You are on page 1of 3

CHÍ PHÈO

I. MỞ BÀI
Bước vào dòng chảy của nền văn học VN hiện đại, nếu Ngô Tất Tố phác họa chân dung chị Dậu với sức sống
mãnh liệt tiêu biểu cho người nông dân, Kim Lân mang tới hình ảnh ông Hai cùng lòng yêu làng, yêu quê hương, đất nước
sâu sắc thì với Nam Cao, nhân vật Chí Phèo hiện lên qua truyện ngắn cùng tên là đại diện cho những bi kịch đen tối nhất
của tầng lớp nông nô trong xh thực dân thối nát đương thời. Bằng cái nhìn sâu sắc và ngòi bút nhân đạo mới mẻ, tác giả
đã làm nổi bật .....

II. THÂN BÀI


1. TÁC GIẢ TÁC PHẨM
Nam Cao (1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Trí, sinh ra trong 1 gia đình Nho học ở tỉnh Hà Nam. Ông là nhà
văn hiện thực, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, đạt nhiều thành tựu xuất sắc về đề tài người trí thức nghèo và người nông dân
cùng khổ.
Tác phẩm được in trong tập Luống Cày, là 1 kiệt tác trong văn xuôi VN hiện đại, mang giá trị hiện thực và nhân
đạo sâu sắc. Dựa trên câu chuyện có thật xảy ra tại quê hương ông – làng Đại Hoàng, Nam Cao đã hư cấu, sáng tạo một
bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945. Dù cuộc sống con người
trong xã hội cũ vô cùng ngột ngạt, tối tăm với nhiều sự áp bức, bóc lột, những bi kịch đau đớn, kinh hoàng song lại không
thể giết chết đi khát vọng sống, khát vọng được làm người lương thiện của người dân lúc bấy giờ.. Điều đó đã được nhà
văn thể hiện một cách chân thực, sâu sắc qua nhân vật Chí Phèo.

2. KHÁI QUÁT NHÂN VẬT CHÍ PHÈO


Chí Phèo có cuộc đời dường như chỉ gói gọn trong một con số 0 tròn trĩnh – không cha, không mẹ, không người
thân, không nhà cửa hay 1 tấc đất. Ngay lúc mới sinh ra, Chí bị bỏ rơi, được 1 người đi thả ống lươn nhặt được “trần
truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên cái lò gạch cũ”. Sau đó người làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi lớn Chíi.
Năm 18 tuổi Chí làm canh điền cho nhà lý kiến. Khi đó hắn là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, hắn cũng đã từng mơ
về “một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn ra nuôi để làm vốn liếng. Khá
giả thì mua dăm ba sào ruộng”. Nhưng có ai ngờ thân phận nô lệ đâu để cho hắn yên khi bà Ba dâm đãng để ý đến hắn. Vì
thói ghen tuông ngớ ngẩn, Lý Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù để rồi 7, 8 năm sau, Chí đã trở thành con quỷ dữ của cả làng vũ
đại, bị mọi người xa lánh, sợ hãi.

3. TRƯỚC KHI GẶP THỊ NỞ


Chế độ xã hội nhà tù thực dân biến Chí Phèo từ anh canh điền hiền lành, chăm chỉ thành tên lưu manh, thích rạch
mặt ăn vạ, mất cả nhân hình lẫn nhân tính. Ở phần đầu, Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo xuất hiện nổi bật qua
tiếng chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi... cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời.. Rồi hắn chửi đời... Hắn chửi cả làng Vũ
Đại. Nhưng ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra
cái thằng Chí Phèo?”. Tiếng chửi cay nghiệt, vật vã nhưng đầy đau đớn của một con người ngộ nhận thức được bi kịch của
chính mình, của những gì bản thân phải chịu vì những tên quan vô lại. Để rồi ngoại hình cũng thay đổi 1 cách đáng sợ:
"trông đặc như thẳng săng đá". Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn. Cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm
gườm, ngực và cánh tay chạm trổ rồng phượng, với ông tướng cầm chuỳ, trông gớm chết!” Chí Pheo vừa về liền uống
rượu say khướt rồi tới nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ. Lần nào cũng thế và dần dần Chí trở thành tay sai đắc lực của lão, trở
thành con quỷ dữ chìm trong men rượu.

4. SAU KHI GẶP THỊ NỞ


Nhưng thật bất ngờ thay, Chí Phèo gặp Thị Nở - người đàn bà xấu xí dở hơi và ế chồng, trong 1 đêm trăng sáng
như gặp được định mệnh cứu Chí thoát khỏi hố sâu của cuộc đời, đưa bản chất thật của anh canh điền trước kia trở về.
Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, những âm thanh quen thuộc của cuộc sống vọng đến tai hắn và ngân vang trong lòng hắn.
Lần đầu tiên sau khi ra tù, hắn tỉnh rượu và thấy cô độc “Hắn đã già rồi hay sao? Hắn đã tới cái dốc ben kia của cuộc
đời..” . Và cũng là lần đầu tiên trong đời, hắn muốn khóc khi nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở: “Hắn thấy vừa vui vừa
buồn. Cái gì nữa giống như là ăn năn.. Ngta thường hay hối hận về tội ác khi không còn đủ sức để ác nữa.” Càng nghĩ hắn
càng thèm được làm một con người bình thường như bao người khác và khấp khởi hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. ở
đây bát cháo hành được tác giả xây dựng không chỉ chứa tình yêu của Thị dành cho Chí mà còn là sự đồng cảm, thương
xót cho những con người cùng ở dưới đáy xã hội, bị ngta rẻ rúng coi thường.
Ước mong vừa lóe lên liền bị dập tắt khi bà cô của Thị Nở ngăn cấm không cho thị lấy hắn “Lấy làm chi cái thằng
chỉ có nghề rạch mặt ra ăn vạ”. Hắn chua xót, đau đớn tột cùng “Hắn ôm mặt khóc rưng rưng, càng uống lại càng tỉnh”.
Rồi với 1 con dao hắn đi tới nhà Bá Kiến như 1 bản năng trỗi dậy: Chí Phèo đòi lương thiện. Hắn muốn trở thành người
lương thiện nhưng chẳng ai tin, cũng chẳng ai muốn giúp, Thị Nở cũng chẳng còn, hắn càng không thể quay về là 1 tên quỷ
dữ nữa nên lần này, hắn quyết định giết Bá Kiến và tự sát, như 1 cách ăn năn, chấm dứt cuôc đời tội lỗi bị chèn ép, tha
hóa. ở đây, Nam Cao miêu tả CP đang say nhưng “càng say lại càng tỉnh”. Hắn say vì rượu nhưng lại tỉnh vì những bi
kịch cuộc đời quá đau đớn. Hắn cảm thấy mình như mất đi tia sáng hoàn lương cuối cùng song cũng ngộ nhận được kẻ thù
lớn nhất của hắn, cái tên quan vô lại đã biến hắn thành tên lưu manh hóa, cả cuộc đời chìm trong đen tối mà ai cũng khinh
rẻ. Hắn biết chỉ có chết mới là cách giải quyết tốt nhất, dù nó thật đau đớn. Đó là cái chết bảo toàn nhân phẩm, cái chết
cảnh tỉnh cho cả một xã hội, để rồi tiếng hỏi “Ai cho tao lương thiện?” vẫn còn vang vọng mãi. Thật chua xót biết bao!
Đến cuối tác phẩm, Thị Nở nhìn xuống bụng như thể dấu hiệu 1 CP con ra đời, thoáng hình ảnh cái lò gạch cũ bỉ
không lại 1 vòng lặp luẩn quẩn từ nơi chí sinh ra đến khi chết đi. Đây chẳng ph là cuộc đời trong vòng lặp ko hồi kết của
những người nông dân bị bi kịch như chí sao? Rồi cái xã hội ấy có bao giờ hết được những kẻ như Chí Phèo?

III. KẾT BÀI


Như vậy, Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo thành nhân vật điển hình vể sự thống khổ, lưu manh hoá, chết
trong bi kịch thảm thương nhưng vẫn khao khát cuộc sống lương thiện, hạnh phúc của một bộ phận nông dân trong xã hội
thực dân phong kiến. Qua đó tác giả còn lên tiếng tố cáo cái chế độ đã xô đẩy những người lương thiện vào con đường tội
lỗi, đã cướp đi của họ cả nhân hình lẫn nhân tính. Truyện đã dựng nên một bức tranh hiện thực đen tối đầy máu, nước mắt
và tội ác, thấm đượm một tinh thần nhân đạo sâu sắc.

BÁT CHÁO HÀNH


Đêm tình ấy khiến thị Nở xao xuyến, suy nghĩ nhiều, đặc biệt về Chí Phèo, về trận ốm của Chí. Thị về nhà sau cuộc
tình, sau khi dìu Chí vào nhà và trằn trọc không sao ngủ được. Thị nghĩ “thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay
nhọc nhừ”. Và thị thấy phải cho hắn ăn một tí gì mới được, “Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hôi thì là nhẹ
nhõm người ngay đó mà”. Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo để nấu cháo cho Chí. Hành thì nhà thị may lại còn. Nam
Cao đã miêu tả chiều sâu tâm lý nhân vật với những rung cảm, nhưng suy tư tinh tế. Tâm lí của thị Nở vừa rất ngô nghê lại
vừa sâu sắc. Đó là rung cảm, những tình cảm tha thiết của một người đàn bà, nhất là một người đàn bà đang yêu và muốn
chăm sóc cho người yêu của mình. Thị không dở hơi mà ta thấy thị rất lo cho Chí, lo với tình cảm của nhân tình, nhân
ngãi, của người làm ơn và cũng là của người chịu ơn. Thị nghĩ: “mình bỏ hắn lúc này cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm
với nhau như “vợ chồng”. Tiếng “vợ chồng” thấy ngường ngượng mà thinh thích…”. Thiên tính nữ, thiên chức của người
đàn bà thức dậy trong thị. Thị khao khát hạnh phúc, tình yêu như mọi người, dù chỉ là làm vợ của thằng… Chí Phèo. Cho
nên bát cháo hành của thị Nở đem cho Chí không chỉ là trách nhiệm mà còn là cả một tấm lòng. Hơn tất cả những người
đẹp đẽ ở làng Vũ Đại, thị có một tấm lòng vàng, tấm lòng chân thành và cao cả. Trong thâm tâm của thị, thị lo cho Chí,
một nỗi lo thực sự của những người thân yêu dành cho nhau. Thị còn thấy thương Chí: “cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì
đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình”. Đồng thời bát cháo ấy còn có lòng yêu, tình
yêu: “Thị thấy như yêu hắn: đó là cái lòng yêu của một người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn”.
Bát cháo hành chính là liều thuốc giải độc góp phần thức tỉnh phần người trong con quỷ dữ. Cháo hành đã tẩy đi ố
men rượu, gột rửa những tội lỗi của con người. Cháo hành có hương vị đặc biệt quá, những kẻ vô nhân tính như cha con
nhà Bá Kiến làm sao mà biết được. Đó là hương vị của tình người, của tình thương và tình yêu- một thứ tình cảm mộc mạc
và chân thành. trong cái thế giới ngày càng vô tình, tha hóa của làng Vũ Đại, đây là lòng tốt hiếm hoi duy nhất mà Chí
nhận được kể từ ngày về làng. Vì thế nó quý giá, nó mới làm cảm động Chí Phèo sâu xa đến thế. Khi cả làng Vũ Đại không
chấp nhận Chí là con người thì Thị Nở đã dang rộng vòng tay để đón lấy anh. Và bát cháo hành kia vô hình chung đã sưởi
ấm cho trái tim nguội lạnh và mở đầu cho một mối thiên duyên. Nhìn bát cháo hành bốc khói mà lòng Chí Phèo xao xuyến,
bâng khuâng. Hắn ăn cháo hành và lấy làm mãn nguyện vì vị ngon của nó. Chí Phèo quen sống với một kiểu định nghĩa:
muốn có cái ăn hắn phải kêu làng, phải rạch mặt ăn vạ, hắn phải thực sự hóa thân thành con quỷ dữ… Mỗi miếng ăn hàng
ngày của Chí phải có máu và nước mắt của người dân làng Vũ Đại. Nhưng hôm nay dường như cái triết lí sống của Chí đã
thay dổi, những gì hắn có giờ đã phản bội lại hắn. Hơn thế từ xưa đến nay, Chí luôn phải đi phục tùng cho người khác thế
mà giờ đây lần đầu tiên, trong cuộc đời, Chí Phèo được hưởng sự chăm sóc bởi bàn tay của một phụ nữ và hắn đã khóc.
Cảm giác hạnh phúc được sống trong tình thương đã đánh thức chất người trong Chí- cái bản chất lương thiện lâu nay đã
tưởng chết hẳn trong cái lốt của một con quỷ dữ. Chi hiểu ra rằng người ta sống với nhau không chỉ bằng tội ác mà còn cả
bằng tình thương yêu nữa. Chí đã thực sự hiểu ra chính mình, đã thực sự thay đổi. Nam Cao đã tả bằng những lời văn bè
ngoài lạnh lùng mà bên trong đầy thương cảm xót xa: “ Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình
như ươn ướt”. May mà Chí Phèo vẫn còn những giọt nước mắt ấy. Nếu không còn khả năng khóc, Chí Phèo không còn khả
năng lương thiện, nghĩa là lương tri đã chết hẳn trong con người Chí.
CÁI LÒ GẠCH CŨ
Hình ảnh chiếc lò gạch cũ cuối tác phẩm đã tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng với hình ảnh chiếc lò gạch cũ đầu
tác phẩm gắn liền với sự xuất hiện của Chí Phèo. Chiếc lò gạch cũ ấy là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi ngay từ lúc lọt lòng. Giờ
đây, khi Chí Phèo chết, hình ảnh ấy một lần nữa xuất hiện trong tâm trí của Thị Nở đã gợi ra liên tưởng về sự lặp lại của
hiện tượng Chí Phèo, tạo ra vòng quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch bị tha hóa và cự tuyệt quyền sống lương thiện của
những người dân nghèo khổ.
Cũng không ai biết Thị Nở sẽ làm gì nếu như thực sự sinh ra một đứa nhỏ không cha? Thị sẽ vượt qua định kiến để nuôi
nấng đứa nhỏ hay lựa chọn bỏ lại ở chiếc lò gạch hoang như người mẹ khốn khổ của Chí Phèo đã từng làm? Và hình ảnh
chiếc lò gạch cuối cùng cũng gợi lên nhiều liên tưởng sâu sắc cho độc giả.

You might also like