You are on page 1of 2

6.

Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo (từ khi Chí Phèo bị Thị
Nở cự tuyệt đến khi Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát) trong tác phẩm cùng tên của Nam
Cao?
Theo đuổi dòng văn học hiện thực, Nam Cao từng nhận định: “Nghệ thuật không phải là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ
kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” Văn chương của ông thường chạm đến những kiếp đời ẩn
giấu tận sâu dưới những áp bức, bóc lột và bất công. Ngòi bút của ông vừa sắc sảo vừa chân
thực, trào phúng nhưng không thiếu phần tinh tế, vạch trần mọi sự xấu xa trong xã hội đương
thời. Tác phẩm “Chí Phèo” được sáng tác năm 1941, là tác phẩm tiêu biểu cho lối đi riêng của
nhà văn cùng cái nhìn nhân đạo. Trong đó, diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ
chối đã đẩy cốt truyện lên cao trào và để lại những chiêm nghiệm sâu sắc.
Những diễn biến trong cuộc đời Chí chẳng khác nào tấm bản đồ lúc lên lúc xuống.
Và trong đó, những phút giây được ở cạnh Thị Nở chính là đoạn đường đẹp nhất, sáng nhất trong
cả tấm bản đồ chằng chịt những nét đứt gãy khúc khuỷu, gập ghềnh. Có thể nói, dấu mốc quan
trọng nhất tạo nên bước ngoặt quyết định trong cuộc đời Chí Phèo đó là cuộc gặp gỡ với Thị Nở.
Trước khi gặp Thị Nở, từ cố nông lương thiện, Chí bị đẩy xuống và nhấn chìm trong vũng bùn
tha hóa. Sau khi gặp Thị, Chí đã vực dậy rũ bùn tha hóa, thức tỉnh hoàn lương. Nhưng mối tình
định mệnh của Chí chỉ diễn ra chóng vánh trong năm ngày. Đó là năm ngàu hạnh phúc nhất
trong cuộc đời của Chí, là năm ngày Chí được sống trong sự chăm sóc bởi tay một người đàn bà.
Sau năm ngày chung sống với Thị Nở, Chí đã bị Thị Nở tuyệt tình. Một chân trời tràn
đầy hạnh phúc vừa mở ra trước mắt Chi đã tối sầm lại. Tại sao Thị Nở lại tuyệt tình với Chí? Vì
Thị Nở vốn đã dở hơi nhưng nguyên nhân chính là do bà cô của Thị Nở kiên quyết không cho
Chí Phèo lấy Thị Nở. Vì Chí Phèo là thằng không cha, không mẹ, là kẻ lưu manh côn đồ, là con
quỷ dữ của làng Vũ Đại. Suy nghĩ của bà cô Thị Nở cũng chính là định kiến xã hội đầy bất công
đối với Chí. Bà cô Thị Nở, dân làng Vũ Đại không biết và cũng không tin vào sự hoàn lương của
Chí. Với họ, Chí mãi mãi là con quỷ dữ. Và thế là định kiến xã hội đã bóp chết tình người mong
manh của Thị Nở, đã chặn đứng đường trở lại xã hội lương thiện của Chí. Phát hiện, tố cáo, lên
án định kiến xã hội là một đóng góp mới đáng kể của Nam Cao trong văn học Việt Nam hiện đại.
Sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống và cũng không còn cách nào níu giữ được Thị. Chí
Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hi vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc
hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch
tinh thần của cuộc đời mình - người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”.
Hắn vật vã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng
tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn
ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc
lại nhằm tô đậm niềm khát khao tình yêu thương, khát khao cuộc đời lương thiện và cũng nhấn
mạnh bi kịch tinh thần không có cách gì có thể cứu vãn.
Hiện thực đau lòng thúc đẩy hắn cầm dao muốn đi giết chết bà cô già đã nói với Thị những
lời như thế. Hắn căm phẫn, hùng hổ đi tìm bà cô của Thị. Những tưởng sau cơn đau tuyệt vọng
đó, con quỷ giữ trong Chí lại trỗi dậy. Nhưng không, Chí rơi nước mắt vì lương tâm, lương tri đã
sống dậy, phần người của hắn được thực tỉnh bằng tình yêu thương. Sự tỉnh táo đã giúp hắn nhận
ra đâu mới là nguyên do của những nỗi đau đang gánh chịu, kẻ thù của hắn không ai khác là Bá
Kiến.
Cứ thế hắn đi thẳng một mạch đến nhà Bá Kiến. Không đếm xỉa đến những đồng hào
trong túi cụ Bá, Chí không đòi tiền mà dõng dạc đòi quyền được làm người, dứt khoát: “Tao
không đến đây đòi tiền!” đòi lại quyền được làm người lương thiện: “Tao muốn làm người lương
thiện.” Lòng khát khao được sống như một người bình thường ngày càng mãnh liệt trong lòng
Chí Phèo.

Một tất yếu của nỗi đau đớn và bất hạnh đã xảy ra, Chí Phèo đâm chết Bá Kiến, giết chết kẻ
đã đẩy hắn vào đường cùng rồi tự giải thoát cho mình bằng cái chết. Có người nói hành động của
Chí là hành động bồng bột của cơn say, nhưng thực chất, đó là hành động lúc Chí tỉnh táo nhất.
Hắn nhận thực rõ đâu là kẻ thù, đâu là hiện thực đau thương và đâu là con đường giải thoát cho
mình. Ngay chính lúc ấy, phần con trong Chí đã hiện hữu, Chí đã đánh đổi mạng sống để lấy ánh
sáng của lương thiện. Tiếng nói và hành động của Chí lúc bây giờ cũng chính là tiếng nói của
một lớp người đang bị ghì xuống tận đáy xã hội bấy giờ.

Qua cái chết bi kịch của Chí chứng tỏ ý thức, nhân phẩm của Chí đã trở lại. Nó thể hiện sự
khát khao được sống lương thiện của Chí Phèo và cũng là lời tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến thực
dân tàn bạo không những dồn người nông dân vào đường cùng mà còn đẩy họ vào chỗ chết. Nam
Cao thật tài tình khi phát hiện ra và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ
biến thành thú dữ. Đồng thời, tác giả đã đưa ra lời cầu cứu khẩn thiết: hãy bảo vệ con người, bảo vệ
quyền lợi của mỗi cá nhân trước những thế lực xấu xa của cuộc sống.
Góp phần tạo nên thành công của tác phẩm, tác giả đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn
cảnh điển hình. Phân tích và miêu tả diễn biến tâm trạng, nội tâm nhân vật tinh tế. Ngôn ngữ tự
nhiên, sử dụng khẩu ngữ, giọng điệu đan xen, cách trần thuật linh hoạt. Kết cấu truyện linh hoạt, giàu
kịch tính, hấp dẫn.

“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai
trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa”, câu chất vấn đầy ám ảnh của Chí Phèo
tựa hồ như vẫn còn văng vẳng bên tai, làm người ta phải suy nghĩ mãi. Phân tích diễn biến tâm
trạng Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối, chúng ta càng cảm thương hơn cho một phận đời bất
hạnh, trong những giờ phút cuối đời vẫn còn khắc khoải một nỗi đau và ước mơ được sống như
người bình thường, bình dị, an yên.

You might also like