You are on page 1of 4

CHÍ PHÈO

-Nam Cao-

(Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng tâm sự “Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, người
ta mới thấy đây là hiện thân đầy đủ nhất cho những gì gọi là cùng khổ của người dân cày trong một xã hội thuộc
địa”. Vốn là một nhà văn hiện thực đến sau, bước vào làng văn học khi mảnh đất về người nông dân đã được lật
xới nhiều lần. Nam Cao vẫn đưa tác phẩm của mình trở thành tuyệt bút. Và Chí Phèo thực sự là tiếng kêu cứu khẩn
thiết của con người trong xã hội cũ được ông thể hiện qua tác phẩm cùng tên.)

1. Tác giả:

_”Trong văn xuôi trước cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc xảo, gân guốc, xoi mói như của Nam Cao” (Lê
Định Ky). Nam Cao quả là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam. Ông sinh năm 1915 mất 1951, tên thật là
Trần Hữu Tri, quê ở là Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
_Trước cách mạng, Nam Cao thường viết về đề tài người nông dân và người tri thức, ở mảng đề tài nào ông cũng
gặt hái được những tác phẩm xuất sắc.
_Ông được xem là nhà văn hiện thực, nhân đạo, chủ nghĩa lớn. Nhà văn có phong cách độc đáo, để lại dấu ấn sâu
đậm trong lòng người đọc.
_Tác phẩm “Chí Phèo” được xem là kiệt tác của văn học hiện đại Việt Nam. Tác phẩm đã…

(Tác phẩm “Chí Phèo” kể về số phận nhân vật Chí. Hắn vốn là một hài nhi mồ côi được người ta nhặt về nuôi. Sau
này lớn lên đi làm canh điền cho Bá Kiến. Vì ghen tuông vu vơ, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vô tù. Sauk hi ra tù hắn trở về
làng và làm rất nhiều tội ác tay sai cho Bá Kiến. Sau đó hắn gặp Thị Nở và khát khao trở thành người lương thiện
nhưng không được Thị chấp nhận. Cuối cùng hắn đến nhà Bá Kiến, tự đâm chết Bá Kiến và đâm chết mình. Thị Nở
nhìn xuống bụng và nghĩ đến cái lò gạch bỏ không.)

2. Tác phẩm:

_Truyện ngắn “Chí Phèo” nguyên có tên là “Cái lò gạch cũ”. Sau này được tác giả đặt lại là “Chí Phèo”. Tác phẩm
được in thành sách lần đầu năm 1941.

3. Phân tích bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
a. Khái niệm bi kịch:

_Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là nỗi đau, sự vật vã rằng xé của một con người khao khát muốn làm người
nhưng không được xã hội chấp nhận.
=>Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Bi kịch ấy thể hiện qua năm biểu hiện.

b. Biểu hiện 1: Tiếng chửi.

_Mở đầu tác phẩm là đoạn văn khá hay miêu tả tiếng chửi của Chí Phèo. Tiếng chửi nghe vu vơ buồn cười của một
kẻ say nhưng cũng rất độc đáo ấn tượng. “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Hắn
bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng
chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: ‘Chắc nó trừ mình ra!’.”
_Đây là đoạn văn miêu tả tiếng chửi vô cùng độc đáo. Hắn chửi những gì vu vơ trìu tượng rồi hướng dần đến đối
tượng cụ thể “làng Vũ Đại” nhưng vẫn không đụng chạm đến một ai. Thậm chí hắn chửi cả những người không
chửi nhau với hắn nhưng cũng không một ai lên tiếng, không ai ra điều.
=>Người ta không thèm trả lời Chí chứng tỏ người ta không xem Chí là một con người, không ai chấp nhận Chí là
người.
+Có lẽ Chí thèm được người ta chửi lại bởi lẽ khi được người ta chửi lại người ta còn xem Chí là người.
+Nhưng đáp lại tiếng chửi của Chí là tiếng chó sủa.
=>Nói cách khác , ẩn sâu sau tiếng chửi của Chí là sự vật vã tuyệt vọng của một con người thèm được giao tiếp với
đồng loại dù bằng hình thức giao tiếp khốn nạn nhất là tiếng chửi nhưng vẫn không được xã hội chấp nhận. Vì vậy
Chí càng chửi càng đáng thương hơn sự nguyền rủa.

c. Biểu hiện 2: Hoàn cảnh xuất thân

_Chí Phèo có hoàn cảnh xuất thân thật đặc biệt.


+Hắn vốn là một hài nhi trần chuồng, xám ngắt bị bỏ rơi trong cái váy đụp ở lò gạch cũ không người qua lại.
=>Hoàn cảnh xuất thân của Chí cũng manh nha bác hiệu một cuộc đời sóng gió phía trước.
+Chí không nhà, không cửa, không một tấp đất cắm dùi => Chí không có cơ sở vật chất tồn tại như một người bình
thường.
+Chí không cha, không mẹ, không họ hàng thân thiết => Không có cơ sở tinh thần để tồn tại như một con người.
=>Thử hỏi một người không có cơ sở vật chất, không có cơ sở tinh thần liệu có thể tồn tại như một con người bình
thường được không? Vì vậy hoàn cảnh xuất thân cũng là một căn nguyên sâu xa cho một bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người của Chí.

d. Biểu hiện 3: Trước và sau khi ra tù


 Trước khi vào tù:

_Chí là một con người có ước mơ khát khao về cuộc sống lương thiện thế nhưng xã hội phong kiến đã đẩy Chí vào
một con đường lưu manh tội lỗi.
_Mặc dù hoàn cảnh xuất thân của Chí thật đặc biệt, thật khác người nhưng Chí lớn lên lại trở thành một anh canh
điền, khỏe mạnh, lương thiện “hiền như đất”.
+Thậm chí chàng thanh niên ấy bị bà ba gọi vào bóp chân, “hắn chỉ thấy nhục hơn là thích”.
+Hắn từng có ước mơ khát khao về một mái ấm gia đình “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ ra
một con lợn nuôi làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
_Thế nhưng ước mơ nhỏ nhoi ấy của Chí bị xã hội bóp nát chỉ vì cơn ghen vu vơ của Bá Kiến. Hắn bắt Chí phải đi
giải huyện và cho Chí ở tù.

 Sau khi ra tù:

_Sau 7 – 8 năm đi tù về Chí thay đổi cả nhân hình lân nhân tính.
_Nhân hình của Chí đặc như thằng “Săng đá”, “cái đầu thì cạo trọc lóc, cái răng thì cạo trắng hớn, cái mặt thì đen,
má rất cờng cờng, hai mắt thì gườm gườm trông gớm chết”.
+Còn trên người hắn là vết tích của bao lần đâm chém nhau trong tù “cái ngực phanh đầy những nét chạm chỗ
rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay chũng thế, trông gớm chết”.
+Bấy giờ hắn không còn là biểu hiện ngoại hình của một con người, mà là ngoại hình của một con vật lạ - một con
quỷ dữ.
+Mọi cảm xúc năng lực bị tiêu diệt, Chí chỉ còn một năng lực duy nhất là say, là rạch mặt, ăn vạ.
_Nhân tính của hắn cũng thay đổi, hắn làm bao nhiêu tội ác người ta sai. Hắn làm tội ác trong lúc say.
=>Hắn bị kẻ thù lợi dụng để chống lại đồng loại của chính mình. Đến đây, Chí hoàn toàn bị biến chất và lưu manh
hóa.

e. Biểu hiện 4: Sự gặp Thị Nở


_Cho nhân vật Thị Nở xuất hiện trong cuộc đời Chí trong khi phẩm chất của Chí đã bị biến chất, tha hóa là một
thành công nghệ thuật của Nam Cao. Đây là biểu hiện rõ nhất của giá trị nhân đạo mang tính truyền thống tốt đẹp
của dân tộc ta. Đó là niềm tin mãnh liệt và bản tính tốt đẹp của con người khi họ biến thành quỷ dữ.
_Phải là người xấu như Thị Nở mới cúi xuống nỗi đau thông cảm cho cuộc đời Chí, phải là người như Thị mới làm
sống dậy trái tim đã bao ngày tháng bị vùi dập của Chí.
+Bát cháo hành của Thị là bát cháo ấm áp tình người.
+Đây là lần đầu tiên Chí được một người đàn bà cho không chứ không phải do cướp bóc dành giật mà có.
=>Bát cháo hành và sự quan tâm của Thị đã làm sống lại phần người trong Chí.
_Vậy nhưng xấu đến như Thị mà vẫn không được chấp nhận thì bi kịch và nỗi đau của Chí được nhân lên gấp bội.
+Gặp Thị, Chí mới tỉnh cơn say. Hắn nhận ra tuổi già đã đến với mình. “Hắn nhận ra tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ
quá. Có tiếng cười nói của những người ngoài kia đi chợ về. Anh thuyền chài gõ mãi chèo đuổi cá. Những tiếng
quen thuộc ấy hôm nào chả có nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…”.
=>Những âm thanh quen thuộc hằng ngày vọng đến tai Chí. Đây cũng là âm thanh xâu xa vang vọng đến tâm hồn
Chí. Bát chào hành của Thị làm cho tâm hồn Chí tươi mới, hồi sinh. Lúc này đây hắn mới thèm cuộc sống làm
người: “Trời ơi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao, Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.
_Nhưng khổ thay cho Chí cánh cửa cuộc đời vừa mới mở ra đã đóng sầm ngay trước mắt. Chí vừa hi vọng đã tuyệt
vọng “Chí ôm mặt khóc rưng rức”.
=>Vì thế nỗi đau bi kịch của Chí càng bị đẩy lên đến tột độ khiến Chí xách dao ra đi.

f. Biểu hiện 5: Cái chết của Chí.

_Lòng căm thù cao độ và không còn lối thoát, Chí Phèo xách dao đến nhà Bá Kiến để đòi quyền sống “ai cho tao
lương thiện?”.
_Bá Kiến sứng sốt trước sự thay đổi của Chí Phèo nhưng từ thế bị động – bằng cái khôn róc đời của mình hắn
chuyển sang thế chủ động cất tiếng cười ha hả: “Ồ tưởng gì, tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ”. Chí
Phèo lắc đầu nói tiếp: “Không được, ai cho tao lương thiện? Làm sao cho hết được những vết mảnh chai trên mặt
này. Tao không thể làm người lương thiện được nữa biết không!”.
_Chỉ còn một lựa chọn duy nhất là Chí đâm chết Bá Kiến và đâm chết mình. Chí đã lấy cái chết để giải quyết nỗi đau
và sự bế tắc của số phận.
_Lựa chọn cái chết là một hành động tiêu cực nhưng trong trường hợp của Chí lại có phần nào đó tích cực. Bởi vì
một khi phần người trong Chí hồi sinh thì Chí không muốn sống một cuộc sống của thú vật nữa.
=>Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời. Chí đã chết khi cánh cửa đóng sập trước mặt anh. Chí đã chết
trong niềm khao khát tột độ được trở lại làm người lương thiện nhưng không được xã hội chấp nhận.
_Đặc biệt câu nói của Chí ở cuối tác phẩm để lại ám ảnh cho người đọc: “Ai cho tao lương thiện” đã làm day dứt
bao thế hệ bạn đọc dù hơn nửa thế kỉ đã qua đi.

4. Phần kết:

_Có thể nói bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là một bi kịch lớn. Có những bi kịch khi giải quyết xong rồi người
đọc cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng cũng có bi kịch giải quyết xong vẫn day dứt, khôn nguôi. Bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người của Chí là bi kịch tiêu biểu đại diện cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng bị tha hóa, bị dồn
đẩy đến bước đồn cùng, bị mất cả nhân hình nhân tính. Thông qua bi kịch ấy, một vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh
sâu sắc được đặt ra: “Hãy cứu lấy con người, hãy ngăn chặn tội ác đang làm tha hóa biến chất con người không cho
họ được làm người theo đúng nghĩa”.

5. Mở rộng:
_Cũng viết về hình tượng người nông dân trong xã hội cũ bị dồn dẩy đến bước đường cùng như chị Dậu trong “Tắt
đèn” của Ngô Tất Tố hay lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Với “Chí Phèo”, Nam Cao đã có lối đi
riêng, ông viết về người nông dân bị chết độ của xã hội cũ nhào nặn đến biến chất, tha hóa lưu manh hóa.

6. Nghệ thuật:

_Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật.


_Miêu tả tâm lý tài tình.
_Nghệ thuật kết cấu mới mẻ, linh hoạt, phóng túng.
_Ngôn ngữ giọng điệu sinh động.
_Cốt truyện độc đáo giàu kịch tính.

You might also like