You are on page 1of 2

Xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám là một xã hội cùng cực, lầm

than của những người nông dân khốn khổ, vô tội. Đây có lẽ là đề tài nổi cộm nhất
thời đại bấy giờ và được nhiều ngòi bút tài hoa chọn làm chất liệu cho những sáng
tác của mình. Trong đó, không thể không nhắc đến Nam Cao, một nhà văn luôn
muốn tìm đến con đường sáng tác về hiện thực chủ nghĩa. Truyện ngắn “Chí Phèo”
là một trong những tác phẩm thành công nhất của Nam Cao đã khắc họa sâu sắc và
rõ nét một con người bị tha lương hóa của nhân vật Chí Phèo.

Chí Phèo là nhân vật chính của tác phẩm cùng tên. Từ một đứa trẻ không
cha không mẹ, được dân làng chuyền tay cho người làng nuôi lớn. Cũng như bao
thanh niên khác, Chí Phèo cũng có một ước mơ nhỏ bé nhưng ấm áp, phù hợp với
hoàn cảnh của một người nông dân nghèo. Hắn mơ có một gia đình nhỏ, chồng cày
thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, nuôi một con lợn làm vốn, nếu khá giả thì mua dăm ba
sào ruộng để canh tác. Hắn có một công việc là làm canh điền cho nhà bá kiến
nhưng lại bị bà ba gọi lên đấm bóp lưng. Một chàng trai còn trẻ bị mụ đàn bà lẳng
lơ ve vãn rồi mắng xơi xơi vào mặt. Với cái tuổi ấy, hắn biết phân biệt được thể
nào là tình yêu chân chính với cái thói xấu xa bởi “hắn chỉ thầy nhục chứ yêu
đương gì”. Chí Phèo ý thức được phẩm chất của mình và ý thức được ước mơ của
mình.

Chí Phèo bị tống vào tù bởi cơn ghen của ông bá kiến. Ra tù, hắn biến đổi cả
về nhân hình lẫn trong nhân cách. Đúng như một tên mới ở tù về, hắn đầu thì trọc
lốc, răng cạo trắng hớn, mặt thì đen mà rất cơng cơng, đôi mắt gườm gườm. Hắn
mặc áo để phanh ngực, đầy những nét chạm trổ. Hắn luôn triền miên trong những
cơn say, miệng luôn chửi. Hắn chửi trời, chửi đất, chửi người đã sinh ra hắn rồi
chửi luôn cả cái làng Vũ Đại. Và dòng đời đưa đẩy, Chí Phèo dần trở thành cánh
tay phải đắc lực cho lão bá kiến hách dịch. Cuộc đời hắn đã bế tắc giờ lại càng
không có lối thoát, không còn đường lui để trở về một con người lương thiện như
trước. Bởi hắn đã sa vào con đường tội lỗi, mất nhận thức về nhân cách, và tương
lai hắn dường như chỉ còn lại màu xám kịt rất u ám. Chí Phèo giờ đây là một con
quỷ dữ, một Chí Phèo với cái nghề “rạch mặt ăn vạ”.

Nam Cao đã rất thành công trong việc lột tả nội tâm nhân vật và thể hiện
được sự mục nát của xã hội đương thời. Hình ảnh Chí Phèo được xây dựng chân
thật, có thể nói Chí Phèo là hình ảnh điển hình cho người nông dân bị đè nến đến
mức cùng cực và là nhân chứng sống tố cáo tội ác của chế độ thực dân phong kiến.
Nam Cao đã sử dụng những từ ngữ rất bình dân, giản dị và gần gũi để bám sát vào
hiện thực cuộc sống thời bấy giờ làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tác phẩm.
Qua truyện ngắn “Chí Phèo”, ta có thể rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa, mỗi
chúng ta cần rèn luyện bản thân thật tốt, định vị được giá trị của chính mình để giữ
được bản chất lương thiện và không bị bần cùng hóa dù rơi vào bất kỳ hoàn cảnh
nào.

You might also like