You are on page 1of 5

Lớp 11A7 – Tổ 3

CHÍ PHÈO
-Tác phẩm Chí Phèo là câu chuyện cuộc đời của Chí

-Con người khi trải qua một bi kịch thì đó đã được coi là đau đớn, bất hạnh  Chí Phèo phải nhận về
trong kiếp nhân sinh của mình đến 4 bi kịch:

+ Bi kịch bị bỏ rơi

+Bi kịch bị tha hóa

+Bi kịch bị cự tuyệt làm người *

+Bi kịch vòng lặp *

I. Tóm tắt
- Nhìn về những nốt thăng trầm của Chí có thể thấy từng mốc sự kiện gắn với từng bi kịch
của Chí.
+ Mới sinh ra đã bị chối bỏ
+ Lớn lên đi tù, bị tha hóa về cả nhân hình lẫn nhân tính
+ Khi gặp Thị Nở khao khát hoàn lương Nhưng bị chối từ thẳng thừng, phũ phàng
Chỉ còn cách giết kkhoong thể thoát ra ẻ hại đời mình rồi tự sát
+ Nhưng tưởng bi kịch đã kết thúc. Nhưng KHÔNG cuối tác phẩm, Thị Nở nhìn nhanh
xuống bụng rồi nhanh lướt qua hình ảnh lò gạch cũ, cho ta thấy một Chí Phèo con sẽ ra
đời  Đi vào vết xe đổ, đi vào một vòng luẩn quẩn đắng cay, không lối thoát của đời
trước, mãi mãi không thể thoát ra
- Nhìn sâu hơn chút nữa: Sau mỗi bi kịch của Chí là một đôi bàn tay. Đời Chí bị điều khiển,
tác động , nhào nặn bởi những đôi bàn tay:
+ Sau một hài nhi bé bỏng bị bỏ rơi ở lò gạch cũ là một đôi bàn tay chối từ
+ Sau một anh Chí tha hóa, biến thành quỷ dữ là một đôi bàn tay của Bá Kiến và nhà tù
+ Sau một anh Chí Phèo khao khát hoàn lương là một đôi bàn tay vụng về mà ấm áp
của Thị Nở
+ Sau cái chết đầy bi thương của Chí phần cuối có một đôi khước từ của bà cô  Đại
diện cho định kiến XH tàn nhẫn

II. Nội dung


- Nói sơ về bi kịch bị bỏ rơi và tha hóa ( Nếu nhóm trước chưa đề cập đến thì mới bổ sung)
1. Bi kịch bị bỏ rơi
- Ngay từ khi mới ra đời đã bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, giữa cánh đồng lạnh lẽo, là một sản
phẩm của quá trình vụng trộm, bị cha mẹ nhẫn tâm bỏ rơi
 Là một sản phẩm không mong muốn  Từ đầu, XH đã không chấp nhận người như
hắn được ra đời
 Không có được tình yêu thương, giáo dục
2. Bi kịch bị tha hóa
- Tha hóa: Biến đổi thành người khác theo hướng tiêu cực
- Quá trình: Một người lương thiện, tử tế, mơ ước về một gia đình nho nhỏ ( Hình ảnh của
người nông dân thời ấy)  Nhà tù thực dân ( cải tạo và giáo NGƯỢC)  Một thằng Chí
lưu manh được ra đời  Thay đổi về nhân hình lẫn nhân tính
 DO BÁ KIẾN ( Hình ảnh lực lượng XH xô đẩy người nông dân vào con đường bế tắc,
trượt dài trên dốc tha hóa)

3. Bi kịch bị cự tuyệt làm người


- Cự tuyệt: Chối bỏ - Khước từ quyền làm người của Chí
 Với dân Vũ Đại, họ không cho hắn bước vào XH của họ
- Chí bị đi bên rìa của 2 thế giới: Người và Thú. Mà hắn lại không phải cả 2
- Trong cô đơn, hắn say, chắc chắn thằng Chí Phèo nhận ra nên hắn chửi  Tiếng chửi
hiện rõ bi kịch bị cự tuyệt ( Tiếng chửi, lời đọc thoại đau khổ của một con quỷ)

A. Tiếng chửi của kẻ lạc loài


- Vị trí:
+ Chọn tiếng chửi ngay từ mở đầu đó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả khi muốn đưa
ra một con người lưu manh với bao phẫn uất  Không chỉ gây tò mò, làm nên ấn
tượng khi mới lật trang ngay đầu.
+ Đảo lộn trình tự thời gian: Phần mở đầu tác giả dựng lên tiếng chửi của một con quỷ
dữ để từ đó trở ngược lại thời gian, hé lộ dần chặng đời đầu tiên của NV  Giá trị hiện
thực , tiếng nói tố cáo của tác phẩm , kiến giải và điểm nhấn cho bức vẽ của người ND
trên chặng đường tha hóa không lối kết
- Cấp độ:
+ Tưởng chừng vu vơ, vô nghĩa , tiếng chửi từ một thằng lưu manh đầu đường xó chợ,
một thằng say mèm quanh năm suốt tháng , một thằng không cha không mẹ , vô giáo
dục , chuyên làm chuyện tàn ác  KHÔNG HỀ VU VƠ: Bộc lộ nhiều nỗi niềm của Chí
mặc dù hắn đã say, ý thức dường như tê dại
+ Không hề lộn xộn, rất có chủ đích: Được sắp xếp theo thứ giảm dần: Từ rộng -> hẹp ,
xa -> gần, bâng quơ -> cụ thể, rõ ràng
+ Bắt đầu = cấp lớn nhất: “Trời”  Hẹp nhất: là đứa đẻ ra hắn, tức là cha mẹ hắn
- Tính chất
+ Chửi là hinh thức p/ứng, một sự căm giận, căm phẫn , Chí Phèo căm phẫn cuộc đời ,
giận dữ với tất cả mọi người , vì sao Chí Phèo căm phẫn đến thế? Sao lại chửi tất cả
như vậy?
+ Trong sự yên lặng của không gian, dù đã chửi tất cả nhưng không ai đáp lời  Có lẽ
Chí căm phẫn vì không ai đáp lời hắn, tất cả đều không thèm giao tiếp với hắn, chối từ
hắn  Sự căm phẫn của một kẻ lạc loài
 Tiếng chửi ấy là một nỗi khổ dù là rất mơ hồ. Hắn biết hắn khổ. Khổ nỗi là hắn say,
không thể diễn đạt rõ ràng được.  Sự thèm khát, thèm được giao tiếp, thèm được đáp
lời, giống như sự gạ chuyện của 1 người bình thường , thì đây tiếng chửi là một sự gạ
chuyện của một kẻ say, kẻ lưu manh. Nhưng hắn hoàn toàn thất bại , nỗ lực giao tiếp
bất thành.
+ Vì sao người dân Vũ Đại không ai thèm đáp lời hắn?
 Bản tính của người dân quê. Ai dại mà dính líu tới thằng say, lưu manh rồi mang
họa vào thân. Nên kệ, bỏ ngoài tai là cách tốt nhất
 “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi” , thế thì thằng này chửi đã thành
thói quen, từ lúc ra khỏi nhà Bá Kiến đến khi tỉnh rượu, khi gặp Thị Nở, Chí đã
say triền miên hơn 10 năm. Trong khoảng tg đó ngày nào hắn chả say  Say rồi
lại chửi, tiếng chửi trở thành âm thanh quen thuộc của làng Vũ Đại, lâu dần ng
dân k cần tò mò, k cần lắng nghe, k cần hiểu, k cần đoái hoài đến
 Kênh giao tiếp giữa Chí Phèo và XH đã bị ngắt đứt: Bị ném ra khỏi cộng đồng Vũ
Đại, ng dân đã cự tuyệt quyền làm người của Chí, Chí không còn được định nghĩa
như một con người  Sự cự tuyệt đó là hình phạt cho kẻ đã đánh mất chính
mình, đã trở thành công cụ của tội ác , đã gây bao nỗi đau cho người dân
+ Say đã thật đau khổ , nếu tỉnh ra thì còn đau đớn thế nào? Để nhận đủ những kì
thị, ghẻ lạnh , cự tuyệt từ tất cả mọi người, đó chính là lúc phép màu Chí Phèo được
tình lại. Tỉnh để nhận ra bi kịch đau đớn nhất của cuộc đời mình
B. Thị Nở là đôi bàn tay tiếp theo đã đánh thức Chí :
 Thị Nở là ai?
+ Thị Nở là một ng đàn bà khốn khổ của làng Vũ Đại, xấu là một bi kịch, là bi kịch đau
đớn nhất bởi ng phụ nữ luôn được coi là vẻ đẹp. Cái xấu của Thị được Nam Cao gói gọn
trong 4 từ “ Ma chê quỷ hờn”.
+ Thị Nở không những xấu mà còn nghèo. Thị cũng như Chí Phèo , không dc ai yêu
thương . Có lẽ đây chính là dụng ý của Nam Cao khi để CP và TN gặp nhau, những kẻ
cùng đường trong xã hội đã đến với nhau, yêu thương nhau  Mặc dù chỉ trong phút
chốc nhưng cũng được gọi là tình yêu
 Thị Nở đã làm được gì?

+ Thị đã làm được một điều phi thường, điều mà bất cứ người nào trong làng Vũ Đại
đều không làm được, đó là biến con quỷ dữ trở về làm người

+ Tại sao TN làm được điều đó?

 Trong suy nghĩ của Thị: “Cái thằng liều... thinh thích” : Thị Nở không nghĩ như cách ng dân Vũ
Đại nghĩ, khi tất cả gọi CP là quỷ dữ, thì Thị Nở nghĩ về hắn như một con người như bao ng.
Không chỉ có vậy, Thị còn thương hắn, không chỉ có thương, Thị thấy Thị yêu hắn, yêu một con
quỷ dữ chuyên rạch mặt ăn vạ , từ đó Thị còn muốn gắn bó với hắn như vợ chồng. Những suy
nghĩ chan chứa yêu thương tình cảm ấy, liệu có ai ngoài Thị Nở làm được?
 Từ suy nghĩ dẫn đến hành động: Thị ngay lập tức nấu cháo hành cho Chí, bát cháo như bao bát
cháo ng con gái nấu cho nhân tình của mình. Nhưng đây lại là Chí Phèo
 Có lẽ, cháo của một ng dở hơi nấu sẽ khó mà ngon dc , lại là cháo hành , thứ cháo lỏng, ít hương
chất , chỉ để chống đói mà thôi, ấy vậy mà với Chí bát cháo ấy lại ngon lạ kì. Thằng này ăn xong
“mắt ươn ướt” , bát cháo hành ấy ngon lắm, ngọt lắm, bởi bát cháo ấy đánh dấu 2 lần đầu tiên
của Chí:
 Lần đầu tiên được cho: Lâu nay muốn có phải cướp
 Lần đầu tiên được chăm sóc, yêu thương bởi bàn tay của người đàn bà, điều mà hắn
thiếu thốn, thiệt thòi từ khi mới sinh ra , bàn tay ân cần của TN cùng với tình yêu của Thị
đã khơi dậy cho Chí phần người.
 Cháo hành có hương vị thật đặc biệt, có công dụng để giải cảm. Thế nhưng, công năng
của nó còn mạnh mẽ hơn. Cháo hành như liều thuốc tiên khiến Chí tỉnh ngộ bởi hương
vị của tình ng, hương vị của tình yêu , chính bát cháo đã khơi trong Chí những xúc cảm
vốn đã trơ lì gọi tính người trong vỏ quỷ  Trả lại cho hắn rung động, yêu thương và
niềm khao khát
C. Khát khao hoàn lương:
- Chính TN đã kéo Chí khỏi vực thẳm, lấy lại cho Chí không chỉ là cảm giác , tri giác, mà còn
là khao khát từ xưa: Chí đã nghe những âm thanh sôi động yên bình ngoài kia, Chí đã cảm
nhận được cái lưỡi đắng chát khi ốm, vị ngọt nóng hôi hổi từ cháo, đã mơ hồ nhìn thấy
tương lai già nua ốm yếu bệnh tật, lại nhớ về một thời trai trẻ từng mơ ước giản dị: một
ngôi nhà nhỏ, có vợ, có chồng, 2 đứa chăm chỉ làm ăn , rồi may ông Trời cho khá.
- Và thế là Chí thấy thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi ng, Chí đã hi vọng lớn vào TN,
“TN sẽ mở đường cho hắn, Thị có thể sống yên ổn vs hắn thì sao ngkhac lại k thể dc”
- “Họ sẽ lại nhận hắn vào cái XH bằng phẳng, thân thiện của những ng lương thiện”  Chí
hình dung về tương lai tươi đẹp khi chung sống vs TN , rồi Chí ngỏ lời vs Thị, trông đợi Thị
về xin phép bà cô.
D. Bà cô – Đại diện cho định kiến tàn khốc:

- Bà cô – Bàn tay xua đuổi – Bàn tay đại diện cho định kiến tàn khốc:

+ Lời nói của bà cô TN như một gáo nước lạnh “ Đàn ông...Chí Phèo!”  Không cho Thị lấy
Chí Phèo

- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở

+ Sau Chí hiểu ra mọi việc: xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.

⇒ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc
sống làm người.

Giải thích rõ:

 Thẳng thừng từ chối, khước từ ước muốn hoàn lương của Chí Phèo
 Chí Phèo gặp Bá Kiến sau khi bị Thị Nở từ chối không nhận làm vợ hắn. Cùng quẫn,
phẫn chí, Chí Phèo uống rượu say, cầm dao đi định “đâm chết cả nhà nó”. Nhưng
Chí Phèo lại quên rẽ vào nhà Thị Nở mà lại đi thẳng đến nhà Bá Kiến, đòi được làm
người lương thiện, và Chí đã đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Kết thúc này bề ngoài có
vẻ ngẫu nhiên, thật ra lại rất tất yếu, bộc lộ rõ tính cách của Chí Phèo, ý đồ tư tưởng
nghệ thuật của tác giả. Đây là một kết thúc khiến cho người đọc phải suy nghĩ rất
nhiều về thực trạng và mâu thuẫn xã hội, về cuộc sống và bi kịch của đời người.
 Câu chuyện đã tạo nên một ngã rẽ cho cuộc đời Chí từ khi gặp thị nở. Sau những
ngày hạnh phúc ngắn ngủi với thị, Chí càng cảm thấy thêm cay đắng, khổ sở vì thân

phận và điều này càng đẩy nhanh Chí đến một hành động tuyệt vọng. Chí không chỉ say,
hung dữ, liều lĩnh, gây tội ác, mà còn biết sợ, tính toán, nhận diện được kẻ thù. Chí suy
nghĩ, đau khổ về kiếp sống không bình thường, không ra người, không lương thiện của
mình. Trong những ngày được hạnh phúc với Thị Nở, Chí cũng biết vui, biết mơ ước, biết
buồn, biết ăn năn.

 Bị Thị Nở từ chối, đối với Chí, là một đòn đau không chịu đựng nổi. Từ kinh nghiệm
sống, từ tiềm thức vô thức, Chí cảm nhận tình trạng bé tắc vô vọng của mình có
nguyên nhân sâu xa hơn tội ác của Bá Kiến. Giết Bá Kiến cũng không có được sự giải
thoát. Và hắn đã tự sát.
 Nhưng tưởng bi kịch đã kết thúc. Nhưng KHÔNG cuối tác phẩm, Thị Nở nhìn nhanh
xuống bụng rồi nhanh lướt qua hình ảnh lò gạch cũ, cho ta thấy một Chí Phèo con sẽ
ra đời  Đi vào vết xe đổ, đi vào một vòng luẩn quẩn đắng cay, không lối thoát của
đời trước, mãi mãi không thể thoát ra
E. Hơi cháo hành – Dư vị của bát cháo hành:
- Tô đậm bi kịch
- Dập tắt mọi hi vọng
F. Bi kịch vòng lặp
Bị bỏ rơi  Anh canh điền  Nhà tù  Lưu manh  Khao khát hoàn lương  Bị cự
tuyệt

You might also like