You are on page 1of 6

1.

Nguyên nhân Chí Phèo bị cả làng Vũ Đại cự tuyệt:

- Về Chí Phèo:
Trong không gian ở cái làng Vũ Đại, các bi kịch, số phận của nhân vật Chí
Phèo diễn ra – từ một “quỷ dữ làng Vũ Đại” tới kẻ thức tỉnh muộn màng.
Sau khi ra tù, Chí Phèo trở về mang theo cái dữ tợn nơi nhà tù thực dân,
hắn rạch mặt ăn vạ, phá tan đời sống của bao người, là một gương mặt
quỷ của làng Vũ Đại.
“ Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt
của biết bao nhiêu người dân lương thiện”-Trích truyện ngắn Chí Phèo
(đoạn bị cắt)
Hắn thật sự đã bị tha hóa đến cùng cực. Sau khi làm tay sai cho Bá Kiến,
hắn càng hung hãn, ngang ngược và say triền miên. Chính sự hung hãn,
điên dại của hắn đã khiến người dân làng Vũ Đại xa lánh hắn đi.
- Về phía người dân làng Vũ Đại:
Chúng ta cũng không nên trách móc người làng Vũ Đại sao mà vô tâm, sao
không cho Chí hoàn lương, sao lại hả hê trước cảnh Chí và lão Bá Kiến chết
bởi tất cả y cũng chỉ là những người nông dân nhỏ bé, hèn mọn mà thôi.
Cũng chỉ là những kẻ bị trị, kẻ nông nô mà thôi! Tất thẩy họ đều bị chèn ép
đến thu mình lại, sợ hãi trước trước những thế người mạnh hơn mình.
Cũng đúng bởi chẳng ai lại muốn giao du với kẻ giang hồ đâm thêu chém
mướn, chẳng ai lại khi không rước họa vào thân và chẳng ai lại khổ càng
thêm khổ.
2. Những lần bị cự tuyệt
a. Bị cự tuyệt quyền làm con người
- Khi Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan... ra
đời, mấy ai còn có thể tưởng tượng tới một cảnh đời nào bần cùng hơn,
bế tắc hơn, tủi cực hơn thế. Tưởng như cuộc sống chị Dậu và anh Pha đã là
tột cùng của nỗi khổ đau ở đời. Nhưng cùng hơn cả những con người bần
cùng đó, vẫn có Chí Phèo đã bước ra từ trang sách của Nam Cao, là hiện
thân đầy đủ của những gì là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở
một nước thuộc địa: bị giày đạp, bị cào xé, bị hủy hoại cả nhân tính lẫn
nhân hình. Chị Dậu, anh Pha dù có khổ mấy vẫn được công nhận là người.
Còn Chí, con người hiền lành, chất phác qua lần vào tù ra tội đã bán cả
nhân tính, nhân hình để trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.
“ Ai cũng tránh mặt hắn mỗi lúc hắn qua.”
“ Cái mặt hắn không trẻ cũng không già; nó không còn phải là mặt người; nó là
mặt của con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi? Cái mặt hắn
vàng vàng mà lại muốn xạm màu gio; nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự,
biết bao nhiêu là sẹo. Vết những mảnh chai của bao nhiêu lần ăn vạ kêu làng,
bao nhiêu lần, hắn nhớ làm sao nổi? Bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm
chém, mưu hại, người ta giao cho hắn làm! Những việc ấy chính là cuộc đời
của hắn; cuộc đời mà hắn cũng chả biết đã dài bao nhiêu năm rồi. Bởi vì ngay
đến cái thẻ có biên tuổi hắn cũng không có, trong sổ làng người ta vẫn khai
hắn là dân lưu tán, lâu năm không về làng.”
- Quay lại đoạn đầu của tác phẩm, nhà văn Nam Cao đã bắt đầu câu chuyện
bằng tiếng chửi rủa của Chí Phèo, của một kẻ điên say mèn nhưng tiếng
chửi ấy lại không phát ra từ một người đang say, tiếng chửi ấy rất logic,
hắn chửi trời, chửi đời rồi chửi cả làng Vũ Đại rồi chửi đến kẻ đẻ ra thân
hắn chửi để xả đi những nỗi uất ức, chửi để thèm mong một kẻ nào đó
chửi lại hắn để hắn có thể giao tiếp với đời, ấy vậy mà chẳng ai thèm chửi
lại hắn mà chỉ là những tiếng sủa đáp lại từ những con chó. Mác từng
nói:”Con người là sự tổng hòa của những mối quan hệ xã hội”, nhưng giờ
đây hắn không cha mẹ, không họ hàng, không người thân, không bạn bè,
không ai thèm để ý tới hắn.
- Đoạn ᴠăn Nam Cao kể ᴠề ᴄhuуện Chí Phèo uống rượu ᴠới Tự Lãng là một
tình tiết làm rõ thêm bi kịᴄh ᴄô đơn, điên khùng, đau đớn đến ᴄùng ᴄựᴄ
ᴄủa một kẻ bị хã hội ᴄự tuуệt quуền làm người. Tự Lãng ᴄó “bộ râu lờ
phờ”, làm nghề thầу ᴄúng ᴠà hoạn lợn. Vợ ᴄhết đã bảу, tám năm ᴄon gái
ᴄhửa hoang trốn đi. Lão ᴄũng ᴄô đơn như Chí Phèo. Như “đôi tri kỉ ᴄuồng”
uống rượu dưới trăng. Chúng uống ѕạᴄh ba ᴄhai, “ngả ᴠào nhau mà ᴄười”.
- . Như vậy, người ta đã không còn xem hắn như là một con người nữa rồi.
Chao ôi! Sao mà cay đắng!
b. Bị cự tuyệt quyền được yêu thương
- Khi vừa ra đời cha mẹ hắn vứt bỏ hắn ở cái lò gạch cũ như vậy hắn đã mất
đi gia đình, mất đi cái tình thương – cái mà đáng ra đứa trẻ lẻ ra cũng
pahir được nhận.
- Sau đó hắn bị dân làng xa lánh, hắn nhận được bất cứ tình người nào kể từ
khi hắn ra tù.
- Trạng thái và hành động của hắn: say xỉn, chửi rủa những kẻ đối bạc với
hắn (mà kẻ đối bạc đây theo hắn là đời, là trời, là cả cái làng Vũ Đại, là cha
mẹ hắn), đốt phá quán rượu cụ,…
c. Bị cự tuyệt trong tình yêu
- Khi hắn đang sung sướng, đắm mình trong cái tình yêu, khi mà cái ngọn
lửa khát khao lương thiện trong lòng hắn cháy bùng lên thì cũng là lúc hắn
bị từ chối.
- Hắn bị bà cô thị Nở phản đối, nói sơ về nhân vật bà cô này. Bà được Nam
Cao miêu tả là đã “50 mươi tuổi rồi” nhưng vẫn “không có chồng”, bà cảm
thấy “hoảng hốt”, “nhục cho ông cha nhà bà”, “chua xót”, “uất ức” khi
nghe thị Nở hỏi về chuyện ăn ở với Chí.
- Trạng thái và hành động: Ngẩn người, kêu la, uống rượu, nhưng hắn càng
uống càng tỉnh, hắn đau đớn “ôm mặt khóc rưng rức”
- Ta có thể thấy một hình ảnh rất đặc biệt, Chí Phèo – một tên đại ác Vũ Đại,
lại ngồi ôm mặt khóc một mình đối lập với những miêu tả ban đầu về Chí.
- Có một câu nói rất hay:”tôi rất thích khóc vì trong khoảng khắc ấy nó phân
biệt rõ ràng giữa con người và động vật”. Như vậy, tận sâu bên trong nội
tâm chí vẫn còn chút gì đấy là con người, chút gì đấy lương thiện. Trong
Chí vẫn còn hơi ấm của tình người, của tình yêu.

d. Cự tuyệt quyền hồi lương:

Câu nói thứ nhất: “Tao muốn làm người lương thiện”

– Khát khao cháy bỏng vẫn luôn tồn tại trong “con quỷ dữ làng Vũ Đại”.

– “Tao muốn”: Không còn là ước muốn của vật chất, của dăm ba chén rượu hay vài đồng
bạc mà là ước muốn làm người và ước muốn lương thiện.

* Câu nói thứ hai: “Ai cho tao lương thiện,… Biết không!”

– Giây phút nhận ra khao khát đó vẫn còn tồn tại trong mình cũng là khi Chí nhận ra hắn
mãi mãi không thể có được nó.

– Chí Phèo nhận ra qua từng chặng đường mình đã qua, những gì mình đã làm khiến
không ai có thể dung nạp một kẻ như hắn làm lại từ đầu.
– Cuộc đời đã cho Chí thêm một lần được trở lại làm người khi được nhận bát cháo
hành và tình yêu thương của Thị Nở, tuy nhiên cái ước muốn nhỏ nhoi, bình dị “ở với tớ
một nhà cho vui”, “vợ dệt vải, chồng cày thuê cuốc mướn” của Chí đã không thể trở
thành hiện thực

=> Chí đã được đánh thức phần lương thiện nhưng chuyện tình không thành => Trở
thành “bi kịch không thể làm người lương thiện”.

Nguyên nhân:

Bá Kiến – Con quỷ dữ mang bộ mặt người làng Vũ Đại

Theo Chí Phèo: Tất cả nguồn cơn có lẽ là do tên Bá Kiến, người khiến Chí bị oan và bị đày
nơi ngục tù thực dân. Sự hung hãn, đáng sợ của Chí Phèo có lẽ bắt nguồn từ những lỗi
lầm của tên Bá Kiến. -> Tội ác của những con người có quyền thế, tự do quyết định, chà
đạp cuộc đời của những người thấp cổ bé họng.

Bà cô - đại diện tiêu biểu cho cái định kiến tàn ác của cả làng Vũ Đại

Một thị Nở đã nghèo lại còn xấu đau xấu đớn, thêm cái tính dở hơi, hơn 30 tuổi vẫn ế
chỏng ế chơ, cùng sống với thị là bà cô già cũng ế chồng, hai cô cháu sống tạm bợ trong
cái nhà tre tạm bợ, gần với nhà Chí Phèo. Một con người dở hơi như thị nhưng lại chính
là người thấu hiểu và đánh thức được cái lương thiện vẫn ngủ yên trong sâu thẳm tâm
hồn Chí, còn bà cô có vẻ già đời, tỉnh táo thế nhưng lại chính là người giết chết cái ý nghĩ
quay lại làm người lương thiện của Chí Phèo. Có thể nói rằng bà cô chính là đại diện tiêu
biểu cho cái định kiến tàn ác của cả làng Vũ Đại, đã chặn đứng con đường hoàn lương
của Chí Phèo, khiến hắn phải đi đến bước đường cùng là chết

Con người làng Vũ Đại:

Con người làng Vũ Đại cố chấp với định kiến xã hội ăn sâu vào tiềm thức, nhất quyết
không chịu mở một con đường bao dung cho Chí Phèo quay trở về làm người lương
thiện. Đó một cái xã hội phong kiến hủ bại, thối nát, một ngôi làng nghèo nàn, lạc hậu,
nặng nề những định kiến, hỗn loạn về đạo đức và nhân phẩm, là bức tranh hiện thực
tàn khốc của nông thôn Việt Nam những năm trước cách mạng, của chính cái chế độ
thực dân nửa phong kiến độc ác, tha hóa về mọi mặt. - > Cái khốn nạn, lạc hậu xen lẫn
cái nghèo nàn của ngôi làng đã dồn ép con người ta vào đường cùng.
e. Cự tuyệt quyền sống

Con người làng Vũ Đại trơ mắt nhìn cái chết đến cận kề đối với Chí Phèo. “Trời có mắt
đấy, anh em ạ!”. “ Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc!”, .Liệu rằng những
tội ác mà Chí Phèo gây ra, những tiếng chửi đời chửi người thốt ra một cách bất lực
trong mỗi lần say rượu có xứng đáng để bị đối xử một cách như thế. Tại sao người làng
Vũ Đại “ không bao giờ người ta đến vội”. Họ thấy phiền hay thật sự họ không hề để tâm
đến cái sự tồn tại của hắn?. Vậy ai mới là người bị tha hóa? Không chỉ một mình Chí
Phèo bị tha hóa, ở cái làng ấy cũng có nhiều người bị tha hóa, mỗi một con người đều có
cho mình những bi kịch riêng.

3. Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và cái kết của câu chuyện:

Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo

- Là con đường duy nhất giải thoát cho bị kịch tha hóa đầy đớn đau của Chí
Chính Chí đã gây ra tội ác và tự chấm dứt tội ác, chấm dứt con đường tha hóa của
chính mình đã sa vào trước đó.
- Cái chết của Chí Phèo đã tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến với đầy
rấy những bất công đã đẩy biết bao người lương thiện như Chí vào bi kịch không
lối thoát: bi kịch về nhân hình lẫn nhân tính
- Cái chết của CP còn phản ánh số phận bi thảm của rất nhiều người nông dân bất
hạnh trong xhpk. Họ bị giai cấp thống trị đẩy đến bước đường cùng, bị tha hóa,
tước đoạt cả quyền tự do và quyền sống lương thiện.
- Cái chết ấy tuy không hóa giải được cục diện đen tối của xh nhưng đã phần nào
thức tỉnh ý thức của xh trong việc đấu tranh vì chống lại những độc ác, bất công
để bảo vệ những điều tốt đẹp.
- Chí Phèo tự sát chính là hành động phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt nhất để bảo
vệ sự lương thiện vừa được thức tỉnh, thể hiện sự đoạn tuyệt với cái ác, cái xấu
đã tha hóa, chi phối mình bấy lâu nay.
- Thực ra, trong chuỗi ngày dài trong đời hắn, hắn không hề biết mình đang sống,
hắn chưa biết đến cái chết nghĩa là hắn chưa sống. Kết thúc truyện hắn đã tìm
đến cái chết, cũng là lúc hắn nhận biết được cuộc sống thú vật của hắn. Còn Bá
Kiến, sẽ còn Chí Phèo. Hết Bá Kiến, Chí Phèo cũng không tồn tại. Ở đây ta còn
thấy một sự thâm thúy sâu xa của Nam Cao khi cho cả hai nhân vật tồn tại song
song và có vai trò tác động lẫn nhau. Nếu không phải là Bá Kiến thì anh Chí ngày
xưa chưa hẳn đã là Chí Phèo bây giờ. Bởi ở Bá Kiến là cả sự khôn ngoan lọc lừa,
một kẻ biết ném đá giấu tay.

Ý nghĩa cái kết của câu truyện:


- Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gắn với sự ra đời và mất đi của Chí Phèo.

Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu
cuối tương ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô đậm
chủ đề tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ
vẫn còn tiếp diễn.
- Mở ra bi kịch mới: Nếu Thị Nở có con với Chí Phèo, số phận của đứa trẻ sẽ lặp lại
những đau khổ, bất hạnh của bố mẹ. Quan niệm xưa:” Tre già măng mọc”
- Cách kết thúc cũng bộc lộ tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn, đó sự đồng
cảm, thấu hiểu, xót thương cho số phận bất hạnh, là niềm tin, sự trân trọng vào
những giá trị tốt đẹp của con người.

You might also like