You are on page 1of 2

Khi Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan...

ra
đời, mấy ai còn có thể tưởng tượng tới một cảnh đời nào bần cùng hơn, bế tắc
hơn, tủi cực hơn thế. Tưởng như cuộc sống chị Dậu và anh Pha đã là tột cùng
của nỗi khổ đau ở đời. Nhưng cùng hơn cả những con người bần cùng đó, Nam
Cao đã viết ra một mạch suối nguồn tâm tư bày tỏ thái độ về một xã hội thực
dân phong kiến đương thời, con người bị bóc lột của cải, sức lực và bị chà đạp
danh dự, tinh thần, bị phá hủy cả về tâm hồn lẫn thể xác. Tác phẩm Chí Phèo đã
bước vào văn đàn với tất cả những gớm ghiếc, rùng rợn trong hình hài nhân vật
và những biến thái tàn tạ của nhân tính. Nam Cao là nhà văn có tấm lòng đôn
hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và
những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức và khinh miệt trong xã hội cũ, vì
thế, không ít tác phẩm của Nam Cao viết về kiếp người lầm than là những thiên
trữ tình đầy sự đồng cảm, xót thương, trong đó không thể không kể tới tác phẩm
Chí Phèo.
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Chí Phèo vừa đi chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao
giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi.” Nhưng đằng sau cái dáng vẻ ấy phải
chăng ẩn chứa một linh hồn đau đớn, tuyệt vọng. Nhà tù thực dân đã làm tan vỡ
những viên ngọc “thiên lương cao quý” của những con người thuộc tầng lớp
dưới cùng của xã hội. Ta biết nói gì đây? Ta thương hại Chí là nạn nhân của
một trò đốn mạt hèn hạ. Ta căm phẫn những con người đã can tâm hủy diệt
nhân tính Chí. Ta đâu biết rằng khi mãn tù thực dân kết thúc là lúc Chí bước
vào một nhà tù khác do chính xã hội hiện ra, biệt lập và đoạn tuyệt với những kẻ
thoái hóa nhân phẩm. Thoạt đầu, Chí cất tiếng chửi trời thế nhưng “trời có của
riêng nhà nào”. Bầu trời kia những tưởng là vô tội nhưng nào đâu phải thế, bởi
lẽ bầu trời rộng lớn ấy đã chứa, đã ôm ấp trong mình cả những người lương
thiện lẫn những người tàn ác, đã ôm ấp Chí - một người nông dân hiền lành và
lương thiện lại còn chứa cả Bá Kiến - một người gian xảo và độc ác. Có lẽ, cũng
chính vì thế mà cuộc đời của Chí ngày càng trở nên tối tăm. Sau “trời”, Chí cất
tiếng chửi “đời” nhưng khổ nỗi “đời là tất cả nhưng có của riêng ai. Rồi hắn
chửi “cả làng Vũ Đại” nhưng “cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: Chắc nó trừ mình
ra”. Làng Vũ Đại chính là nơi mà những người dân đã “chuyền tay” nhau nuôi
Chí, cho hắn từng bữa cơm, cho hắn hình hài của một con người. Thế nhưng,
làng Vũ Đại lại quên mất không dạy hắn cách làm người một cách đúng nghĩa,
để rồi hắn cứ chạy dài trên con đường với đầy rẫy những sai. Và rồi, Chí lại cất
tiếng chửi, “chửi đứa chết mịa nào không chửi nhau với hắn”. Đối tượng cuối
cùng trong tiếng chửi của Chí chính là “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra
cái thằng Chí Phèo”. Tiếng chửi ấy của Chí không phải là tiếng chửi của một
người con bất hiếu mà nó là lời của một con người với số phận bất hạnh, ngay
từ lúc sinh ra đã không nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, che chở của
gia đình. Và có lẽ, nó đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Tiếng chửi của Chí
Phèo là phản ứng của hắn với cuộc đời. Hắn khao khát giá như có ai quan tâm
đến mình, đằng này chửi cả làng nhưng không ai thèm đếm xỉa. Ngay lập tức
hắn hiểu rằng tiếng chửi của hắn là vô vọng, hắn thấm thía nỗi khổ của số phận,
hắn đã phải cất tiếng chửi để thèm mong ai chửi lại hắn, để hắn được giao tiếp
với đời, với người. Hắn chửi rồi lại nghe, chỉ có ba con chó dữ với một thằng
say rượu. Nam Cao khốn khổ giành lấy sự tồn tại cho Chí bằng việc bán cả nhân
phẩm và trở thành lực lượng mù quáng dễ dàng bị bọn thống trị lợi dụng, trở
thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, chuyên đi tác oai tác quái dân làng và trở
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, tàn phá trong ngông cuồng. Chí Phèo vô tình
trở thành công cụ đắc lực hủy hoại nhân tính của chính mình, trở thành nỗi ám
ảnh của nhân loại. Tưởng như cuộc đời của Chí cứ trượt dài mãi trên cái dốc lưu
manh tha hóa và rơi vào kiếp sống tội lỗi, nhưng sự xuất hiện của Thị Nở đã
đưa Chí Phèo từ vực sâu của xã hội đến cõi bờ lương thiện. Đây có thể coi là
một sự kiện trọng đại, một biến cố mở ra bước ngoặt cuộc đời Chí Phèo, đưa
Chí về lại với kiếp người, với hơi ấm của bát cháo hành, cũng chính là hơi ấm
của tình người nhân hậu đã làm cho con người lương thiện sống dậy trong con
quỷ dữ, thằng đầu bò đã phục sinh, giờ đây sức sống tâm hồn đã trỗi dậy trong
Chí. Nhưng những giây phút được yêu của Chí Phèo – Thị Nở vô cùng ngắn
ngủi, hạnh phúc vừa hé mở giờ đã khép lại. Chí Phèo và Thị Nở dắt tay nhau tới
ngưỡng cửa của cuộc đời nhưng lại bị từ chối phũ phàng bởi định kiến xã hội
mà bà cô Thị Nở là đại diện. Khi tỉnh dậy, Chí mới giật mình nhận thức được
rằng hắn đã bị chối bỏ và không trở thành con người được nữa. Chí trở về với
sự cô độc, đau đớn, xót xa khi nhận ra mình không còn đường quay trở lại. Hình
ảnh con quỷ dữ, thằng đầu bò đã hằn sâu và trở thành một nỗi ám ảnh kinh
hoàng với người dân làng VĐ. Hơn ai hết, Thị Nở là người mang lại cho Chí
Phèo sự đồng cảm nhưng cũng đưa Chí Phèo đến bờ vực của cái chết. Thị vừa
là phương tiện, vừa là công cụ, vừa là nạn nhân của định kiến. Hành động tự sát
của Chí Phèo là hệ quả tất yếu của sự khủng hoảng và bế tắc, của cơn phẫn uất
dâng trào đỉnh điểm trong tâm hồn Chí Phèo. Chí đã chết nhưng nhân cách
lương thiện đã trỗi dậy và tỏa sáng, đó chính là sự chiến thẳng của cái thiện đối
với cái ác

You might also like