You are on page 1of 3

Nói đến tác phẩm “Chí Phèo”, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận định:

“Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, người ta mới
thấy đây là hiện thân đầy đủ nhất cho những gì gọi là cùng khổ của người dân
cày trong một xã hội thuộc địa: bị dày đạp, cào xé, hủy hoại từ nhân tính đến
nhân hình”. Chị Dậu dù bán con, bán chó, bán sữa nhưng vẫn còn là con người.
Chí Phèo bán cả diện mạo và linh hồn của mình nhưng rồi lại trở thành một “con
quỷ dữ”. Bằng ngòi bút sắc sảo và nghệ thuật khắc hoạ nhân vật độc đáo, Nam
Cao đã thành công bi kịch bị tha hoá của Chí Phèo.
Trong tác phẩm “Trăng sáng”, Nam Cao đã từng viết: “Nghệ thuật không phải là
ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể
là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”. Với Nam Cao, ông quan
niệm rằng: Văn học phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống. Rời xa hiện thực, văn
học chỉ là một ánh trăng lừa dối. Quan niệm này đã được ông thể hiện rất rõ qua
truyện ngắn “Chí Phèo” được nhà văn viết năm 1941. Ban đầu, tác phẩm có tên
“Cái lò gạch cũ”, bởi tác giả muốn nhấn mạnh đến nguồn gốc của Chí Phèo: bị bỏ
rơi ở cái lò gạch bỏ không, và đoạn kết tác phẩm, khi Thị Nở biết tin Chí Phèo
chết, Thị nhìn xuống bụng và thấy thoáng hiện một cái lò gạch cũ bỏ không. Đây
chính là kiểu kết cấu vòng tròn của tác phẩm, nói lên quy luật của kiếp người, đồng
thời nhấn mạnh sự bế tắc không lối thoát của nhân vật. Sau đó, nhà xuất bản đã tự
ý đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”. Lê Văn Trương đã nhận xét rằng: “Nhan đề “Đôi
lứa xứng đôi”, chẳng qua cũng chỉ là dựa vào mối tình của Thị Nở và Chí Phèo cố
tạo ra một cái tiêu đề giật gân để thu hút độc giả”. Cuối cùng, Nam Cao đã lấy
chính tên của nhân vật để đặt tiêu đề cho tác phẩm “Chí Phèo”, làm nổi bật hình
ảnh nhân vật trung tâm của tác phẩm. Chí Phèo một đứa con hoang không cha
không mẹ, bị bỏ rơi nơi lò gạch cũ khi vừa mới lọt lòng, vốn là người nông dân
hiền lành, lương thiện được người làng Vũ Đại cưu mang nuôi nấng nhưng đã bị
Bá Kiến đẩy vào tù do ghen tuông, biến Chí từ một người nông dân hiền lành trở
thành một thằng lưu manh. Chí Phèo đã đốt nhà, làm chảy máu và nước mắt của
không biết bao nhiêu người. Chí đã thay đổi từ ngoại hình đến nhân tính, trở thành
một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ai cũng khiếp sợ hắn.
Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã để cho Chí Phèo xuất hiện thông qua một hình ảnh
vô cùng độc đáo: Chí Phèo khập khiễng vừa đi vừa chửi. Vì cớ gì mà con người
phải cất lên những tiếng chửi như vậy? Ban đầu hắn chửi Trời rồi chửi Đất, chửi cả
làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn, cuối cùng hắn chửi cha mẹ
đứa nào đã đẻ ra hắn. Chí Phèo chửi để nhận thức nguyên nhân dẫn đến bi kịch của
bản thân. Nhưng rồi ngay lập tức hắn nhận ra tiếng chửi của hắn là vô vọng, hắn đã
phải cất tiếng chửi để mong có ai đó chửi lại hắn, để hắn có thể giao tiếp với mọi
người vậy mà chẳng có ai chửi lại hắn, điều này chứng tỏ rằng tất cả mọi người
làng Vũ Đại đã không còn coi hắn là một con người. Chí Phèo chửi cả làng Vũ
ĐẠi với hy vọng sẽ có ai đó chửi lại nhưng hắn chỉ nhận được sự ím lặng cùng với
sự cô đơn, chỉ có chó sủa lại. Trong tiếng chửi của hắn chất chứa nỗi cô độc, khao
khát được giao tiếp, dù chỉ là tiếng chửi nhưng không một ai đáp lại hắn. Đây
chính là sự xuất hiện độc đáo mà nhà văn Nam Cao đã xây dựng bằng ngôn ngữ
trần thuật có sự đan xen giữa các giọng điệu trực tiếp, nửa trực tiếp gợi ra một dự
cảm cuộc đời và số phận của nhân vật.
Trước kia Chí Phèo vốn là một người nông dân lương thiện, hiện lành nhưng đã bị
bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng. Chí là một đứa con hoang
bị bỏ rơi từ lúc lọt lòng, Chí được một anh đi thả ống lươn nhặt được ở cái lò gạch
cũ sau đó được mọi người trong làng truyền tay nhau nuôi nấng. Chí lớn lên trong
tình yêu thương, nâng niu của người dân làng Vũ Đại. Đến năm 20 tuổi, Chí làm
canh điền cho nhà lí Kiến, khi ấy Chí được tiếng là hiền như đất. Dù nghèo khổ,
không được học hành đàng hoàng nhưng Chí vẫn biết đâu là phải trái, đúng sai,
đâu là tình yêu và đâu là sự dâm đãng đáng khinh bỉ. Mỗi lần Chí bị bà Ba gọi vào
bóp chân Chí “chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Chí nhận thức được việc làm của
mình là không đúng nên còn cảm thấy sợ. Cũng như bao nông dân khác, Chí cũng
từng ước mơ một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm “Chồng cuốc mướn cày
thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ lại một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua
dăm ba sào ruộng làm”. Thế nhưng tất cả sự lương thiện của Chí đã bị quật ngã ,
đó là khi Chí bị bá Kiến đẩy vào tù do ghen tuông. Bi kịch tha hoá cũng bắt đầu từ
đây.
Chí ra tù, trở về làng với sự thay đổi từ nhân hình đến nhân dạng. Từ một anh canh
điền hiền lành, Chí trở thành một đứa “đặc như thằng săng đá”, xuẩt hiện với bộ
dạng “cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn”. “Hắn mặc quần nái đen với cái
áo tây vàng, cái ngực phanh ra đầy những nét chạm trổ tồng phượng với một ông
tướng cầm chuỳ trông gớm chết”. Đó là hình hài của một kẻ lưu manh, chỉ biết gây
gổ, đâm chém. Nhà tù là nơi cải tạo người xấu thành người tốt nhưng người tốt
bụng như Chí Phèo sau khi trở về từ tù lại trở thành một con người hoàn toàn khác,
trở nên lưu manh, tha hoá. Qua đó Nam Cao cũng đã gián điếp tố cáo chế độ nhà
thực dân đã làm tha một người dân, khiến họ từ một người lương thiện thành một
thằng lưu manh. Hắn uống rượu đến say khướt rồi đến nhà bá Kiến ăn vạ, không
được thì hắn đập vỏ rượu rồi nằm rạch mặt ăn vạ nhưng Chí Phèo chưa bao giờ là
đối thủ của cụ Bá – một người cáo già, ma mãnh chính vì vậy Chí Phèo lại từng
bước trở thành tay sai, công cụ đài nợ cho bá kiến. Hắn trở thành kẻ chỉ có một
nghề duy nhất là rạch mặt ăn vạ.
Anh Chí của 7, 8 năm trước là một người nông dân chăm chỉ làm ăn, còn Chí Phèo
bây giờ mới ra tù đã rượu chè từ trưa đến tận chiều tối, say khướt rồi đến nhà bá
Kiến để ăn vạ. Mới đầu hắn gọi tận tên tục ra để chửi, chửi mãi rồi đánh nhau với
Lí Cường. Chí Phèo đập nát vỏ chai rượu rồi rạch mặt mình để máu me chảy lênh
láng rồi ăn vạ “Ối làng nước ơi! Cứu tôi với…”. Nhưng bằng những lời dỗ ngon
ngọt và mấy đồng xu lẻ, Bá Kiến đã dể dàng mua chuộc đợi Chí Phèo để trở thành
một kẻ đâm thuê chém mướn cho hắn. Từ ấy Chí Phèo đã đấn thân vào con đường
tội lỗi, bán rẻ nhân cách chỉ vi vài đồng bạc, hắn đã không còn là một thằng lưu
manh mà trở thành một con quỷ của làng Vũ Đại. Trong mắt người đời bây giờ,
Chí Phèo đã không còn là một con người nữa mà là một “con vật lạ”, ai cũng khiếp
sợ.
Không chỉ bởi sự mù quáng vì tiền của Chí Phèo mà cái thế lực tàn ác của chế độ
phong kiến đã dồn Chí Phèo vào con đường không lối thoát, tước đoạt quyền làm
người của hắn. Biến hắn thành một kẻ triền miên với rượu chè “hắn ăn trong lúc
say, ngủ trong lúc say, uóng rượu trong lúc say”. Trong cơn say, hắn đã làm biết
bao nhiêu việc thất đức, tay nhuốm máu không biết bao nhiêu người. Sự gian xảo
độc ác của Bá Kiến càng làm Chí Phèo trượt dài trong lỗi lầm. Cả làng Vũ Đại đều
sợ và tránh mặt hắn mỗi lần hắn đi qua. Đời hắn xem như bỏ đi, nhân tính và nhân
hình đều bị huỷ hoại. Cũng từ chính bi kịch ấy mà ta đã thấy được bản chất của
một xã hội vô nhân với những con người không có tính người.
Nhà văn Chu Văn Sơn đã nhận định: “Chí Phèo là một kiệt tác, được viết bằng một
bút lực sung mãn và rất đều tay”. Quả đúng là như vậy, với nghệ thuật xây dựng
nhân vật điển hình, miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ tự nhiên sống động
và giọng văn biến hoá linh hoạt, Nam Cao đã xuất sắc miêu tả quá trình Chí Phèo
bị tha hoá trở thành một con quỷ dữ. Thông qua quá trình tha hoá của Chí Phèo,
nhà văn đã cho ta thấy bi kịch người dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 bị
giai cấp thống trị ở nông thôn, bọn cường hào ác bá đẩy vào con đường lưu manh
hoá làm mất đi nhân tính.

You might also like