You are on page 1of 5

DÀN Ý “CHÍ PHÈO”

1.Mở bài
– Giới thiệu về truyện ngắn Chí Phèo.

– Giới thiệu về nhân vật Chí Phèo (điển hình của người nông dân nghèo Việt Nam
trước Cách mạng).

2. Thân bài:
a. Hoàn cảnh xuất hiện của Chí Phèo:
– Xuất hiện thông qua miêu tả hình dáng mà là qua tiếng chửi “Hắn vừa đi …
chửi”.

– Tiếng chửi làm nổi bật hình ảnh của một kẻ nghiện rượu và luôn triền miên
trong say sưa.

– Qua tiếng chửi, hình dung ra một kẻ nghiện rượu, lưu manh, khố rách áo ôm và
không ai thèm để ý.

b. Chí Phèo ngày xưa – một con người từng lương thiện
– Xuất thân của Chí: Là kẻ mồ côi, không nhà cửa, được người ta nhặt được ở lò
gạch cũ và được dân làng truyền tay nhau nuôi “Một người đi thả …bỏ không”.

– Lớn lên, hắn là một người nông dân hiền lành, chăm chỉ làm ăn:

+ Hắn là người lương thiện: đi làm thuê cho Bá Kiến, kiếm ăn bằng sự lương thiện,
chăm chỉ, bằng sức lao động của mình.

+ Hắn từng có mơ ước giản dị “Hắn đã … ruộng làm” => Ước giản dị và chính
đáng.

+ Là một người đàn ông có lòng tự trọng tự tôn: Khi bị bà ba gọi bóp chân “hắn
thấy nhục …lại sợ” => Hắn có ý thức về nhân phẩm, lòng tự trọng của mình.
=> Chí Phèo từng là người nông dân lương thiện, sống giản dị, bằng sức lao động
của mình, có lòng tự trọng.

c. Chí Phèo sau khi ra tù: Thay đổi cả nhân hình, nhân tính:
– Nguyên nhân bị đi tù: Do Bá Kiến gien đẩy vào tù

– Sự biến đổi của Chí Phèo về nhân hình:

+ Hình dạng: thay đổi hẳn “Hắn về … chùy” => không còn hình ảnh của anh canh
điền khỏe mạnh, hiền lành mà “trông đặc …đá”

– Sự biến đổi về nhân tính:

+ Trở thành một kẻ nghiện rượu, luôn triền miên say “hắn về hôm trước … chiều”
khác hẳn với anh canh điền chăm chỉ làm ăn ngày xưa.

+ Trở thành kẻ lưu manh, chuyên sống bằng giật cướp và dọa nạt, bằng nghề ăn
vạ

+ Hắn còn trở thành tay sai chuyên đi đòi nợ cho Bá Kiến, đốt nhà, đâm thuê
chém mướn

=> Sự tha hóa về đạo đức của Chí Phèo

=> Chí Phèo bị tha hóa từ một người dân lương thiện biến thành một con quỷ,
đánh mất cả nhân hình nhân tính, bị xã hội xa lánh.

=> Hắn là nạn nhân trực tiếp của nhà tù thực dân, của xã hội đương thời và bọn
cường hào.

=> Hắn là điển hình cho người nông dân bị áp bức, bị đẩy vào đường cùng phải
bán đi linh hồn cho quỷ dữ.
d. Cuộc gặp gỡ định mệnh với Thị Nở khiến hắn thức tỉnh:
– Hoàn cảnh: Chí uống say, gặp Thị Nở đi gánh nước ngủ quên bên bờ sông.

– Sự thức tỉnh của Chí:

+ Lần đầu tiên hắn tỉnh và nhận ra “trời đã sáng từ lâu” (Sự nhận biết về thời gian)

+ Hắn nhận thức được những thanh âm quen thuộc của sự sống: tiếng chim hót,
tiếng gõ mái chèo, tiếng cười nói “tiếng chim … chả có”.

+ Nhận ra hắn cũng đã từng có mơ ước giản dị về một gia đình nhỏ.

+ Hắn nhận biết được bi kịch của cuộc đời mình: Bi kịch của sự cô độc và gia nua
“Tinh dậy …cô độc”, “ngoài … của đời”.

=> Chí Phèo có những nỗi sợ rất đời, của một con người, sợ đói rét, ốm đau, bệnh
tật đối lập với hình ảnh con quỷ không có cảm xúc. Thâm tâm hắn có mơ ước về
gia đình, về quãng đường còn lại => Biểu hiện của một con người.

+ Chí Phèo mơ ước được trở lại làm người lương thiện, được hòa nhập cuộc
đồng: “Trời ơi, … lương thiện”.

+ Hình ảnh giọt nước mắt của Chí “hắn thấy … ướt”: Sự thức tỉnh về lương tri, giọt
nước mắt của hạnh phúc, mong muốn được sống làm người lương thiện

=> Chí đã thực sự thức tỉnh về lương tri và khao khát được sống bình yên, giản dị,
yêu thương trong cuộc sống của con người.

e. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người


– Nguyên nhân: Do bà cô Thị Nở không cho Thị Nở lấy Chí Phèo + định kiến của
xã hội (Chí không cha mẹ, và chuyên làm nghề rách mặt => là một kẻ xấu).

– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối:
+ Đầu tiên là Chí ngạc nhiên “thắng này …nhiên” không hiểu lý do Thị Nở cự tuyệt
hắn “hắn sửng sốt”.

+ Sau đó “hắn ngẩn … hiểu”

+ Trong cơn tuyệt vọng, Chí tìm đến rượu để trở lại làm kẻ mạnh, nhưng càng
uống càng tình “hắn …rức”.

=> Giọt nước mắt của Chí Phèo là giọt nước mắt tận cùng đau khổ, khi con đường
duy nhất để trở lại làm người bị chặn đứng.

+ Chí Phèo trong cơn tuyệt vọng đã cầm dao đi và đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá
Kiến – nguồn cơn gây ra khổ đau cho hắn.

=> Chí Phèo chết bên ngưỡng cửa để trở thành con người lương thiện.

– Ý nghĩa của hành động giết Bá Kiến và tự tử của Chí:

+ Giết chết lũ cường hào đã đẩy người nông dân xuống bùn lầy tăm tối => Hành
động trả thù bằng máu khi người nông dân bị đẩy tới ngõ cụt, và lấy lại được ý
thức về quyền sống của mình.

+ Cái chết của Chí là sự kết thúc bi kịch của một con người mong muốn được sống
lương thiện nhưng bị xã hội cự tuyệt.

f. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nam Cao:


– Khắc họa thành công hình ảnh Chí Phèo trong quá trình tha hóa từ người nông
dân hiền lành thành một con quỷ dữ.

– Xây dựng câu chuyện với những mâu thuẫn gay gắt giữa các tầng lớp trong xã
hội và đặt nhân vật vào trong tình huống ấy làm nổi bật tính cách và tâm lý của
nhân vật.
=> Nam Cao đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Chí Phèo trở thành điển
hình cho lớp người nông dân trước Cách mạng, bị dồn ép phải tha hóa. Nghệ
thuật miêu tả nội tâm nhân vật với những giằng xé, mâu thuẫn hết sức chân thật
và tinh tế.

g. Kết luận chung:


– Nam Cao xây dựng Chí Phèo là người nông dân nghèo, hiền lành bị những định
kiến của xã hội, bị nhà tù thực dân và lũ cường hào áp bức mà trở thành một con
quỷ dữ.

– Phản ánh nỗi đau khổ, bi kịch của con người và lý giải những nguyên nhân làm
nên bi kịch ấy.

– Lên án chế độ thực dân nửa phong kiến với những định kiến bức con người ta
tới đường cùng.

– Bênh vực cho những số phận đau khổ, mong muốn họ có được cuộc sống an
yên, hạnh phúc.

=> Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao

3. Kết bài
– Khẳng định lại hình tượng nhân vật Chí Phèo.

You might also like