You are on page 1of 3

ĐỀ 2

Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Ông là một
nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, gắn bó sâu nặng với quê
hương và những người nông dân nghèo khổ. Đặc biệt, đến với truyện ngắn “Chí Phèo”, một trong những truyện
ngắn viết về đề tài người nông dân nghèo trước CMT8 của Nam Cao. Tác phẩm là một tấn bi kịch của người nông
dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ. Nam Cao thông cảm và tố cáo, lên án xã hội thực dân nửa phong kiên đã đẩy
Chí Phèo vào đường cùng. Đồng thời, nhà văn cũng trân trọng và phát hiện, khẳng định bản chất tốt đẹp của nhũng
con người này khi tưởng chừng họ đã biến thành quỷ dữ. Tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối được thể
hiện qua hai đoạn trích sau: “Thị nghe thấy thế …vẫn còn ứ ra”.
Chí Phèo được viết năm 1941, là tác phẩm kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Được khai thác từ
người thật, việc thật mà Nam Cao chứng kiến và nghe kể về làng quê của mình. Nam Cao dựng lên một làng Vũ Đại
sống động, hết sức ngột ngạt đen tối. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng
tám với những mâu thuẫn giai cấp gay gắt. Chí Phèo – là nạn nhân tiêu biểu nhất của làng Vũ Đại, điển hình cho một
bộ phận nông dân nghèo, thể hiện quy luật có tính phổ biến trong xã hội cũ là quy luật bần cùng hóa, lưu manh hóa
con người.
Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong lò gạch cũ, được người dân chuyền tay nhau nuôi lớn. Lớn
lên, hắn làm tá điền cho nhà lí Kiến nhưng vì lí Kiến ghen nên khiến hắn bị đẩy vào tù. Đến khi ra tù, hắn đã trở
thành “con quỷ dữ” và là tay sai đắc lực của bá Kiến. Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, Chí Phèo thức tỉnh, khao khát
một cuộc đời lương thiện. Nhưng lại bị Thị tư chối, bị xã hội cự tuyệt làm người. Quá phẫn uất, tuyệt vọng, Chí bèn
cầm dao đi giết Bá Kiến rồi tự sát. Chi tiết “bát cháo hành” thể hiện tình cảm nhân đạo và tài năng miêu tả, phân tích
tâm lý nhân vật của Nam Cao. Nhà văn khẳng định sức sống bất diệt của “thiên lương”. Ngay cả khi con người bị
tha hóa, đẩy vào con đường lưu manh thì cái bản tính ấy tạm thời chìm xuống khi gặp trận gió tình yêu thương thổi
tới sẽ bùng cháy mãnh liệt. Đó cũng là bài học sống trên đời cần có sự quan tâm, chia sẻ và tình cảm yêu thương
giữa người với người. Chính tình yêu thương sẽ giảm bớt thù hận, nuôi dưỡng nhân tính và cảm hóa con người.
Nhưng rồi Chí Phèo lại lần nữa bị cự tuyệt quyền làm người. Mong ước được sống lương thiện của hắn một
lần nữa lại không trở thành hiện thực. Thị Nở không thể giúp gì thêm cho hắn bởi lẽ bà cô thị kiên quyết ngăn cản
mối tình này, bà không thể đồng ý cho cháu gái “đâm đầu” đi lấy thằng Chí Phèo – con quỷ dữ của làng Vũ Đại -
bấy lâu chỉ có mỗi một nghề rạch mặt ăn vạ. Mà bà cô chính là đại diện cho người dân trong làng từ chối mong
muốn được làm người của Chí. Thị Nở thấy vậy thì “tức lộn ruột”, nhưng có cãi được gì, mà có cãi hay không thì
vẫn phải nghe theo, điều này càng làm thị tức điên lên và phải tìm người trút cơn giận. Thị tìm đến Chí thì lại thấy
hắn đang uống rượu, miệng còn lầm bầm chửi thị về lâu. Hắn không quen đợi nên cứ lôi rượu ra uống cho đỡ buồn,
mà uống rồi lại quen mồm chửi, chỉ khi có thị ở cạnh hắn mới bớt được thói này. Có lẽ, Nở chính là làn gió mới thay
đổi thói quen hắn, khiến hắn có thể hòa nhập với mọi người. Nhưng cái thị đem đến cho hắn lúc này lại là lời từ
chối. Thị “giẫm chân xuống đất” rồi “nhảy cẩng lên như thượng đồng”, dẫu hành động thị có làm quá lên nhưng Chí
vẫn thấy “thú vị, lắc lư cái đầu cười”, trong mắt hắn thị là người “có duyên” hơn bao người. Thấy Chí cười, Nở
tưởng hắn cười nhạo mình nên “vênh vênh mặt, dớn cái môi” buông ra những lời bà cô nói: “Ai lại đi lấy thằng Chí
Phèo!”. Hắn nghĩ một lát rồi mới nhận ra mình vừa bị từ chối, hắn cứ ngồi ngẩn người, thất vọng nhưng không nói
gì, bởi lúc này hắn vẫn chưa tuyệt vọng, hắn vẫn lại như hít thấy hơi cháo hành. Thị thấy thế thì hả hê khi trút được
cơn giận, “ngoay ngoáy cái mông đít đi ra về”. Bất ngờ, Chí “đuổi theo thị, nắm lấy tay” nhưng thị nhanh chóng “gạt
ra” rồi “giúi thêm một cái” khiến hắn lăn xuống sân. Điều đó chứng tỏ Chí khao khát tình yêu thiết tha với thị Nở,
đến với cuộc đời lương thiện, nên khi thấy không cách gì níu giữ được Nở, cánh cửa đến tương lai đóng sầm ngay
trước mắt, Chí rơi vào tình thế tuyệt vọng.
Lúc này đây Chí thật sự thấm thía sâu sắc cái “bi kịch tinh thần của con người sinh ra làm người nhưng lại
không được làm người”. Hắn “vật vã, đau đớn”, muốn uống rượu để cầm dao đi giết “cái con khọm già nhà nó” (bà
cô), người đã khiến hắn trở về bi kịch cuộc đời. Hắn uống đến mềm người nhưng lại càng tỉnh táo rồi “ôm mặt khóc
rưng rức” hắn khóc vì thấy uất hận, nghẹn ngào, không cam tâm rơi vào bi kịch. Bi kịch cuộc đời hắn là muốn sống
làm con người nhưng không ai công nhận, muốn làm người lương thiện nhưng không ai cho hắn làm hòa, hắn nghe
được mùi cháo hành nhưng rồi lại phải uống rượu, hắn muốn say mà cứ tỉnh mãi, tỉnh trong cơn ác mộng cuộc đời
mình… Chi tiết “mùi cháo hành” được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm nỗi khát khao tình yêu thương và nhất là bi
kịch tinh thần của Chí Phèo khi lần nữa bị cự tuyệt, bị dồn vào kiếp thú vật, để hắn trở lại làm “con quỷ” chuyên
rạch mặt, đập đầu, ăn vạ không hơn không kém. Men rượu và hương vị của bát cháo hành - hương vị của tình yêu,
tình người, giữa lưu manh và lương thiện. Hai đối cực ấy cứ va đập, đấu tranh mạnh mẽ quyết liệt trong Chí, chúng
giằng xé tâm can anh khiến anh càng thấm thía, càng đau khổ. Chí đau khổ và bật khóc. Nam Cao dùng những câu
văn ngắn nhưng cũng đủ để thể hiện sự dằn vặt giữa cái ác và cái thiện của Chí Phèo. Dù bị vùi dập nhưng khát vọng
lương thiện ấy vẫn không bao giờ tắt…Dòng nước mắt của Chí Phèo mang tình cảm trân trọng, cảm thông sâu sắc
của Nam Cao trước thân phận con người và có ý nghĩa tố cáo hiện thực mạnh mẽ.

Giờ đây, Chí Phèo lại trở lại làm một “con quỷ dữ”, hắn uống thật nhiều rượu vì “không có rượu lấy gì làm
máu cho nó chảy”. Rượu và thị Nở là chất dẫn khiến hắn trở nên mạnh mẽ, quyết đi trả thù những kẻ đẩy hắn vào
bước đường này. Phẫn uất và tuyệt vọng, hắn khăng khăng đòi đi giết bà cô thị Nở nhưng lại cứ thẳng đường mà đi.
Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà của thị Nở? Phải chăng vì những thằng điên và thằng say rượu không bao giờ làm
những cái lúc ra đi chúng định làm? Hay vì tận sâu trong lòng hắn biết rõ người thật sự đẩy hắn đến bước đường này
chẳng ai khác ngoài Bá Kiến? Chẳng còn quan trọng nữa, hắn đã chọn được con đường cho chính mình, con đường
hắn khao khát được bước lên lần nữa. Hắn đến nhà cụ Bá chẳng phải để xin năm hào mà chỉ muốn khẳng định lại
mong ước “Tao muốn làm người lương thiện”. Vậy “Ai cho tao lương thiện?”. Ai có thể cho hắn lương thiện hắn
khao khát? Đây là câu hỏi tu từ mà không ai có thể trả lời. Hẳn là thị Nở, nhưng giờ thị cũng từ bỏ hắn rồi. Vì những
vết mảnh chai trên mặt sau những lần ăn vạ, vì những lần chửi rủa, nhuốm máu và nước mắt người dân nghèo… hắn
đã không được công nhận là người nữa. Và chỉ còn một cách để giải quyết khi mâu thuẫn đã đạt đỉnh điểm: Chí
Phèo vung dao đâm bá Kiến để rửa hận rồi tự sát. Bi kịch phải được giải quyết và nó đã được giải quyết bằng con
đường tất yếu: xã hội đã không cho Chí sống thì Chí phải chết vì nếu sống mà không được công nhận là con người
thì sống để làm gì? Khi ý thức nhân phẩm đã trở về Chí Phèo một mực không quay lại con đường tội lỗi của mình,
hắn chọn tự sát để thoát khỏi kiếp sống của quỹ dữ. Chỉ có cái chết mới có thể giúp hắn thoát khỏi bi kịch này. Cái
chết thảm khốc của Chí Phèo trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt, sâu sắc. Cách giải quyết
vấn đề của Nam Cao đã rõ ràng hơn so với những tác phẩm khác như “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố). Cuối truyện, chị Dậu
chỉ có thể chạy vào bầu trời đêm tối đen như chính tiền đồ và cuộc đời của chị. Nam Cao biết làm gì để đạt được kết
quả như mong muốn, nhưng vẫn chưa thật sự nhận ra được con đường để giải thoát hoàn toàn khỏi ách thống trị tàn
bạo.
Bằng nghệ thuật độc đáo, khắc họa những tính cách điển hình: miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, ngôn
ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều khi được lồng ghép vào nhau Tác phẩm ghi lại bức tranh về xã
hội thực dân phong kiến tàn bạo, vô nhân tính. Đồng thời cũng tái hiện lại chân thực bức tranh cuộc sống khốn
cùng, bế tắc của người dân lao động bị xã hội cũ đẩy vào con đường tha hóa. Nhà văn miêu tả số phận bất hạnh
và cảm thông sâu sắc với bi kịch của người nông dân của. Đồng thời ông còn khẳng định sức sống bất diệt của
thiên lương. Lương thiện, khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên, tốt đẹp và mạnh mẽ của con người. Không
thế lực bào tàn nào có thể hủy diệt. Từ đó, nhà văn kêu gọi mọi người hãy luôn tin vào con người, tin vào bản
chất tốt đẹp của mỗi người.

Chí Phèo là một kiệt tác bất hủ bởi nó chứa đựng trong đó là tư tưởng, tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo
và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút ra được từ những trang sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao. Tác phẩm Chí
Phèo mãi mãi bất tử, mãi mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người
đọc mọi thời đại. Có một nhà thơ đã từng viết rằng: "Nam Cao mất và Chí Phèo vẫn sống - Nào có dài chi một kiếp
người - Nhà văn chết, nhân vật từ trang sách - Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai". Vâng! Gần một thế kỉ qua, giá trị
nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm, vượt qua gió bụi thời gian, đã chứng minh sức sống mạnh mẽ, bất hủ
của nó.

You might also like