You are on page 1of 3

Đề 2: Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

MB
- Nam Cao là nhà văn hiện thực, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Những sáng tác của ông cuốn hút không
chỉ ở chiều sâu tư tưởng mà còn bởi phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao được đánh giá là kiệt tác của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Tác
phẩm không chỉ phản ánh chân thực và nỗi thống khổ của những người nông dân trong xã hội thực dân nửa
phong kiến, thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn mà còn để lại ấn tượng sâu sắc về nghệ thuật miêu tả
diễn biến tâm lí nhân vật, nhất là tâm lí của nhân vật Chí Phèo khi rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm ng.
TB
* Giới thiệu
- Kn bị kịch: là hoàn cảnh, tâm trạng bi đát của con người khi khát vọng nhận mâu thuẫn với hiện thực đời
sống, hiện thực phũ phàng không tạo cơ hội để cho nhân thực hiện khát vọng, đẩy cá nhân vào khổ đau cùng
cực.
- Định hướng, tóm tắt vấn đề: CP là nhân vật trung tâm của truyện. Cuộc đời chỉ là chuỗi dài những khổ đau
từ khi sinh ra đến lúc chết đi. Con người ấy cháy bỏng những khát vọng làm người bình dị nhưng hết lần này
lần khác bị thế lực vạn ác dập vùi để rồi tuyệt vọng và phải chọn con đường chết. Nhà văn viết về bi kịch
của nhân vật bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc và phong cách NT độc đáo.
*Phân tích
LĐ1: Nếu được sống trong xã hội nhân đạo thì cuộc đời Chí Phèo đã khác
Dù thiếu vắng tình thương, không cha mẹ, lớn lên trong cơ cực nhưng Chí lương thiện hiền lành, giàu tự
trọng, chịu thương chịu khó và sống với ước mơ bình dị về một gia đình đầm ấm.
Nhưng hắn sống trong xã hội vô nhân đạo, nơi mà bọn phong kiến tay sai(Bá Kiến) núp bóng thực dân tác
oai tác quái. BK vô cớ đẩy CP vào cảnh tù tội để nhà tù TD cướp đi của hắn nhân tính, nhân hình. Chí Phèo
về làng, cáo già BK với thủ đoạn thâm độc đã từng bước biến hắn từ gã du côn thành tay sai. Chí bán linh
hồn trở thành con quỷ dữ làng VĐ.
CP bị cả xã hội quay lưng. Hắn là bóng ma không làm ai sợ hãi, không ai nói với hắn dù chỉ là lời xúc phạm.
Hắn chửi bới, cố ý gây sự để được chú ý nhưng chỉ nhận được im lặng. Đáp lại CP chỉ có tiếng 3 con chó
sủa -> Đây là chi tiết đầy ám ảnh NC đưa vào để cực tả thái độ cự tuyệt của xã hội dành cho CP. Cánh cửa
về thế giới lương thiện dần đóng lại. Sổ định của làng VĐ không có tên hắn. CP bị ruồng bỏ nhưng hắn
không hay chỉ mơ hồ thấy khổ vì lúc nào cũng say.

LĐ2 Cuộc gặp với TN đưa cuộc đời Chí bước sang trang mới
Trận ốm và cuộc sống như vợ chồng với TN đã khơi dậy bản năng, đánh thức phần người trong Chí cho
nhân vật nhận thức, có ý niệm về thời gian, không gian nghĩ nhiều về cuộc đời, số phận bất hạnh của mình,
có những rung cảm của con người: bâng khuâng, vui, buồn, ăn năn, hối hận về tội ác; ... những điều mà hơn
10 năm nay Chí không biết. Ý thức rõ về quãng đời dài cô độc, Chí tỏ rõ nỗi thèm khát tình người, mong
thực hiện ước mơ năm 20 tuổi. Bản tính lương thiện chân chất thật thà của anh canh điền năm xưa bị xã hội
tàn nhân vùi lấp đầy đọa này như TN mà được hồi sinh. Ý nghĩa lớn lao nhất Thị Nở với Chỉ là đã khơi dậy
khát vọng hoàn lương trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chỉ mong muốn được quay trở lại sống như một
con người.TN sẽ là cầu nối. Hắn đặt tất cả niềm hi vọng, tin tưởng của cuộc đời mình nơi thị.
LĐ 3: TN khơi dậy trong CP những khát vọng cao đẹp nhưng cũng khiến Chí tỉnh táo nhất để ý thức về bi
kịch của cuộc đời mình.
CP chờ TN về nhà xin phép bà cô. Bà cô TN-người đại diện cho những định kiến hà khắc cổ hủ, sợi dây
thong lọng vô hình của xã hội cương quyết không chấp nhận hắn. Thị Nở quay lại, Thị trút vào mặt hắn tất
cả lời “xỉa xói” cay nghiệt của bà cô “Đàn ông đã chết hết rồi hay sao mà đâm đầu vào cái thằng không
cha...chỉ một nghề là rạch mặt ăn vạ”
Ban đầu Chí không hiểu, thấy Thị Nở nhảy lên như thượng đồng lấy làm thú vị, sau đấy khi hiểu hắn “bỗng
nhiên ngẩn người, ngẩn mặt”, ngơ ngác rồi chợt hiểu, hắn im lặng không nói gì, thoáng cái lại hít thấy mùi
cháo hành
-> Qua cử chỉ, dáng vẻ nhân vật, NC diễn tả tinh tế nỗi bàng hoàng, xót xa của CP. Chí thấm thía cảm giác
đau đớn khi bị ghẻ lạnh, cự tuyệt. Thái độ của bà cô Thị Nở cũng chính là thái độ của người dân làng Vũ
Đại, là ý của BK, muốn vĩnh viễn đầy Chí vào thế giới quỷ dữ. Hắn đã không được coi là người đến người
duy nhất hắn đặt niềm tin tưởng, hy vọng là Thị Nở cũng cương quyết dứt tình.
- Nỗi đau của Chí Phèo được Nam Cao diễn tả xót xa.
+ Chỉ sửng sốt đứng lên gọi lại, đuổi theo, nắm lấy tay như muốn níu giữ, bám chặt lấy cây cầu trở về cuộc
sống con người. Thị cương quyết không quay lại, còn dúi thêm một cái hắn lăn khoèo xuống sân.
-> Hắn cảm nhận rõ ràng mình đang bị cô lập hoàn toàn. Cánh cửa trở về thế giới loài người thực sự đã đóng
chặt khi Thị Nở bước đi, chỉ còn lại cảm giác cô độc đáng sợ. Chí Phèo rơi vào bế tắc tuyệt vọng.
+ Cái ác trở lại trong suy nghĩ, hành động của Chí. Hắn toan đập đầu ăn vạ kêu làng nhưng chưa đủ say. Hắn
tìm rượu nhưng càng uống càng tỉnh, càng buồn. Hắn vẫn ngửi thấy mùi cháo hành. Hương vị tình người ấy
cứ trở đi trở lại lúc Chí buồn bã, đau khổ nhất đã kéo Chí ra khỏi ý nghĩ tội lỗi, ngăn không cho Chí mặc lại
cái áo của quỷ dữ.
+Đỉnh điểm của nỗi đau Chí Phèo “ôm mặt khóc rưng rức” vì số phận quá bi đát trớ trêu, vì hoàn toàn tuyệt
vọng. Giọt nước mắt là hình ảnh TH rõ nét nhất bản tính con người. Bản tính lương thiện hồi sinh, khát vọng
làm người mãnh liệt kéo bước chân Chí ra khỏi miệng vực, không thể sống tiếp kiếp quỷ dữ. Khát vọng
càng lớn bi kịch càng nhiều, Chí ôm lấy khuôn mặt như “con vật lạ” vằn dọc vằn ngang mà khóc vì hiểu
mình đã cùng đường.
>Nhà văn NC đã diễn tả nhân vật trong cuộc đấu tranh giữa thiện-ác, ranh giới say-tỉnh Với những câu văn
thấm đẫm tấm lòng trân trọng cảm thông, Nam Cao đã diễn tả xúc động tâm trạng giằng xé, đớn đau của Chí
trong cuộc đấu tranh vượt thoát ra khỏi thế giới loại quỷ dữ, vươn đến thế giới con người mà vô vọng.
> Nỗi khổ của CP không dừng lại ở việc không cha, không mẹ không tấc đất cắm dùi hay trở thành gã lưu
manh của làng VĐ. Bi kịch lớn nhất trong cuộc đời Chí là sinh ra làm người, sống giữa TG loài người, khao
khát mãnh liệt được sống như một con người mà không được thừa nhận, không được sống như một con
người chỉ được coi là quỷ dữ. Chí Phèo không say nên càng cảm nhận nỗi đau khổ tột cùng.
LĐ 4 Chí Phèo lảo đảo định đến nhà bà cô Thị Nở nhưng bước chân lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến. Hắn say
mềm người nhưng bước chân không vô thức, có lẽ mối thù với kẻ đã gây ra bi kịch của đời hắn hằn sâu
trong tiềm thức, hắn đến để đòi lương thiện.
- Cách đòi: Đến nơi, hắn “trợn mắt, chỉ thẳng vào mặt BK vênh cái mặt kiêu ngạo và dõng dạc “tao muốn ...
thiện”, “tao đã bảo... tiền” -> Từng cử chỉ, hành động đều cho thấy thái độ cương quyết, Chí Phèo lúc này
không còn là gã du côn chuyên rạch mặt ăn vạ để xin 5 hào bố thí mà là người nông dân lương thiện, đòi
quyền lợi chính đáng được làm người.
- CP hỏi và cay đắng tự trả lời “Không được! Ai cho tao làm lương thiện? Làm thế nào cho mất được những
vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa”. Những câu hỏi dồn dập cho thấy sự
phẫn uất cùng cực của nhân vật. CP hiểu rằng vĩnh viễn không ai chấp nhận hắn là người, không thể quay
trở lại TG loài người. Những vết sẹo vằn dọc vằn
ngang trên khuôn mặt là dấu tích tội lỗi không thể xóa đi biến hắn thành “con vật lạ”; hành động tội ác của
hắn hằn sâu trong tâm trí mọi người: đạp đổ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, làm chảy máu
và nước mắt của bao người lương thiện... Mỗi lời hắn đều bật lên tiếng kêu thương đau đớn, vô vọng vì hắn
đã lấy lại nhân tính nhg vẫn không thể cởi bỏ chiếc áo quỹ dữ, không ai chấp nhận hắn hoàn lương
- Khát vọng cá nhân đối lập với hoàn cảnh phũ phàng, CP biết chỉ còn con đường duy nhất để giữ lại nhân
tính. Hắn quyết định đâm chết BK rồi tự sát.
+ BK bị “chém túi bụi”, “chỉ kịp kêu lên một tiếng”. CP giết BK là hành động tất yếu, phù hợp với quy luật
có áp bức, có đấu tranh. Nó thể hiện thái độ (1)phẫn uất, cùng quẫn của người lao động khi bị lăng nhục, chà
đạp đến bước đường cùng. (2)Đây không phải là hành động của kẻ du côn, “CP là ng nô lệ thức tỉnh, 1 đầu
óc sáng suả nhất làng VĐ”. “Bản tính lương thiện trỗi dậy là lúc hắn hiểu kẻ nào đã cướp đi của hắn tất cả”.
(3) Đây là hành động đấu tranh không khoan nhượng của người nô lệ trong xung đột gay gắt với bọn địa chủ
cường hào thâm độc. Giai cấp thống trị những tưởng dùng thủ đoạn tàn ác sẽ vùi lấp ý thức của người dân
nhưng lòng căm thù kẻ bóc lột vẫn luôn âm ỉ cháy trong họ cho họ sức mạnh phản kháng quyết liệt
+ Sau khi giết BK, CP tự sát. Đây cũng là quyết định phù hợp với tính cách, hoàn cảnh bi kịch của nhân vật.
Xã hội không cho CP hòa nhập TG loài người bằng phẳng thân thiện, người dân làng VĐ chỉ coi CP là quỷ
dữ nhưng CP giờ đây có ý thức về nhân phẩm, có tính ng và những khát vọng của 1 con người hắn không
thể quay lại với tội ác của loài quỷ dữ. CP đành chọn cái chết như một sự giải thoát để giữ lại bản tính lương
thiện vừa hồi sinh. CP chết một cách thảm thương giây đành đạch... tươi”, mồm “ngáp ngáp, muốn nói
nhưng không ra tiếng.
> Mỗi lời nói hành động nhân vật đều là kết quả của sự dồn nén tận cùng của nỗi khổ đau, tuyệt vọng. Cách
miêu tả của NC khiến người đọc bị ám ảnh, CP chết bên ngưỡng cửa trở về TG loài người. Phải chăng điều
hắn muốn nói trước khi chết là cầu xin được làm người lương thiện?

Kết bài
Trong đoạn trích cũng như trong cả tác phẩm, Nam Cao đã xây dựng được nhân vật điển hình Chí Phèo,
Năm Thọ, Binh Chức để khái quát đến một hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước CM: xã hội
đày đọa con ng vào đường cùng, một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh
hóa.
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao xứng đáng là một kiệt tác bởi chiều sâu của giá trị hiện thực, nhân đạo
được truyền tải bằng hình thức nghệ thuật độc đáo. Truyện vượt qua thách thức tg đặt ra vấn đề muôn thuở
của nhân loại: quyền con ng.

You might also like