện,
 Tận cùng của sự tha hóa Chí Phèo vẫn được cứu rỗi bởi tình yêu cho thấy
sức mạnh có thể thay đổi con người từ tình yêu thương.
 Sự phản kháng, đấu tranh trong chính con người của Chí Phèo, giữa cái
lương thiện và cái ác tha hóa.
 Mong ước bình dị của người nông dân, nhu với Chí Phèo là một mái ấm
gia đình.

4. Liên hệ với tác phẩm cùng thời là “Vợ nhặt” của Kim Lân

 Giống nhau :

+ Thời điểm sáng tác của hai tác phẩm: viết trước cách mạng tháng 8, thời kỳ
đen tối của lịch sử dân tộc, nhân dân còn đói khổ, đất nước còn lầm than,

+ Đề tài: số phận bi thảm của người nông dân. Chí Phèo (người nông dân bị tha
hoá dẫn đến mất hết nhân cách, kết cục bi thảm đến cùng cực, bị xã hội chối bỏ,
giết người rồi giết mình để giải thoát). Vợ nhặt ( người nông dân vì cái đói mà
quên đi danh dự của bản thân, kết cục hé lộ một tương lai tươi sáng, ánh sáng
cách mạng sẽ dẫn đường chỉ lối cho người nông dân)

+ Cảm hứng chủ đạo: Ca ngợi và thương xót cho số phận của những người
nông dân trước cách mạng, nâng niu và trân trọng phần người của họ, đồng
cảm với nỗi bất hạnh của họ.

 Khác nhau :

+ Khai thác số phận riêng của từng nhân vật không giống nhau: Chí Phèo phản
ánh số phận của gã đàn ông lưu manh mất hết nhân tính lẫn nhân hình; Vợ nhặt
khai thác cảnh ngộ của con người trong cái đói

+ Kết thúc truyện và ý nghĩa: Kết thúc Chí Phèo không có lối thoát, bế tắc.Vợ
nhặt hé lộ tương lai tươi sáng hơn.

+ Quan niệm nhân đạo: có sự khác nhau trong cảm hứng của hai tác giả

3. Liên hệ với nhân vật chị Dậu trong “Tắt đèn”


 Giống nhau:

- là những người nông dân hiền lành, chân chất, lao động hăng say
+ Chị Dậu yêu thương chồng con, làm lụng vất cả vì gia đình
+ Chí Phèo trước khi tha hóa nhân tính cũng là một con người chăm chỉ,
một chàng trai khỏa mạnh, chăm làm lụng

- Đều là những người nông dân nghèo khổ trước cách mạng:
+ Chị Dậu phải bán đi tất cả: bán con, bán chó, rồi bán sữa đi ở vú...
+ Chí Phèo không nhà cửa, không người thân, phải đi làm thuê, bị người
đời ghét bỏ

- Đều phê phán xã hội thối nát đã đẩy con người ta vào bước đường cùng của
sự sống.

- Các nhân vật đều đứng lên bảo vệ mình, đều khao khát một cuộc sống bình
yên, hạnh phúc.

- Các tác giả đều có niềm tin vào phẩm chất của những người nông dân.
+ Ngô Tất Tố đã thể hiện niềm tin tưởng chắc chắn của mình ở phẩm chất
tốt đẹp của người nông dân lao động, dù sống trong bùn vẫn toả hương thơm
thanh khiết như một bông sen giữa đầm lầy. Ngô Tất Tô qua hình tượng chị
Dậu, chẳng những thông cảm sâu sắc với mọi nỗi khổ cực của người nông dân
trong xã hội cũ, mà còn tỏ thái độ kính trọng thật sự những con người thuộc tầng
lớp dưới đầy của xã hội ấy nửa.
+ Chí Phèo của Nam Cao thì đã bị nhà tù của chủ nghĩa thực dân và thủ
đoan độc ác của Bá Kiến biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vậy mà Nam
Cao vẫn tin rằng dưới đáy sâu của tâm hồn tưởng như hoàn toàn đơn độc của
Chí, vẫn tổn tại bàn chất lương thiện của người nông dân lao động mà không
một sức mạnh nào, dù ghê tởm đến đâu cũng không thể tiêu diệt được. Cho nên
khi gặp Thị Nở, mối tình chân thật của người đàn bà này mới có thể làm thức
dậy cái chất người chưa chết hẳn ở anh ta.

 Khác nhau:

- Chị Dậu dù khổ cực thế nào, nhưng vẫn còn được là người trọng khí còn Chí
Phèo phải trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại... Chị Dậu vẫn còn một cái
không bán đó là nhân phẩm, còn Chí đã trở thành một con người mất nhân tính.

- Cái kết của Tức nước vỡ bờ thì là kết mà ở đó người nông dân tự ý thức được
bản thân mình cần làm gì. Chị Dậu là nhân vật tiêu biểu cho sức mạnh những
con g nười nông dân đứng lên. Còn Chí Phèo thì lại là một cái kết mở, nó thể
hiện một bi kịch vẫn tiếp diễn.

4. Đánh Giá

a.Giá trị nội dung:


 Giá trị hiện thực
o Sự đàn áp, bóc lột và tàn ác của bọn thực dân, phong kiến đối với
những người nông dân trong xã hội xưa
o Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng thê thảm,
bần cùng và trở thành lưu manh. Họ bị đẩy vào con đường tha hóa,
lưu manh hóa và cái chết là điều tất yếu để giải thoát họ khỏi những
đau khổ.
 Giá trị nhân đạo
o Lời kết án đanh thép xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn
người nông dân lao động hiền lành, chất phác.
o Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người
hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ của cả
làng Vũ Đại. Kể cả khi Chí Phèo đã khao khát quay trở về làm người
lương thiện thì xã hội ích kỉ, hẹp hòi kia cũng sẽ không chừa chỗ lại
cho hắn. Hắn chỉ còn một con đường duy nhất là cái chết để giữ lại
sự lương thiện cuối cùng trong con người mình
o Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những
người nông dân, ngay cả khi họ bị vùi dập, mất cả nhân hình lẫn
nhân tính thì khao khát được sống, được yêu thương và hạnh phúc
cũng chưa bao giờ bị dập tắt trong họ
o Lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân
Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của
họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ
là điều không thể tránh khỏi. Điều ấy được thể hiện qua chi tiết Thị
Nở nhìn nhanh xuống dưới bụng và lời dự báo về một Chí Phèo con
sẽ ra đời.

b. Giá trị nghệ thuật:

 Xây dựng thành công nhân vật điển hình bất hủ, đặt trong một xã hội điển
hình để người đọc có thể nhận rõ được tính cách, số phận của nhân vật,
của cả một lớp người mà nhân vật ấy làm đại diện
 Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ với
giọng điệu có vẻ thờ ơ, lạnh lùng, khách quan song đằng sau đó là sự xót
thương, cảm thông của tác giả với nhân vật.
 Ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc
 Bút pháp miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí tinh vi, sắc sảo. Nam Cao đã
lách sâu ngòi bút của mình vào thế giới nội tâm của nhân vật để nhận thấy
những thay đổi dù là nhỏ nhất của họ.

III. Kết bài

You might also like