You are on page 1of 4

CHÍ PHÈO – Nam Cao

I. Chủ đề: Tác phẩm phản ánh số phận bi thảm của người nông dân nghèo khổ bị xã hội thực dân
phong kiến vùi dập, cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính, xô đẩy vào con đường lưu manh không lối
thoát. Đồng thời nhà văn cũng phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện đẹp đẽ của người nông dân.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của tác phẩm

a. Hình ảnh làng Vũ Đại là hình ảnh được thu nhỏ của xã hội thực dân phong kiến

- Với hình ảnh bọn thống trị áp bức, bóc lột ở nông thôn: "Làng nào cũng có nhiều cảnh… Bằng ấy
cánh đu lại với nhau để bóc lột con em, nhưng ngấm ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để mà trị nhau".

- Với hình ảnh những người nông dân những người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị đẩy vào con
đường lưu manh không lối thoát như Bình Chức, Chí Phèo…

- Ở xã hội ấy liên tục và ngấm ngầm diễn ra cuộc xung đột gay gắt giữa bọn cường hào địa chủ
thống trị và những người nông dân nghèo khổ: người nông dân "là miếng mồi ngon" trước bọn thống trị
là một "đàn cá tranh mồi".

b. Nhân vật Bá Kiến là hình ảnh tập trung ý nghĩa phê phán

- Đó là một kẻ gian hùng, nhan hiểm, cáo già:

+ Hắn được khắc họa qua những nét đặc điểm nổi bật với giọng quát "rất sang" và "cái cười Tào
Tháo"

+ Hắn có cả một sách lược thống trị người nông dân được đúc kết từ mấy đời làm "nghề tổng lí":
"Thứu nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân" - "Mềm nắn rắn buông" - "Bám thằng có
tóc ai bám thằng trọc đầu" - "'Già néo đứt dây" hay nham hiểm là :Một người khôn ngoan thì chỉ bóp
đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy
đập bàn đập ghế đòi cho được năm đồng nhưng được rồi thì hãy viwts trả lại năm hào vì thương anh
túng quá"…

+ Hắn đã vận dụng các sách lược ấy và thủ đoạn "Dùng đầu bò để trị đầu bò" để đối phó với các phe
cánh khác và sai khiến, thao túng những kẻ khác như Bình Chức, Chí Phèo: "Thế lực của cụ sở dĩ lấn át
được các phe cánh khác một phần lớn cũng bởi cụ biết mềm biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt
mạng không sợ chết và không sợ đi tù […] Khi cần đến chỉ cho nó dăm hào để uống rượu là có thể sai
khiến nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình"

- Nhân vật bá kiến vừa có tính cách điển hình lại vừa có cá tính độc đáo, xứng đáng là hình ảnh đại
diện xuất sắc cho bản chất tàn bạo, xấu xa của bọn thống trị nông dân ở nông thôn đương thời.

2. Nhân vật Chí Phèo

a) Chí Phèo có xuất thân là một cố nông nghèo khổ nhưng lương thiện

- Hắn vốn là một đứa bé mồ côi, bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ, có tuổi thơ hẩm hiu bơ vơ, phải đi ở đợ
để kiếm cơm, nhờ sự đùm bộc của những người nông dân nghèo để lớn lên
- Khi hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Lí Kiến, hắn tỏ ra là một người nông dân hiền lành
lương thiện: "Hắn thấy nhục hơn là thích" khi bị vợ ba của Lí Kiến bắt bóp đùi, bóp chân; chính Lí Kiến
khi nhìn thấy hắn "vừa bóp đùi cho bà ba vừa run run", lão cũng thừa nhận hắn là "một thằng hiền như
đất"

b) Quá trình tha hóa của Chí Phèo

- Đầu tiên, hắn bị Lí Kiến tìm cách đẩy vào tù: nhà tù thực dân tiếp tay Lí Kiến biến hắn thành kẻ
lưu manh. Sau 7,8 năm trở về làng với bộ dạng thay đổi đến nỗi ban đầu người ta không nhận ra hắn là
ai

+ Về hình dáng: "Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai
mắt gườn gườm trông gớm chết! […] Cái ngục phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng và một ông
tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!".

+ Về tính cách: “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa
đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cỗng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi"
=> Người nông dân lương thiện ngày nào nay đã biến thành kẻ lưu manh.

- Sau hai lần đến nhà Bá Kiế kiếm cớ gây sự nhưng thất bại, Chí Phèo đã bị Bá Kiến lung lạc, rơi
vào bàn tay của lão, trở thành tay sai cho tên cường hào địa chủ nham hiểm. Từ đó, trong cơn say triền
miên của cuộc đời hắn, hắn trở thành "con quỉ dữ của làng Vũ Đại":

+ "Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong
lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy hãy còn say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống
rượu trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận…".

+ "Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu
hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện".

+ Khuôn mặt hắn đã không còn là mặt của một con người "Cái mặt hắn không trẻ cũng không già,
nó không còn phải là mặt người: nó là mặt của một con vật lạ […] Cái mặt hắn vàng vàng mà lại muốn
xạm màu gió, nó vẩn dọc vẩn ngang, không thứ tự, biết bao nhiêu là sẹo. vết những mảnh chai của bao
nhiêu lần ăn vạ kêu làng, bao nhiêu lần, hắn nhớ làm sao nổi? Bao nhiêu việc ức hiếp phá phách, đâm
chém, mưu hại, người ta giao cho hắn làm.

+ Đặc biệt, Nam Cao đã tập trung miêu tả thật ấn tượng và độc đáo tiếng chửi của Chí Phèo: Hắn
“chửi trời”, “chửi đời”, rồi “chửi cả làng Vủ Đại”, thế mà “không ai lên tiếng cả”. Tức mình, hắn “chửi
cha đứa nào không chửi nhau với hắn”. Rồi đánh chửi “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”, “đẻ ra cái
thằng Chí Phèo” => Tiếng Chửi ấy có gì thật thê thảm, dường như nó chứa đựng tất cả nổi bi nhẩn của
con người bị hủy hoại cả thể xác lẩn tâm hồn, bị biến thành con quỷ dữ. Nhưng tiếng chửi cũng chính là
những âm thanh quen thuộc của con vật người ấy khi giao tiếp với xã hội loài người. => Giá trị tố cáo
sâu sắc của tác phẩm củng chính là ở đó.

=> Người nông dân lương thiện đã bị xã hội thực dân phong kiến bất nhân đương thời hủy
hoại cá tính người lẩn hình người, đã biến thành kẻ lưu manh hung ác đầy tội lỗi. Mà chính danh
thủ phạm là lão cường hào địa chủ Bá Kiến.

c. Mối tình Chí Phèo – Thị Nở và sự xuất hiện của lương tâm
- Cuộc gặp gỡ tình cờ và đầy lãng mạn: Chí Phèo say khước khi gặp Thị Nở ngủ dưới ánh trăng.
Dù ban đầu là dục vọng, nhưng sau đó chính một tình yêu chân thành và mộc mạc đã nảy sinh giữa hai
con người khốn khổ. Chính vầng trăng lãng mạn soi sáng cho vẽ đẹp hai tâm hòn chon chất, và Nam
Cao cũng giành tâm huyết miêu tả thật chi tiết, tinh tế thật xúc động sự thức tỉnh lương tâm của Chí
Phèo qua sự chuyển biến cả ở sinh lí và tâm lí của hắn:

+ “Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài (…), hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ
buồn”.
+ Lắng nghe những âm thanh cuộc sống, hắn thấy lòng dậy lên nỗi buồn “chao ôi là buồn”.
+ Hồi tưởng cuộc đời xa xưa hắn nhớ lại “hình như có một thời hắn đã ao ước cò một gia đình nho
nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả
thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
+ Hắn suy nghĩ về cuộc đời hiện tại và tương lai của mình và thấy “buồn thay cho đời!” vì “hắn đã
tới cái dốc bên kia của đời”, hắn “hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau…”. Tác
giả đã viết thật cảm động: “cũng may thị nở vào. Nếu thị không vào, cứ để hắn vẩn vơ nghĩ mãi, thì đến
khóc được mất”.
- Bác cháo hành – hương vị tình yêu thức tỉnh lương tâm: Nam Cao đã tập trung miêu tả chuyển
biến tâm trạng của Chí Phèo khi đón nhận sự chăm sóc của Thị Nở:
+ Nhìn thấy nồi cháo hành của Thị Nở thì hắn “rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt
hình như ươn ướt”, “hắn nhìn bác cháo bốc khói mà lòng bâng khuâng”; hắn cảm nhận mùi thơm của
cháo: “trời ơi cháo mới thơm sao! Chỉ khói xong vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm”; Khi ăn cháo
hắn nhận ra rằng: “những người suốc đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành rất ngon” =>
Chính tình yêu thương làm nên hương vị cháo và lần đầu tiên trong cuộc đời Chí Phèo mới nhận
được hạnh phúc mộc mạc và bình dị ấy.
+ Tình yêu dã hoàn toàn đánh thức bản chất lương thiện vẫn le lói trong tâm hồn Chí Phèo “Đó
chính là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi”, khơi dậy trong lòng hắn khao khác trở lại cuộc đời
lương thiện: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị nở sẽ mở
đường cho hắn”.
=> Chính tình yêu và hạnh phúc được yêu thương đã thức tỉnh Chí Phèo, đưa hắn trở về với
bản chất hiền lành lương thiện ngày xưa, khơi dậy trong hắn niềm khao khác được sống cuộc đời
bình dị và hòa hợp với mọi người. Chí Phèo đã bàn với lại Nở về cuộc sống gia đình tương lai…
d. Kết thúc bi kịch của Chí Phèo
- Hạnh phúc của Chí Phèo chỉ được năm hôm, vì người cô của Thị Nở ngăn cản không cho cháu
mình “đâm đầu đi lấy một thằng không cha”, hơn nũa lại là “ thằng chỉ có mõi nghề là vạch mặt ra ăn
vạ” => Thái độ của người cô Thị Nở chính là thái độ chung của mọi người đối với Chí phèo, là
thành kiến xã hội đối với Chí Phèo, nghĩa là người ta không còn coi Chí Phèo là người nữa. Năm
ngày hoàn lương không đủ xoá đi quãng đời dằng dặc làm con quỉ dữ ở làng Vũ Đại của hắn.
- Đau khổ và uất ức vì bị từ chối, Chí Phèo lại uống rượu, “Nhưng tức quá càng uống lại càng tỉnh
ra. Tỉnh ra, chao ôi buồn ! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt
khóc rưng rức.” => Chí Phèo uống rượu trong trạng thái của một người đang đau khổ tột cùng vì tuyệt
vọng, đó là nỗi đau khổ của một con người bị cản trở, bị khước từ quyền làm người. Nói khác đi, Chí
Phèo đang rơi vào bi kịch của một con người mà không thể làm người.

- Trong tình trạng ấy, hắn đã ra đi “ với một con dao ở thắt lưng”. Bước chân tiềm thức cộng với nỗi
đau bi kịch đã đưa hắn đến nhà Bá Kiến – thủ phạm chính hủy hoại cuộc đời hắn, đẩy hắn vào con
đường lưu manh không lối thoát – Đây chính là cuộc ra đi trả thù lần cuối cùng của Chí Phèo. Đối mặt
với Bá Kiến hắn đã dõng dạc lên tiếng đòi lại cuộc đời lương thiện: “Tao muốn làm người lương thiện”
nhưng hắn cũng ý thức rõ: “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết
mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa.” => Đó là những lời buộc tội Bá Kiến,
đồng thời cũng là những lời căm uất và đau khổ trong cơn tuyệt vọng của Chí Phèo, là tiếng vọng lương
tâm của một con người đã nhận thức sâu sắc số phận bi thảm của mình. Những lời đó gây xúc động sâu
sắc cho người đọc. Trong cơn manh động và tuyệt vọng, Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu
đời mình.

+ Giết Bá Kiến là hành động lấy máu trả thù.

+ Chí Phèo tự sát là để lấy máu rửa sạch những tội ác mà hắn đã gây ra suốt bao nhiêu năm cho dân
làng Vũ Đại. Đồng thời để khẳng định nhân phẩm và khát vọng trở lại làm người của Chí Phèo.

=> Nhà văn đã có cách xử lí tình huống rất tinh tế và đầy tinh thần nhân đạo.

=> Nhân vật Chí Phèo đã xây dựng rất công phu và tỉ mỉ, nhà văn đã chú ý khắc họa thật sắc nét
những cử chỉ, hành động, lời nói của hắn – Đặc biệt là tiếng chửi của hắn. Để làm nổi bật lên tính cách
của một con người căm uất vì bị chà đạp, bị vùi dập thậm tệ nhưng không phản kháng được, nên đã biến
những căm uất ấy thành hành động trả thù mạnh mẽ đối với cuộc đời. Đó là hiện tượng thường thấy ở
người nông dân bị áp bức bóc lột dưới xã hội phong kiến xưa.

3. Giá trị nghệ thuật

- Truyện ngắn đã xây dựng được những nhân vật vừa có tính cách điển hình, vừa có tính độc đáo,
gây ấn tượng sâu đậm cho người đọc: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình nghệ thuật bất hủ.

- Qua tác phẩm, Nam Cao đã thể hiện rõ sở trường miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật rất tinh tế và
đặc sắc.

- Kết cấu “đầu cuối tương ứng” của tác phẩm qua hình ảnh “cái lò gạch cũ” có tác dụng làm nổi bật
giá trị tố cáo của tác phẩm.

- Giọng văn kể chuyện biến hóa, linh hoạt, bộc lộ rõ tính cách nhân vật, gây hứng thú và hấp dẫn
người đọc.

III. Tổng kết (Ghi nhớ SGK)

You might also like