You are on page 1of 4

Đề 5.

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho
đến khi bị Thị cự tuyệt trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Bài làm
Nam Cao từ bỏ văn học lãng mạn để đến với văn học hiện thực có thể nói
là khá muộn. Nhưng với một cách nhìn sắc sảo, 1 tấm lòng nhân đạo rộng lớn mới
mẻ đối với cuộc đời, nhất là con người nghèo khổ trong xã hội đương thời đã
khiến NC nhanh chóng khẳng định mình và sớm trở thành cây bút xuất sắc nhất
của nền văn học nước ta. NC đã nhìn sâu vào những đau khổ trong cuộc đời con
người để nhận ra những bi kịch trong thế giới tinh thần, trong sự khốn cùng của
họ. Nhưng cũng từ cõi sâu thẳm của niềm đau khổ đến tột cùng và những vật vã,
quằn quại hướng tới cuộc đời bằng phẳng, ngòi bút NC lại làm ngời sáng kên ngọn
lửa tâm hồn con người, dẫu hết sức mong manh bé nhỏ, thậm chí chỉ là 1 làn hơi
ấm ủ sâu trong đám tro nguội lạnh NC đã viết “CP” với cảm hứng như vậy để làm
nổi bật lên bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí và để đặt niềm tin ào sự hi
sinh của hồn người trong cái bi kịch ấy.
Nói đến bi kịch bị cự tuyệt trước hết là nói đến bi kịch số phận của Chí.
Muốn hiểu sâu sắc điều đó cần phải hiueeru bi kịch trong quan niệm Mĩ học. Bi
kịch không phải kaf 1 khái niệm thông thường để chỉ nỗi đau của con người mà là
nỗi đâu tinh thần trước những mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa những
khát vọng lương thiện, đẹp đẽ, cao cả của con người với hiện thực đời sống hết
sức nghiệt ngã, đen tối. Một trạng thái bi kịch như vậy không thể giải thoát 1 cách
bình thường mà thường kết thúc bi thảm phản ánh cái bế tắc của đời sống xã hội
nói chung và đời sống nhân sinh quan của tác giả nói riêng.
NC đã mô tả hết sức sâu sắc quá trình tha hóa của CP. Nếu tác phẩm dừng
lại ở đó thì bức tranh hiện thực cũng đã được phản ánh 1 cách sâu sắc nhưng bi
kịch trong số phận con người chưa phải vì thế mà nổi bật lên được. Cho nên NC
đã tạo nên 1 tình huống đặc sắc trong thiên truyện- tình huống CP gặp TN. Truyện
ngắn của Nc đã thực sự trở nên sâu sắc khi NC đem đến cho CP hồi sinh về tâm
hồn. Qua cuộc gặp gỡ và những ngày sống hết sức ngắn ngủi của CP và TN, nhà
văn đã chăm chút cho cuộc gặp gỡ ấy 1 vẻ đẹp lãng mạn. Những xúc động trong
suy nghĩ của Chí vào buổi sáng hôm sau về ánh nắng, mặt trời, tiếng chim, về nhịp
sống lao động có tiếng gõ mái chèo, về sự bằng phẳng của cuộc đời trong câu
chuyện của những người đi chợ tỉnh về, NC đã cho thấy tâm hồn Chí đã trở về
cùng với những khao khát của cuộc đời lương thiện. Chí đã “nao nao buồn” khi
hồi tưởng lại những ước mơ về 1 gia đình nho nhỏ, bình dị ngày nào. Chí muốn
làm người với mọi người biết bao. Lần đầu tiên Chí đã biết sợ, lúc này khi nhìn lịa
mình hắn thấy” già mà vẫn cô độc. Buồn thay cho đời.” .. “hắn đã tới cái dốc bên
kia cuộc đời” và hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét, ốm đau và đáng sợ
nhất là sự cô độc, lạc lõng. Chí muốn trở về với cuộc đời bằng phẳng ngoài kia. Chí
đã được sống hạnh phúc với TN 5 ngày 5 đêm chẵn. Chí có thể ân hận đau khổ vì
quá khứ nhưng Chí không rơi vào bi kịch “giá như cứ thế này mãi thì thích nhỉ”
như Chí từng khao khát.
TN đã có những tình cảm yêu thương chân thành, đã trở thành chiếc cầu
nối Chí vs cuộc đời. Bát cháo hành đã làm cho Chí cảm động đến rơm rớm nước
mắt vì nó không chỉ là cánh cửa cuộc đời mở ra trước mắt Chí mà còn là hình ảnh
những điều đốt đẹp đang được thực hiện hóa khi lần đầu tiên có 1 người đàn bà
cho được yêu thương, chăm sóc. CP thay đổi tâm trạng từ “ngạc nhiên” đến bâng
khuâng”, “vừa vui vừa buồn”, “ mắt hình như ươn ướt” và nhất là “ăn năn”.
“Người ta chưa hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa”, Chí đã tận hưởng
bát cháo ấy với tất cả niềm sung sướng của kẻ đang chìm đắm trong vực thẳm,
trong sự u mê của quỷ dữ, trở về với cuộc sống của con người. “Hắn cầm lấy bát
cháo đưa lên mồm. Trời ơi, cháo mới thơm làm sao!”. Bát cháo hành ấm nóng
tình người kia không chỉ là liều thuốc giải cảm mà còn là liều thuốc trái tim, làm
thức dậy phần người trong con quỷ dữ, sưởi ấm tâm hồn đã nguội lạnh từ lâu. Chí
đã triết lí như 1 triết gia “ nhũng người suốt đời không ăn cháo hành không biết
rằng cháo hành rất ngon”. Câu nói gợi sự tội nghiệp trong cuộc đời thiếu thốn sự
yêu thương của CP.
Cuộc sống lương thiện như đón nhận Chí với tất cả niềm yêu thương của
nó. Giá như lúc nào cũng như thế này thì Chí đã không bị đau khổ, số phận Chí
cũng không chịu những bi kịch hiên thực vẫn là hiện thực để những khát khao,
ước mơ lương thiện của Chí vẫn mãi mãi chỉ là khát khao. Chí đã được sống với
đúng con người thật của mình, đã mong được chấm dứt đoan đời thú vật để sống
đúng với kiếp người. Từ thái độ của TN mà cũng là thái độ của bà cô thị, Chí hiểu
ra đó là tiếng nói của 1 xã hội. Những kẻ thống trị thì đẩy Chí xuống bờ vực thẳm.
NHững người thì vì nghèo đói, cơ cực quá giống như người “ bị đau chân mà
không nghĩ được gì ngoài cái chân đau của mình” như NC đã từng nói đến trong
truyện ngắn “Lão Hạc”. Họ trở nên thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Hơn thế,
ngay ở đầu tác phẩm, ta đã thấy CP chửi bới đến vậy mà không ai lên tiếng, không
ai ra điều. Người ta đã quen xem Chí không là 1 con người, bởi họ quan niệm CP
là “thằng không cha”, kẻ “có mỗi một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Chí không còn là
người từ lâu rồi và dân làng không tin vào sự hồi sinh phần người trong hắn.
Thực ra lúc đầu nghe TN đem những lời lẽ của bà cô nguyền rủa và trút
lên đầu mình, CHí không để ý, Chí chỉ thấy THị nhảy cẫng lên cũng hay hay, thú vị,
Chí cười. Nhưng rồi khi nhận ra dẫu còn mơ hồ là sự cự tuyệt cuộc đời đối với
CHÍ, CHí đã “ngẩn người”- đó là cái ngẩn mặt của kẻ “ không hiểu sao mình muốn
là người lương thiện mà lại bị từ chối như vậy?”. Hắn là con quỷ mà người ta
trông thấy từ xa, người ta muốn lảng tránh. Đằng này hắn muốn làm người lương
thiện, sao họ vẫn cứ không chấp nhận. Rồi hắn hiểu nên hắn chỉ im lặng. Hắn hiểu
cái ác đang hiện ra từ cái cự tuyệt kia. Đến lúc này mới nhận thấy hình bóng cuộc
đời từng hiện lên qua tình yêu thương của Tn, qua bát cháo hành đầy tình người
đã chỉ còn là ảo ảnh. Hắn không còn để ý đến THị nở đang “dớn cái môi vĩ đại”
trút vào mặt hắn những lời bà cô: “thằng không mẹ không cha.. thường sống bằng
nghề đâm thuê chém mướn”. Hắn quên đi tất cả, chỉ thất phảng phất hơi cháo
hành như hương vị cuộc sống lương thiện. Cho đến khi TN trở về , CHí đã bừng
tỉnh khỏi niềm tiếc nuối , chí chạy theo níu giữ thị như níu giữ cuộc đời như bám
chặt lấy cây cầu trở về với cuộc sống bình thường “đứng lên gọi lại”, “ đuổi theo
thị nắm lấy tay” chứng tở khao khát tình người và làm người lương thiện của Chí
thật tha thiết, mãnh liệt. Nhưng đáp lại “thị gạt ra, lại giúi cho thêm 1 cái khiến
CHí ngã lăn xuống đất và thấy cuộc đời như đang đóng sập cửa trước mắt mình.
Cây cầu Thị nở bắc lên cho Chí trở về cuộc đời đã sập đổ hoàn toàn. Có lẽ đến lúc
ấy, CHí mới ý thức được 1 cách sâu sắc nỗi cô đơn của 1 con người chứ không
phải 1 con quỷ dữ. Như 1 kẻ cô độc giữa sa mạc cô đơn – CHÍ thực sự rơi vào bi
kịch đau khổ về tinh thần khi những khát vọng lương thiện, bình dị, đẹp đẽ đã vấp
ngã phải bức tường vô hình của xã hội tàn bạo – 1 bức tường mà Chí không thể
vượt qua. TRạng thái bi kịch đã đẩy Chí đến nỗi đau khổ tột cùng. Chí đã khóc.
Một nhà triết học cổ đại Hi Lạp đã từng nói: “nước mắt có thể thanh lọc tâm hồn
con người” cho nên chí khóc khát vọng làm người lương thiện càng trở nên mạnh
mẽ. Nhà triết học cổ đaiạ đã quên không viết thêm rằng” nước mắt không thể giải
thoát nỗi đau khổ của con người”. Thì đấy, CHí khóc rưng rức, bỏng mặt mà khóc,
đau khổ càng trở nên sâu xắc hơn. Bởi thế, Chí uống rượu “ nỗi đau đem chứa
trong bình rượu say” vưới 1 nỗi đau đã trở thành bi kịch của mọi bi kịch, rượu
không thể chữa được. THê nhưng bàn chân lại đưa Chí đến 1 địa điểm chí phải
đến – chí đến thẳng nhà Bá kiến. “muốn làm người lương thiện” mà Chí đã không
còn ác nữa. Lần đầu tiên cuộc đời chí đã hòa nỗi đau và lòng căm thù thành 1, chí
lao vào đâm chết bkien và tự giét mình- 1 kết thúc hết sức bi thảm và bi kịch số
phận CP.
Từ kết thúc bi thảm trong số phận CP, người đọc thấy sự thức tỉnh hồn
người ở Chí đã trở nên hết sức mạnh mẽ, trở thành 1 đòi hỏi quyết liệt NC đã để
cho CP chết để chứng tỏ không muốn sống ác nữa, để muốn nói với dân làng rằng
:Chí đã từ bỏ con quỷ chế ngự trong mình, Chí muốn trở về với cdoi bằng phẳng
của làng VĐ và phải chăng những dòng máu cứ thỉnh thoảng phải ứa ra ở cổ Chí,
miệng Chí như muốn nói ra 1 điều j đó không nói được là những điều CHí dùng cái
chết để nói. Bởi vậy dựng nên bi kịch với kết thúc bi thảm ấy, “CP” đã thấm đẫm 1
tinh thần nhân đạo sâu sắc.

You might also like