You are on page 1of 3

Bi kịch? Bi kịch có nghĩa là sự mâu thuẫn giữa hiện thực và mong muốn nguyện ước cá nhân.

Hiện thực không đủ


điều kiện đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của con người, đẩy họ vào trạng thái tuyệt vọng, đường cùng là tìm đến cái
chết để thoát li, giải thoát bản thân. Trong văn học Việt Nam ta từng bắt gặp những tấn bi kịch như tình yêu của nàng
Kiều, bi kịch nhà văn Hộ, bi kịch vì nghệ thuật của Vũ Như Tô… những cái tấn bi kịch của Chí Phèo lại lạ đời làm
sao. Bi kịch bị xã hội cự tuyệt quyền được làm con người.

Chí Phèo đi tù là một bước ngoặt lớn, thay đổi hoàn toàn lộ trình của con người lương thiện chất phác, thuần nông.
Đó là một minh chứng cho thấy sự chà đạp của xã hội, giai cấp thống trị lên tầng lớp nhân dân thấp cổ bé họng. Chí đi
tù không phải vì chém giết người, trộm cắp … mà là do Bá Kiến ghen tuông với sức trai trẻ của Chí, cho rằng hắn
quyến rũ vợ mình – bà Ba. Nhà tù đã thay hình đổi dạng của Chí, thậm chí chẳng ai nhận ra hắn. Hắn trở về làng Vũ
Đại với ngoại hình “ đặc như thằng săn đá! Cái đầu thì trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng,
hai mắt gườm gườm, trông gớm chết! “ Còn đâu cái dáng vể thuần phác nông điền, Chí nay đã giống một tên du côn
đầu đường xó chợ khiến người làng chẳng những không nhận ra mà con xa lánh, khiếp sợ . Vừa về làng hắn đã đi
uống rượu, uống với thịt chó say khướt, một biểu hiện cho thấy sự bất cần đời, xa lạ hoàn toàn với bản chất người
nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Say rồi hắn tìm đến nhà Bá Kiến mà gọi ra để mà chửi. Mục
đích của Chí là để xả giận, cơn giận tích tụ dài đằng đẵng mấy năm trời ngồi tù oan, sự chà đạp sỉ nhuc danh dự con
người có lẽ khiến hắn cay cú, phẫn nộ tột cùng mà văng, mà chửi thật lớn trước cửa nhà Bá Kiến. Sự thay đổi của Chí
đã thay lời nhà văn tố cáo, lên án sự tàn ác của giai cấp thống trị mà công cụ của nó chính là nhà tù đã bóc lột, hành hạ
con người thay đổi cả nhân hình và nhân tính. Nhà tù đã bắt giam lấy con người ta khi còn lương thiện và thả ra khi
biến trở thành hung ác – giết chết cái phần tốt đẹp trong con người Chí, biến Chí thành Chí Phèo.

Sau khi ra tù , một loại bi kịch ập đến với Chí Phèo. Trước hết đó là hắn bị Bá Kiến mua chuộc trở thành tay sai
đắc lực cho lão. Bá Kiến gian xảo dụ dỗ, an ủi, xoa dịu Chí Phèo thuyết phục được hắn làm tay sai. Chí đi làm việc
đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ, đòi nợ không chỉ của những kẻ thù của bá kiến mà còn cả những người nông
dân hiền lành, những người đã nuôi nấng hắn thủa trần trụi đơn côi đến với thế giới này. Hắn còn phá không biết bao
hạnh phúc, lấy đi bao nước mắt người lương thiện hiền lành cùng giai cấp bị trị như hắn. Dưới sự xảo quyệt của giai
cấp thống trị, Chí phèo đã bị tha hóa thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Họ không còn coi hắn là người dù chỉ là
một tên du côn, họ ví hắn như con quỷ dữ vì đã đem lại quá nhiều đau thương mất mát cho những mái nhà tranh đơn
sơ, những con người nghèo khổ cùng cực, lam lũ. Đây chính là tấn bi kịch đầu tiên của Chí Phèo đã bị tha hóa. Lại
một lần nữa, ngòi bút sắc bén của Nam Cao lại phơi bày sự bất công, đổi trắng thay đen của thế lực áp bức phong kiến
đẩy người dân vào vòng lao lí, vây chặt lấy họ, bóc lột không cho họ đường lui mà chỉ cho họ đường cùng.

Đi vào cuộc đời người nông dân nhờ sự dẫn dắt của Nam Cao đã ngày càng thêm khai sáng những góc khuất trong
tâm hồn họ. Cứ ngỡ Chí Phèo đã là con quỷ thì mãi mãi là thế, u mê không lối thoát theo đuổi con đường tội lỗi thế
nhưng phải chăng ta đã nhầm khi nghĩ về hắn như vậy. Phải, hắn là một con quỷ dữ, bị dân làng Vũ Đại xa lánh, hắn
đánh mất nhân hình lẫn nhân tính của mình. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở như một tia chớp nhoáng trong cuộc đời Chí
Phèo tăm tối. Thị Nở là một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, và thị cũng là một con người bị xã hội hắt hủi, cho ra
ngoài rìa cuộc sống. Nam Cao từng viết “ ông còn rắc vôi bột xung quanh nhà Thị Nở khi biết nhà Thị Nở còn có mả
hủi”. Thị Nở đến với Chí Phèo là một sự tình cờ ngẫu nhiên khi đi gánh nước ngủ quên còn Chí thì say rượu. Nhưng
sau đó bằng tình thương người thị đã vô tư đối đãi tốt với Chí Phèo.Thị Nở đã khơi dậy bản năng tự nhiên nhất của
con người ở Chí Phèo, đó là sự săn sóc giản dị, chân tình của người đàn bà khốn khó ấy đã lay động, đánh thức phần
người trong Chí Phèo. Lần đầu tiên sau bao năm Chí Phèo mới nghe lại tiếng người đi chợ nói cười, buôn bán, tiếng
anh gõ mái chèo đuổi cá… Những âm thanh quen thuộc của cuộc sống người nông dân mà tưởng chừng như đã đi vào
quên lãng với Chí Phèo nay bỗng trở nên vang động sâu xa khi đến tai Chí. Âm thanh như gợi mở, kêu gọi tiếng lòng
thiết ta yêu cuộc sống, muốn được sống những ngày tháng bình yên. Một bát cháo hành. Bát cháo hành đơn giản mà
đánh thức lòng tốt, tâm hồn lương thiện bị ngủ quên vùi dập nơi sâu nhất trái tim con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bát
cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo nhận ra nó rất ngon. Hương vị cháo hành hay hương vị của tình yêu chân thành
cảm động của hạnh phúc giản dị mà thấm thía lần đầu tiên Chí Phèo được tận hưởng? Lần đầu tiên Chí Phèo “mắt ươn
ướt nước” và cười cái cười “ nghe thật hiền”. Giờ đây, Chí Phèo mới trở lại là mình suy ngẫm về cuộc đời của bản
thân. Hắn tự thấy mình già rồi, không thể mãi làm cái nghề rạch mặt đòi nợ. Hắn tha thiết muốn được làm lại từ đầum
quay lại với xã hội loài người, thèm lương thiện.
Lòng yêu thương, cái tình người cảm động của hai linh hồn cô đơn lạc lõng của Chí phèo và Thị Nở đã làm bao
độc giả xúc động. Phần sâu kín nhất trong tâm hồn bị giằng xé nham nhở những vết sẹo cuộc đời của Chí Phèo nay đã
thức dậy. Xưa kia hắn có ước mơ nho nhỏ và nay nhớ lại thấy bồi hồi càng thêm động lực muốn quay trở lại làm người
lương thiện . Thế nhưng con đường quay lại đâu có dễ dàng như bước đầu sa chân vào tù ngục của Chí Phèo. Trong
những giây phút hạnh phúc nhất cuộc đời mình, hắn đã hỏi thị Nở: “Gía cứ như thế này mãi thì thích nhỉ?” . “Hay
mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. Ôi, cái tình người thật đẹp , cứ như vậy nảy nở tự nhiên đem lại những
mảnh ghép sứt mẻ hàn gắn lại cho nhau như mối tình Chí Phèo và Thị Nở. Tình yêu thức tỉnh khiến Chí Phèo vừa hồi
hộp, vừa hi vọng. Nhưng con đường tình duyên của hắn đã bị chặn lại bởi bà cô thị Nở. Bà cô Thị Nở không cho thị
lấy Chí Phèo, rằng ai đời đâm đầu đi lấy một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ. Nghe lời thị Nở thuật lại lời bà
cô từ chối Chí Phèo, hắn rất tức giận. Mọi người đã coi hắn không là con người từ lâu rồi và ngay khi hắn muốn làm
lại từ đầu thì bị từ chối một cách phũ phàng nhất qua một mối tình mới chớm đơm nụ mà tàn cánh hoa. Thế là Chí
Phèo rơi vào một bi kịch tâm hồn đau đớn, bị kịch con người bị cự tuyệt quyền làm người. Chí Phèo uống rượu theo
thói quen, “ôm mặt khóc rung rức” . Uống say, hắn lại xách dao đi. Ban đầu hắn định đi tìm bà cô thị Nở, toan chém
chết bà đi vì đã vùi dập tia hi vọng lam người cuối cùng của hắn. Hắn vừa đi vừa chửi. Đôi chân xiêu vẹo quen lối dẫn
hắn đến nhà Bá kiến- nguyên nhân chính dẫn đến có một Chí Phèo như ngày hôm nay.

Bá Kiến là nhân vật điển hình cho giai cấp thống trị địa phương đương thời – là chánh tổng , người có địa vị cao
nhất làng. Với bản chất tham lam, độc ác, xảo quyệt lão đã bóc lột mồ hôi nước mắt của người nông dân đến cực khổ.
Cách cai trị của lão là “ mềm nắn, rắn buông” , “nắm thằng có tóc chứ không ai nắm thằng trọc đầu”. Và quan điểm
sống của lão cũng rất khôn ngoan “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”. Bá Kiến dòm ngó, để ý
đến những kẻ vợ đẹp con khôn nhà cửa đuề huề để dọa dẫm, vơ vét tài sản. Còn đối với những kẻ như Chí Phèo thì lão
dùng lời ngon ngọt an ủi, dụ dỗ, mua chuộc về làm tay sai đắc lực cho công cuộc chèn ép, bóc lột người nông dân
làng Vũ Đại. Lão biến Chí thành Chí Phèo, biến một người nông dân hiền lành thành một tên côn đồ rồi thành một con
quỹ dữ bị mọi người xa lánh, khiếp sợ. Bên cạnh đó lão cũng có tồn tại tính dâm ô, điều đó thể hiện ở việc Bá Kiến có
đến bốn bà vợ, bà Ba là một trong số đó và cũng chính bởi bà Ba là đòn đẩy khiến cơn ghen của Bá Kiến sôi sung sục
rắp tâm đẩy Chí Phèo vào tù. Lần này Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến không phải để rạch mặt ăn vạ đòi tiền uống rượu
nữa, lần này hắn đến vì một lí do to lớn hơn, một cơn tức giận đến tột cùng của một con quỷ muốn quay đầu hoàn
lương bị mọi người phũ bỏ, không chấp nhận sự thay đổi của hắn. Đáng thương làm sao kẻ muốn quay đầu lại chẳng
thể được như ý nguyện trong khi xưa nay người đời có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”, một người
biết hoàn lương là một diều đáng quý cần trân trọng, ấy thế mà Chí Phèo lại không nhận được ân huệ ấy từ mọi người.
Chí Phèo đến nhà Bá Kiến để đòi cái lương thiện đã bị mất của bản thân mình, hắn đòi một cái mà Bá Kiến không có
khả năng hoàn trả cho hắn. Chí Phè dõng dạc nói với Bá Kiến “ Tao muốn làm người lương thiện “ thế nhưng Bá Kiến
lại cười ha hả vào mặt hắn như thể nghe được một câu chuyện nực cười nhất trên đời và lão cũng chẳng có chút lương
thiện nào cho Chí Phèo cả. Bởi nói như Chí Phèo “ làm thế nào che mất được những vết mảnh chai trên mặt” , đó là
bằng chứng không thể chối cãi về cuộc đời hắn đã bị vấy bẩn không thể rửa trôi, sự lương thiện đã bị bào mòn nay còn
có chút ít vì đã thức tỉnh ngộ nhận ra muốn làm người tốt thế nhưng vẫn không đủ để biến Chí Phèo trở lại làm Chí
được. Và lúc này khi đối diện với Bá Kiến, Chí Phèo đã nhận ra được kẻ thù đích thực của hắn, người không thể cho
hắn lương thiện. Lưỡi dao phẫn nộ tức giận của Chí Phèo vung lên kết thúc cuộc đời của tên gian ác. Hành động đâm
chết Bá Kiến của Chí Phèo là một hành động liều lĩnh, manh độnhg nhưng cũng là sự dồn nén uất ức của người nông
dân bị ép đến đường cùng và khi đó con người ta trở nên liều lĩnh hơn bao giờ hết. Chí Phèo giết Bá Kiến rồi cũng con
dao đâm chết Bá Kiến ấy hắn tự kết liễu cuộc đời mình một cách thật đau đớn bởi con đường lương thiện đã đóng sầm
cánh cổng với hắn. Hắn không muốn tiếp tục cuộc sống bị phớt lờ, coi khinh, khiếp sợ của mọi người bao bọc, coi
nhắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tự vẫn ở đây như là một kết cục tất yếu thể hiện sự bế tắc của cuộc đời Chí
Phèo. Đó là bi kịch cuối cùng của Chí Phèo, bi kich sau còn đau đớn hơn bi kich trước cho thấy cuộc đời hắn ngay từ
đầu đã không có lối thoát khi sống trong xã hội phong kiến cùng giai cấp cai trị tàn bạo như Bá Kiến. Chí Phèo đã
chết, chết vì không tìm ra đường sống. Cho dù kẻ thù là Bá Kiến bị tiêu diệt nhưng cuộc đời người nông dân vẫn chưa
có sự biến đổi. Rồi họ cũng sẽ vùng lên đấu tranh cho quyền lợi của bản thân như Chí phèo giết Bá Kiến để giành
quyền được làm con người lương thiện. Nhưng một xã hội nếu không có sự cải cách thì không chỉ có một Chí Phèo
của làng Vũ Đại mà sẽ có rất rất nhiều những kẻ như Chí Phèo bị xã hội tha hóa mất nhân hình lẫn nhân tính. Điều đó
được thể hiện đầy ngụ ý của Nam Cao trong chi tiết Thị Nở nhìn xuống bụng mình “ đột nhiên thị thoáng thấy hiện ra
một cái lò gạch cũ bỏ không xa nhà cửa và vắng người qua … “ . Đọc đến đây , người đọc như nhận ra rằng : a, thì ra
là thế, nếu cái xã hội mãi không có sự thay đổi thì theo một quy luật tất yếu có bóc lột sẽ có đấu tranh và một vòng
luẩn quẩn tối tăm lại sản sinh ra những “ Chí Phèo “ khác nữa sau này. Nam Cao như đã mơ hồ cảm nhận nhìn ra cái
khốc liệt mâu thuẫn của mối quan hệ giữa nông dân và giai cấp cai trị bóc lột không có gì xoa dịu được, ngọn lửa tức
giận uất ức không thể dập tắt và có thể bùng cháy mạnh mẽ càn quét bất cứ lúc nào, liều lĩnh như Chí Phèo đâm chết
Bá Kiến.

Thành công của tác phẩm Chí Phèo là nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tình huống chuyện lôi cuốn và đặc
biệt đang được nhắc đến ở đây là những tấn bi kịch mang đến cho độc giả bao cảm xúc cuốn theo cùng ngòi bút nhà
văn, như nhập tâm vào nhân vật cảm nhận nỗi đau, sự phẫn uất tức giận, cảm giác yêu thương ngọt ngào chóng vánh,
niềm hi vọng le lói rồi bị dập tắt… tất cả đã làm nên một tuyệt phẩm. Tác phẩm của Nam Cao đã ám ảnh người đọc,
tạo khả năng cho người đọc cùng đồng sáng tạo, cảm nhận chung với nhà văn. Nghệ thuật tư tưởng nhân đạo của Nam
Cao lại càng khiến đọc giả thêm mê mẩn thích thú bởi nó sâu sắc, mới mẻ ở chỗ nhà văn đã phát hiện và khai sang
miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay cả khi tưởng như họ đã hoàn toàn bị xã hội tàn ác cướp đi bộ mặt
và linh hồn con người.

2.

You might also like