You are on page 1of 8

Dàn ý phân tích tấn bi kịch

bị cự tuyệt quyền làm người


1. Phân tích đề bài:

Yêu cầu của đề bài: phân tích tâm trạng của Chí Phèo trong bi kịch bị
cự tuyệt quyền làm người.

Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu
trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
Phương pháp lập luận chính : phân tích.
2. Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1: Bi kịch thể hiện trong tiếng chửi của Chí Phèo.
Luận điểm 2: Bi kịch bị khước từ “quyền làm người” ngay từ khi sinh
ra
Luận điểm 3: Bi kịch tha hóa dẫn đến bị cự tuyệt quyền làm người
Luận điểm 4: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
a) Mở bài: Gt vấn đề cần Nghị luận và nêu câu dẫn trong đề bài
b) Thân bài
Tổng:
Gt tác giả: Nam Cao (1917 - 1951) là nhà văn hiện thực lớn, nhà báo
kháng chiến, một trong những nhà văn tiêu biểu nhất có nhiều đóng
góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu
thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện
được Nam Cao viết năm 1941 dựa trên cơ sở người thật, việc thật ở
làng Đại Hoàng, ông đã hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực
sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
với tất cả sự ngột ngạt, tối tăm cùng những bi kịch đau đớn, kinh
hoàng.
Gt tác phẩm: Chí Phèo là một trong những tác phẩm có giá trị hiện
thực cao giúp cho người đọc có cái nhìn khái quát hơn về một hiện
tượng xã hội ở vùng nông thôn Việt Nam trước năm 1945.
Ý nghĩa nhan đề:

Lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí
Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ
không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý
nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra
ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái
nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân.
– Sau đó Nhà xuất bản Đời Mới đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”: nhan
đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả.
Tuy nhiên, nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác
phẩm.

Nhan đề “Chí Phèo” cũng là tên nhân vật chính của câu chuyện. Tác
giả sử dụng nhan đề này để làm rõ số phận, cuộc đời, bất hạnh, cô
đơn, cô độc của nhân vật chính được nhắc đến. Đồng thời, nhan đề
này cũng gây ám ảnh, ấn tượng mạnh đối với người đã, đang và sẽ đọc
câu chuyện.

Nhan đề “Chí Phèo” thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo
là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội phong kiến nửa thực dân. Chí là
người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào “bước đường cùng”
trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình nhân tính. Trở
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí bị cự tuyệt quyền làm người.
Nam Cao phát hiện trong sâu thẳm con người ấy là bản tính lương
thiện. Chỉ cần một chút tình thương nhen nhóm sẽ bùng lên. Cuối
cùng nhờ tình yêu của Thị Nở, Chí được thức tỉnh. Anh đến nhà Bá
Kiến đòi lương thiện rồi giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
– Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác
phẩm.
Giới thiệu bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo: Bằng
ngòi bút hiện thực, Nam Cao đã khắc họa thành công bi kịch bị cự
tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
Phân:

Thế nào là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người?

- Bi kịch là sự mâu thuẫn, đối lập giữa hiện thực đời sống với khát
vọng, mơ ước, mong muốn con người.

- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: Sự mâu thuẫn giữa khát vọng
quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con
người nhưng không được của Chí Phèo.

Luận điểm 1: Bi kịch thể hiện trong tiếng chửi của Chí Phèo ở
đầu truyện

- “Hắn vừa đi vừa chửi. ” - > sự xuất hiện tự nhiên.

- Qua tiếng chửi, chân dung nhân vật hiện lên:


+ Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi

+ Đằng sau đó thấy Chí Phèo là nạn nhân ra sức cựa quậy, mong
muốn được coi là người bình thường

=> Chí Phèo mong muốn được giao cảm với cuộc đời, nhưng không ai
đáp lại, không ai coi hắn như một con người.
Tiếng chửi của Chí Phèo xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm và để lại ấn
tượng sâu sắc trong lòng người đọc về hình ảnh một kẻ say rượu, đang
“vừa đi vừa chửi”. Lẽ thường chúng ta vẫn thường thấy, người ta vẫn
thường chửi khi có ai đó làm mình tức giận, thế nhưng ở đây thì lại
hoàn toàn khác, cả làng Vũ Đại có ai làm gì Chí đâu mà hắn giận, hắn
bực mình rồi chửi. Đó là tiếng chửi của một kẻ đang say, không còn
tỉnh táo nhưng nếu nghe tiếng chửi ấy của Chí Phèo người đọc sẽ thấy
nó chẳng “say” chút nào mà ngược lại còn đầy tỉnh táo. Tiếng chửi ấy
có sự tăng cấp dần về đối tượng của tiếng chửi, Chí Phèo đã chửi tất
cả mọi thứ, từ cái lớn, cái chung, cái không đích danh đến cái cụ thể,
cái đích danh.

Thoạt đầu, Chí cất tiếng chửi trời thế nhưng “trời có của riêng nhà
nào”. Đối tượng đầu tiên Chí Phèo chửi chính là “trời’. Bầu trời kia
những tưởng là vô tội nhưng nào đâu phải thế, bởi lẽ bầu trời rộng lớn
ấy đã chứa, đã ôm ấp trong mình cả những người lương thiện lẫn
những người tàn ác, đã ôm ấp Chí - một người nông dân hiền lành và
lương thiện lại còn chứa cả Bá Kiến - một người gian xảo và độc ác.
Có lẽ, cũng chính vì thế mà cuộc đời của Chí ngày càng trở nên tối
tăm, Chí mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác và đến cuối cùng hắn
trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại. “Trời” dường như đã trở
thành một câu cửa miệng, để con người mỗi khi bất lực, có bi kịch hay
gặp phải bất cứ vấn đề gì đều cất tiếng kêu ca.

Sau “trời”, Chí cất tiếng chửi “đời” nhưng khổ nỗi “đời là tất cả nhưng
có của riêng ai”. Mỗi con người ai cũng có cuộc đời, có số phận của
chính mình. Chí chửi “đời’ của người khác hay hắn đang chửi chính
“đời” của mình - một cuộc đời với bao khổ đau, bao cám dỗ và bao sai
lầm.
Rồi hắn chửi “cả làng Vũ Đại” nhưng “cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ:
Chắc nó trừ mình ra”. Làng Vũ Đại chính là nơi mà những người dân
đã “chuyền tay” nhau nuôi Chí, cho hắn từng bữa cơm, cho hắn hình
hài của một con người. Thế nhưng, làng Vũ Đại lại quên mất không
dạy hắn cách làm người một cách đúng nghĩa, để rồi hắn cứ chạy dài
trên con đường với đầy rẫy những sai lầm và cũng chính những con
người nơi đây đã cướp đi quyền làm người của Chí, họ xem Chí là
“con quỷ dữ” mà ai cũng phải khiếp sợ, phải tránh xa, phải cự tuyệt,
để rồi, khi Chí chửi hết thảy cả làng Vũ Đại ai cũng bỏ ngoài tai, xem
như không liên quan đến mình.

Và rồi, Chí lại cất tiếng chửi, “chửi đứa chết mịa nào không chửi nhau
với hắn”. Nhưng một lần nữa, thứ Chí nhận lại được chỉ là sự im lặng,
sự thờ ơ đến rợn người. Chí chửi người có lẽ chỉ là cách để hắn thu
hút sự chú ý, để được “làm hòa”, được giao tiếp, trò chuyện cùng mọi
người.

Luận điểm 2: Bi kịch bị khước từ quyền làm người ngay từ khi


sinh ra
- Ngay từ khi sinh ra, Chí Phèo đã không được đối xử như một con
người: Bị bỏ rơi tại lò gạch cũ giữa cánh đồng mùa đông Không cha,
không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi Tuổi
thơ sống trong bất hạnh Đã từng ước mơ lương thiện nhưng xã hội
đã bóp chết ước mơ lương thiện ấy
=> Chí Phèo đáng thương đã không được đối xử như một đứa trẻ
bình thường, ngay từ khi mới sinh ra đã bị chối bỏ.
Chí Phèo, nguyên là một đứa con hoang, bị bỏ rơi nơi lò gạch cũ khi
vừa mới lọt lòng, vốn là người nông dân hiền lành, lương thiện
nhưng đã bị xã hội phong kiến bóc lột, đè nén, áp bức trở thành “con
quỷ dữ làng Vũ Đại”. Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù, biến Chí từ
một người nông dân hiền lành trở thành một thằng lưu manh và trở
thành tay sai đắc lực cho bọn cường hào trong làng. Chí gần như
sống trong vô thức, bị xã hội ruồng bỏ, bị cướp mất quyền làm
người, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Và cứ thế Chí Phèo say
triền miên. Say để quên đi quyền làm người, say để làm những việc
mà người ta giao cho hắn làm, đốt phá, cướp giật, doạ nạt… của bao
người dân lương thiện. Những cơn say của hắn tràn cơn này sang
cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, thức
dậy hãy còn say… Chưa bao giờ hắn tỉnh, và có lẽ hắn chưa bao giờ
tỉnh táo, để nhớ có hắn ở đời

Luận điểm 3: Bi kịch tha hóa là cơ sở dẫn đến bi kịch bị cự


tuyệt quyền làm người

- Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:

Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.


Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ
Đại”
- Hậu quả của những ngày ở tù:

Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì
cơng cơng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm” - > Chí
Phèo đánh mất nhân hình.
Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi
bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến - > Chí Phèo đã đánh mất
nhân tính.
- Quá trình tha hóa của Chí Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù - > Chí
mắc mưu, trở thành tay sai cho Bá Kiến.

=> Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình
ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực.

Luận điểm 4: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo - > định
kiến của xã hội.

- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
Sau Chí hiểu ra mọi việc: Tuyệt vọng, Chí uống rượu rồi xách dao đến
nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.
- Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:

Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân
thức tỉnh về quyền sống.
Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn
trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.
=> Chí Phèo là tiêu biểu cho số phận người nông dân trong xã hội cũ
bị chèn ép, đẩy vào bước đường cùng.
nghệ thuật:Xây dựng nhân vật điển hình vừa sống động, vừa có
cá tính độc đáo

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo

- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ

- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính

- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi, tự nhiên

- Giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
c) Kết bài

- Khái quát lại bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.

- Nêu cảm nhận, đánh giá của em về bi kịch.

You might also like